<body><script type="text/javascript"> function setAttributeOnload(object, attribute, val) { if(window.addEventListener) { window.addEventListener('load', function(){ object[attribute] = val; }, false); } else { window.attachEvent('onload', function(){ object[attribute] = val; }); } } </script> <div id="navbar-iframe-container"></div> <script type="text/javascript" src="https://apis.google.com/js/platform.js"></script> <script type="text/javascript"> gapi.load("gapi.iframes:gapi.iframes.style.bubble", function() { if (gapi.iframes && gapi.iframes.getContext) { gapi.iframes.getContext().openChild({ url: 'https://www.blogger.com/navbar.g?targetBlogID\x3d10127388\x26blogName\x3dTin+T%E1%BB%A9c+Ph%E1%BA%ADt+Gi%C3%A1o\x26publishMode\x3dPUBLISH_MODE_BLOGSPOT\x26navbarType\x3dBLUE\x26layoutType\x3dCLASSIC\x26searchRoot\x3dhttps://roomdieuphap.blogspot.com/search\x26blogLocale\x3dvi_VN\x26v\x3d2\x26homepageUrl\x3dhttp://roomdieuphap.blogspot.com/\x26vt\x3d-3702944493927259419', where: document.getElementById("navbar-iframe-container"), id: "navbar-iframe" }); } }); </script><!-- --><div id="flagi" style="visibility:hidden; position:absolute;" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><div id="flagtop"></div><div id="top-filler"></div><div id="flagi-body">Notify Blogger about objectionable content.<br /><a href="http://help.blogger.com/bin/answer.py?answer=1200"> What does this mean? </a> </div></div><div id="b-navbar"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-logo" title="Go to Blogger.com"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/logobar.gif" alt="Blogger" width="80" height="24" /></a><div id="b-sms" class="b-mobile"><a href="sms:?body=Hi%2C%20check%20out%20Thong%20Bao%20at%20trangthongbao.blogspot.com">Send As SMS</a></div><form id="b-search" name="b-search" action="http://search.blogger.com/"><div id="b-more"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-getorpost"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_getblog.gif" alt="Get your own blog" width="112" height="15" /></a><a id="flagButton" style="display:none;" href="javascript:toggleFlag();" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif" name="flag" alt="Flag Blog" width="55" height="15" /></a><a href="http://www.blogger.com/redirect/next_blog.pyra?navBar=true" id="b-next"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_nextblog.gif" alt="Next blog" width="72" height="15" /></a></div><div id="b-this"><input type="text" id="b-query" name="as_q" /><input type="hidden" name="ie" value="UTF-8" /><input type="hidden" name="ui" value="blg" /><input type="hidden" name="bl_url" value="trangthongbao.blogspot.com" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_this.gif" alt="Search This Blog" id="b-searchbtn" title="Search this blog with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value='trangthongbao.blogspot.com'" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_all.gif" alt="Search All Blogs" value="Search" id="b-searchallbtn" title="Search all blogs with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value=''" /><a href="javascript:BlogThis();" id="b-blogthis">BlogThis!</a></div></form></div><script type="text/javascript"><!-- var ID = 10977212;var HATE_INTERSTITIAL_COOKIE_NAME = 'dismissedInterstitial';var FLAG_COOKIE_NAME = 'flaggedBlog';var FLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/flag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var UNFLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/unflag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var FLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif';var UNFLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/unflag.gif';var ncHasFlagged = false;var servletTarget = new Image(); function BlogThis() {Q='';x=document;y=window;if(x.selection) {Q=x.selection.createRange().text;} else if (y.getSelection) { Q=y.getSelection();} else if (x.getSelection) { Q=x.getSelection();}popw = y.open('http://www.blogger.com/blog_this.pyra?t=' + escape(Q) + '&u=' + escape(location.href) + '&n=' + escape(document.title),'bloggerForm','scrollbars=no,width=475,height=300,top=175,left=75,status=yes,resizable=yes');void(0);} function blogspotInit() {initFlag();} function hasFlagged() {return getCookie(FLAG_COOKIE_NAME) || ncHasFlagged;} function toggleFlag() {var date = new Date();var id = 10977212;if (hasFlagged()) {removeCookie(FLAG_COOKIE_NAME);servletTarget.src = UNFLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = false;} else { setBlogspotCookie(FLAG_COOKIE_NAME, 'true');servletTarget.src = FLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = true;}} function initFlag() {document.getElementById('flagButton').style.display = 'inline';if (hasFlagged()) {document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;} else {document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;}} function showDrop() {if (!hasFlagged()) {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'visible';}} function hideDrop() {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'hidden';} function setBlogspotCookie(name, val) {var expire = new Date((new Date()).getTime() + 5 * 24 * 60 * 60 * 1000);var path = '/';setCookie(name, val, null, expire, path, null);} function removeCookie(name){var expire = new Date((new Date()).getTime() - 1000); setCookie(name,'',null,expire,'/',null);} --></script><script type="text/javascript"> blogspotInit();</script><div id="space-for-ie"></div>

 

Thứ Tư, tháng 8 17, 2005

Bản tin ngày 17 tháng 08 năm 2005
TT Giác Đẳng thông tin về tin Phật Giáo trong ngày
Minh Hạnh ghi chép


TT Giác Đẳng: Từ chùa Pháp Luân thành phố Texas Hoa Ky`, chúng tôi xin gửi đến qúi Ngài và qúi vị bản tin Phật giáo trong ngày.

Thái Lan.

Tại Thái Lan hôm qua chính phủ và cảnh sát Thái Lan đã phải đối diện một sự tấn công khác tại miền nam Thái Lan, trong đó một người gác cửa và 8 người khác đã bị thương nặng do một cuộc nổ bom trong một ngôi chùa Phật giáo. Cảnh sát cũng ti`m thấy một trái bom 10 kilo nằm trong một hộp bằng nhôm và đã dùng một robot bằng remote control để cho trái bom này tự nổ lấy. Những ngôi chùa tại miền nam Thái Lan và đặt biệt những vị Tăng sĩ Phật giáo đã là mục tiêu tấn công của nhóm Hồi giáo quá khích trong suốt thời gian qua, và nhiều ngôi chùa đã bị bỏ hoang bởi vi` vấn đề an ninh không được bảo đảm và trong trường hợp như vậy đã có một vài ngôi chùa được xử dụng như một doanh trại tạm thời của quân đội để gi`n giữ an ninh trong vùng. Người ta vẫn chưa biết rằng có một giải pháp nào để dẫn đến một sự ổn định trong khu vực cũng như một giải pháp chung cho vấn đề, tuy nhiên theo nhiều người thi` sự việc này là một thử thách lớn đối với chính phủ Thái Lan ngày hôm nay cũng như tại Sri Lanka, nó không phải là vấn đề mang tính nội bộ như Thái Lan đã giải quyết một cách khéo léo trong quá khứ mà đây là một thế hệ mang nhiều y' thức hệ cực ky` nguy hiểm mang tính toàn cầu. Thái Lan không phải là một quốc gia duy nhất hiện nay đối diện với những người Hồi giáo cực đoan khủng bố, mà chúng ta được biết rằng khắp nơi trên thế giới đã xảy ra rất nhiều những sự chống phá như vậy. Ngày nay sự khủng bố của những nhóm Hồi giáo cực đoan đã không co`n nằm trong phạm vi tấn công vào các nước Tây Phương mà đã lan tràn qua những nước Phật giáo và dĩ nhiên một quốc gia Phật giáo như Thái Lan không phải ngoại lệ.
Ngày hôm qua chính phủ Thái Lan cầm đầu là vị Thủ Tướng Thái Lan đã có một cuộc thăm viếng nói chuyện với giới lãnh đạo trong vùng. Với sự tiếp xúc này người ta xem như là một nỗ lực mang tánh cách nhất thời giai đoạn, không ai ky` vọng được là ti`nh hi`nh sẽ được giải quyết nay mai, nó có thể mất một thời gian dài và cũng có thể rằng sự phục hồi của Phật giáo tại các tỉnh miền nam Thái Lan không bao giờ trở lại như ti`nh trạng trước kia được.

Hoa Ky`.

Tại Hoa Ky` sinh hoạt của Phật giáo Đông Dương kể từ khi làn sóng của những người ty. nạn Việt Miên Lào đặt chân đến Hoa Ky` từ năm 1975, cho dù không khởi sắc như Phật giáo Tây Tạng, cho dù không có nguồn tiền bạc hùng hậu như Phật giáo Trung Hoa và cũng không mang bản sắc đầy hấp dẫn như Phật giáo Zen của Nhật Bản, nhưng người ta không thể phủ nhận được rằng sự có mặt của những ngôi chùa Phật giáo thuộc cộng đồng tỵ nạn Việt Nam, Lào, Cambochia trong suốt 30 năm qua đã có một ảnh hưởng lan rộng khắp nơi. Trong phần tin tức hôm nay có hai bản tin liên quan đến hai ngôi chùa Việt Nam; một ở Florida và một ở Texas, những ngôi chùa này đã được báo chí địa phương ghi lại những hi`nh ảnh và đường nét sinh hoạt, với những ảnh hưởng của nó đối với cư dân trong vùng như thế nào.

Kính bạch Chư Tôn Đức và thưa quí Phật tử, thật ra hai bản tin mà qúi vị vừa nghe; một bản tin về lễ mở cửa vườn sen và lễ Phật Đản của chùa Bửu Môn đăng trong một tờ báo địa phương và một bản tin khác đăng trong buổi lễ Vu Lan ở chùa Phật Pháp, cả hai buổi lễ chúng tôi đều tham dự, lẽ ra nếu chúng tôi có dịp tường thuật trực tiếp đến qúi vị chúng tôi sẽ cho qúi vị nhiều tin tức hơn, nhưng có một điều thú vị rằng qúi vị trong ban dịch thuật tin tức đã góp nhặt hai mẫu tin này trong internet hay ở đâu đó và dịch trở lại để đọc vào ngày hôm nay, chúng tôi chưa bao giờ làm trong một trường hợp thú vị như vậy, nhưng dù sao đi nữa nó cũng là một điều vui, lâu lâu chúng ta nghe một vài bản tin tức tường tri`nh từ cái nhi`n của người Hoa Ky` đối với sinh hoạt của cộng đồng Phật giáo Việt Nam của chúng ta.

Nepal

Phần tin tức cuối cùng hôm nay chúng tôi xin đề cập đến một nữ tu viện Phật giáo được lập lên ở Nepal theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng. Sự ra đời của một nữ tu viện đó là một việc rất bi`nh thường, đồng thời ra đời tại Nepal cũng không phải là chuyện đáng nói, nhưng chuyện đáng nói ở đây đó là theo sự nhận định của những ký giả khi đến quan sát tu viện này thi` họ nói rằng cuộc cách mạng văn hoá trong thập niên 60 kéo dài đến đầu thập niên 70 tại Trung quốc mà Phật giáo Tây Tạng là một trong những nước nạn nhân có thể nói khốc liệt nhiều chùa chiền bị phá hủy, thế nhưng lại có một phản ứng ngược lại là do cuộc cách mạng văn hoá đó nên Phật giáo Tây Tạng đã có thể xây dựng một số cơ sở hết sức vững mạnh ở xứ người trong cuộc sống lưu vong. Trong trường hợp nữ tu viện này người ta đã thấy rằng có một nỗ lực lớn hơn bao giờ hết nhằm duy tri` một số truyền thống nhằm mang tính tôn giáo vừa mang tính văn hoá, bởi vi` người ta sợ rằng những điều đó sẽ mất mát, có lẽ trong lịch sử Tây Tạng chưa bao giờ người Tây Tạng xem chuyện duy tri` Phật Pháp là một điều khẩn thiết trong cộng đồng họ như vậy và chính về điểm này Phật giáo Tây Tạng đã thật sự trưởng thành và lớn mạnh tại Ấn Độ Nepal, Sikkim, Bhutan.
Với bản tin này chúng tôi xin được kết thúc tin Phật sự trong ngày. Xin gặp lại qúi vị trong bản tin Phật sự ngày mai
No. 0473 ( Hạt Cát dịch)
Tu Viện Lạt Ma Tây Tạng bắt đầu tái an vị “Bức Tường Kinh Ðiển”.
www.chinaview.cn 2005-08-17 18:51:40
Lhasa – Tây Tạng -Tân Hoa Net, ngày 17 tháng 08, 2005. Khu Tự Trị Tây Tạng thuộc miền Tây Nam Trung Quốc đã tung ra một dự án hứng khởi là tái an vị ít nhất 80,000 bản Kinh Phật Giáo từ nơi đã được dựng lên hơn 7 thế kỷ.
“Bức Tường Kinh Ðiển” cao 10 thước tại Tu Viện Sagya, Tây Tạng, bức tường để trưng bày kinh văn mà con số bản kinh và nội dung còn trong vòng bí mật, sẽ được di chuyển tới một viện bảo tàng di sản mới xây dựng gần đó và sẽ được đưa trở lại vị trí cũ sau khi tu viện Sagya được tân trang. Gesang, một viên chức trông nom dự án tân trang cho biết như trên.
Sẽ mất sáu tuần lễ để di chuyển tất cả số kinh văn đến viện bảo tàng.

Ông Gesang nói một nghi lễ đã được cử hành vào hôm 8 tháng Năm, một ngày may mắn theo truyền thống Tây Tạng để đánh dấu ngày khởi xướng dự án tái an vị.

“Chúng tôi đã ghi mã số mỗi bản Kinh và ngăn kệ tương ứng suốt từ đầu” Ông Gesang đã nói trong một cuộc phỏng vấn với Tân Hoa Net hôm Thứ Tư. “Năm mươi ba công nhân đang di chuyển Kinh Văn và khoảng 10% công việc được hoàn tất.

Nhưng bản kinh lớn nhất hãy còn chưa di chuyển, bản này dài 1.8m và rộng 1.1m. “Theo truyền thuyết, ngay cả tám người đàn ông mạnh khỏe cũng không thể nâng bản kinh khổng lồ này lên”. Ông Gesang, người đã tiên đoán sự khó khăn trong việc di chuyển vì tu viện không có thiết bị thích ứng.

Công nhân phải đeo găng tay và khẩu trang vì loại giấy in đa số kinh văn được chế tạo từ lá cây có độc tính để ngăn ngừa côn trùng. Bên cạnh đó, các bản kinh còn được gói gém cẩn thận với hai lớp vải, vàng bên trong và đen bên ngoài để tránh tia nắng mặt trời.

Mặc dù những ngăn kệ mới chưng bày kinh văn chỉ cách chỗ cũ 80 km nhưng tu viện đã điều hành việc di chuyển một cách chặt chẽ để tránh thất thoát hư hại những tài liệu quý giá này.

"Chúng tôi có một nhóm Lạt Ma kiểm soát việc di chuyển với một quyển sổ ghi chép số mục của mỗi bản Kinh đã được di chuyển với chữ ký của mỗi cá nhân liên can trong tiến trình di chuyển." Ông Gesang cho biết như trên.

Gesang và những người cộng tác đã áp dụng kỹ xảo bảo vệ tác phẩm nghệ thuật để duy trì nhiệt độ tại viện bảo tàng để bảo đảm rằng môi trường mới có cùng một nhiệt độ với chỗ cũ. Ông nói “ Nhiệt độ vẫn còn khác biệt một chút, hai tới ba độ Celsius là nhiều nhất, độ ẩm thì không khác biệt lắm”
“Bức Tường Kinh Ðiển” tại Tu viện Sagya được biết là dùng chưng bày những thủ bản chuyển tải tư tưởng trên các ngành chiêm tinh, lịch sử, triết học và tôn giáo nhưng không ai biết bất cứ chi tiết nào về nội dung của nó.

Xây dựng năm 1073, Tu Viện Sagya tọa lạc ở hướng Tây cách Lhasa 450 km, cùng uy thế với động Ðôn Hoàng ở Cam Túc Trung Quốc về con số kinh văn Phật Giáo sưu tập được, cùng sản phẩm đồ gốm với giáo điển sâu sắc được ghi nhận chế tạo từ 1000 năm trước. Người ta tin tưởng rằng Tu Viện Sagya là nơi khai sinh của giáo phái Sagyapa, Phật Giáo Tây Tạng.
Tu viện Lạt Ma là một trong ba tòa nhà cổ xưa của Tây Tạng, kể cả tòa nhà với chương trrình tân trang tốn kém 40 triệu Mỹ kim bắt đầu hồi năm 2002.

Tibetan lamasery starts relocating "Scriptures wall"

www.chinaview.cn 2005-08-17 18:51:40

LHASA, Aug. 17 (Xinhuanet) -- Southwest China's Tibet Autonomous Region has kicked off an ambitious project to relocate at least 80,000 volumes of Buddhist Scriptures from where they have been for more than seven centuries.

The 10-meter tall "Scriptures Wall" at the Sagya Lamasery in Tibet, whose exact volumes and contents remain secret, will be moved into a newly-built cultural heritage museum nearby and then back to its original location after a major renovation of the lamasery, said Gesang, an official in charge of the renovation project.

It will take another six weeks to move all the volumes to the museum.

He said a ritual was held on May 8, a lucky day according to Tibetan tradition, to mark the launching of the relocation project.

"We've been coding each volume of Scripture and corresponding book shelves ever since," said Gesang in an interview with Xinhua Wednesday. "Fifty-three workers are moving the Scriptures and about 10 percent of the job is done."

But the workers have yet to move the biggest volume, one that is 1.8 meters long and 1.1 meters wide. "As legend goes, even eight strong men together could not lift this giant volume," said Gesang, who predicts difficulty in its moving as the lamasery does not have the right equipment .

Workers must wearing gloves and masks because the paper most Scriptures were printed on was made of highly toxic tree leafs to ward off insects.

Besides, the Scripture volumes have been wrapped up carefully with two layers of cloth -- first yellow and then dark, to minimize exposure to the sun, said Gesang.

Though the new shelves for the Scriptures are only 80 meters away from their former location, the lamasery has tightened management to avoid loss of or damage to the priceless documents.

"We have a team of lamas on patrol to oversee the moving work and a logbook that registers each volume of the Scriptures that has been moved, with signatures of every person involved in the moving process," he said.

Gesang and his colleagues have used state-of-the-art technology to maintain constant temperature and humidity at the museum and ensure the new environment is more or less the same as the old one. "There are still slight differences in temperatures, two to three degrees Celsius at the most. Humidity is more or less the same."

The "Scriptures Wall" in the Sagya Lamasery is said to contain handwritten Scriptures on Tibetan astrology, history, philosophy and religion, but no one knows any detail about their contents.

Built in 1073, the Sagya Lamasery, located 450 km west of Lhasa, has long enjoyed almost the same prestige as the Dunhuang Grottoes for its large collection of Buddhist Scriptures, valuable porcelain and vivid morals dating back to nearly 1,000 years ago. It is believed to be the birthplace of Sagyapa (Stripped Sect) of Tibetan Buddhism.

The lamasery is one of the three ancient Tibetan buildings included in China's 330-million-yuan (40 million US dollars) renovation program starting in 2002.

Also on the list for repairs are the 1,300-year-old Potala Palace and the Norbuglinkha, the winter and summer palaces of the Dalai Lamas. Enditem

http://news.xinhuanet.com/english/2005-08/17/content_3367458.htm
No. 0472 ( Khánh Văn dịch)
Pali: Ngôn ngữ Đức Phật sử dụng đang trên đường khôi phục

Vadodara, ngày 9 tháng 8: Đức Phật thuyết pháp bằng tiếng Pali, nhưng tiếng Pali dường như thất truyền sau khi Đức Phật qua đời. Tuy nhiên, một số người trong thời đại hiện nay đang cố gắng để khôi phục ngôn ngữ Pali qua những trung tâm hành thiền quán, nơi mà phương cách hành thiền được dẫn giải bằng tiếng Pali.

Trong khóa thiền 10 ngày ở Vadoda, Ấn-Độ gần đây, nhiều thiền sư đã hướng dẫn cách hành thiền bằng tiếng Pali. “Chúng tôi không chủ trương dạy tiếng Pali, nhưng vì khởi đầu Phật pháp được thuyết giảng bằng ngôn ngữ Pali, nên chúng tôi muốn giới thiệu ngôn ngữ này.” Một thiền sư đã nói như trên. Khóa thiền này được tổ chức bởi viện nghiên cứu thiền quán.

Ngôn ngữ đầu tiên được dùng để giảng pháp là Indo-Aryan, và Tam Tạng Kinh Điển Pali Tipitaka, ngôn từ của Phật pháp, là một thiện xảo tuyệt vời để đi vào thiền quán. “Nhiều thiền sinh muốn tìm hiểu giáo pháp qua ngôn ngữ chánh thống, và vì thế chúng tôi đã đem căn bản ngôn ngữ này đến với họ.” một thiền sư đã nói như trên.

Ở Ấn-Độ, ngôn ngữ Pali đã bị chìm đắm vào quên lãng, nhưng lại được sinh tồn ở những quốc gia khác như Tích-Lan và Miến-Điện. Hiện nay, ở Ấn-Độ, ngôn ngữ Pali đang trên đường khôi phục vì sự thịnh hành của thiền quán trong thời gian gần dây.

Hiện nay, viện nghiên cứu thiền quán đã cho ra chương trình học tiếng Pali trên toàn cầu. Đây là kết quả của công trình khôi phục tiếng Pali, mà hiện giờ đã gây tiếng vang mạnh mẽ đến đa số quần chúng, không chỉ riêng cho một số học giả hoặc những nghiên cứu gia tiếng Pali.

Mặc dù rất giống tiếng Sanskrit, những nhà chuyên môn nhận xét rằng tiếng Pali đơn giản hơn và chữ viết cũng ít nét hơn, với khoảng 675 cách ngôn, giải thích văn phạm ngôn ngữ Pali, so với 4000, cho văn phạm tiếng Sankrit. “ Cốt yếu khi giới thiệu tiếng Pali đến thiền sinh là muốn giúp họ hiểu nguyên văn, ẩn ý của ngôn từ vì ý nghĩa của ngôn ngữ có thể bị sai lệch khi phiên dịch hay khi giải thích.” Thiền sư đã nói như trên.

Đối với nhiều thiền sinh, chẳng hạn như Tusha Dayal, một thiền sinh vừa dự khóa thiền ở Vadodara, Pali là bước đầu để hoàn hảo pháp hành thiền.
“ Đây là tiến trình nhận thức xuyên qua những kinh nghiệm thực thể, mà sự hoàn hảo chỉ đến qua sự thực hành và lời dạy nguyên gốc. Có vậy chúng ta mới có thể hiểu rõ thêm thế nào là ý nghĩa thực sự của giáo lý.”

How Buddha’s language is back in revival mode

Workshop uses Pali, the ancient Indian language, in vipassana meditation techniques

Ayesha Khan

Vadodara, August 9: GAUTAM Buddha preached in Pali, an ancient Indian language. But the language had almost died after his times. However, a group of people in the contemporary times are busy trying to revive the language through vipassana workshops, where they are explaining meditation techniques through Pali.

At a 10-day workshop held in Vadodara recently, instructors introduced the participants to meditation techniques in Pali language. ‘‘We are not teaching the language per se, but since the teachings are originally in Pali, we are introducing the language,’’ said an instructor. The workshop was organsied by Vipassana Research Institute.

Buddha’s original teachings are rendered in this middle Indo-Aryan language. And Pali Tipitaka, the repository of Buddha’s teachings, is the main source of Vipassana techniques. ‘‘Many participants also want to know the teachings in their original form and therefore there is the basic introduction of the language,’’ said the instructor.

The language survived outside India, as Buddhist teachings in countries like Sri Lanka and Burma existed. But in India, the language was put into a revival mode with the popularity of Vipassana techniques growing in recent times.

Vipassana Research Institute now offers study programmes in Pali language for participants across the world. This has resulted into the revival of an ancient Indian language, which now seems to reach out to the masses not limiting themselves to mere academic or research work.

Though it is like Sanskrit, experts say it is simpler with lesser number of characters with around 675 aphorisms explaining Pali grammar instead of 4,000 which explain the Sanskrit grammar. ‘‘The basic intention of introducing the language is to help the participants understand the original, as the essence can be lost in translations or explanations,’’ said the instructor.

For participants like Tushar Dayal, the recent workshop in Vadodara which focussed on the original teachings in Pali, was a step to perfect the technique.

‘‘It is an experiential process, which has to be perfected with practices and instructions like these help us to know the original teachings,’’ said Dayal.

While the 10-day workshop introduced the participants to Dhamma-geet, which has translations in Hindi, higher courses help the participants to know the original Pali literature that explains the techniques in evolved stages.

http://cities.expressindia.com/fullstory.php?newsid=143169
No. 0471 (Hạt Cát dịch)

Chồn gấu đang phá hoại chùa chiền miếu mạo ở Kyoto, Nhật Bản.

Image hosted by Photobucket.comKyoto – Nhật Bổn. Bản tin đăng trên tờ The Asahi Shimbun số ra ngày 17 tháng 08, 2005.
Lỗ hổng trên nóc nhà, cá quý trong ao hồ ở các đền miếu thuộc Di Sản Thế Giới biến mất . Tôn tượng Phật bị lật nghiêng ngửa v.v…

Một động vật thuộc loại nguy hại là mục tiêu mới mà chư tăng các tự viện Nhật Bản phải đối phó lâu dài trong các chùa chiền đền miếu ở Kyoto và những nơi khác, hầu mong chống lại sự hư hại mà vốn đã bị du khách và thời tiết gây ra- đó là giống raccoon Bắc Mỹ, là một con thú có hình dáng giống như con chồn nhưng trông có vẻ to lớn và khỏe hơn chồn, tạm gọi là chồn gấu Bắc Mỹ.

Hư hại do giống chồn gấu này gây ra ở các thành phố cổ xưa đã lên cao điểm trong những năm gần đây. Một cuộc thống kê do Sở Nghiên Cứu Động Vật Hoang Dã phát hiện 31 trong số 41 chùa chiền miếu mạo, kể cả khu vực Di Sản Thế Giới nổi tiếng là ngôi chùa Kiyomizudera đã bị hư hại vì raccoon.

Căn cứ theo Ðiều Luật Ðộng Vật Chủng Loại Ngoại Nhập có hiệu nghiệm hồi tháng Sáu, Raccoon được xếp vào loại động vật ngoại nhập có thể tác hại đến nông nghiệp, sinh thái và an toàn dân cư tại Nhật Bổn. Luật pháp cấm nhặt việc nuôi dưỡng, nhập cảng hoặc chuyên chở loại động vật này.

Nhưng raccoon là một giống thú có khả năng sinh sản phong phú. Kể từ con đầu tiên được được đưa vào Kyoto mười năm trước, con số raccoon hiện nay tăng lên như hỏa tiễn.

Những khu vườn to lớn và các hồ nước yên tĩnh ở ngoại vi chùa chiền miếu mạo là nơi trú ẩn lý tưởng của giống raccoon trong những đêm mùa hè oi bức. Và núi non chung quanh Kyoto như Higashiyama, Kita, Sakyo, Ukyo and Nishikyo là môi trường thích hợp với giống ăn tạp raccoon này.

“Rất nhiều raccoon hoang dã có lẽ là con cháu của những con bị ruồng bỏ bởi một số người đã từng nuôi chúng như là một con vật làm cảnh trong nhà. Một số có lẽ đã xâm nhập từ khu núi non lân cận thuộc quận Osaka”. Bà Mieko, Viện trưởng viện nghiên cứu động vật hoang dã Kansai, cơ quan đang thực hiện điều tra việc hư hại do raccoon gây nên, đã nói như trên.
Thường thường giống raccoon hay để lại vết trầy sướt trên các cột gỗ trong khi tìm cách chui vào nóc nhà của các đền chùa, một chỗ ẩn náu và sinh sản lý tưởng được chúng ưa thích.

Viện nghiên cứu cũng thường nhận được những báo cáo như “ Cá quý trong ao hồ biến mất” và “Có một lỗ hổng trên mái nhà chùa”. Một số nhân viên trông coi các đền miếu không phát hiện ra những hư hại này cho đến khi được viện nghiên cứu báo động.

Kyoto không chỉ là thành phố đang dưới sự giám sát. Một tôn tượng Phật tại Kamakura thuộc quận Kanagawa đã bị hư hại khi bị ngã đổ do raccoon gây nên. Toru Ikeda, một giáo sư thuộc ngành bảo toàn sinh thái tại viện Ðại Học Hokkaido cho biết như trên.

Và tại ngôi chùa nổi tiếng Eihoji ( Hổ Khê Tự) ở thành phố Tajimi thuộc quận Gifu, người ta được báo cáo là raccoon đã thành lập …cửa hàng trên mái sảnh đường Kannon-do, một bảo điện quốc gia, chúng đã để lại một lỗ hổng to tướng trong khi tụ tập trên mái nhà.

Nhiều người nghĩ rằng ít nhất phải có một kế sách ngăn chặn giống thú mắn đẻ này lại nếu không chẳng bao lâu nữa raccoon sẽ tàn phá cả cái quận Kyoto này.

Chính phủ đã đối phó bằng cách cho săn lùng bắt giữ giống thú này. Tại quận Hokkaido, trong năm 2004 đã bắt được 1,385 con, chính quyền quận Kanagawa đã bắt được 977 con trong cùng một năm trong khi ở Osaka bắt được 222 con. Năm nay chính quyền thành phố Kyoto đã tảo trừ giống thú này một cách mạnh mẽ. Cuộc điều tra về những thiệt hại có liên quan đến raccoon trong thành phố cho thấy sự hư hỏng khủng khiếp hơn những gì đã dự trù.
“Ðấy là việc khẩn cấp mà chúng tôi phải điều tra đối với những hư hại thực sự do raccoon gây nên và đưa ra biện pháp đối phó bằng cách làm việc với văn phòng động vật hoang dã thuộc chính quyền quận hạt”. Một viên chức tại Sở Giáo Dục Quận Kyoto nói như trên.

Raccoons on rampage in Kyoto temples, shrines
08/17/2005

The Asahi Shimbun

KYOTO--Gaping holes in Kyoto's temple roofs. Goldfish missing from World Heritage shrines. Statues of Buddha knocked over.

A new foe has targeted the Buddhist monks and Shinto priests who have long defended the temples and shrines of Kyoto and elsewhere against the wear and tear caused by tourists and the weather-the North American raccoon.

Raccoon damage in the ancient capital has spiked in recent years. A survey by a wildlife conservation group in Kyoto found that 31 of the 41 temples and shrines it examined, including World Heritage Sites like the famed Kiyomizudera temple, have suffered raccoon damage.

According to the Invasive Alien Species Law that took effect in June, raccoons are designated "alien species that could damage biodiversity, human safety or agriculture in Japan." The law prohibits raising, abandoning, importing or transporting these animals.

But raccoons are energetic breeders. Ever since the first one was spotted in Kyoto 10 years ago, numbers have skyrocketed.

The huge gardens and tranquil ponds of temple and shrine precincts make for secluded enclaves, which attract many a raccoon on warm summer nights. And the mountains surrounding Kyoto wards like Higashiyama, Kita, Sakyo, Ukyo and Nishikyo are suitable habitats for the omnivore, a native of the American continent.

Many wild raccoons were probably descendants of those released by owners who once kept them as pets, said Mieko Kawamichi, head of the Kansai Wildlife Research Institute, which conducted the damage survey. Some raccoons may also have migrated from mountainous areas in neighboring Osaka Prefecture, she said.

Raccoons typically leave scratches on wooden pillars while trying to sneak into the roofs of temple or shrine complexes, a favorite hide-out and breeding spot.

The institute also received reports like, "Goldfish disappeared from the pond," and "There's a gaping hole in the roof (of the temple)." Some temple and shrine staff were reportedly unaware of the damage until alerted by the institute.

Kyoto is not the only city under siege. A Buddhist statue in Kamakura, Kanagawa Prefecture, was damaged when it was knocked over by raccoons, according to Toru Ikeda, an associate professor of conservation ecology in the graduate school at Hokkaido University.

And at the famous Eihoji temple in Tajimi city, Gifu Prefecture, raccoons reportedly set up shop in the roof of the Kannon-do hall, a designated national treasure, in the process leaving a big hole in the roof.

Many feel that unless measures are taken to contain the spread of such a fecund species, raccoons will soon overrun the prefecture.

Governments have customarily responded by catching them. In Hokkaido prefecture, 1,385 raccoons were hunted in fiscal 2004. The Kanagawa prefectural government captured 977 the same fiscal year, while Osaka caught 222.

This year the Kyoto city government struck back bureaucratically. Its investigation into raccoon-related damage found that raccoon habitats in the city covered much more territory than had been expected.

"It is urgent that we investigate the actual damage caused by raccoons, and come up with countermeasures by working with the prefectural government's office of wildlife issues," said one official at the Kyoto Prefectural Board of Education.(IHT/Asahi: August 17,2005)

http://feeds.bignewsnetwork.com/redir.php?jid=9ccbb0bc3e856a14&cat=f97ff7b11934dbb6
No. 0470 ( Nhị Độ Mai dịch)
Nhà nghiên cứu tôn giáo: “Vì sao Đức Đạt Lai thu hút quần chúng Thụy Sĩ”

Nhà nghiên cứu Tôn Giáo nổi tiếng, bà Klara Obermiller nói với giới truyền thông Thụy Sĩ vì sao Đức Đạt Lai Lạt Ma thu hút hàng ngàn thính giả trong khi con số nguơì đi nhà thờ tiếp tục giảm ở quốc gia này.

Bản tin đăng trên tờ Swissinfo Truyền thông Thuỵ Sĩ - ngày 15/8/2005
Bà nói giáo hội Ki Tô cần tìm hiểu lại sự huyền bí chung quanh niềm tin, nếu không muốn những chiếc ghế nhà thờ này lại mất lần nữa.

Hỏi: Xin cho biết Bà có biết Phật Giáo từ trước không?
Bà Klara Obermuller đáp: Tôi không có một sự liên hệ nào với niềm tin của Phương Đông. Tôi hoàn toàn thuộc về Chính Thống Giáo Tây Phương.

Nhưng mấy năm trước tôi xem một cuộc triển lãm cuả Phật Giáo. Một số thì cười nói nhộn nhịp, còn một số khác thì rất trầm lặng. Tôi nghĩ rằng vào thời điểm này mỗi một vị lãnh đạo tinh thần nên có nhiệm vụ dìu dắt theo từng sự hiểu biết khác nhau của thế giới và cũng tuỳ theo sự cảm nhận trong từng chúng ta, những người lớn lên với hình tượng cuả chúa Jesus trên thập tự giá.

Hỏi: Tôn giáo ngày nay tập trung nặng nề vào “hiện tượng”. Có phải các tôn giáo cảm nhận ra điều gì đó mà nó chỉ có thể được kinh nghiệm khi Đức Giáo Hoàng Paul qua đời hay là do sự hiện diện của Đức Lạt Ma tại Thụy Sĩ?

Đáp: Không, tất nhiên là không phải, mặc dù đó là một thông điệp từ giới truyền thông. Trong những năm gần đây, những sự kiện như thế xảy ra ngày càng nhiều đầy ý nghĩa, bởi vì những hiện tượng nầy đã khiến quần chúng có một cảm giác mạnh mẽ về cộng đồng, và bởi vì những nhân vật chính - Đức Tân Giáo Hoàng và Ngài Đạt Lai Lạt Ma rất thu hút nhân loại.

Hỏi:Suốt thời gian viếng thăm Zurich, Đức Đạt Ma đã thu hút 10 ngàn dân chúng mỗi ngày. Vì sao Phật Giáo Tây Tạng được nhiều người biết đến tại Thụy Sĩ như thế?

Đáp: Nếu tôi thật sự muốn nhấn mạnh điều này, tôi có thể nói rằng, dân chúng Thuỵ Sĩ biết rất ít về Phật Giáo Tây Tạng. Và những gì họ biết rất là lôi cuốn.Phật Giáo có thể được thấy như một sự tha thứ, nó đánh thức chúng sanh bằng hỷ xả, từ bi, và lòng nhân ái ban rải đến cho các loài chúng sanh.

Những giá trị này, những điều mà mỗi người chúng ta giữ gìn bằng một sự kính cẩn, và muốn nó trở thành hiện thân của con người. Những giá trị này cũng là tôn chỉ trong mỗi tín đồ Thiên Chúa, Do Thái và Hồi Giáo. Nhưng chỉ có riêng Phật giáo là công nhận nó là một sự bình đẳng quan trọng. Đồng thời nó cũng là những yếu tố tuyệt vời : tất cả đối với Phật Giáo dường như là hoan hỷ, an lạc và thắm tươi. Mà kết quả là một sự cảm nhận tốt đẹp.

Hỏi:Theo bà thì những giáo hội thiên chúa ở Thụy Sĩ cần phải làm gì để giành lại vị trí cuả họ trong lòng tín đồ Ki Tô giáo?

Đáp: Hiện tượng kỳ lạ như là một số rất đông người đã đến gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma thể hiện một sự thách thức to lớn đối với hệ thống nhà thờ ở Thụy Sĩ, bởi vì họ biểu lộ sự đến gần với đức tin đối với Ngài . Họ không thỏa mãn được nhu cầu của họ từ Giáo hội Ki Tô và họ cũng còn có những vấn đề nội tâm khác cần giải tỏa. Trong nhà thờ thì chỉ chú trọng đến lời răn của Thượng Đế. Buổi lễ Chủ Nhật gồm vài bài thánh ca, một thời giảng và trích đọc vài đoạn Thánh kinh. Một buổi lễ quan trọng còn có vẻ thiêng liêng hơn một chút, người ta còn có chút cảm xúc, nhưng Thiên Chúa giáo gần đây trở nên cứng rắn, đã không còn uyển chuyển hoặc nên thơ làm rung động con tim quần chúng.

Hẳn nhiên đây không phải là một khuyến cáo rằng giáo hội tại Thụy Sĩ kết nên hợp giáo lý Phật Giáo vào việc phụng sự của họ, nhưng họ cần nghĩ đến việc làm cách nào để gây dựng và duy trì cảm giác của quần chúng.

Điều khó khăn nhất là ngôn ngữ. Tại Zurich, Đức Đạt Lai cống hiến thông điệp với ngôn ngữ đơn giản mà mọi người đều hiểu được. Ngài không nói điều gì đặc biệt nhưng những lời của Ngài đi thẳng vào lòng người.

Hỏi:Lịch sử có giữ một vai trò nào không?
Đáp: Chắc chắn. Giáo đường Cơ Đốc trải qua hằng bao thế kỷ hăm dọa và buộc tội. Rất nhiều người có cảm giác rằng Ki Tô giáo chỉ bao gồm có bắt buộc và cấm đoán. Và sứ điệp là “Nếu ngươi không vâng lời, ngươi sẽ bị trừng phạt và bị đày vào hỏa ngục”. Phật giáo không có hình tượng Thượng Đế hoặc giáo điều, và điều này khiến Phật giáo khoan hòa hơn, ít nhất là dấu hiệu đầu tiên. Đó sẽ là điều tuyệt vời nếu giáo hội Ki Tô có thể nhận ra điều này.

Hỏi:Một cuộc đối thoại giữa các tôn giáo với nhau khả hữu chăng? Và đâu là biên giới?
Đáp: Ngồi xuống đàm luận là điều quan trọng. Trong một thời gian dài các tôn giáo đã xung đột lẫn nhau. Ngày hôm nay chúng ta gặp gỡ, đàm đạo, hát xướng, lễ lạc và cùng nhau cầu nguyện, do đó chúng ta có cơ hội phát hiện những gì tương quan với nhau.
Và chúng ta có nhiều điểm tương đồng, đặc biệt khi nó đến từ đạo đức luân thường. Không tôn giáo nào không nói về hòa bình và thiện chí thương yêu lẫn nhau. Chúng ta có thể học hỏi qua những giá trị của nhau.

Sự khó khăn xảy ra khi chúng ta đưa nó vào giáo điều và để nó trở nên gắn bó với giáo lý. Đây là những điểm khác nhau, và một tôn giáo không thể ngồi trên thẩm luận trên các tôn giáo khác.
Tôn giáo nên đa dạng trên những hình thức lễ nghi, ngôn ngữ, trang phục và khuynh hướng tín ngưỡng khác nhau. Sự đa dạng này nên được bảo tồn. Theo tôi, những tôn giáo nào có tín ngưõng gần giống nhau có thể trao đổi cùng nhau và cùng chia sẻ những hiểu biết với tôn giáo khác.

Holy stars succour disillusioned church-goers
Religion expert Klara Obermüller tells swissinfo why the Dalai Lama attracted audiences of thousands while established Swiss churches continue to lose members.

15 August 2005, Swissinfo

She says the Christian churches need to rediscover the mystique that once surrounded the faith, if they are to fill the pews again.

swissinfo: Are you personally familiar with Buddhism?
Klara Obermüller: I have absolutely no connection with the spirituality of the East. I'm firmly anchored in the western Judeo-Christian tradition.

But a few years ago I saw an exhibition of Buddhas. Some were laughing uproariously, others were deep in contemplative thought. I thought at the time that growing up surrounded by such figures must lead to a different understanding of the world, a different feeling, from what we have, who have grown up with the image of the martyred Christ on the cross.

swissinfo: Religion today is heavily centred on "mega-events". Are religious feelings something that can only be experienced when the Pope dies or the Dalai Lama comes to town?
K.O.: No, of course not, although that's the message from the media. In recent years, such events have taken on more and more significance because they give people a strong feeling of community, and because the central figures - the late Pope and the Dalai Lama ? are so charismatic.

swissinfo: During his visit to Zurich the Dalai Lama was attracting audiences of 10,000 every day. Why is Tibetan Buddhism so popular in Switzerland?
K.O.: If I wanted to be mean, I could say that it's because people know so little about it. And what they do know is so appealing. Buddhism is seen as forgiving, it strikes a chord with our humanity, with its message of sympathy, mercy and goodwill towards people, animals and nature in general.

These are values which we all hold in high regard and which we would like to embody personally. These values also play an important role in Christianity, Judaism and Islam. But only in Buddhism are they all considered equally important. And then there's the exotic element: everything to do with Buddhism seems so happy, peaceful and colourful. One feels good as a result.

swissinfo: What do churches in Switzerland have to do to win back their congregations?
K.O.: Phenomena such as the massive crowds who turned out to see the Dalai Lama present a huge challenge for the churches in Switzerland because they reveal the shortcomings of the established faiths. They are not satisfying the needs of their congregations and they have other internal problems, too.

The reformed church is particularly focused on the word of God. A Sunday service consists of a few hymns, a sermon and some readings from the Bible.

A Catholic Mass is a little more spiritual ? one feels more emotion ? but Catholicism has become more uncompromising recently. It no longer 'moves' people or, to put it more poetically, touches their hearts.

Obviously this is not to suggest that churches in Switzerland incorporate aspects of Buddhism into their services. But they need to think about how to reach people emotionally and how to foster a feeling of community.

Much has to do with language. In Zurich, the Dalai Lama offered simple messages in language that everyone could understand. He didn't say anything special, but what he said went straight to the heart.

swissinfo: Does history play a role?
K.O.: Certainly. The Christian churches have spent centuries using threats and guilt. Many people have the feeling that Christianity consists only of obligations and prohibitions. And the message was: if one doesn't obey, one is punished and sent to hell.

Buddhism is not about images of God or dogma. And that makes it more bearable, at least at first sight.

It would be wonderful if the Christian churches could again recognise that, in our own tradition, faith takes many forms, and it is these that touch people. I'm thinking about the mystique, the traditions of piety, the bonds of community. I think it's very important to exhaust your own sources of spirituality before you turn to others.

swissinfo: Is a dialogue among religions possible? And where are the boundaries?
K.O.: It's very important that a dialogue takes place. For a long time religions were in conflict with each other. Today we meet, talk, sing, celebrate and pray together, and through this we have the opportunity to find out what we have in common.

And we have a lot in common, especially when it comes to ethics. There is no religion which does not speak of peace and goodwill towards others. We can learn about each other through these values.

The difficulty comes when we descend into dogma, and become fixated on the teachings. This is where there are differences, and one should not sit in judgement on others.

Religion should be varied and diverse in terms of rituals, clothing, and in terms of the content of the faith. This variety should be preserved. For me, an inter-religious dialogue is one where we seek common ground while acknowledging our differences in good faith.

swissinfo-interview: Renat Künzi
http://www.nzz.ch/2005/08/15/eng/article6004827.html
No. 0469 (Hạt Cát dịch)

Cây bồ đề thiêng liêng Tích Lan vượt qua trở ngại tại Ðài Loan.

TAIPEI (Reuters) - Ðài Bắc ngày 17 tháng 08, 2005, bản tin từ hãng thông tấn Reuters.
Một cây con từ cây bồ đề được Phật tử sùng kính tại Tích Lan cuối cùng đã vượt qua khó khăn du nhập vào Ðài Loan sau khi bị cơ quan kiểm dịch hữu trách từ chối vì e ngại ký sinh khuẩn trên cây.

Cây con này có nguồn gốc từ cây mẹ Jaya Siri Maha Bodhi ở Tích Lan, cội cây mà xưa nay vốn được tin tưởng là cây con từ cây Bồ Ðề nơi Ðức Phật giác ngộ mà Trưởng Lão Ni Sangamitta, công chúa con vua A Dục đã mang đến Tích Lan và trồng tại công viên Mahameghavana thuộc tỉnh Anuradhapura vào năm 249 trước Tây Lịch. Cây bồ đề mẹ Jaya Siri Maha Bodhi ở Tích Lan này hiện nay được xem là cội cây lịch sử cổ xưa nhất còn tồn tại trên thế giới (chi tiết này căn cứ theo tài liệu trên trang Web http://srimahabodhi.org )

Image hosted by Photobucket.com The Sacred Jaya Siri Maha Bodhi in Anuradhapura
Cây Ðại Bồ Ðề Jaya Siri ở Anuradhapura
Cây bồ đề con mới nhất này đã bị hải quan giữ lại vì quy định cấm đoán việc nhập khẩu cây cối có cả gốc rễ từ Tích Lan.

Tổ chức Phật Giáo Linh Thứu Sơn ở Ðài Loan, nơi tiếp nhận cây bồ đề như là một tặng phẩm của chính phủ Tích Lan, nói rằng nó đã được thu xếp để được trị liệu bởi một nhà chuyên môn về cây cối nổi tiếng, nó được đưa ra nước ngoài và trở lại Ðài Loan lần thứ hai.
Kế họach trị liệu được Bộ Nông Nghiệp chấp thuận, Bà Chu, phát ngôn viên của Phật Giáo Linh Thứu Sơn nói rằng “Nó tới Hương Cảng và sau đó nhập cảnh vào Ðài Loan thành công.
Bà Chu nói thêm, cây bồ đề con, vật được hộ tống bởi một nghị viên quốc hội Tích Lan và hai tu sĩ, đã được hoạch định trồng xuống vào ngày chủ nhật trong một buổi lễ có sự tham dự của Phó Tổng Thống Ðài Loan, Bà Lữ Tú Liên.
Hội đòan Phật Giáo Linh Thứu Sơn được trao tặng cây bồ đề sau khi vị sáng lập tổ chức tiếp nhận một giải thưởng cho sự đóng góp của Phật giáo Linh Thứu Sơn tại Tích Lan.

Sacred Sri Lanka tree out of the woods in Taiwan

Wed Aug 17, 2005 2:32 PM IST

TAIPEI (Reuters) - A sapling from a Sri Lankan bodhi tree deeply revered by Buddhists has at last made it into Taiwan after being rejected by quarantine authorities for fear of parasites.

The sapling from the Jaya Siri Maha Bodhi, believed to be descended from the bodhi tree under which Buddha attained enlightenment, was detained at customs due to regulations forbidding imports of Sri Lanka bodhi trees with roots.

Taiwan's Ling Jiou Mountain Buddhist Society, which received the sapling as a gift from the Sri Lankan government, said it was treated by a renowned tree surgeon, flown overseas and then sent back to Taiwan for a second try.

"The treatment was acceptable to the Bureau of Agriculture," said Ling Jiou Mountain spokeswoman Jean Chiou. "It went to Hong Kong and then came in successfully."

Chiou said the sapling, which was escorted by a Sri Lankan member of parliament and two monks, is scheduled to be planted on Sunday at a ceremony with Vice President Annette Lu in attendence.

The Ling Jiou Mountain Society was given the saplings after its founder received an award from Sri Lanka for advancement of Buddhism.

http://in.today.reuters.com/news/newsArticle.aspx?type=topNews&storyID=2005-08-17T142448Z_01_NOOTR_RTRJONC_0_India-212903-1.xml
No. 0468
'Buddha' baby gets nappies in a twist

August 16, 2005

By Candes Keating

A nappy advert featuring a baby sitting in the lotus position does not belittle Hinduism and Buddhism, the Advertising Standards Authority (ASA) has ruled.

A woman, identified only as S Singh, lodged a complaint with the ASA last month claiming that the television ad, featuring a baby wearing a Huggies disposable nappy, offended her.

The ad has the baby sitting in a position resembling traditional images of Buddha, while a voice-over states: "Position 15 - the Buddha."

The baby then looks at his nappy and appears to reflect on how comfortable it is.

In her complaint Singh said the advert "belittles and stereotypes the religious beliefs and historical reference of the Hindu or Buddhist practices and beliefs".

But the ASA found that the ad "lightheartedly uses the positions that babies sit in to illustrate the benefits of the product".

"The baby is not mocked for sitting in that position and nothing in the commercial can reasonably be understood as ridiculing Buddhism or the Hindu practice of yoga."

Joanne Siney-Gould, marketing director of Huggies manufacturer Kimberly-Clark, welcomed the ASA's decision.

"The advertisement is part of a wider campaign that depicts all other positions that babies get into."

The advert had been very successful and Singh's had been the only complaint, she said.

"It's an international campaign and has been flighted in South Africa since November last year.

"We always abide by the rules of the ASA and would never flight distasteful advertisements."

Advertising company Ogilvy, which was involved in the advert's production, said it was "tasteful and observant and does not draw any damaging parallels or imply any criticism of the Buddhist faith".

candesk@incape.co.za

http://capeargus.co.za/index.php?fSectionId=49&fArticleId=2838918