N0. 0819 ( ÐÐ Nguyên Tạng)
QUÁ TRÌNH DU NHẬP, HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN PHẬT GIÁO TẠI HOA KỲ:
Phật giáo chính thức truyền vào Hoa Kỳ từ cuối thế kỷ thứ 19 do nỗ lực truyền giáo của hai đạo hữu người Mỹ ông Henry Steel Olcott và bà Phật tử người Nga Petrova Blavatsky. Cụ thể là hai vị này đã thành lập Hội Thông Thiên Học Phật giaó (Buddhist Theosophical Society) vào năm 1875 tại New York. Đó là tổ chức PG đầu tiên tại Hoa Kỳ và tổ chức này đã nhanh chóng gây được sự chú ý của giới trí thức Mỹ, cùng với sự nỗ lực của Olcott và Blavatsky, các thành viên quan trọng khác có công truyền bá trong giai đoạn đầu ở đất nước này phải được kể đến như R. W. Emerson, W. Whitman (người Mỹ); A. Dharmapala (người Tích Lan); Soyen Shaku (người Nhật); Paul Carus (người Đức) ...
Cuối thế kỷ 19, đột nhiên làn sóng người phương Tây muốn tìm về phương Đông để tìm hiểu và học hỏi đạo lý. Do nhu cầu này mà 1893 Đại Hội Tôn giáo Thế giới (World Parliament of Religion) được tổ chức tại tiểu bang Chicago. Trong kỳ hội nghị này có rất nhiều đại biểu Phật giáo nổi tiếng từ châu Á về dự.
Đến năm 1896, "Hội Thanh Niên Phật Tử" (Young Men Buddhist Association) ra đời tại San Francisco. Cũng trong năm 1896, đặc biệt có sự viếng thăm của Pháp sư Dharmapala (lúc ấy đang là Chủ Tịch Hội Maha Bodhi Ấn Độ), Ngài đến hoằng pháp tại Hoa Kỳ theo lời mời của ông Paul Carus. Ngài đã đến thuyết pháp tại các tiểu bang như New York, Chicago, San Francisco, Cincinnati, Minneapolis, Lowa, California, District of Columbia.... Đề tài đầu tiên được Ngài tuyên thuyết là "Sự hòa giải của Phật giáo và Ky Tô giáo" (Reconciliation of Buddhism and Christianity). Báo chí Mỹ lúc bấy giờ đã ca ngợi sự kiện truyền giáo này của Pháp Sư Dharmapala. Một năm sau đó, Pháp sư Dharmapala đã tổ chức đại lễ Phật Đản lần đầu tiên tại Hoa Kỳ. Ba mươi bảy ngọn nến (tượng trưng cho 37 phẩm trợ đạo) được thắp sáng trước tượng đài Đản sinh và khoảng 400 Phật tử Mỹ thành kính lắng nghe Ngài tụng kinh Mangala, từ một bản kinh chép tay trên lá bối. Từ đó đến năm ngài qua đời (1933), Ngài thường xuyên đến Hoa Kỳ để hoằng pháp.
Đến năm 1899, Hội Phật giáo Bắc Mỹ (North American Buddhist Mission) ra mắt tại bang San Francisco và tổ chức này hoạt động đến năm 1944 thì đổi tên thành Hội Phật giáo Mỹ Quốc. Vào tháng 6 năm 1905, sau 20 năm dự Đại Hội Tôn Giáo Thế Giới tại Chicago, Đại sư Soyen Shaku đã trở lại Mỹ (từ Nhật Bản) để hoằng pháp theo lời thỉnh cầu của hai vợ chồng thương gia người Mỹ Alexander Russel ở San Francisco. Sự hiện diện của Đại sư Shaku đã giúp cho Phật giáo tại Mỹ phát triển thêm một bước nữa với ba người Mỹ phát tâm xuất gia tu học và Phật tử tại gia quy tựu rất đông.
Mặc dù Phật Giáo được truyền vào nước Mỹ từ cuối thế kỷ 19, nhưng Phật Giáo thực sự phát triển và gây ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội Mỹ chỉ xảy ra vào đầu năm 1960 của thế kỷ này. Sự tiếp nối và phát triển đó là nhờ có nhiều nhà truyền giáo từ châu Á sang như Đại sư Suzuki, Lạt ma Thubten Yesbe, Hòa Thượng Seon Sanim, HT Thiên Ân, Thiền Sư Nhất Hạnh, Hòa Thượng Tuyên Hóa, Hòa Thượng Kalu Rinpoche.... Đồng thời cũng trong giai đoạn này, nhiều phong trào chống chiến tranh đã nổi dậy khắp nơi trên đất Mỹ. Họ đã nói rằng chính bản chất tham lam, hận thù và chủ nghĩa tôn thờ vật chất đã đẩy Hoa Kỳ lún sâu vào cuộc chiến đáng chê trách tại VN. Các nhà lãnh đạo phong trào này đã nhìn thấy đạo Phật như là một phương thuốc hữu hiệu để chữa khỏi những căn bệnh thời đại của nước Mỹ.
Điều lạ lùng thay, Phật Giáo tại Hoa Kỳ thời nay, dường như bao gồm nhiều thành phần như chính bản thân của nước Mỹ. Rõ ràng người ta thấy có nhiều tông phái Phật Giáo khác nhau đang tồn tại ở Mỹ như Theravada, Mahayana và những trường phái Kim Cương Thừa khác.
Năm 1967, nhiều Trung tâm Thiền học ra đời tại bang New York và dọc theo miền duyên hải phía Tây của nước Mỹ, đặc biệt là bang California. Hầu hết hội viên của các trung tâm này đều là giới trí thức, giới thượng lưu, giàu có, và những người có quyền thế trong xã hội. Họ kết hợp những kiến thức nghiên cứu từ nền văn minh Đông-Tây cùng với pháp môn thiền Phật Giáo để tạo nên một lối tu riêng cho mình. Người có chủ trương này là một tăng sĩ người Mỹ Roshi Philip Kapleau. Ngài xuất gia theo truyền thống của Phật Giáo Nhật và cũng là tác giả của hai tác phẩm nổi tiếng là "Ba Trụ Thiền" (Three Pillars of Zen) và "Thiền, ánh bình minh ở phương Tây" (Zen, Dawn in the West).
Cũng trong năm 1967, Trung tâm Thiền Học Quốc tế được thành lập tại California do một tăng sĩ người Việt, Hòa thượng Thích Thiên Ân khởi xướng. Trung tâm này thu hút đông đảo giới trẻ Mỹ đến học và hành thiền. Đến năm 1973, HT Thiên Ân còn kết hợp với các nhà giáo dục Mỹ, Nhật, Triều Tiên, Tây Tạng, Tích Lan để sáng lập Trường Đại học Đông phương (University of Oriental Studies).
Đầu năm 1975, Hội Bảo Vệ Truyền thống Phật Giáo Đại Thừa (Foundation for Preservation of the Mahayana Tradition) được Lạt ma Tây Tạng Thubten Yeshe sáng lập, đặt văn phòng trung ương tại Los Angeles , bang California và cho xuất bản tờ tạp chí Mandala để phổ biến giáo lý. Đến nay tổ chức này đã có trên 100 chi nhánh trên khắp thế giới. Đầu năm 1998, tổ chức này có mở một Website để phổ biến giáo lý, địa chỉ vào xem là: http://www.fpmt.org.
Đến năm 1976, HòaThượng Tuyên Hóa, người Trung Hoa, đã xây dựng "Vạn Phật Thánh Thành" (City of Ten Thousand Buddhas), một đại tùng lâm với hơn 70 tòa nhà tọa lạc trên một vùng đồi 500 mẫu ở Talmage thuộc miền Bắc California. Cũng trong năm 1976, HT Tuyên Hóa còn thành lập Trường Đại học Pháp giới với mục đích làm lớn mạnh nền giáo dục PG trên đất Mỹ. Trang nhà của tổ chức này là http://www.drba.org
Một tổ chức quan trọng khác của Phật Giáo Hoa Kỳ là Trung tâm Shambala, tọa lạc tại bang Massachusetts. Đây cũng là một trung tâm Phật Giáo tầm cỡ tại Mỹ và châu Âu do người Mỹ sáng lập và điều hành. Trung tâm đã xây dựng một nhà in cùng tên và đã cho xuất bản tờ tạp chí Tricycle (Tam Thừa) để truyền bá giáo lý, đến nay số lượng phát hành lên đến 40.000 tờ mỗi kỳ và có thể nói đây là một tờ báo phản ánh được những tinh hoa văn hóa của PGHK, là một phương tiện truyền thông có chất lượng cao, là tiếng nói của PG Mỹ trong nỗ lực cung cấp những nguyên tắc đạo đức có liên quan đến những vấn đề thời đại như phá thai, bệnh sida, vấn đề chết có sự can thiệp của bác sĩ, v.v.
Trích từ www.quangduc.com / Phật Giáo Thế Giới
QUÁ TRÌNH DU NHẬP, HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN PHẬT GIÁO TẠI HOA KỲ:
Phật giáo chính thức truyền vào Hoa Kỳ từ cuối thế kỷ thứ 19 do nỗ lực truyền giáo của hai đạo hữu người Mỹ ông Henry Steel Olcott và bà Phật tử người Nga Petrova Blavatsky. Cụ thể là hai vị này đã thành lập Hội Thông Thiên Học Phật giaó (Buddhist Theosophical Society) vào năm 1875 tại New York. Đó là tổ chức PG đầu tiên tại Hoa Kỳ và tổ chức này đã nhanh chóng gây được sự chú ý của giới trí thức Mỹ, cùng với sự nỗ lực của Olcott và Blavatsky, các thành viên quan trọng khác có công truyền bá trong giai đoạn đầu ở đất nước này phải được kể đến như R. W. Emerson, W. Whitman (người Mỹ); A. Dharmapala (người Tích Lan); Soyen Shaku (người Nhật); Paul Carus (người Đức) ...
Cuối thế kỷ 19, đột nhiên làn sóng người phương Tây muốn tìm về phương Đông để tìm hiểu và học hỏi đạo lý. Do nhu cầu này mà 1893 Đại Hội Tôn giáo Thế giới (World Parliament of Religion) được tổ chức tại tiểu bang Chicago. Trong kỳ hội nghị này có rất nhiều đại biểu Phật giáo nổi tiếng từ châu Á về dự.
Đến năm 1896, "Hội Thanh Niên Phật Tử" (Young Men Buddhist Association) ra đời tại San Francisco. Cũng trong năm 1896, đặc biệt có sự viếng thăm của Pháp sư Dharmapala (lúc ấy đang là Chủ Tịch Hội Maha Bodhi Ấn Độ), Ngài đến hoằng pháp tại Hoa Kỳ theo lời mời của ông Paul Carus. Ngài đã đến thuyết pháp tại các tiểu bang như New York, Chicago, San Francisco, Cincinnati, Minneapolis, Lowa, California, District of Columbia.... Đề tài đầu tiên được Ngài tuyên thuyết là "Sự hòa giải của Phật giáo và Ky Tô giáo" (Reconciliation of Buddhism and Christianity). Báo chí Mỹ lúc bấy giờ đã ca ngợi sự kiện truyền giáo này của Pháp Sư Dharmapala. Một năm sau đó, Pháp sư Dharmapala đã tổ chức đại lễ Phật Đản lần đầu tiên tại Hoa Kỳ. Ba mươi bảy ngọn nến (tượng trưng cho 37 phẩm trợ đạo) được thắp sáng trước tượng đài Đản sinh và khoảng 400 Phật tử Mỹ thành kính lắng nghe Ngài tụng kinh Mangala, từ một bản kinh chép tay trên lá bối. Từ đó đến năm ngài qua đời (1933), Ngài thường xuyên đến Hoa Kỳ để hoằng pháp.
Đến năm 1899, Hội Phật giáo Bắc Mỹ (North American Buddhist Mission) ra mắt tại bang San Francisco và tổ chức này hoạt động đến năm 1944 thì đổi tên thành Hội Phật giáo Mỹ Quốc. Vào tháng 6 năm 1905, sau 20 năm dự Đại Hội Tôn Giáo Thế Giới tại Chicago, Đại sư Soyen Shaku đã trở lại Mỹ (từ Nhật Bản) để hoằng pháp theo lời thỉnh cầu của hai vợ chồng thương gia người Mỹ Alexander Russel ở San Francisco. Sự hiện diện của Đại sư Shaku đã giúp cho Phật giáo tại Mỹ phát triển thêm một bước nữa với ba người Mỹ phát tâm xuất gia tu học và Phật tử tại gia quy tựu rất đông.
Mặc dù Phật Giáo được truyền vào nước Mỹ từ cuối thế kỷ 19, nhưng Phật Giáo thực sự phát triển và gây ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội Mỹ chỉ xảy ra vào đầu năm 1960 của thế kỷ này. Sự tiếp nối và phát triển đó là nhờ có nhiều nhà truyền giáo từ châu Á sang như Đại sư Suzuki, Lạt ma Thubten Yesbe, Hòa Thượng Seon Sanim, HT Thiên Ân, Thiền Sư Nhất Hạnh, Hòa Thượng Tuyên Hóa, Hòa Thượng Kalu Rinpoche.... Đồng thời cũng trong giai đoạn này, nhiều phong trào chống chiến tranh đã nổi dậy khắp nơi trên đất Mỹ. Họ đã nói rằng chính bản chất tham lam, hận thù và chủ nghĩa tôn thờ vật chất đã đẩy Hoa Kỳ lún sâu vào cuộc chiến đáng chê trách tại VN. Các nhà lãnh đạo phong trào này đã nhìn thấy đạo Phật như là một phương thuốc hữu hiệu để chữa khỏi những căn bệnh thời đại của nước Mỹ.
Điều lạ lùng thay, Phật Giáo tại Hoa Kỳ thời nay, dường như bao gồm nhiều thành phần như chính bản thân của nước Mỹ. Rõ ràng người ta thấy có nhiều tông phái Phật Giáo khác nhau đang tồn tại ở Mỹ như Theravada, Mahayana và những trường phái Kim Cương Thừa khác.
Năm 1967, nhiều Trung tâm Thiền học ra đời tại bang New York và dọc theo miền duyên hải phía Tây của nước Mỹ, đặc biệt là bang California. Hầu hết hội viên của các trung tâm này đều là giới trí thức, giới thượng lưu, giàu có, và những người có quyền thế trong xã hội. Họ kết hợp những kiến thức nghiên cứu từ nền văn minh Đông-Tây cùng với pháp môn thiền Phật Giáo để tạo nên một lối tu riêng cho mình. Người có chủ trương này là một tăng sĩ người Mỹ Roshi Philip Kapleau. Ngài xuất gia theo truyền thống của Phật Giáo Nhật và cũng là tác giả của hai tác phẩm nổi tiếng là "Ba Trụ Thiền" (Three Pillars of Zen) và "Thiền, ánh bình minh ở phương Tây" (Zen, Dawn in the West).
Cũng trong năm 1967, Trung tâm Thiền Học Quốc tế được thành lập tại California do một tăng sĩ người Việt, Hòa thượng Thích Thiên Ân khởi xướng. Trung tâm này thu hút đông đảo giới trẻ Mỹ đến học và hành thiền. Đến năm 1973, HT Thiên Ân còn kết hợp với các nhà giáo dục Mỹ, Nhật, Triều Tiên, Tây Tạng, Tích Lan để sáng lập Trường Đại học Đông phương (University of Oriental Studies).
Đầu năm 1975, Hội Bảo Vệ Truyền thống Phật Giáo Đại Thừa (Foundation for Preservation of the Mahayana Tradition) được Lạt ma Tây Tạng Thubten Yeshe sáng lập, đặt văn phòng trung ương tại Los Angeles , bang California và cho xuất bản tờ tạp chí Mandala để phổ biến giáo lý. Đến nay tổ chức này đã có trên 100 chi nhánh trên khắp thế giới. Đầu năm 1998, tổ chức này có mở một Website để phổ biến giáo lý, địa chỉ vào xem là: http://www.fpmt.org.
Đến năm 1976, HòaThượng Tuyên Hóa, người Trung Hoa, đã xây dựng "Vạn Phật Thánh Thành" (City of Ten Thousand Buddhas), một đại tùng lâm với hơn 70 tòa nhà tọa lạc trên một vùng đồi 500 mẫu ở Talmage thuộc miền Bắc California. Cũng trong năm 1976, HT Tuyên Hóa còn thành lập Trường Đại học Pháp giới với mục đích làm lớn mạnh nền giáo dục PG trên đất Mỹ. Trang nhà của tổ chức này là http://www.drba.org
Một tổ chức quan trọng khác của Phật Giáo Hoa Kỳ là Trung tâm Shambala, tọa lạc tại bang Massachusetts. Đây cũng là một trung tâm Phật Giáo tầm cỡ tại Mỹ và châu Âu do người Mỹ sáng lập và điều hành. Trung tâm đã xây dựng một nhà in cùng tên và đã cho xuất bản tờ tạp chí Tricycle (Tam Thừa) để truyền bá giáo lý, đến nay số lượng phát hành lên đến 40.000 tờ mỗi kỳ và có thể nói đây là một tờ báo phản ánh được những tinh hoa văn hóa của PGHK, là một phương tiện truyền thông có chất lượng cao, là tiếng nói của PG Mỹ trong nỗ lực cung cấp những nguyên tắc đạo đức có liên quan đến những vấn đề thời đại như phá thai, bệnh sida, vấn đề chết có sự can thiệp của bác sĩ, v.v.
Trích từ www.quangduc.com / Phật Giáo Thế Giới