<body><script type="text/javascript"> function setAttributeOnload(object, attribute, val) { if(window.addEventListener) { window.addEventListener('load', function(){ object[attribute] = val; }, false); } else { window.attachEvent('onload', function(){ object[attribute] = val; }); } } </script> <div id="navbar-iframe-container"></div> <script type="text/javascript" src="https://apis.google.com/js/platform.js"></script> <script type="text/javascript"> gapi.load("gapi.iframes:gapi.iframes.style.bubble", function() { if (gapi.iframes && gapi.iframes.getContext) { gapi.iframes.getContext().openChild({ url: 'https://www.blogger.com/navbar.g?targetBlogID\x3d10127388\x26blogName\x3dTin+T%E1%BB%A9c+Ph%E1%BA%ADt+Gi%C3%A1o\x26publishMode\x3dPUBLISH_MODE_BLOGSPOT\x26navbarType\x3dBLUE\x26layoutType\x3dCLASSIC\x26searchRoot\x3dhttps://roomdieuphap.blogspot.com/search\x26blogLocale\x3dvi_VN\x26v\x3d2\x26homepageUrl\x3dhttp://roomdieuphap.blogspot.com/\x26vt\x3d-3702944493927259419', where: document.getElementById("navbar-iframe-container"), id: "navbar-iframe", messageHandlersFilter: gapi.iframes.CROSS_ORIGIN_IFRAMES_FILTER, messageHandlers: { 'blogger-ping': function() {} } }); } }); </script><!-- --><div id="flagi" style="visibility:hidden; position:absolute;" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><div id="flagtop"></div><div id="top-filler"></div><div id="flagi-body">Notify Blogger about objectionable content.<br /><a href="http://help.blogger.com/bin/answer.py?answer=1200"> What does this mean? </a> </div></div><div id="b-navbar"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-logo" title="Go to Blogger.com"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/logobar.gif" alt="Blogger" width="80" height="24" /></a><div id="b-sms" class="b-mobile"><a href="sms:?body=Hi%2C%20check%20out%20Thong%20Bao%20at%20trangthongbao.blogspot.com">Send As SMS</a></div><form id="b-search" name="b-search" action="http://search.blogger.com/"><div id="b-more"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-getorpost"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_getblog.gif" alt="Get your own blog" width="112" height="15" /></a><a id="flagButton" style="display:none;" href="javascript:toggleFlag();" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif" name="flag" alt="Flag Blog" width="55" height="15" /></a><a href="http://www.blogger.com/redirect/next_blog.pyra?navBar=true" id="b-next"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_nextblog.gif" alt="Next blog" width="72" height="15" /></a></div><div id="b-this"><input type="text" id="b-query" name="as_q" /><input type="hidden" name="ie" value="UTF-8" /><input type="hidden" name="ui" value="blg" /><input type="hidden" name="bl_url" value="trangthongbao.blogspot.com" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_this.gif" alt="Search This Blog" id="b-searchbtn" title="Search this blog with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value='trangthongbao.blogspot.com'" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_all.gif" alt="Search All Blogs" value="Search" id="b-searchallbtn" title="Search all blogs with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value=''" /><a href="javascript:BlogThis();" id="b-blogthis">BlogThis!</a></div></form></div><script type="text/javascript"><!-- var ID = 10977212;var HATE_INTERSTITIAL_COOKIE_NAME = 'dismissedInterstitial';var FLAG_COOKIE_NAME = 'flaggedBlog';var FLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/flag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var UNFLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/unflag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var FLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif';var UNFLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/unflag.gif';var ncHasFlagged = false;var servletTarget = new Image(); function BlogThis() {Q='';x=document;y=window;if(x.selection) {Q=x.selection.createRange().text;} else if (y.getSelection) { Q=y.getSelection();} else if (x.getSelection) { Q=x.getSelection();}popw = y.open('http://www.blogger.com/blog_this.pyra?t=' + escape(Q) + '&u=' + escape(location.href) + '&n=' + escape(document.title),'bloggerForm','scrollbars=no,width=475,height=300,top=175,left=75,status=yes,resizable=yes');void(0);} function blogspotInit() {initFlag();} function hasFlagged() {return getCookie(FLAG_COOKIE_NAME) || ncHasFlagged;} function toggleFlag() {var date = new Date();var id = 10977212;if (hasFlagged()) {removeCookie(FLAG_COOKIE_NAME);servletTarget.src = UNFLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = false;} else { setBlogspotCookie(FLAG_COOKIE_NAME, 'true');servletTarget.src = FLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = true;}} function initFlag() {document.getElementById('flagButton').style.display = 'inline';if (hasFlagged()) {document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;} else {document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;}} function showDrop() {if (!hasFlagged()) {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'visible';}} function hideDrop() {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'hidden';} function setBlogspotCookie(name, val) {var expire = new Date((new Date()).getTime() + 5 * 24 * 60 * 60 * 1000);var path = '/';setCookie(name, val, null, expire, path, null);} function removeCookie(name){var expire = new Date((new Date()).getTime() - 1000); setCookie(name,'',null,expire,'/',null);} --></script><script type="text/javascript"> blogspotInit();</script><div id="space-for-ie"></div>

 

Chủ Nhật, tháng 3 27, 2005

No. 0196

Tăng lữ tụng niệm cho nạn nhân tử vong thiên tai Tích Lan sau ba tháng

Reuters 27 Mar 2005 ,by Arjuna Wickramasinghe


PERALIYA, Sri Lanka (Reuters) Hàng trăm người đã tụng kinh đến chập choạng tối để tưởng niệm, cầu nguyện cho nạn nhân Tsunami tử vong bên một mộ địa rộng lớn vô danh ở phía nam Tích Lan hôm chủ nhật 27 tháng 03 năm 2005 nhân ngày họ bị cơn sóng thần quét trôi đi ba tháng trước.

Khi màn đêm phủ xuống ngôi làng ven biển Peraliya vào tối thứ bảy 26 tháng 03, 2005, những ngọn đèn dầu và đèn lồng màu vàng màu đỏ chập chờn lung linh hoà lẫn với chư tăng trong những chiếc y vàng xướng tụng bài kinh cầu nguyện theo truyền thống hằng bao thế kỷ.
Cách khu mộ địa không xa, hằng trăm đèn lồng khác được giăng mắc bên cạnh đường rầy xe lửa vừa được tu bổ lại, nơi mà đợt sóng khổng lồ đã hất tung chiếc xe lửa ra khỏi đường rây, giết chết trên 1000 người và vài trăm người khác cư ngụ chung quanh đó.

Ánh đèn thắp sáng ba toa tầu bị hư hoại đang nằm chỏng trơ trên đường rây song song, nơi hiện nay đang có một ngôi miếu để người ta tưởng niệm thân nhân, bạn bè đã tử vong, đồng thời là biểu tượng ghi dấu một thiên tai cho du khách qua lại được biết.


“ Tôi ước ao sẽ không có một tai hoạ nào giống như cơn sóng thần này xảy ra lần nữa bất cứ nơi nào trên thế giới”. Cô Kumudu Manoja, một y tá nói như thế khi cô thắp một trong những chiếc đèn. Một cơn gió biển nhẹ làm cho việc thắp đèn tưởng chừng như đơn giản trở nên khó khăn khiến đại chúng không khỏi bực mình.

“Bà vợ của ông anh họ tôi cùng hai đứa trẻ đã tử vong trong cơn sóng thần, vì vậy tôi thắp ngọn đèn dầu này để tưởng nhớ họ”. Bà nội trợ Chandanee Welihena, 35 tuổi nói như vậy.

Một số người khóc lóc tỉ tê thương nhớ người thân yêu của họ giữa con số 40,000 dân Tích Lan đã bị cuốn quét vào cái chết bởi Tsunami hồi tháng 12, 2004. Một số khác nén lệ, đăm đăm lặng nhìn những lượn sóng dịu dàng tiếp nối nhau mà âm thầm cầu nguyện.

Khoảng 290,000 người đã tử vong hoặc mất tích sau Tsunami ở các nước Á Châu.
“Tưởng niệm vào tháng thứ ba này rất quan trọng trong tập tục tín ngưỡng Phật giáo, ngay cả việc thắp một ngọn đèn dầu nhỏ cũng có thể an ủi nỗi niềm của những ai đau khổ về sự mất mát những người gần gũi, thân yêu” Ven Weliulle Damitha, một trong 50 vị tăng tham gia cầu nguyện nói như vậy. Chư tăng và đồ chúng- rất nhiều trong số người đã tới từ thủ đô Colombo- một con số to lớn dân địa phương sóng sót trong cuộc thiên tai.

Tin đồn đãi về một trận tsunami khác


Hàng trăm người dân địa phương hoang mang dở bỏ lều trại và chỗ trú ẩn tạm thời để chạy tới buổi lễ tưởng niệm ba tháng sau ngày xảy ra thảm hoạ tsunami và lánh sâu vào đất liền giữa những tin đồn về một trận tsunami khác sắp xảy ra.

Thuran Manjula, 33 tuổi, một người thợ thủ công làm nghề chế tạo mặt nạ thần linh truyền thống bằng gỗ, là một trong số ít kẻ sống sót đã ở lại đó. Trú ngụ trong một chiếc lều gần khu vực xe lửa bị nạn với 6 thành viên trong gia đình, anh ta đang phấn đấu để đứng vững trở lại.

Anh ta nói: “Tôi mất hết tất cả những gì đã sở hữu. Nhà cửa, tiệm tùng, khí cụ trị giá khoảng 100,000 rupeesv.v.., nhưng tất cả mọi người trong gia đình tôi được sống sót và tôi cám ơn trời đất chuyện này. Tôi không tin tưởng những lời đồn đãi này, và bên cạnh đó, chuyện gì tệ hại hơn nữa có thể xảy ra ?”

Một số người khác vẫn còn chán nản thất vọng.

H. Kalupahana, một viên chức chánh phủ hồi hưu, người đã mất cậu con trai lớn là một sinh viên đại học trong trận thiên tai, và là người quyết định ở lại, hỏi: “Tại sao tôi lại phải rời bỏ chốn này bây giờ để tìm đến nơi an toàn khác khi mà mọi việc đã xảy ra. Tôi làm tất cả cho con tôi và tôi không muốn sống chút nào nữa với sự mất mát này. Tôi không thể tự tử, vì vậy, tôi mong một trận sóng thần khác cuốn tôi đi cho xong - đời sống không có ý nghĩa gì với sự thiếu vắng con trai tôi”.
( Hạt Cát dịch)


Chanting monks mourn Sri Lanka's tsunami dead

Sun Mar 27, -Reuters , by Arjuna Wickramasinghe


Sri Lankan novice Buddhist monks ring a bell at 9.39 am local time to announce the start of a minute's silence in remembrance of tsunami victims in Peraliya, southern Sri Lanka March 26, 2005. REUTERS/Anuruddha Lokuhapuarachchi

PERALIYA, Sri Lanka (Reuters) - Hundreds of mourners prayed until dawn on Sunday beside an unmarked mass grave in southern Sri Lanka, chanting Buddhist mantras to honour the dead three months after they were swept away by a killer tsunami.

As night fell in the coastal village of Peraliya on Saturday, small clay lamps and red and yellow lanterns flickered as monks in saffron robes chanted the centuries-old prayers.

Not far from the mass grave, hundreds of lamps were placed on either side of a newly rebuilt railway line where the giant waves washed a train off the tracks, killing over 1,000 passengers and hundreds of others who lived nearby.


The glow lit up three crushed carriages, which now sit on a parallel track -- now a shrine for grieving relatives and friends and a symbol of the tsunami for passing tourists.

"I wish that nothing like the tsunami will ever happen anywhere in the world again," said Kumudu Manoja, a 25-year old nurse, as she lit one of the lamps.

A sea breeze made the seemingly simple task of lighting a small lamp difficult and frustrating for the mourners.

"My cousin's wife and her two children died in the tsunami, so I am lighting this oil lamp in their memory," said 35-year old housewife Chandanee Welihena.

Some wept as they remembered loved ones among the around 40,000 Sri Lankans who were swept to their deaths by December's tsunami. Others held back tears, simply staring at the gentle roll of the surf in silent prayer.

Across Asia, about 290,000 people are dead or missing after the tsunami.

"The third month remembrance is an important Buddhist custom as the religious service, even the lighting of a small oil lamp, can help ease the pain of those who suffered the loss of someone near and dear," said Venerable Weliulle Damitha, one of 50 chanting monks.

The monks and mourners - many of whom had travelled from the capital Colombo - vastly outnumbered local tsunami survivors.

RUMOURS OF ANOTHER TSUNAMI

Hundreds of panic-stricken locals abandoned their tents and makeshift shelters in the run-up to Saturday's three month anniversary and fled inland amid rumours of another impending tsunami.

Thuran Manjula, a 33-year-old craftsman who makes traditional wooden devil masks, was one of a few survivors to stay put.

Living in a tent near the site of the train wreck with six members of his extended family, he is striving to get back on his feet.

"I lost everything I ever owned. My house, my workshop, 100,000 rupees ($1,000) worth of equipment," he said. "But everyone in my family survived and I thank god for that."

"I don't believe these (tsunami) reports, and besides, what more can happen?"

Others remained disconsolate.

"Why should I leave now for a safer place after all what has happened?" asked H. Kalupahana, a retired government clerk who lost his eldest son, a university student, in the disaster and decided to stay too.

"I did everything for my son and I don't want to live anymore now that he's gone. I can't commit suicide, so I hope another tsunami will come and take my life as well - life is worthless without my son," he said.

http://www.bbc.co.uk/religion/news/newsbuddhist.shtml




No.0195
Tái thiết ngôi cung đình Potala

UPI, 25 tháng 3, năm 2005

Bắc king, Trung quốc – Công trình tái thiết ngôi cung đình nổi tiếng Potala ở Lhasa cũng như 2 ngôi chùa khác ở Tây-Tạng đã được tiếp tục trở lại, theo bản tin từ chính quyền Trung-Hoa cho ra hôm thứ 6 vừa qua.
Tân Hoa Xã thông tin rằng Potala, đã từng là cung đình thường trú của Đức Đạt Lai Lạt Ma trong mùa đông cùng với cung đình mùa hè Norbulingka, cả 2 đều nằm ở Lhasa, thủ phủ Tây Tạng, được tiếp tục trùng tu trong tuần qua, sau 4 tháng gián đoạn vì thời tiết mùa đông.
Ngoài ra, Sagya Lamasery, ngôi đình ra đời vào thế kỷ thứ 11 cũng được tiếp tục công trình tái thiết, ngôi đình này cách thành phố Shigates 112 kilo-met và nằm về hướng tây nam Tây Tạng. Nơi này được biết là có rất nhiều kinh tạng được ghi lại bằng ngôn ngữ Tây-Tạng, Mông-Cổ, và tiếng Phạn.
Vào tháng 6 năm 2002, giới thẩm quyền Trung-Hoa ở Bắc-Kinh đã phê chuẩn 40 triệu đô la tiền Hoa-Kỳ để duy trì và tu bổ cho 3 nơi này.
Khánh Văn lược dịch

Restoration work resumes at Potala Palace
UPI, March 25, 2005

Beijing, China -- Restoration work on the famed Potala Palace in Lhasa as well as two other temples in Tibet has resumed according to Chinese state-run media reports Friday.

Xinhua said efforts to restore the Potala, the traditional winter palace of the Dalai Lama, and the summer palace called Norbulingka, both located in the Tibetan capital city of Lhasa, resumed last week after a four month hiatus for the winter season.
Work also started again at the eleventh century Sagya Lamasery located approximately 70 miles outside the city of Shigatse in southwestern Tibet. The site is known for its collection of Buddhist scriptures written in the Tibetan, Mongolian and Sanskrit languages.
In June 2002 Chinese authorities in Beijing earmarked $40 million dollars for maintenance and renovation at the three sites.
The Tibet Autonomous Region, as it is officially known in China, came under communist control in 1951.
Many of Tibet's temples and monasteries were irreparably damaged during the Mao Zedong-inspired Cultural Revolution of the 1960s and 1970s.

http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=4,929,0,0,1,0
No.0194
Những hang động Chùa Chiền tại Đôn Hoàng

Đôn Hoàng có 492 hang động, với 45,000 thước vuông những bức họa được vẽ trên vách đá, 2,415 tranh tượng và 5 mái hiên kiến trúc bằng gỗ được treo gie ra trong những hang động.

Những thạch động Mogao chứa những đựng những bức tranh vẽ vô giá, nhiều nghệ thuật điêu khắc chạm trỗ, khoảng 50,000 kinh Phật hiếm qúi, những tài liện liên quan đến lịch sử, những thánh tích khác mà đầu tiên đã lôi cuốn thế giới vào đầu thế kỷ thứ 19.

Đôn Hoàng là ốc đảo trong trung tâm Trung quốc phía tây của Trường An, kinh đô cũ của nước Trung Hoa.

Phía Tây của Đôn Hoàng năm trên sa mạc Taklamakan. Con đường tơ lụa chạy ngang qua từ phía Tây tạo thành một biên giới của sa mạc mà nơi đó có rất nhiều ốc đảo.

Đôn Hoàng trước kia là một thị trấn nơi đó có hai nhánh của con đường tơ lụa tạo thành hai con đường tới kinh đô của Trung Hoa.

Những hang động chùa gần thị trấn của Đôn Hoàng cũ thi` người ta cho rằng nơi đó là nơi triển lẫm nghệ thuật Phật giáo đặc biệt nhất trên thế giới; triễn lãm những bức vẽ trên tường có giá trị đặc sắc và những tác phẩm điêu khắc bằng chất vữa thi` không nằm trong những sưu tầm được từ nguồn gốc nhưng nó đã được tạo nên từ gần một ngàn năm. Thêm nữa, một động đặc biệt chứa đựng kinh sách như một thư viện đã đóng lại bằng dấu niêm phong, trong đó chứa đựng những kinh sách đạo Phật, những giấy tờ tài liệu, những bức tranh lụa và những khúc gỗ in, nó thi` phản ảnh những liên hệ giữa các tông phái Phật giáo chính của cả hai trung tâm Á Châu và đế quốc Trung hoa.

Thạch động Mogao của Đôn Hoàng, được nhiều người biết tới như là một hang có con số hàng ngàn tượng Đức Phật được khắc vào vách đá trải dài khoản 1,600 meters dọc theo miền đông của ngọn đồi Mingsha 25 km đông nam của Đôn Hoàng.

Triều đại nhà Đường được ghi nhận rằng hang động thứ nhất trong thạch động Mogao đã được làm vào năm 366 trước Tây lịch. Vào năm 1987 cơ quan UNESCO đã ghi nhận thạch động Grottoes là một di sản của thế giới.

Theo sự nhận định của những nhà khảo cổ, thi` nó là nơi chứa những nghệ thuật của Phật Giáo lớn nhất và tuyệt vời trên thế giới.

Rất nhiều sảnh đường, tháp, chùa, đền thờ, lâu đài, những thị trấn và cầu cống được vẽ trên tường đã cung cất những tài liệu giá trị cho sự học hỏi về nghệ thuật kiến trúc của Trung Hoa. Những bức tranh khác mô tả sự biểu diễn âm nhạc Trung Hoa và ngoại quốc, nhảy đầm và nhào lộn trên không.

“Hang để giự trữ Kinh sách” được kiếm thấy bởi vị Tăng sĩ phái Tào Động Wang Yuanlu vào năm 1900. Hang chứa trên 50,000 kinh Phật, văn kiện, tài liệu và những bức tranh của thời điểm từ thế kỷ thứ 4 cho đến thế kỷ thứ 11. Nó là một vùng khảo cổ quan trọng đáng kể nhất được ti`m thấy tại Trung Hoa. Những thánh tích qúi giá này thi` có giá trị về lịch sử và khoa học rất lớn.

Minh Hạnh dịch

Dunhuang Caves In China

Dunhuang has 492 caves, with 45,000 square meters of frescos, 2, 415 painted statues and five wooden eaves overhanging the caves

The Mogao Grottoes contain priceless paintings, sculptures, some 50,000 Buddhist scriptures, historical documents, textiles, and other relics that first stunned the world in the early 1900s.

Dunhuang is an oasis town in Chinese Central Asia west of Xian, a former capital of China.

To the west of Dunhuang lies the Taklamakan Desert. The silk road coming from the west split to follow the northern and southern borders of the desert where there were many small oases.

Dunhuang was the town where the two branches of the silk road rejoined for the final leg into China's capital.

The cave-temples near the town of Dunhuang form what is arguably the world's most extraordinary gallery of Buddhist art: a gallery whose magnificent mural paintings and stucco sculptures were not collected from distant sources but were created in situ over a period of nearly a thousand years. Moreover, one particular cave contained a sealed library whose contents, consisting of written documents, silk paintings and woodblock prints, reflect contacts with every major Buddhist centre of both Central Asia and the Chinese empire.

The Mogao Grottoes of Dunhuang, popularly known as the Thousand Buddha Caves, were carved out of the rocks stretching for about 1,600 meters along the eastern side of the Mingsha Hill, 25 km southeast of Dunhuang.

A Tang Dynasty inscription records that the first cave in the Mogao Grottoes was made in 366 A.D. The United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization (UNESCO) listed the Mogao Grottoes on the World Heritage List in 1987.

According to archaeologists, it is the greatest and most consummate repository of Buddhist art in the world.

Many pavilions, towers, temples, pagodas, palaces, courtyards, towns and bridges in the murals provide valuable materials for the study of Chinese architecture. Other paintings depict Chinese and foreign musical performances, dancing and acrobatics.

The 'Cave for Preserving Scriptures', was discovered by a Taoist monk Wang Yuanlu in 1900. The cave contains more than 50,000 sutras, documents and paintings covering a period from the 4th to the 11th centuries. It was one of China's most significant archaeological finds. These precious relics are of great historical and scientific value.

http://www.crystalinks.com/chinacaves.html
No.0193
Đông Lâm tự, nơi tu dưỡng tinh thần

Shanghai Daily news, March 21, 2005


Shanghai, China --Nằm khép mình dọc theo một hương lộ trong thị trấn Zhujing, huyện Kim Sơn, chùa Đông Lâm là một địa điểm lý tưởng để phục hồi năng lượng tâm linh.
Với tường ngoài màu trắng và mái ngói đen chìa ra, ngôi chùa có thể được nhận dạng từ đằng xa. Ngay khi bước vào khuôn viên ngôi chùa, người ta sẽ chú ý đến sự khác biệt của nó và những ngôi miếu, đền khác trong thành phố. Không có đám đông, không có khách hành hương náo nhiệt, chỉ có vài tu sĩ lui tới một cách an bình quanh chùa. Ngôi tự viện nhỏ bé, đơn giản là một nơi lý tưởng để tu tập thiền định tịch tĩnh.

Được xây dựng năm 1308 vào Triều đại nhà Nguyên, ngôi chùa có 700 năm lịch sử này đầy những biến cố thăng trầm. Theo lời của vị trụ trì, Đông Lâm là ngôi tự viện cổ kính linh thiêng có ảnh hưởng rộng rãi nhất tại Jinshan. Một con số đáng kể Phật tử thuần thành quy ngưỡng tại chùa. Thế kỷ trước, Đông Lâm lên tới cao điểm gần 1000 tu sĩ tu tập nơi đấy.

Đáng tiếc, một số lớn điện, các bị hư hoại sau đấy và ngôi tự viện phải đóng cửa trong thời kỳ Cách Mạng Văn Hoá (1966-1976). Điện Quan Âm được tái tạo vào năm 1829, là kiến trúc Phật Giáo Thanh Triều duy nhất được bảo tồn theo hình thức nguyên thuỷ của nó . Ngôi điện được gìn giữ như là một di tích văn hoá bởi Sở Quản Lý Di Sản Văn Hoá thành phố TH .

Khoảng 10 năm trước, tín đồ trong vùng kêu gọi chính quyền sở tại cho phép ngôi chùa hoạt động lại, sự việc kéo dài một thời gian nhưng cuối cùng thì đồ chúng cũng được toại nguyện. Sau khi công việc chỉnh trang hoàn tất, ngôi chùa chính thức hoạt động lại vào năm 2002. Công trình chỉnh trang chu vi 0.35 hectares được tài trợ bởi ngân quỹ chính quyền sở tại và sự đóng góp của Phật tử .
Quan Âm Điện hay còn là Đại Điện được trần thiết theo kiểu mẫu Thanh Triều với tường đỏ và mái ngói chìa đen cong lên. Một cặp Sư tử đá - thiện thần hộ pháp trong Đạo Phật- đặt hai bên lối đi vào điện.
Quan Âm Điện là trung tâm chính để mọi người bái sám, tụng niệm mỗi ngày, từ chư tăng cho đến tín đồ. Mỗi tôn tượng trong điện nhắc nhở sự phát triển trí tuệ và tâm linh tỉnh giác trong mỗi chúng ta.

Một tượng cẩm thạch Nam Hải Quan Âm màu trắng được thờ phụng chính giữa điện. Đứng trên Liên Đài, pho tượng Quan Âm cao 9 mét cầm bình tịnh thuỷ và nhành dương liễu trong tay. Hương đăng được bày biện trước pho tượng.

Bồ Tát Quan Âm là một biểu tượng của từ bi đối với . Phật tử tin rằng Bà có thể cứu khổ, giải nạn cho quần sanh. Pho tượng nhắc nhở khách viếng ban rãi lòng bi mẫn trong ứng xử với nhân quần, xã hội . Một điểm nổi bật khác trong đại điện là các pho tượng Thập Bát La Hán bằng đá bày trí theo vách tường đông và tây. Các đường nét nghệ thuật trên pho tượng làm nổi bật sự chú ý của ta. Thập Bát La Hán là sự biểu hiện nhiều dạng thức năng lực siêu nhiên khác nhau trong Phật Pháp.

Có một chiếc chuông đồng treo trên xà ngang ở phía đông nam đại sảnh, có thể nghe được tiếng chuông từ khoảng cách rất xa. Theo lời viện chủ, lễ khai chuông đầu năm trong đêm giao thừa đã thu hút 10,000 người - Tất cả hy vọng phước lộc trong năm mới. Khách viếng cũng có thể tìm thấy vài bức kệ ngôn trên tường . Bức nổi tiếng nhất được viết bởi danh tăng Hoa Đình Thuyền Tử đời Đường (618-907 AD).

Vị trụ trì cũng nói thêm rằng ngôi chùa sẽ được khuếch trương trong thời gian không lâu. Kế hoạch tương lai bao gồm việc xây dựng một Quan Âm Các cao 37 mét, một Thích Ca Mâu Ni Điện, một Ngọc Hoàng Điện và một điện cho Đức Phật trong Tam Giới. Công trình xây dựng đồ án 1.36 hectares đất được dự trù hoàn tất trong hai năm.
(Bản dịch Hạt Cát)


Buddhist temple a tranquil retreat

Shanghai Daily news, March 21, 2005

Shanghai, China -- Tucked down a long alley in Zhujing Town, Jinshan District, Donglin Temple is a wonderful place to recharge your spiritual batteries.
With its white exterior walls and black-tiled eaves, the temple is easily recognizable from a distance. Upon entering its confines, one may notice Donglin is different from other Buddhist shrines in the city. There are no crowds, no noisy pilgrims, only a few monks walking peacefully around the temple. The small, simple temple is a place for tranquil retreat and quiet meditation.

Constructed in 1308 during the Yuan Dynasty (1271-1368), the temple's 700 year history is full of ups and downs. According to temple abbot Da Yuan, Donglin was the oldest and the most influential holy place in Jinshan. A significant number of pious Buddhists worshipped at the temple. A century ago, Donglin reached its apex with nearly 1,000 monks living within its walls.

Unfortunately, a number of halls were demolished afterwards and the temple was even closed during the Cultural Revolution (1966-1976). Guanyin Hall, reconstructed in 1829, is the only Qing Dynasty (1644-1911) style Buddhist complex remaining in the temple that still preserves its original semblance. The hall was protected as a cultural site in 1987 by the Shanghai Municipal Administration of Cultural Heritage.

About 10 years ago, worshipers in the area called on the district government to reopen the temple. It took a while but eventually the worshipers got their wish.
After renovation work was completed, the temple was officially reopened to the public in 2002. The renovation project, which involved an area of 0.35 hectares, was financed by the district government and donations from Buddhists.

Guanyin Hall, or the grand hall, is typical of Qing style decor with red walls and black-tiled roofs with upturned eaves. A pair of stone lions - powerful protectors in Buddhism - guard the hall's entrance.
Guanyin Hall is the central place of worship where monks and Buddhists pray and participate in sutra chants every day. Each statue in the hall serves to inspire wisdom and spiritual awakening in each of us.
A white marble statue of Nanhai Guanyin, or Guanyin of the South Sea, is enshrined in the center of the hall. Standing on a lotus throne, the nine-meter statue of Guanyin holds a holy vase with willow branches in her hand. Customary candle holders and incense burners sit in front of the statue.

Guanyin is a beloved deity among ordinary worshipers. They believe she is able to save people from suffering and to eliminate obstacles. The statue is a reminder for visitors to apply compassion when dealing with people, their surroundings and the world.
Another highlight in the hall is the blue stone statues of the Eighteen Arhats (Luohan) arranged on the east and west walls. The attention to detail in the craftsmanship is striking. The Eighteen Arhats possess various supernatural powers in Buddhism.

In the southeast of the hall, a bronze bell is hung from a beam. It is said when the bell is struck, it can be heard far away. According to Da Yuan, the bell-tolling celebration on New Year's Eve attracts about 10,000 people - all hoping for good luck in the New Year.
Visitors will also find several pieces of tablet inscriptions displayed on the temple walls. The most famous is one written by well-known monk Chuan Zi during the Tang Dynasty (618-907 AD).
Da Yuan said the temple will be expanded soon. Future plans include the construction of a 37-meter Guanyin Pavilion, a Sakyamuni Hall, a Heavenly King Hall, and a Hall for the Buddhas of the Three Worlds.
The construction project, which involves an area of 1.36 hectares, is expected to be completed within two years.