<body><script type="text/javascript"> function setAttributeOnload(object, attribute, val) { if(window.addEventListener) { window.addEventListener('load', function(){ object[attribute] = val; }, false); } else { window.attachEvent('onload', function(){ object[attribute] = val; }); } } </script> <div id="navbar-iframe-container"></div> <script type="text/javascript" src="https://apis.google.com/js/platform.js"></script> <script type="text/javascript"> gapi.load("gapi.iframes:gapi.iframes.style.bubble", function() { if (gapi.iframes && gapi.iframes.getContext) { gapi.iframes.getContext().openChild({ url: 'https://www.blogger.com/navbar.g?targetBlogID\x3d10127388\x26blogName\x3dTin+T%E1%BB%A9c+Ph%E1%BA%ADt+Gi%C3%A1o\x26publishMode\x3dPUBLISH_MODE_BLOGSPOT\x26navbarType\x3dBLUE\x26layoutType\x3dCLASSIC\x26searchRoot\x3dhttps://roomdieuphap.blogspot.com/search\x26blogLocale\x3dvi_VN\x26v\x3d2\x26homepageUrl\x3dhttp://roomdieuphap.blogspot.com/\x26vt\x3d-3702944493927259419', where: document.getElementById("navbar-iframe-container"), id: "navbar-iframe" }); } }); </script><!-- --><div id="flagi" style="visibility:hidden; position:absolute;" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><div id="flagtop"></div><div id="top-filler"></div><div id="flagi-body">Notify Blogger about objectionable content.<br /><a href="http://help.blogger.com/bin/answer.py?answer=1200"> What does this mean? </a> </div></div><div id="b-navbar"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-logo" title="Go to Blogger.com"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/logobar.gif" alt="Blogger" width="80" height="24" /></a><div id="b-sms" class="b-mobile"><a href="sms:?body=Hi%2C%20check%20out%20Thong%20Bao%20at%20trangthongbao.blogspot.com">Send As SMS</a></div><form id="b-search" name="b-search" action="http://search.blogger.com/"><div id="b-more"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-getorpost"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_getblog.gif" alt="Get your own blog" width="112" height="15" /></a><a id="flagButton" style="display:none;" href="javascript:toggleFlag();" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif" name="flag" alt="Flag Blog" width="55" height="15" /></a><a href="http://www.blogger.com/redirect/next_blog.pyra?navBar=true" id="b-next"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_nextblog.gif" alt="Next blog" width="72" height="15" /></a></div><div id="b-this"><input type="text" id="b-query" name="as_q" /><input type="hidden" name="ie" value="UTF-8" /><input type="hidden" name="ui" value="blg" /><input type="hidden" name="bl_url" value="trangthongbao.blogspot.com" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_this.gif" alt="Search This Blog" id="b-searchbtn" title="Search this blog with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value='trangthongbao.blogspot.com'" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_all.gif" alt="Search All Blogs" value="Search" id="b-searchallbtn" title="Search all blogs with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value=''" /><a href="javascript:BlogThis();" id="b-blogthis">BlogThis!</a></div></form></div><script type="text/javascript"><!-- var ID = 10977212;var HATE_INTERSTITIAL_COOKIE_NAME = 'dismissedInterstitial';var FLAG_COOKIE_NAME = 'flaggedBlog';var FLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/flag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var UNFLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/unflag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var FLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif';var UNFLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/unflag.gif';var ncHasFlagged = false;var servletTarget = new Image(); function BlogThis() {Q='';x=document;y=window;if(x.selection) {Q=x.selection.createRange().text;} else if (y.getSelection) { Q=y.getSelection();} else if (x.getSelection) { Q=x.getSelection();}popw = y.open('http://www.blogger.com/blog_this.pyra?t=' + escape(Q) + '&u=' + escape(location.href) + '&n=' + escape(document.title),'bloggerForm','scrollbars=no,width=475,height=300,top=175,left=75,status=yes,resizable=yes');void(0);} function blogspotInit() {initFlag();} function hasFlagged() {return getCookie(FLAG_COOKIE_NAME) || ncHasFlagged;} function toggleFlag() {var date = new Date();var id = 10977212;if (hasFlagged()) {removeCookie(FLAG_COOKIE_NAME);servletTarget.src = UNFLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = false;} else { setBlogspotCookie(FLAG_COOKIE_NAME, 'true');servletTarget.src = FLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = true;}} function initFlag() {document.getElementById('flagButton').style.display = 'inline';if (hasFlagged()) {document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;} else {document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;}} function showDrop() {if (!hasFlagged()) {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'visible';}} function hideDrop() {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'hidden';} function setBlogspotCookie(name, val) {var expire = new Date((new Date()).getTime() + 5 * 24 * 60 * 60 * 1000);var path = '/';setCookie(name, val, null, expire, path, null);} function removeCookie(name){var expire = new Date((new Date()).getTime() - 1000); setCookie(name,'',null,expire,'/',null);} --></script><script type="text/javascript"> blogspotInit();</script><div id="space-for-ie"></div>

 

Thứ Sáu, tháng 6 09, 2006

No. 0979 ( Sưu Tầm Internet)

Bộ Kinh cổ khắc trên gỗ của Việt Nam tại chùa Bổ Ðà.

Việt Yên - Bắc Giang - VN- Chùa Bổ Đà nằm trên sườn một quả núi thuộc thôn Thượng Lát, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên (Bắc Giang), cách Hà Nội 40km về hướng Bắc, theo quốc lộ 1A, cách TP Bắc Giang 20km về hướng tây nam.

Nằm giữa núi rừng huyện Việt Yên (Bắc Giang) có một ngôi chùa mang tên Bổ Đà, nơi hiện lưu giữ bộ kinh Phật khắc trên gỗ, cổ nhất Việt Nam. Sự độc đáo, của bộ kinh đặc biệt này đã thu hút hàng nghìn khách thập phương về đây tham quan, tế lễ mỗi năm..

Chùa được xây lại vào đầu thế kỷ XVIII, nhưng theo một số tài liệu lịch sử thì chùa Bổ Đà (với tên gọi xưa là Tứ Ân Tự - theo "Bách Khoa Tri Thức Phổ Thông" - NXB VHTT 2005) còn có trước đó rất nhiều. Nơi đây từng là trung tâm Phật giáo thời nhà Tiền Lê - thế kỷ XV, và xa hơn nữa là có nguồn gốc từ thời nhà Lý - thế kỷ XI (theo "Non Nước Việt Nam" - phần Bắc Giang, NXB Hà Nội, 2005). Chùa Bổ Đà là một tập hợp di tích gồm chùa chính (Tứ Ân Tự, nằm sườn núi) cùng hai đền thờ Đức Thánh Hoá và Thạch Tướng Đại Vương ở trên đỉnh núi.

Về thăm chùa Bổ Đà, người ta sẽ được chiêm ngưỡng tượng thờ Trúc Lâm Tam Tổ (gồm Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang). Nhưng một điều đặc biệt nhất mà không ai có thể bỏ qua khi đến thăm chùa này là được vào kho xem bộ kinh Phật cổ khắc trên gỗ

Bộ kinh được xếp trên 8 chiếc giá, mỗi giá có 4 tập sách kinh gồm 240 tấm ván gỗ hợp thành, tất cả có khoảng gần 2000 tấm. (Trước đây một số người đến xem bộ kinh này, do hiếu kỳ đã cầm đi một vài tấm ván kinh, nên hiện có một số tấm kinh phải làm lại để bổ sung vào). Mỗi tấm gỗ dùng để khắc kinh dài trung bình là 50cm, rộng 25cm và dày khoảng 2,5cm. Nếu muốn xem đồng loạt toàn bộ kho kinh cổ ở đây thì phải có khoảng đất rộng 250m2 để rải các tấm ván kinh ra. Bộ kinh được khắc trên gỗ thị, một loại cây gỗ mọc phổ biến ở vùng rừng núi này. Gỗ thị không những bền mà nó còn rất nhẹ, đây cũng là một đặc điểm thuận lợi để khắc cũng như vận chuyển kinh.

Trải qua 247 năm (kể từ khi nó ra đời, năm 1759 - vào thời Hậu Lê) đến nay bộ kinh vẫn còn khá nguyên vẹn. Đặc biệt là những tấm gỗ thị dùng để khắc kinh đều rất bền, đẹp, không hề bị mối mọt, dù chẳng phải dùng một loại thuốc bảo quản nào. Kinh được khắc nổi bằng chữ Hán, nét chữ tinh xảo, đến nay vẫn còn rất sắc, rõ. Sự điêu luyện của những bậc tiền bối khắc Kinh ở chùa Bổ Đà xưa có thể so sánh với những nét chạm khắc trên các pho tượng La Hán ở chùa Tây Phương (Hà Tây) cùng thời.

Theo vị hoà thượng trụ trì tại chùa hiện nay thì bộ kinh được hình thành xuất phát từ ý tưởng của các vị tổ sư, đồng thời cũng là những người xây dựng ra ngôi chùa này (vào đầu thế kỷ XVIII) muốn có một bộ kinh để truyền dạy đạo Phật, đồng thời là một di vật Phật học đặc biệt để lại cho đời sau. Bộ kinh mang những tư tưởng của hai dòng Phật giáo lớn nhất Châu Á xưa là Ấn Độ và Trung Hoa.

Đặc biệt, bộ kinh khắc gỗ này có nói đến những đặc trưng của Phật giáo Trung Hoa khi được truyền vào Việt Nam với 3 tông phái (Thiền tông, Tịnh độ tông và Mật tông). Trọng tâm của bộ kinh nói đến nỗi khổ của con người và sự giải thoát. Trong đó tiêu biểu nhất là Tứ Diệu Đế - 4 chân lý kỳ diệu của đạo Phật, gồm: Khổ Đế (chân lý về bản chất của nỗi khổ), Nhân Đế (là chân lý về nguyên nhân làm phát sinh của nỗi khổ), Diệt Đế (là chân lý về cảnh giới để diệt cái khổ) và Đạo Đế (chân lý về 8 con đường diệt khổ hay con gọi là bát chính đạo).

Bộ kinh Phật bằng gỗ này còn nói đến cõi niết bàn, những vòng luân hồi chuyển kiếp của một đời người, giải thích thế nào là sự tu nhân tích đức, cõi vô vi... Bộ kinh cũng thể hiện những tư tưởng của Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là có sự ảnh hưởng của dòng Phật giáo thiền phái Trúc Lâm Tam Tổ (do Vua Trần Nhân Tông 1258-1308 sáng lập ra ở Yên Tử - Quảng Ninh). Phái Trúc Lâm này sau đó được Pháp Loa và Huyền Quang phát triển và cực thịnh hồi thế kỷ XIV-XV, trong đó vùng rừng núi Việt Yên ngày nay là một trong những nơi ảnh hưởng sâu đậm...

( Sưu Tầm Internet)
No. 0978 (Hạt Cát dịch)
Ấn Ðộ phát hiện thêm di chỉ Phật Giáo
Andhravision News, June 4, 2006

Ghantasala, India -- Ba ngôi tháp Phật Giáo và một tu viện, một kiến trúc 3 chiều, các mảnh điêu khắc vỡ, thạch trụ và đồ gốm từ thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ thứ 2 sau Tây Lịch v.v… là những gì đã được phát hiện thêm, được đưa ra ánh sáng bởi Bộ Khảo Cổ Ấn Ðộ trong suốt thời gian khai quật, đào xới gần đây tại Ghantasala thuộc Khu Vực Krishna.

Theo chi tiết của các bản tường trình ở Amaravathi tại Guntur hôm chủ nhật, Giám Ðốc Khảo Cổ Khu Vực Hyderabad, Dr. Jithendra nói những di chỉ này được phát hiện ở Yennammapadu dibba thuộc khu vực Ghantasala.

Sáu thành viên trong toán khảo cổ Ấn Ðộ, được dẫn đầu bởi Dr. Das, đã làm việc trong một công trình khai quật kéo dài ba tháng từ tháng Ba năm 2006 đến tháng Năm, 2006.

Những di chỉ được phát hiện gồm có một kiến trúc ba chiều bằng đá vôi chạm cẩn trên mái vòm , một biểu tượng cát tường trong Phật Giáo.

Three Buddhist 'chaityas' discovered
Andhravision News, June 4, 2006

Ghantasala, India -- Three Buddhist chaityas and a monastery, a three-dimensional structure, broken images, pillars and pottery from the 1st and 2nd century A.D. were some of the discoveries brought to light by the Archeological Survey of India (ASI) during its recent excavations at Ghantasala in Krishna district.

Disclosing this to reporters at Amaravathi in Guntur district on Sunday, ASI Hyderabad Region Superintending Archeologist D. Jithendra Das said that the discoveries were made at Yennammapadu dibba in Ghantasala mandal.

The six-member ASI team, headed by Dr. Das, was on a three-month excavation mission from March to May.

Among the discoveries was a three-dimensional limestone carved structure, embellished on the dome portion of the stupa and which was an auspicious object for the Buddhists.

http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=4,2790,0,0,1,0