No. 0944 (Sưu Tầm Internet)
Làng của những ngôi chùa
Lâm Ðồng, VN - Một ngôi làng (thôn) chỉ với 2.170 nhân khẩu nhưng có đến 53 cơ sở thờ tự gồm chùa, tịnh xá, tịnh thất, niệm phật đường. Tính trung bình cứ 40 người có một cơ sở thờ tự, và đây được xem là địa phương quy tụ nhiều chùa chiền nhất Việt Nam hiện nay. Nhiều người gọi đây là "xóm chùa", "làng chùa" Đại Ninh.
Thôn Phú An, xã Phú Hội (huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) vốn là vùng đồi núi hoang sơ, nằm dọc hữu ngạn sông Đa Nhim, cửa ngõ vào thôn gần cầu Đại Ninh (quốc lộ 20, cách thành phố Đà Lạt khoảng 42 km).Những năm trước, vùng đất Phú An còn rất hoang sơ, dân cư thưa thớt, chỉ có vài ba ngôi chùa, thạch thất ẩn mình sau rặng rừng già, càng về sau dân tứ xứ kéo nhau về đây định cư, lập nghiệp tạo thành khu dân cư khá sầm uất với nhiều chùa chiền, tịnh thất nên Phú An được mệnh danh là vùng "đất lành", là "làng chùa". Trên 14 xã, thị trấn của huyện có 165 cơ sở thờ tự Phật giáo thì riêng tại xã Phú Hội có 62 cơ sở (thôn Phú An 53 cơ sở), xã Ninh Gia (tả ngạn sông Đa Nhim) có 29 cơ sở. Toàn huyện có 650 chức sắc và tăng ni, riêng thôn Phú An đã có tới 492 vị, đây là điều hiếm có.
Những năm đầu thập niên 1960, các hòa thượng Bửu Lại, Bửu Huệ và Thích Thiền Tâm đã tìm đến núi rừng hoang vu bên bờ sông Đa Nhim này khai sơn, dựng thạch thất để yên tĩnh tu hành. Sau đó, hòa thượng Thích Thiền Tâm cho xây dựng tu viện và chùa Hương Nghiêm (ngôi chùa đầu tiên ở vùng đất này, bây giờ được gọi là Tổ đình). Còn Vĩnh Minh Tự Viện được thành lập bởi hòa thượng Thích Tâm Thanh (là học trò của 3 vị hòa thượng đầu tiên đến Phú An khai sơn) từ năm 1973, trên ngọn đồi cao bên cạnh chùa Hương Nghiêm.
Phú An là vùng đất không có tệ nạn xã hội, an ninh trật tự luôn bảo đảm. Các tăng ni về đây lập nghiệp, tu hành đều tự lao động sản xuất, trồng cà phê, cây ăn trái để nuôi sống bản thân. Hầu hết các chùa, tịnh thất đều tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện, tổ chức nhiều đợt khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho người dân quanh vùng. Điều đặc biệt nữa là các chùa ở đây luôn mở rộng vòng tay đón nhận trẻ em mồ côi, bất hạnh; các em đều được tạo điều kiện đến trường học hành, bên cạnh đó các tăng ni còn giáo dục nhân cách cho các em, giúp các em trưởng thành mọi mặt. Xin nói thêm, lúc sinh thời hòa thượng Thích Tâm Thanh đã vận động ân nhân xa gần để làm gần 4 km đường bê tông nhựa nóng chạy dọc thôn Phú An, xây dựng chiếc cầu treo dài trên 200m bắc qua sông Đa Nhim, nối liền 2 thôn Phú An và Đại Ninh giúp cư dân qua lại dễ dàng, thuận tiện, giảm bớt tai nạn giao thông vì không phải chèo thuyền qua sông.
( Sưu tầm từ các nguồn Internet)
Làng của những ngôi chùa
Lâm Ðồng, VN - Một ngôi làng (thôn) chỉ với 2.170 nhân khẩu nhưng có đến 53 cơ sở thờ tự gồm chùa, tịnh xá, tịnh thất, niệm phật đường. Tính trung bình cứ 40 người có một cơ sở thờ tự, và đây được xem là địa phương quy tụ nhiều chùa chiền nhất Việt Nam hiện nay. Nhiều người gọi đây là "xóm chùa", "làng chùa" Đại Ninh.
Thôn Phú An, xã Phú Hội (huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) vốn là vùng đồi núi hoang sơ, nằm dọc hữu ngạn sông Đa Nhim, cửa ngõ vào thôn gần cầu Đại Ninh (quốc lộ 20, cách thành phố Đà Lạt khoảng 42 km).Những năm trước, vùng đất Phú An còn rất hoang sơ, dân cư thưa thớt, chỉ có vài ba ngôi chùa, thạch thất ẩn mình sau rặng rừng già, càng về sau dân tứ xứ kéo nhau về đây định cư, lập nghiệp tạo thành khu dân cư khá sầm uất với nhiều chùa chiền, tịnh thất nên Phú An được mệnh danh là vùng "đất lành", là "làng chùa". Trên 14 xã, thị trấn của huyện có 165 cơ sở thờ tự Phật giáo thì riêng tại xã Phú Hội có 62 cơ sở (thôn Phú An 53 cơ sở), xã Ninh Gia (tả ngạn sông Đa Nhim) có 29 cơ sở. Toàn huyện có 650 chức sắc và tăng ni, riêng thôn Phú An đã có tới 492 vị, đây là điều hiếm có.
Những năm đầu thập niên 1960, các hòa thượng Bửu Lại, Bửu Huệ và Thích Thiền Tâm đã tìm đến núi rừng hoang vu bên bờ sông Đa Nhim này khai sơn, dựng thạch thất để yên tĩnh tu hành. Sau đó, hòa thượng Thích Thiền Tâm cho xây dựng tu viện và chùa Hương Nghiêm (ngôi chùa đầu tiên ở vùng đất này, bây giờ được gọi là Tổ đình). Còn Vĩnh Minh Tự Viện được thành lập bởi hòa thượng Thích Tâm Thanh (là học trò của 3 vị hòa thượng đầu tiên đến Phú An khai sơn) từ năm 1973, trên ngọn đồi cao bên cạnh chùa Hương Nghiêm.
Phú An là vùng đất không có tệ nạn xã hội, an ninh trật tự luôn bảo đảm. Các tăng ni về đây lập nghiệp, tu hành đều tự lao động sản xuất, trồng cà phê, cây ăn trái để nuôi sống bản thân. Hầu hết các chùa, tịnh thất đều tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện, tổ chức nhiều đợt khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho người dân quanh vùng. Điều đặc biệt nữa là các chùa ở đây luôn mở rộng vòng tay đón nhận trẻ em mồ côi, bất hạnh; các em đều được tạo điều kiện đến trường học hành, bên cạnh đó các tăng ni còn giáo dục nhân cách cho các em, giúp các em trưởng thành mọi mặt. Xin nói thêm, lúc sinh thời hòa thượng Thích Tâm Thanh đã vận động ân nhân xa gần để làm gần 4 km đường bê tông nhựa nóng chạy dọc thôn Phú An, xây dựng chiếc cầu treo dài trên 200m bắc qua sông Đa Nhim, nối liền 2 thôn Phú An và Đại Ninh giúp cư dân qua lại dễ dàng, thuận tiện, giảm bớt tai nạn giao thông vì không phải chèo thuyền qua sông.
( Sưu tầm từ các nguồn Internet)