No. 0677
Friedrich Max Muller Nhà Phiên Dịch Kinh Điển PG tại Anh Quốc.
Hạt Cát tóm tắt bản dịch của Thầy Nguyên Tạng.
Sinh ra là người Đức, Friedrich Max Muller (1823-1900) đã đóng góp rất nhiều cho Phật Giáo trong thời gian ông sống ở Anh quốc. Có thể xem ông là “một người Anh tiêu biểu, nhân cách sống của ông đã làm cho những tác phẩm của ông có đặc tính dành cho giới trí thức ở Anh. Ông là thần dân của Vương quốc Anh. Ra đời ngày 6 tháng mười hai năm 1823, ở Anhalt- Dessau, Đức Quốc, Max Muller là con trai của Willelm Muller, một thi sĩ nổi tiếng trong thời của ông. Là nhà ngữ văn cổ ở tuổi 28, Wilhelm cũng là hiệu trưởng một trường trung học. Sau đó ông trở thành giám đốc thư viện công quốc Anhalt- Dessau tại thành phố quê hương của mình.
Các thi sĩ, họa sĩ, văn sĩ và nhạc sĩ làm bạn với ông và với người vợ có tài năng và học thức của ông, thường tới viếng thăm nhà của ông. Ông đặt tên cho con trai của mình là Friederich theo tên của Friederich Leopold, Công Tước Anhalt-Dessau, một người bạn của gia đình ông.
Tiến sĩ Ngữ văn 20 tuổi
Gia đình Muller có hạnh phúc nhưng không lâu dài, vì vào năm 1827, Wilhelm qua đời ở tuổi 33, để lại người vợ trẻ, một con gái 8 tuổi và Max, 4 tuổi, trong một hoàn cảnh khó khăn. Nhưng đã có những người bạn giúp đỡ họ, Tiến sĩ Carus, một người bạn của Wilhelm, đưa Max về nhà của ông ở Leipig và cho Max đi học ở đó.
Nhà của tiến sĩ Carus cũng là nơi gặp gỡ của các thi sĩ, họa sĩ, văn sĩ và nhạc sĩ. Họ thấy Max Muller là một cậu bé có nhiều tài năng. Max cũng muốn học nhạc, nhưng nhạc sĩ nổi tiếng Felix Mendelssohn khuyên ông đừng theo nghiệp âm nhạc, vì vậy ông quyết định nghiên cứu ngữ văn.
Được coi là một thần đồng, Max nhập học Đại học Leipzig ở tuổi 17, và lấy bằng tiến sĩ ngữ văn ở tuổi 20, vào năm 1843. Lúc còn trẻ tuổi ông đã tiếp xúc với những nhà đại trí thức như Lotze, Georg Forsters, Herder, và Goethe, là người ca tụng thi ca và văn hóa Ấn Độ cổ đại. Những vị này gây ấn tượng nhiều cho ông. Ông thảo luận những vấn đề sâu xa của tư tưởng Ấn Độ với Schopenhauer (Triết gia Đức). Nỗ lực văn học đầu tiên của ông là bản dịch tiếng Đức “Hitopadesa”, một bản kinh tiếng Sanskrit, được xuất bản năm 1844.
Sau đó ông đến Berlin, nơi Frans Bopp giới thiệu cho ông khoa học Ấn Đức mà ông này đã đặt ra. Frederich Ruchert cho Max tham dự những hoạt động văn học của mình và dạy ông nghệ thuật phiên dịch. Ông rất thích những bài diễn thuyết của Schelling, và ông thuộc nhóm bạn của Theodor Fontane, là người khen ngợi Max rất nhiều. Dần dần và một cách vững chắc ông đã vượt qua một số vị thầy của mình.
Tháng ba năm 1846, Max đến Paris, thành phố có sức thu hút đặc biệt đặc biệt đối với các nhà Ấn Độ Học và là nơi Antoine Leonard De Chezy và sau đó là Eugnene Burnouf đã sống. Nhờ có Burnouf mà ông biết đến giáo lý Vệ Đà (Veda) và PG. Những bài diễn thuyết của Burnouf về những bài thánh ca của Vệ Đà mở ra một “ thế giới mới” cho Max, như ông đã viết trong tiểu sử tự thuật của mình. Được Burnouf gây cảm hứng, ông quyết định biên tập kinh “Rigveda” và để làm việc này ông đã đến London nơi có văn bản chép tay của cuốn kinh. Đây là một công việc lớn lao và tốn kém. Christian Karl Josias, Nam Tước Von Bunson, Đại Sứ nước Phổ ở Triều Đình Anh Quốc và Công ty Đông Ấn Độ đã tài trợ cho công trình này của ông.
Ở thư viện Bodleian, Max Muller tiếp xúc với Giáo sư Wilson thuộc Đại Học Oxford, dịch giả của bản Anh Hùng Ca “Ramayana” và là người thuyết phục ông sống ở Anh Quốc. Năm 1848 ông định cư ở Oxford, và năm 1849 sau khi xuất bản tập đầu tiên của “Rigveda” ông được Đại Học Oxford mời diễn thuyết về môn triết học đối chiếu. Từ đó trở đi Max Muller nổi tiếng dần dần. Ông trở thành Giáo sư ngôn ngữ Âu Châu Hiện Đại năm 1854, thành viên của ban giám đốc Trường All Soul College năm 1858, và Quản thủ thư viện Bodleian năm 1856. Trước đó ông được trao tặng bằng M.A danh dự và là một thành viên của Giáo Hội Christ.
Chức vụ Giáo Sư tiếng Sanskrit bị khuyết vào năm 1860, nhưng trong một trường đại học có khuynh hướng tôn giáo, sự phân biệt sẽ tất nhiên tấn công vào người đã giới thiệu triết thuyết của Kant cho trường, ngăn cản việc đề cử ông vào chức vụ này. Nhưng tám năm sau, chức Giáo Sư Ngữ Văn được đặt ra, và theo quy chế, Max Muller trở thành Giáo Sư đầu tiên của môn này. Ông tiếp tục giữ chức vụ này cho đến khi qua đời.
Ông đã chủ biên một loạt Kinh sách Đông Phương gồm năm mươi cuốn, là thành viên dịch tiếng Anh của hai mươi học giả hàng đầu thế giới, kể cả bản dịch Kinh Pháp Cú (Dhammapada) của ông. Sau loạt sách này, ông tiếp tục biên tập một loạt kinh sách Phật Giáo với sự bảo trợ của Hội Phiên Dịch Kinh Điển Pali (Pali Text Society). Khi ông qua đời vào năm 1900, Rhys Davids kế tục công việc biên tập loạt sách này và hai mươi bản dịch của loạt sách ấy đã được xuất bản. Những tác phẩm Phật học tiêu biểu của ông bao gồm: Kinh Pháp Cú Thí Dụ của Ngài Phật Âm, một bản dịch Miến Điện (Buddhaghosa's Dhammapada Parables. A Burmese Translation); Thuật Ngữ Phật Học: một bản kinh Phật thời cổ đại bị gán cho Ngài Long Thọ (Buddhist Technical Terms. An Ancient Buddhist Text Ascribed To Nagarjuna); Bộ sưu tập các bài kệ Kinh Pháp Cú (Collection Of Verses. Dhammapada); Kinh Điển PG Đại Thừa (Buddhist Mahayana Texts); Những Văn Bản về Giới Luật (Vinaya texts).Ngoài việc biên tập hai loạt sách này, Max Muller đã viết rất nhiều tiểu luận và những bài báo về các đề tài khác nhau về giáo lý nhà Phật.
Hạt Cát tóm tắt bài dịch của Thầy Thích Nguyên Tạng trên trang Quảng Ðức.
Friedrich Max Muller Nhà Phiên Dịch Kinh Điển PG tại Anh Quốc.
Hạt Cát tóm tắt bản dịch của Thầy Nguyên Tạng.
Sinh ra là người Đức, Friedrich Max Muller (1823-1900) đã đóng góp rất nhiều cho Phật Giáo trong thời gian ông sống ở Anh quốc. Có thể xem ông là “một người Anh tiêu biểu, nhân cách sống của ông đã làm cho những tác phẩm của ông có đặc tính dành cho giới trí thức ở Anh. Ông là thần dân của Vương quốc Anh. Ra đời ngày 6 tháng mười hai năm 1823, ở Anhalt- Dessau, Đức Quốc, Max Muller là con trai của Willelm Muller, một thi sĩ nổi tiếng trong thời của ông. Là nhà ngữ văn cổ ở tuổi 28, Wilhelm cũng là hiệu trưởng một trường trung học. Sau đó ông trở thành giám đốc thư viện công quốc Anhalt- Dessau tại thành phố quê hương của mình.
Các thi sĩ, họa sĩ, văn sĩ và nhạc sĩ làm bạn với ông và với người vợ có tài năng và học thức của ông, thường tới viếng thăm nhà của ông. Ông đặt tên cho con trai của mình là Friederich theo tên của Friederich Leopold, Công Tước Anhalt-Dessau, một người bạn của gia đình ông.
Tiến sĩ Ngữ văn 20 tuổi
Gia đình Muller có hạnh phúc nhưng không lâu dài, vì vào năm 1827, Wilhelm qua đời ở tuổi 33, để lại người vợ trẻ, một con gái 8 tuổi và Max, 4 tuổi, trong một hoàn cảnh khó khăn. Nhưng đã có những người bạn giúp đỡ họ, Tiến sĩ Carus, một người bạn của Wilhelm, đưa Max về nhà của ông ở Leipig và cho Max đi học ở đó.
Nhà của tiến sĩ Carus cũng là nơi gặp gỡ của các thi sĩ, họa sĩ, văn sĩ và nhạc sĩ. Họ thấy Max Muller là một cậu bé có nhiều tài năng. Max cũng muốn học nhạc, nhưng nhạc sĩ nổi tiếng Felix Mendelssohn khuyên ông đừng theo nghiệp âm nhạc, vì vậy ông quyết định nghiên cứu ngữ văn.
Được coi là một thần đồng, Max nhập học Đại học Leipzig ở tuổi 17, và lấy bằng tiến sĩ ngữ văn ở tuổi 20, vào năm 1843. Lúc còn trẻ tuổi ông đã tiếp xúc với những nhà đại trí thức như Lotze, Georg Forsters, Herder, và Goethe, là người ca tụng thi ca và văn hóa Ấn Độ cổ đại. Những vị này gây ấn tượng nhiều cho ông. Ông thảo luận những vấn đề sâu xa của tư tưởng Ấn Độ với Schopenhauer (Triết gia Đức). Nỗ lực văn học đầu tiên của ông là bản dịch tiếng Đức “Hitopadesa”, một bản kinh tiếng Sanskrit, được xuất bản năm 1844.
Sau đó ông đến Berlin, nơi Frans Bopp giới thiệu cho ông khoa học Ấn Đức mà ông này đã đặt ra. Frederich Ruchert cho Max tham dự những hoạt động văn học của mình và dạy ông nghệ thuật phiên dịch. Ông rất thích những bài diễn thuyết của Schelling, và ông thuộc nhóm bạn của Theodor Fontane, là người khen ngợi Max rất nhiều. Dần dần và một cách vững chắc ông đã vượt qua một số vị thầy của mình.
Tháng ba năm 1846, Max đến Paris, thành phố có sức thu hút đặc biệt đặc biệt đối với các nhà Ấn Độ Học và là nơi Antoine Leonard De Chezy và sau đó là Eugnene Burnouf đã sống. Nhờ có Burnouf mà ông biết đến giáo lý Vệ Đà (Veda) và PG. Những bài diễn thuyết của Burnouf về những bài thánh ca của Vệ Đà mở ra một “ thế giới mới” cho Max, như ông đã viết trong tiểu sử tự thuật của mình. Được Burnouf gây cảm hứng, ông quyết định biên tập kinh “Rigveda” và để làm việc này ông đã đến London nơi có văn bản chép tay của cuốn kinh. Đây là một công việc lớn lao và tốn kém. Christian Karl Josias, Nam Tước Von Bunson, Đại Sứ nước Phổ ở Triều Đình Anh Quốc và Công ty Đông Ấn Độ đã tài trợ cho công trình này của ông.
Ở thư viện Bodleian, Max Muller tiếp xúc với Giáo sư Wilson thuộc Đại Học Oxford, dịch giả của bản Anh Hùng Ca “Ramayana” và là người thuyết phục ông sống ở Anh Quốc. Năm 1848 ông định cư ở Oxford, và năm 1849 sau khi xuất bản tập đầu tiên của “Rigveda” ông được Đại Học Oxford mời diễn thuyết về môn triết học đối chiếu. Từ đó trở đi Max Muller nổi tiếng dần dần. Ông trở thành Giáo sư ngôn ngữ Âu Châu Hiện Đại năm 1854, thành viên của ban giám đốc Trường All Soul College năm 1858, và Quản thủ thư viện Bodleian năm 1856. Trước đó ông được trao tặng bằng M.A danh dự và là một thành viên của Giáo Hội Christ.
Chức vụ Giáo Sư tiếng Sanskrit bị khuyết vào năm 1860, nhưng trong một trường đại học có khuynh hướng tôn giáo, sự phân biệt sẽ tất nhiên tấn công vào người đã giới thiệu triết thuyết của Kant cho trường, ngăn cản việc đề cử ông vào chức vụ này. Nhưng tám năm sau, chức Giáo Sư Ngữ Văn được đặt ra, và theo quy chế, Max Muller trở thành Giáo Sư đầu tiên của môn này. Ông tiếp tục giữ chức vụ này cho đến khi qua đời.
Ông đã chủ biên một loạt Kinh sách Đông Phương gồm năm mươi cuốn, là thành viên dịch tiếng Anh của hai mươi học giả hàng đầu thế giới, kể cả bản dịch Kinh Pháp Cú (Dhammapada) của ông. Sau loạt sách này, ông tiếp tục biên tập một loạt kinh sách Phật Giáo với sự bảo trợ của Hội Phiên Dịch Kinh Điển Pali (Pali Text Society). Khi ông qua đời vào năm 1900, Rhys Davids kế tục công việc biên tập loạt sách này và hai mươi bản dịch của loạt sách ấy đã được xuất bản. Những tác phẩm Phật học tiêu biểu của ông bao gồm: Kinh Pháp Cú Thí Dụ của Ngài Phật Âm, một bản dịch Miến Điện (Buddhaghosa's Dhammapada Parables. A Burmese Translation); Thuật Ngữ Phật Học: một bản kinh Phật thời cổ đại bị gán cho Ngài Long Thọ (Buddhist Technical Terms. An Ancient Buddhist Text Ascribed To Nagarjuna); Bộ sưu tập các bài kệ Kinh Pháp Cú (Collection Of Verses. Dhammapada); Kinh Điển PG Đại Thừa (Buddhist Mahayana Texts); Những Văn Bản về Giới Luật (Vinaya texts).Ngoài việc biên tập hai loạt sách này, Max Muller đã viết rất nhiều tiểu luận và những bài báo về các đề tài khác nhau về giáo lý nhà Phật.
Hạt Cát tóm tắt bài dịch của Thầy Thích Nguyên Tạng trên trang Quảng Ðức.