<body><script type="text/javascript"> function setAttributeOnload(object, attribute, val) { if(window.addEventListener) { window.addEventListener('load', function(){ object[attribute] = val; }, false); } else { window.attachEvent('onload', function(){ object[attribute] = val; }); } } </script> <div id="navbar-iframe-container"></div> <script type="text/javascript" src="https://apis.google.com/js/platform.js"></script> <script type="text/javascript"> gapi.load("gapi.iframes:gapi.iframes.style.bubble", function() { if (gapi.iframes && gapi.iframes.getContext) { gapi.iframes.getContext().openChild({ url: 'https://www.blogger.com/navbar.g?targetBlogID\x3d10127388\x26blogName\x3dTin+T%E1%BB%A9c+Ph%E1%BA%ADt+Gi%C3%A1o\x26publishMode\x3dPUBLISH_MODE_BLOGSPOT\x26navbarType\x3dBLUE\x26layoutType\x3dCLASSIC\x26searchRoot\x3dhttps://roomdieuphap.blogspot.com/search\x26blogLocale\x3dvi_VN\x26v\x3d2\x26homepageUrl\x3dhttp://roomdieuphap.blogspot.com/\x26vt\x3d-3702944493927259419', where: document.getElementById("navbar-iframe-container"), id: "navbar-iframe", messageHandlersFilter: gapi.iframes.CROSS_ORIGIN_IFRAMES_FILTER, messageHandlers: { 'blogger-ping': function() {} } }); } }); </script><!-- --><div id="flagi" style="visibility:hidden; position:absolute;" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><div id="flagtop"></div><div id="top-filler"></div><div id="flagi-body">Notify Blogger about objectionable content.<br /><a href="http://help.blogger.com/bin/answer.py?answer=1200"> What does this mean? </a> </div></div><div id="b-navbar"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-logo" title="Go to Blogger.com"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/logobar.gif" alt="Blogger" width="80" height="24" /></a><div id="b-sms" class="b-mobile"><a href="sms:?body=Hi%2C%20check%20out%20Thong%20Bao%20at%20trangthongbao.blogspot.com">Send As SMS</a></div><form id="b-search" name="b-search" action="http://search.blogger.com/"><div id="b-more"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-getorpost"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_getblog.gif" alt="Get your own blog" width="112" height="15" /></a><a id="flagButton" style="display:none;" href="javascript:toggleFlag();" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif" name="flag" alt="Flag Blog" width="55" height="15" /></a><a href="http://www.blogger.com/redirect/next_blog.pyra?navBar=true" id="b-next"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_nextblog.gif" alt="Next blog" width="72" height="15" /></a></div><div id="b-this"><input type="text" id="b-query" name="as_q" /><input type="hidden" name="ie" value="UTF-8" /><input type="hidden" name="ui" value="blg" /><input type="hidden" name="bl_url" value="trangthongbao.blogspot.com" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_this.gif" alt="Search This Blog" id="b-searchbtn" title="Search this blog with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value='trangthongbao.blogspot.com'" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_all.gif" alt="Search All Blogs" value="Search" id="b-searchallbtn" title="Search all blogs with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value=''" /><a href="javascript:BlogThis();" id="b-blogthis">BlogThis!</a></div></form></div><script type="text/javascript"><!-- var ID = 10977212;var HATE_INTERSTITIAL_COOKIE_NAME = 'dismissedInterstitial';var FLAG_COOKIE_NAME = 'flaggedBlog';var FLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/flag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var UNFLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/unflag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var FLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif';var UNFLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/unflag.gif';var ncHasFlagged = false;var servletTarget = new Image(); function BlogThis() {Q='';x=document;y=window;if(x.selection) {Q=x.selection.createRange().text;} else if (y.getSelection) { Q=y.getSelection();} else if (x.getSelection) { Q=x.getSelection();}popw = y.open('http://www.blogger.com/blog_this.pyra?t=' + escape(Q) + '&u=' + escape(location.href) + '&n=' + escape(document.title),'bloggerForm','scrollbars=no,width=475,height=300,top=175,left=75,status=yes,resizable=yes');void(0);} function blogspotInit() {initFlag();} function hasFlagged() {return getCookie(FLAG_COOKIE_NAME) || ncHasFlagged;} function toggleFlag() {var date = new Date();var id = 10977212;if (hasFlagged()) {removeCookie(FLAG_COOKIE_NAME);servletTarget.src = UNFLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = false;} else { setBlogspotCookie(FLAG_COOKIE_NAME, 'true');servletTarget.src = FLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = true;}} function initFlag() {document.getElementById('flagButton').style.display = 'inline';if (hasFlagged()) {document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;} else {document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;}} function showDrop() {if (!hasFlagged()) {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'visible';}} function hideDrop() {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'hidden';} function setBlogspotCookie(name, val) {var expire = new Date((new Date()).getTime() + 5 * 24 * 60 * 60 * 1000);var path = '/';setCookie(name, val, null, expire, path, null);} function removeCookie(name){var expire = new Date((new Date()).getTime() - 1000); setCookie(name,'',null,expire,'/',null);} --></script><script type="text/javascript"> blogspotInit();</script><div id="space-for-ie"></div>

 

Thứ Hai, tháng 3 27, 2006

No. 0834 ( DD Nguyên Tạng)

NHÀ VĂN LEO TOLSTOY VÀ ĐẠO PHẬT

Leo Tolstoy (1828-1910) là một bá tước, nhà thơ, nhà văn, nhà tư tưởng người Nga nổi tiếng và được kính trọng trên khắp thế giới qua tác phẩm Chiến tranh và hòa bình (War and Peace), và học thuyết mang chính tên ông_ Học thuyết Tolstoy. Ông ra đời vào ngày 28 tháng 8 năm 1828 trong một gia đình quý tộc lâu đời tại điền trang Yasnaya Polyana, tỉnh Tula, Liên Xô (cũ).

Ông mồ côi cha lẫn mẹ từ lúc lên bảy. Ở tuổi 16, ông bắt đầu học ngành luật và ngôn ngữ phương Đông tại đại học Kazan. Năm 1847, bất mãn với lối giáo dục bằng cấp tại nơi này, ông đã bỏ ngang việc học và trở lại quê nhà để quản lý trang trại gia đình với 300 nông nô và sống một cuộc đời xa hoa quý tộc.

Năm 1851, theo lời khuyên của người anh ruột, ông gia nhập quân đội, tham gia chiến đấu ở Caucasus và chỉ một năm sau được tuyển vào trung đoàn pháo binh. Tại nơi đóng quân này đã để lại trong ông nhiều ấn tượng đẹp đẽ và chính nó đã thúc đẩy ông bắt đầu sự nghiệp văn chương của mình qua tác phẩm đầu tay:'' Câu chuyện hôm qua'' (An Account of yesterday, Xb 1851), tiếp đó ông lại cho ra một loạt sách hồi ký văn học về đời mình Thời thơ ấu (Childhood, xuất bản 1852), Thời thiếu niên (Boyhood, Xb 1854) và Thời Thanh niên (Youth, Xb 1857). Năm 1862, ông kết hôn với Sonya A. Bers, một phụ nữ xinh đẹp và có học, nhỏ hơn ông 16 tuổi, hai người đã sống rất hạnh phúc và có với nhau 15 người con.

Leo Tolstoy luôn quan tâm và giúp đỡ những nghèo khổ cũng như tìm cách cải thiện đời sống của họ. Ông đưa ra triết lý rằng con người đừng cố gắng tỏ ra khôn ngôn hơn cuộc sống và tự nhiên. Lý thuyết này được thể hiện trong suốt Chiến Tranh và Hòa Bình (Voyni i mir /War and Peace, viết và Xb trong khỏang 1865-69), tác phẩm được xem là một bộ tiểu thuyết anh hùng ca hiện đại trong lịch sử văn học Nga và văn học thế giới. Và sau đó nó đã nhanh chóng được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới (bản tiếng Việt do học giả Nguyễn Hiến Lê dịch và Lá Bối xuất bản lần đầu tiên 1969)

LEO TOLSTOY VÀ ĐẠO PHẬT:

Sau cuộc khủng hoảng tinh thần cá nhân vào cuối thập niên 1870, Tolstoy đã cống hiến hết thời giờ của mình cho văn học và nhu cầu tâm linh của mình. Những năm cuối đời, ông sống một cuộc sống thanh bần, giản dị và thoát tục như một thầy tu. Ông đã để lại toàn bộ gia sản cho vợ con, và cùng với người con út thực hiện một chuyến đi vô định, nhưng vài ngày sau đó, ông bị cảm lạnh và qua đời tại một nhà ga nhỏ ở Astapovo, thọ 82 tuổi. Ông đã để lại cho chúng ta 160 tác phẩm các loại. Toàn bộ trong số này đều đề cập đến đạo đức xã hội, triết học, tôn giáo, nhất là quan niệm duy tâm về vấn đề sinh tử, về tình thương yêu đồng loại... tất cả đều gần gũi và phản ánh đúng với tâm tư và nguyện vọng của hàng vạn con tim trên hành tinh này.

Tolstoy vốn xuất thân từ một gia đình quý tộc và theo Chính Thống giáo. Nhưng ông là người có đầu óc phóng khoáng, muốn nghiên cứu nhiều đạo giáo khác nhau để có lợi cho đời sống tâm linh cũng như làm giàu có thêm vốn liếng trong lĩnh vực viết văn của mình. Đặc biệt ông quan tâm và nghiên cưú giáo lý Đạo Phật trong một thời gian dài và kết quả là giáo lý này đã ít nhiều ảnh hưởng đến quan niệm nhân sinh quan của ông.

Trong thư viện riêng của ông, với hơn 20 ngàn cuốn sách đủ các thể loại, chủ đề, người ta tìm thấy rất nhiều kinh sách Phật giáo và triết học. Điển hình trong các số đó như Kinh Phật (Buddhist Sacred Text) của Friendrich Max Mueller (1823-1900); Đức Phật, cuộc đời, lời dạy và giáo đoàn của Ngài (Buddha, His life, His Teachings & His Order, xb 1881) của Hermann Odenberg, Lời dạy của Phật ( the Gospel of Buddha của Paul Carus, Xb tại Mỹ 1896); Niết bàn, câu chuyện triết học Phật Giáo (Nirvana: A story of Buddhist Philosophy, của Paul Carus, Xb tại Chicago 1896), quyển này được ông Boulanger dịch sang tiếng Nga và ấn hành tại Mátxcơva năm 1901), Cuộc đời và lời dạy của Phật (The Life and Teachings of Gautama Buddha, xb 1878) của nhà Phật học người Anh Rhys Davids, Ánh Sáng á châu (The light of Asia, xb 1879) của thi sĩ Edwin Arnold, Lời dạy của Phật (The Word of the Buddha, của Tỳ kheo người Đức Nyanatiloka,Xb tại Miến Điện 1907), đặc biệt trong số này có quyển Phật giáo: nghiên cứu và tài liệu (Buddhism: Studies and Materials, Xb tại St.Petersburg, Nga, năm 1887) tác giả là một nhà Phật học người Nga Ivan P. Minayev và một số Kinh Tiểu Thừa (Hinayana sutras) bằng tiếng Nga cũng do đạo hữu này chuyển ngữ và in tại Mátxcơva vào năm 1888. Người ta cũng tìm thấy nhiều đoạn trích chép tay của Toltoy khi đọc qua những quyển kinh hệ Nikaya này.

Qua những tài liệu trên cho thấy rằng Tolstoy đã biết đến Phật giáo từ đầu thập niên tám mươi của thế kỷ thứ 19. Như vậy là ông biết và nghiên cứu đạo Phật qua tài liệu và sách báo của hầu hết các nhà nghiên cứu Phật học Tây Phương. Đặc biệt là các kinh sách Phật giáo theo hệ tư tưởng Nam Truyền.


Hai bản dịch Kinh Pháp Hoa tiếng Anh: The Lotus of the True Law (do đạo hữu H.Kern dịch và in 1884) và tiếng Pháp : Le Lotus de la Bonne Loi( do ông Eugene Burnouf dịch và in 1840) không tìm thấy trong thư viện của ông. Tuy nhiên, vào thời điểm ấy, rất có thể ông đã biết đến sự hiện hữu của hai bản Kinh Đại thừa này ở châu Âu Bởi vì trong thư viện của ông có một quyển khác viết bằng tiếng Anh là Các lượm lặt từ những bài nghiên cứu Phật giáo: về Hành Động và Tâm linh trong khu vực viễn Đông'' (Gleanings in Buddhafields Studies of Hand and Soul in the Far East, xb 1897) , quyển sách không được hoàn hảo, vì bị mất một số trang. Nhưng ngay đầu chương bốn ta đã thấy có một đoạn trích lấy từ Phẩm Thường Bất Khinh Bồ Tát của Kinh Pháp Hoa, được in nghiêng: "Tôi rất kính trọng các bạn, không dám khinh mạn và xem thường các bạn. Vì sao ? vì các bạn đang thực hành đạo Bồ tát và sẽ được thành Phật'' (I deeply revere you. I dare not slight and contemn you. Wherefore? Because you all walk in the Bodhisattva-way and are to become Buddha). Qua đây, ta thấy rằng, chắc chắn Tolstoy đã từng biết qua tư tưởng của Kinh Pháp Hoa, một bộ Kinh được xem là vua trong các thứ kinh (the king of all sutras) của hệ tư tưởng Đại Thừa Phật giáo.

Sống an vui, không bạo động thương yêu và giúp đỡ mọi người ngay cả những kẻ đối đầu với mình là những nguyên tắc cơ bản và đóng vai trò chính trong triết thuyết đạo đức nhân sinh của Leo Tolstoy. Ông cũng cho rằng mục đích của con người là muốn hạnh phúc và không ai muốn khổ đau là điểm tối quan trọng cho đời sống con người. Nếu có một bản phân tích và so sánh rõ ràng giữa Giáo lý nhà Phật và quan điểm nhân sinh quan của Leo Tolstoy vào những năm cuối đời, nhất là qua các vở kịch sau cùng của ông Sức mạnh của bóng tối (the Power of Darkness, 1887), Đạo quả của Giác Ngộ (the Fruits of Enlightenment, 1889), Thây ma sống (The Living Corpse, 1910)? chắc chắn sẽ cho chúng ta nhiều điều lý thú , cũng như giúp ta biết rõ hơn về mối liên hệ giữa Leo Tolstoy và Phật giáo.
No. 0833 ( Hạt Cát dịch)

Tây Tạng lưu vong và sản phẩm "Made In China"
Himalayan News Service

Dharamsala, March 22 : Cho đến vài năm trước, danh từ “MIC” là một từ ngữ bị cấm đoán tại Mcleodganj, vùng đỉnh đồi khu định cư của Ðức Ðạt Lai Lạt Ma. Nhưng sự tẩy chay sản phẩm Made In China đã có một con đường để len lõi vào nhu cầu của thị trường thế kỷ thứ 21

Giống như những phần đất khác của Ấn Ðộ, sản phẩm Made In China tràn ngập Mcleodganj, nơi mà đa số các cửa hàng với chủ nhân là dân Tây Tạng lưu vong. Ðồ chơi trẻ em, trò giải trí điện tử, sản phẩm văn phòng, vật phẩm gia dụng rẻ tiền và nhiều thứ khác sản xuất từ Trung Quốc được bày bán đầy rẫy. Khách hàng tiêu thụ là dân Tây Tạng địa phương và du khách, kể cả người ngoại quốc.

Chủ nhân một cửa hàng không muốn tiết lộ danh tánh nói “Vâng, chúng tôi có bán mặt hàng sản xuất từ TrungQuốc, tôi không nghĩ có sự cấm đoán nào. Dân Tây Tạng không ưa những gì thuộc Trung Quốc. Chúng tôi nhập hàng qua các nhà buôn trung gian ở Delhi”.

Một viên chức chánh quyền lưu vong nói : “Chúng tôi phát động chiến dịch tẩy chay hàng hóa TrungQuốc cho đến năm 2003. Nhưng sau khi bắt đầu cuộc đối thoại giữa chính quyền lưu vong Tây Tạng và TQ, Ðức Ðại Lai Lạt Ma kêu gọi người dân Tây Tạng không nên làm bất cứ điều gì chống lại TQ vì nó sẽ gây nguy hại cho cuộc thương thuyết , một số dân TâyTạng đã lợi dụng điều này để buôn bán sản phẩm MIC trong ý nghĩa yểm trợ kinh tế của Trung Quốc, rất đáng buồn".

Cho đến vài năm trước, buôn bán sản phẩm Trung Quốc ở Mcleodganj, nơi được xem là “ Lhasa nhỏ”, bị cấm chỉ- bởi vì sự phẫn uất của người Tây Tạng đối với những gì thuộc về Trung Quốc. Dân Tây Tạng lưu vong phàn nàn rằng Trung Quốc đã xâm chiếm quê hương của họ gần 5 thập niên về trước, ép buộc vị lãnh đạo tâm linh của họ và hàng ngàn dân Tây Tạng chạy trốn đến Ấn Ðộ năm 1959. Gần 130,000 người Tây Tạng hiện nay đang sống tại Ấ Ðộ và một vài địa phương khác đâu đó trong lưu vong .

Rất nhiều cửa hàng đã dán nhãn “ No to Made In China” và tự hào tuyên bố rằng họ đã không mua bán sản phẩm Trung Quốc. Một vài cửa hàng chính trong khu phố thuộc thành phố đồi núi nhỏ bé này còn bán cả nhãn hiệu và các sản phẩm có lời nhắn nhủ như trên “Không với sản phẩm Trung Quốc-No to Made In China ”


Chinese ‘invasion’ of Indian town!

Himalayan News Service

Dharamsala, March 22 :Till a few years ago ‘MIC’ was a banned word at Mcleodganj, the hilltop settlement of the Dalai Lama. But that boycott of ‘Made in China’ products has given way to 21st-century market demands.

Like in other parts of India, ‘Made in China’ goods have invaded Mcleodganj, where most shops are owned by Tibetan refugees. Toys, games, stationery items, cheap quality household products and many other things made in the dragon land are now available. The buyers are mainly the local Tibetan population and visitors, foreigners included.
“Yes we do sell China-made products. I don’t think there is a ban on doing so. Tibetans
do hate anything that is Chinese. We get our products through agents in Delhi,” said a shop-owner who did not want to be identified.
Friends of Tibet general secretary Tenzin Tsundue said the Tibetan population here had become resigned to the fact that ‘Made in China’ products could be sold by them.
“We ran the boycott MIC products campaign till 2003. But after the start of the dialogue between the Tibetan government-in-exile and China, the Dalai Lama asked Tibetans not to do anything anti-China that would jeopardise the talks,” Tsundue said, “This has given some Tibetans a useful excuse to sell MIC goods and in a way support the Chinese economy. This is sad.”
Till a few years ago, selling Chinese products in Mcleodganj, which is also known as ‘Little Lhasa’, was taboo — because of the resentment that Tibetans had for anything Chinese. Tibetan exiles claim that the Chinese invaded their homeland nearly five decades ago, forcing their spiritual leader Dalai Lama and thousands of Tibetans to flee to India in 1959. Nearly 130,000 Tibetans now live in India and elsewhere in exile.
Many shops had stickers — some still have them — proudly proclaiming that no ‘Made in China’ goods were sold. A few shops in the main market of this small hill town even sold stickers and other products declaring ‘No to Made in China’.
http://www.thehimalayantimes.com/fullstory.asp?filename=aBXaza0sdqzpga1Qa4wa.axamal&folder
=aBDasaian729&Name=Business&sImageFileName=&dtSiteDate=20060323