<body><script type="text/javascript"> function setAttributeOnload(object, attribute, val) { if(window.addEventListener) { window.addEventListener('load', function(){ object[attribute] = val; }, false); } else { window.attachEvent('onload', function(){ object[attribute] = val; }); } } </script> <div id="navbar-iframe-container"></div> <script type="text/javascript" src="https://apis.google.com/js/platform.js"></script> <script type="text/javascript"> gapi.load("gapi.iframes:gapi.iframes.style.bubble", function() { if (gapi.iframes && gapi.iframes.getContext) { gapi.iframes.getContext().openChild({ url: 'https://www.blogger.com/navbar.g?targetBlogID\x3d10127388\x26blogName\x3dTin+T%E1%BB%A9c+Ph%E1%BA%ADt+Gi%C3%A1o\x26publishMode\x3dPUBLISH_MODE_BLOGSPOT\x26navbarType\x3dBLUE\x26layoutType\x3dCLASSIC\x26searchRoot\x3dhttps://roomdieuphap.blogspot.com/search\x26blogLocale\x3dvi_VN\x26v\x3d2\x26homepageUrl\x3dhttp://roomdieuphap.blogspot.com/\x26vt\x3d-3702944493927259419', where: document.getElementById("navbar-iframe-container"), id: "navbar-iframe" }); } }); </script><!-- --><div id="flagi" style="visibility:hidden; position:absolute;" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><div id="flagtop"></div><div id="top-filler"></div><div id="flagi-body">Notify Blogger about objectionable content.<br /><a href="http://help.blogger.com/bin/answer.py?answer=1200"> What does this mean? </a> </div></div><div id="b-navbar"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-logo" title="Go to Blogger.com"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/logobar.gif" alt="Blogger" width="80" height="24" /></a><div id="b-sms" class="b-mobile"><a href="sms:?body=Hi%2C%20check%20out%20Thong%20Bao%20at%20trangthongbao.blogspot.com">Send As SMS</a></div><form id="b-search" name="b-search" action="http://search.blogger.com/"><div id="b-more"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-getorpost"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_getblog.gif" alt="Get your own blog" width="112" height="15" /></a><a id="flagButton" style="display:none;" href="javascript:toggleFlag();" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif" name="flag" alt="Flag Blog" width="55" height="15" /></a><a href="http://www.blogger.com/redirect/next_blog.pyra?navBar=true" id="b-next"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_nextblog.gif" alt="Next blog" width="72" height="15" /></a></div><div id="b-this"><input type="text" id="b-query" name="as_q" /><input type="hidden" name="ie" value="UTF-8" /><input type="hidden" name="ui" value="blg" /><input type="hidden" name="bl_url" value="trangthongbao.blogspot.com" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_this.gif" alt="Search This Blog" id="b-searchbtn" title="Search this blog with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value='trangthongbao.blogspot.com'" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_all.gif" alt="Search All Blogs" value="Search" id="b-searchallbtn" title="Search all blogs with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value=''" /><a href="javascript:BlogThis();" id="b-blogthis">BlogThis!</a></div></form></div><script type="text/javascript"><!-- var ID = 10977212;var HATE_INTERSTITIAL_COOKIE_NAME = 'dismissedInterstitial';var FLAG_COOKIE_NAME = 'flaggedBlog';var FLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/flag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var UNFLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/unflag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var FLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif';var UNFLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/unflag.gif';var ncHasFlagged = false;var servletTarget = new Image(); function BlogThis() {Q='';x=document;y=window;if(x.selection) {Q=x.selection.createRange().text;} else if (y.getSelection) { Q=y.getSelection();} else if (x.getSelection) { Q=x.getSelection();}popw = y.open('http://www.blogger.com/blog_this.pyra?t=' + escape(Q) + '&u=' + escape(location.href) + '&n=' + escape(document.title),'bloggerForm','scrollbars=no,width=475,height=300,top=175,left=75,status=yes,resizable=yes');void(0);} function blogspotInit() {initFlag();} function hasFlagged() {return getCookie(FLAG_COOKIE_NAME) || ncHasFlagged;} function toggleFlag() {var date = new Date();var id = 10977212;if (hasFlagged()) {removeCookie(FLAG_COOKIE_NAME);servletTarget.src = UNFLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = false;} else { setBlogspotCookie(FLAG_COOKIE_NAME, 'true');servletTarget.src = FLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = true;}} function initFlag() {document.getElementById('flagButton').style.display = 'inline';if (hasFlagged()) {document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;} else {document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;}} function showDrop() {if (!hasFlagged()) {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'visible';}} function hideDrop() {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'hidden';} function setBlogspotCookie(name, val) {var expire = new Date((new Date()).getTime() + 5 * 24 * 60 * 60 * 1000);var path = '/';setCookie(name, val, null, expire, path, null);} function removeCookie(name){var expire = new Date((new Date()).getTime() - 1000); setCookie(name,'',null,expire,'/',null);} --></script><script type="text/javascript"> blogspotInit();</script><div id="space-for-ie"></div>

 

Thứ Sáu, tháng 7 15, 2005

No 0412 (DuongTieu Suu Tam)

Cung Nghinh Xá Lợi Phật và Chư Tổ Tại Hamburg, Ðức Quốc
Ngày 20.07 – 24.07.2005

Giờ 10-18hTại Museum für Vưlkerkunde (U-Bahn Hallerstrasse)Rothenbaumchausee 64, 20148 Hamburg

Xá Lợi là gì?

Theo sự giải thích của các Thầy Tây Tạng, Xá Lợi là sự kết tinh kỳ diệu của sự thành đạt tâm linh, của sự phát triển tột cùng của hạnh từ bi và trí tuệ. Xá Lợi có những hình dạng như những viên ngọc trai hay đá quí nhiều màu sắc, thu nhặt được từ tro cốt của các bật Đại Sư sau lễ Trà Tỳ.Ích lợi gì cho những người chiêm bái?Vì là kết tinh của sự thành đạt tâm linh, nên, như lời dạy của Lạt Ma Zopa Rinpoche, “mỗi phần nhục thân và Xá Lợi của các Ngài chứa đựng một năng lực mầu nhiệm có thể làm căn lành tăng trưởng và nghiệp ác giải trừ“. Vì thế, Xá Lợi có năng lực cảm hóa tâm người, phát triển lòng bác ái trong nội tâm của những ai có cơ duyên được chiêm bái Xá Lợi. Phật đã từng dạy rằng có bốn nơi chốn đặc biệt: “nơi ta được sanh ra, nơi ta giác ngộ, nơi ta thuyết pháp và nơi ta nhập diệt. Sự thăm viếng một trong bốn nơi chốn này giống như sự gặp gỡ với chính bản thân ta.“ Vậy thì khi chiêm ngưỡng Xá Lợi cũng tương tợ như thế. Người Phật Tử như được nhắc nhở và sách tấn trên bước đường tu tập để đạt được sự hài hòa giữa thân, khẩu và ý.Bộ sưu tập Xá Lợi vô cùng trân quí gồm 1000 Xá Lợi của Đức Phật Thích Ca, của các đệ tử lớn của Ngài và của nhiều vị thánh tăng Ấn Độ, Trung Quốc và Tây Tạng. Một số Xá Lợi đã được bí mật lấy đi từ những pho tượng bị phá hủy ở Tây Tạng, và những bảo tháp, nơi an vị của những Xá Lợi hàng ngàn năm trước. Một số khác được Ngài Đạt Lai Lạt Ma và các Chùa trao tặng.Danh từ Xá Lợi không phải là xa lạ đối với người Á Châu. Người con Phật vẫn thường nghe nói đến Xá Lợi Phật, và của Chư Tổ. Không phải ai cũng có đủ duyên lành được chiêm ngưỡng Xá Lợi. Thường, Xá Lợi của các Ngài chỉ được an vị trong các tượng Phật hay bảo tháp của các Chùa, không mấy khi được trưng bày cho công chúng chiêm bái. Cho nên đây là dịp may hiếm có một lần trong đời của chúng ta. Bên cạnh Xá Lợi của đức Phật và chư Tổ, các hội đoàn sẽ cùng vui mừng tổ chức cuộc triễn lãm văn hóa Á Châu của tám nước: Nhật Bản, Đại Hàn, Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ, Tây Tạng, Đài Loan và Tích Lan, vì niềm vui lớn: Đức Phật và chư Tổ đến Hamburg.Cuộc triển lãm Xá Lợi tại Hamburg nằm trong dự án tổ chức của những cuộc triển lãm trên khắp thế giới kéo dài cho đến năm 2008. Sau đó, tất cả Xá Lợi sẽ được vĩnh viễn an vị vào Tâm Bảo Điện của pho tượng Di Lặïc bằng đồng cao 152 thước. Pho tượng này là trọng tâm của “Dự Án Di Lặïc“ (www.maitreyaproject.org) dự trù được hoàn tất vào năm 2006 tại Kushinagar, Bắc ấn Độ, nơi Đức Thích Ca nhập diệt hơn 2500 năm trước. Đây là biểu tượng của lòng Bác Ái, một thông điệp của lòng Từ Bi và Hòa Bình. Công trình đúc tượng Phật Di Lặc sẽ bao gồm cả thiền tự, phòng triển lãm, viện bảo tàng, thư viện, cơ sở giáo dục và y tế phục vụ cộng đồng sẽ được thiết kế một cách hoàn hảo để có thể tồn tại ít nhất một ngàn năm để phụng sự công trình tâm linh trong suốt thời gian ấy. Một công trình qui mô như thế đòi hỏi phải có sự đóng góp lớn về công, sức và tài chánh. Vì thế “Dự Án Di Lạc “ hoan hỷ đón nhận sự đóng góp tịnh tài của tất cả mọi người, góp phần công đức vô cùng quí báu vào một công trình đem lại lợi ích tâm linh vững bền cho nhân loại.Xin xem chương trình trên mạng: www.maitreyaproject-hamburg.de
Spendenkonto Maitreya Projekt Hamburg:KontoNr: 961 989 209 Bankleitzahl: 200 100 20


No. 0411 (Hạt Cát dịch)

Bất cứ ai cũng có thể giác ngộ.

Ðó là lời của Sư trụ trì Chùa Nguyên Thủy Thái Lan tại Florida.
14 Jul 2005

By Jason Holland News-Gazette Staff Writer

Nằm nép mình cách biệt với xa lộ Old Vineland bận rộn xe cộ, Chùa Florida Dhammaram là một nơi tĩnh mịch tôn nghiêm.

Ðón tiếp từ tín chúng lâu đời cho đến những người mới tới thuộc bất cứ sắc dân nào nhiệt tâm học hỏi, ngôi chùa hướng dẫn Phật tử theo truyền thống Theravada, hệ phái nguyên thủy của Phật Giáo. Phật tử Theravada nhìn nhận niềm tin của mình gần gũi nhất với giáo lý nguyên thủy mà Ðức Phật thuyết giảng, người sau khi giác ngộ, đã khai mở một con đường cho bất cứ ai muốn thoát khỏi sanh tử luân hồi chứng đạt Niết Bàn.

Lý do ngôi chùa được xây dựng là để phục vụ di dân Phật tử, nhưng theo lời của Sư Wijtitrdhammapani, vị trụ trì từ tháng Tư năm 1993, ngôi chùa cũng cống hiến sự tốt lành đến tâm thức của toàn thể cộng đồng bằng cách mở rộng cánh cửa cho tất cả những ai không phải Phật tử nhiệt tâm tìm hiểu.

“Bất cứ ai cũng có thể chứng đạt giác ngộ, nhưng chỉ có một con đường là phải qua hành trì giới luật, giáo lý Phật pháp”. Vị Sư trụ trì 47 tuổi, đến từ Thái Lan và là tu sĩ hơn 30 năm đã nói như trên. Sư nói thêm “Bất cứ ai cũng có thể thực hành giống như Ðức Phật và theo đuổi giáo lý của Ngài”.

Khuôn viên ngôi chùa đã khuếch trương thêm kể từ khi mở cửa năm 1993, ngoài ngôi chính điện, còn có vài cơ sở nhỏ chung quanh như tháp thờ, tịnh thất cho 8 tu sĩ và trụ trì, một trung tâm văn hóa Thái Lan và trai đường.

Sư Wijtirtdhammapani nói “Chúng tôi bắt đầu bằng con số không”
Một chi nhánh Phật giáo tại Thái Lan đã kêu gọi quyên góp tài chánh để xây dựng ngôi chùa. Ða số các công trình nghệ thuật và tôn tượng tại chùa đến từ Thái Lan.

Bên trong ngôi chùa, phía tay phải pho tượng Phật là một màn ảnh truyền hình to tướng và một máy điện não (computer) cá nhân. Những tiện nghi hiện đại này, vật được xem là phương tiện giảng dạy, thiết trí bên cạnh những bức tranh miêu tả chi li nhấn mạnh đến những giai đoạn quan trọng trong lịch sử Ðức Phật và những điểm then chốt của giáo lý.

Như là một phần của truyền thống, thành viên của cộng đồng thay phiên nhau dâng cúng thực phẩm cho chư Tăng mỗi ngày, đồng thời đảm trách những công việc trong khuôn viên ngôi chùa. Trung tâm văn hóa thành lập cho thiếu nhi trong các gia đình Thái, những ai nhiệt tình trong việc tiếp tục giữ gìn truyền thống của họ trên đất nước Hoa Kỳ.

Chavalit, một cư dân vùng Apoka, là thành viên một gia đình đến từ Thái Lan, đã tình nguyện làm việc tại chùa trong 12 năm qua, một Phật tử thuần thành, ông ta nói “Những ngày nghỉ và Chủ Nhật tôi làm việc tại đây”.

Chùa mở cửa bảy ngày trong tuần. Thời khóa biểu tụng niệm nhật hành của chư tăng được sắp xếp ổn định và chủ nhật là ngày dành phục vụ cộng đồng với thời thuyết pháp của Sư trụ trì. Trải qua những tháng, năm , nhiều lễ hội đặc biệt đã được cử hành, thu hút một số quan khách là yếu nhân, ví dụ như tháng Tư vừa rồi, lãnh đạo tôn giáo cao cấp tại Thái Lan đã đến viến thăm vào dịp lễ kỷ niệm 12 năm thành lập chùa.

Vào ngày 24 tháng 7, Phật tử các nơi sẽ tổ chức lễ hội Asalha Puja hoặc là ngày Pháp Bảo để kỷ niệm ngày Ðức Phật chuyển pháp luân và thành lập Tăng Ðoàn, đồng thời cũng là ngày bắt đầu truyền thống an cư kiết hạ.


Tu viện cũng thường xuyên đón tiếp những cuộc viếng thăm của các lớp học từ những Ðại học địa phương như University of Central Florida, Valencia Community College and Rollins College. Rất nhiều sinh viên đã tự mình trở lại chùa, cũng giống như những người Tây phương khác, nhiều người hứng thú với thiền định truyền thống và kỹ thuật thư giản, nhưng đó chỉ là một phần của tiến trình và nhiều người đã tiếp tục tìm hiểu sâu xa hơn về giáo lý Phật giáo qua sự hướng dẫn của chư tăng hoặc qua kinh điển.

Sư trụ trì cho biết thời gian qua đã có hai tu sĩ người Mỹ trú ngụ tại đây và hiện nay thì hai vị này đã sang Thái Lan tu học. Cũng theo Sư trụ trì, Wat Florida Dhammaram là một trong năm ngôi chùa truyền thống nguyên thủy tại Florida. Có tất cả là 44 chùa nguyên thủy trên nước Mỹ.


Any person can achieve enlightenment,Temple serves immigrants, others

14 Jul 2005

By Jason Holland News-Gazette Staff Writer
Away from the din of traffic and tucked away on Old Vineland Road off U.S. Highway 192, the Wat Florida Dhammaram Buddhist temple is a sanctuary.

Open to longtime worshippers and those newcomers of any nationality eager to learn, the temple serves followers of Theravada Buddhism, one of the main branches of the religion. Theravada Buddhists consider their faith closest to the original teachings of the Buddha, who, after his enlightenment, laid down a path for anyone in the world to escape the cycle of rebirth and reach Nirvana.

Theravada Buddhists are mostly concentrated in Thailand, Vietnam, Laos, Cambodia and Sri Lanka.

One reason for building the temple was to serve immigrants who were Buddhists, but according to Phra Wijtitrdhammapani, the abbot of the onsite monastery since its opening in April 1993, it also was intended to contribute to the spiritual health of the entire community by being available to non-Buddhists eager to learn.

Any person can achieve enlightenment, but the only way is through practicing Buddhist principles, said the 47-year old abbot, who is from Thailand and who has been a monk for more than 30 years.

“Anybody can practice like the Buddha and follow the teaching,” said Wijtitrdhammapani.

Buddhism is not a proselytizing religion. The monks at the temple who are dedicated to instructing lay people wait for those with the inclination to come to them.

The temple compound has grown since the main temple opened in 1993 to include several outbuildings containing smaller shrines, as well as living quarters for the eight monks and the abbot, a Thai cultural center and kitchen facilities.

“We started from nothing, one building,” said Wijtitrdhammapani.

A Buddhist sect in Thailand raised funds to bring about the temple’s construction. Much of the artwork and many of the statues at the temple came from Asia.

But it is not a primitive sanctuary as many unfamiliar with Buddhism’s precepts might assume.

Wijtitrdhammapani carries a cell phone and inside the temple, to the right of the large Buddha statue, are a big screen television and personal computer. These modern conveniences, which serve as teaching tools, sit alongside incredibly detailed paintings that highlight moments in Buddhist history and illustrate themes of the religion’s scripture and belief. Stocked with multimedia presentations designed to educate visitors unfamiliar with Buddhist thought, the devices translate the language and visual story of each painting into a form even accessible by children.

As part of tradition, members of the community cook for the monks, rotating the responsibility daily; they also perform other work around the compound. The cultural center is open to children from Thai families who are eager to pass on their heritage in the United States.

Chavalit Richard Vejmaneesri, an Apopka resident whose family is from Thailand, has volunteered at the temple for the past 12 years.

“On my day off and Sunday I work there,” said Vejmaneesri, who considers himself a devout Buddhist.

The temple is open seven days a week. There is a regular schedule of chanting by the monks each day and on Sundays there is a service for the community, complete with a sermon from the abbot. Throughout the year, special festivals and holidays are celebrated, many attracting important visitors. Last April, for example, high-ranking religious leaders from Thailand visited the temple for its 12th anniversary.

Buddhists on July 24 will celebrate Asalha Puja, or Dhamma Day, to remember the founding of Buddhism as a religion and the establishment of the Sangha, or community of monks. The date also is the beginning of Khao-phansa, a traditional time of retreat for monks and a time when many male lay believers temporarily join a monastery.

The monastery also hosts frequent class visits from local colleges such as the University of Central Florida, Valencia Community College and Rollins College.

Many of those students return on their own, said Wijtitrdhammapani. Along with other Westerners, many are interested initially in the traditional meditation and relaxation techniques. But that is just part of the process and many go on to learn more in-depth Buddhist teachings through information passed on by the monks or through study of scripture.

The abbot also said that in the past, two American monks have lived at the monastery. They went on to study further in Thailand.

According to Wijtitrdhammapani, Wat Florida Dhammaram is one of five Theravada Buddhist temples in Florida. There are 44 in the United States.

The temple is located at 2421 Old Vineland Road in Kissimmee. For more information visit www.watflorida.org.
http://feeds.bignewsnetwork.com/redir.php?jid=38f788df6bb49aba&cat=f97ff7b11934dbb6