<body><script type="text/javascript"> function setAttributeOnload(object, attribute, val) { if(window.addEventListener) { window.addEventListener('load', function(){ object[attribute] = val; }, false); } else { window.attachEvent('onload', function(){ object[attribute] = val; }); } } </script> <div id="navbar-iframe-container"></div> <script type="text/javascript" src="https://apis.google.com/js/platform.js"></script> <script type="text/javascript"> gapi.load("gapi.iframes:gapi.iframes.style.bubble", function() { if (gapi.iframes && gapi.iframes.getContext) { gapi.iframes.getContext().openChild({ url: 'https://www.blogger.com/navbar.g?targetBlogID\x3d10127388\x26blogName\x3dTin+T%E1%BB%A9c+Ph%E1%BA%ADt+Gi%C3%A1o\x26publishMode\x3dPUBLISH_MODE_BLOGSPOT\x26navbarType\x3dBLUE\x26layoutType\x3dCLASSIC\x26searchRoot\x3dhttps://roomdieuphap.blogspot.com/search\x26blogLocale\x3dvi_VN\x26v\x3d2\x26homepageUrl\x3dhttp://roomdieuphap.blogspot.com/\x26vt\x3d-3702944493927259419', where: document.getElementById("navbar-iframe-container"), id: "navbar-iframe", messageHandlersFilter: gapi.iframes.CROSS_ORIGIN_IFRAMES_FILTER, messageHandlers: { 'blogger-ping': function() {} } }); } }); </script><!-- --><div id="flagi" style="visibility:hidden; position:absolute;" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><div id="flagtop"></div><div id="top-filler"></div><div id="flagi-body">Notify Blogger about objectionable content.<br /><a href="http://help.blogger.com/bin/answer.py?answer=1200"> What does this mean? </a> </div></div><div id="b-navbar"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-logo" title="Go to Blogger.com"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/logobar.gif" alt="Blogger" width="80" height="24" /></a><div id="b-sms" class="b-mobile"><a href="sms:?body=Hi%2C%20check%20out%20Thong%20Bao%20at%20trangthongbao.blogspot.com">Send As SMS</a></div><form id="b-search" name="b-search" action="http://search.blogger.com/"><div id="b-more"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-getorpost"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_getblog.gif" alt="Get your own blog" width="112" height="15" /></a><a id="flagButton" style="display:none;" href="javascript:toggleFlag();" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif" name="flag" alt="Flag Blog" width="55" height="15" /></a><a href="http://www.blogger.com/redirect/next_blog.pyra?navBar=true" id="b-next"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_nextblog.gif" alt="Next blog" width="72" height="15" /></a></div><div id="b-this"><input type="text" id="b-query" name="as_q" /><input type="hidden" name="ie" value="UTF-8" /><input type="hidden" name="ui" value="blg" /><input type="hidden" name="bl_url" value="trangthongbao.blogspot.com" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_this.gif" alt="Search This Blog" id="b-searchbtn" title="Search this blog with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value='trangthongbao.blogspot.com'" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_all.gif" alt="Search All Blogs" value="Search" id="b-searchallbtn" title="Search all blogs with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value=''" /><a href="javascript:BlogThis();" id="b-blogthis">BlogThis!</a></div></form></div><script type="text/javascript"><!-- var ID = 10977212;var HATE_INTERSTITIAL_COOKIE_NAME = 'dismissedInterstitial';var FLAG_COOKIE_NAME = 'flaggedBlog';var FLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/flag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var UNFLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/unflag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var FLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif';var UNFLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/unflag.gif';var ncHasFlagged = false;var servletTarget = new Image(); function BlogThis() {Q='';x=document;y=window;if(x.selection) {Q=x.selection.createRange().text;} else if (y.getSelection) { Q=y.getSelection();} else if (x.getSelection) { Q=x.getSelection();}popw = y.open('http://www.blogger.com/blog_this.pyra?t=' + escape(Q) + '&u=' + escape(location.href) + '&n=' + escape(document.title),'bloggerForm','scrollbars=no,width=475,height=300,top=175,left=75,status=yes,resizable=yes');void(0);} function blogspotInit() {initFlag();} function hasFlagged() {return getCookie(FLAG_COOKIE_NAME) || ncHasFlagged;} function toggleFlag() {var date = new Date();var id = 10977212;if (hasFlagged()) {removeCookie(FLAG_COOKIE_NAME);servletTarget.src = UNFLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = false;} else { setBlogspotCookie(FLAG_COOKIE_NAME, 'true');servletTarget.src = FLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = true;}} function initFlag() {document.getElementById('flagButton').style.display = 'inline';if (hasFlagged()) {document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;} else {document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;}} function showDrop() {if (!hasFlagged()) {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'visible';}} function hideDrop() {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'hidden';} function setBlogspotCookie(name, val) {var expire = new Date((new Date()).getTime() + 5 * 24 * 60 * 60 * 1000);var path = '/';setCookie(name, val, null, expire, path, null);} function removeCookie(name){var expire = new Date((new Date()).getTime() - 1000); setCookie(name,'',null,expire,'/',null);} --></script><script type="text/javascript"> blogspotInit();</script><div id="space-for-ie"></div>

 

Thứ Tư, tháng 12 21, 2005

No. 0683 (ÐÐ Uyên Minh dịch)
www.luylau.com
TRƯỞNG LÃO TAUNGPULU TAWYA ( KABA-AYE SAYADAW )

Ngài sinh năm 1897 tại Meiktila, Thượng Miến. Từ năm bảy tuổi ngài theo học chữ Miến Ðiện ở chùa Yewun, nơi được xem là ngôi trường làng ở Tezu, thị trấn Wundwin. Hiệu trưởng và cũng là thầy dạy học của trường là ngài U Teja Sayadaw. Theo chương trình giảng dạy của ngài, ngoài chữ Miến Ðiện, học sinh còn được học giáo lý và hội hoạ. Trong chương trình giáo lý, có cả A Tỳ Ðàm sơ học ( theo giáo trình Abhidhammatthasangaha) và văn phạm Pali.

Năm 13 tuổi ngài Taungpulau thọ giới Sa Di với ngài U Teja Sayadaw và được cho pháp danh là Shin Nandiya. Bảy năm sau (1917 ), ngài thọ Ðại Giới , cũng với ngài U Teja Sayadaw. Sau bốn năm học hành bên chân hoà thượng bổn sư, ngài Taungpulu đi về Mandalay dự khoá Pali cao cấp và được hướng dẩn học thuộc Tam Tạng cùng tất cả Chú Sớ ( Atthakatha& Tika ).

Trong thời gian này ngài cư ngụ tại chùa Shwebo Kyaung. Theo chương trình giảng dạy của trường, ngài đã học Tam Tạng với cùng lúc nhiều thầy : - Học tạng A Tỳ Ðàm với ngài Shwebo Kyaung Sayadaw. - Học sách Kankhavitaraninissaya (chú giải Abhidhamma của Miến Ðiện) với ngài U Neyya Sayadaw. - Học Saratthadipanitika (Phụ Sớ của bộ Vibhanga) với ngài U Tejavamsa Sayadaw. - Học Luật Tạng với ngài U Narada Sayadaw. - Học Kinh Tạng với ngài U Sasana Sayadaw ở Pakhokhu Taik.

Sau khi hoàn tất các học trình Tam Tạng ở Mandalay, theo lời mời của người em ruột là ngài Ashin Nandobhasa Sayadaw, ngài đứng dạy Phật học cho một lớp học một trăm tỳ kheo cho đến năm 1937. Cũng trong năm này, ngài đã cùng hai vị nữa, Ashin Nandobhasa và Htutwin Sayadaw đi về Thaton tham dự một thiền khoá Tứ Niệm Xứ với ngài Mingun Jetawan Sayadaw U Narada. Nội quy sinh hoạt ở thiền viện của ngài U Narada rất nghiêm cẩn : Tất cả tăng thiền sinh đều phải thuộc lòng Giới Bổn Patimokkha của tỳ kheo, tự mình khất thực để sống và chấp hành nghiêm túc tất cả Tác Pháp (Parivattavinayakamma), bổn phận của vị tỳ kheo trong một trú xứ đối với người đồng trú và tăng khách theo tôn ti hạ lạp.

Sau hai năm sống khép mình trong thiền viện của ngài U Narada Sayadaw, theo lời thỉnh cầu của bà Daw Kusala (một tu nữ) và cũng theo ý chỉ của thiền sư U Narada Sayadaw, ngài Taungpulu về hướng dẫn thiền định trong hai năm ở chùa làng Kanywin, cách Moulmein 6 dặm Anh. Năm 1941 ngài Taungpulu trở về nguyên quán là làng Tezu và bắt đầu thực hành các hạnh Ðầu Ðà của một tỳ kheo ẩn lâm và dành hết thời gian tu tập Tứ Niệm Xứ. Như vậy từ lúc thọ giới tỳ kheo được hai mươi hạ (năm 1937), ngài Taungpulu chỉ sống trong rừng và ăn đồ khất thực.

Sau lúc về thăm Tezu, ngài đi từ rừng này sang rừng khác và khi dừng chân nơi nào trong ít lâu, lúc biết được có ai đó chú ý đến trú xứ của mình thì ngài lại bỏ đi nơi khác. Từ thời gian sống ở Kyauksin Towya, ngài Taungpulu đã giữ trọn mười ba hạnh Ðầu Ðà. Năm 1951 có người cất cho ngài Taungpulu một chòi lá bằng tre trong rừng, nhưng ngài chỉ ngồi qua đêm không nằm. Năm 1962, ngài Taungpulu được mời chứng minh lễ khánh thành thiền viện Taungpuluse và chùa Kaba-Aye (nơi ngài đã đặt viên đá đầu tiên). Từ đây ngài được gọi là Taungpulu Sayadaw thay vì Shin Nandiya Sayadaw như trước đó.

Năm 1964 ngài Taungpulu được thỉnh về dạy thiền ở Sinkyan Kyaung và ngài đã đem áp dụng tại đây những thanh quy học được từ ngài Mingun Jetawan Sayadaw U Narada và nhờ vậy đã đào tạo được một thế hệ thiền sư xuất sắc cho Phật giáo Miến Ðiện sau này. Năm 1979, theo lời thỉnh cầu của Dr. Rina Sirca ( người bảo trợ tài chánh ) và các Phật tử Mỹ ở San Francisco – California, ngài Taungpulu sang viếng thăm Hoa Kỳ trong ba tháng hai mươi ngày. Trong thời gian ngắn ngủi này ngài đã là đàn chủ một đại lễ Kiết Giới Sima, làm hoà thượng tế độ cho bốn mươi lăm vị thọ giới Tỳ kheo, mười lăm vị Sa di, ba mươi cô tu nữ và truyền Tam Quy cho tám trăm cư sĩ.

Trong chuyến đi Ấn Ðộ sau đó ( thời gian một tháng rưỡi), ngài Taungpulu đã cho tu Tỳ kheo muời bốn vị, Sa di mười hai vị và truyền Tam Quy cho hơn ba trăm cư sĩ. Dù ở đâu, ngài luôn luôn thuyết giảng và khích lệ việc tu tập Tứ Niệm Xứ. Sang năm 1981 ngài còn trở qua Mỹ thêm lần nữa , trong thời gian lâu hơn, để làm việc ở một số trung tâm Phật giáo Miến Ðiện.
No. 0682 (Hạt Cát dịch)
Dân làng coi phù chú như áo giáp che chở sóng thần.
Wednesday 21 December 2005
Story by WASSAYOS NGAMKHAM

Bản tin được đăng tải trên trang Web Bangkok Post ngày 21 tháng 12, 2005

Bangkok -Thái Lan .Có thể chúng không được tinh xảo với kỹ thuật cao, nhưng dân làng đang đặt để niềm tin của họ vào những chiếc linh phù giản dị, làm theo lối thủ công để che chở họ thoát khỏi cơn sóng thần chết người tiếp theo. Chú Phật Giáo và các loại phù chú khác, kể cả chỉ thiêng màu trắng, đã trở thành lá chắn phòng hộ cho nhiều cư dân PhangNga và Phuket, những người mang nó với hy vọng rằng những phù chú này sẽ bảo vệ họ khỏi những cơn sóng giết người.

Cư dân các bãi biển nghỉ mát và các thôn làng trong hai tỉnh đã bị san bằng trong trận sóng thần ngày 26 tháng 12, 2004 khiến hàng ngàn người tử vong vẫn còn bị nỗi kinh hoàng ám ảnh.

Sư Wiboon Wetchakij, một lão tăng 73 tuổi chuyên về huyền thuật cổ xưa nói “Những dân làng đó không sợ ma quỷ, nhưng họ đến hỏi phù chú trong Phật Giáo từ nơi tôi”

Sư Wiboon, được biết tại địa phương là Luang Phor Pring, trụ trì chùa Lak Kaen ở khu Tai Muang, Phangnga, ngôi chùa đã được dùng làm nhà xác, nơi chất chứa hàng ngàn tử thi nạn nhân sóng thần để khám nghiệm và nhận dạng.

Công việc tại chùa đã gây ra nỗi sợ hãi cho dân địa phương và khêu gợi sự ám ảnh của hồn ma bóng quế. Bây giờ thì công việc đã chấm dứt, nỗi lo sợ của họ được thay thế bằng bóng ma lạnh lẽo của một trận sóng thần khác.

Sư nói “Dân làng đến chùa và xin thỉnh linh chú Phật Giáo bởi vì họ tin rằng những vật này đã cứu vớt rất nhiều sinh mạng trong cơn sóng thần .

Ngay cả người ngoại quốc cũng xin thỉnh phù chú khi đến tạo phước ở chùa, họ thường xin thỉnh roi thiêng để bảo vệ con người chống lại ma quỷ.

Surachet Pankham, 47, làm việc ở Phuket, tin tưởng rằng anh ta đã được cứu vớt trong trận sóng thần vì anh đã đeo ba linh chú Phật Giáo, trong khi chủ nhân khu nghỉ mát Parichard Sae-lee, 38, nói rằng cô và gia đình cũng đã được cứu vớt bởi một linh phù mà cô đã luôn luôn mang theo bên mình.

Khu nghỉ mát của Cô Parichard ở trên đảo Ko Kho Khao. Khi cơn sóng thần ập tới hòn đảo nhỏ bé này thì Cô chạy thoát lên vùng cao hơn, phó mặc khu nghỉ mát cho sóng nước vùi dập.

Cô trở lại hòn đảo nhỏ tháng vừa qua và ở lại một đêm lần đầu tiên kể từ khi tai họa xảy ra. Mỗi một âm thanh trong đêm ấy đều khiến cô thắc mắc không biết có phải là cơn sóng tàn nhẫn kia đã trở lại chăng.

Nhưng Pracharath Phucharoen, 28, một tài xế đưa đón du khách đến khu nghỉ mát, nói rằng mọi người không nên quá sợ hãi sóng thần. Anh ta nói anh chỉ sợ sự giảm sút du khách làm ảnh hưởng đến lợi tức của anh mà thôi.

Một cặp du khách sống sót hôm 26 tháng 12, 2004 nói họ thấy rằng không cần phải đeo bùa bởi họ không tin vào chuyện hồn phách. Những niềm tin như thế sẽ làm ảnh hưởng đến du lịch.

Cô Kanokphorn, một nạn nhân sóng thần sống sót nói “Ðảo Phi Phi đã trở lại bình thường, cũng có khu nghỉ mát, cây cối, chợ búa và nhiều du khách ngoại quốc, chỉ có điểm khác biệt là ít du khách Thái Lan”.

Chính phủ đã chi ra 38 triệu baht để thiết lập tháp canh báo động sóng thần trên 6 tỉnh miền nam. Tiếng còi trên tháp canh có thể được nghe trong phạm vi 1km để báo động cho dân chúng.

Hệ thống báo động xem chừng hoạt động rất tốt trong tuần qua khi còi hú vang lên trên 6 tỉnh miền duyên hải khiến cư dân hoảng hốt bỏ chạy lên vùng cao. Nhưng đã không có những cơn sóng nguy hiểm kéo đến. Giám đốc Trung Tâm Dự Báo Thiên Tai QuốcGia, Plodprasop Suraswadi, sau đó đã xin lỗi dân chúng, nói rằng chuyên viên kỹ thuật bấm nút nhầm.

VILLAGERS SEE AMULETS AS TSUNAMI SHIELDS
Wednesday 21 December 2005
Even foreigners ask for them when they come to the temple

Story by WASSAYOS NGAMKHAM

They might not be sophisticated or high-tech, but villagers are putting their faith in simple, hand-made amulets to shield them from the next killer tsunami. Buddhist amulets and other charms, including sacred white threads, have become must-have defences for many Phangnga and Phuket residents, who wear them in the hope that these sacred objects will protect them from killer waves.

Beach resorts and villages in the two provinces were flattened by a tsunami on Dec 26 and thousands died. The nightmare still haunts residents.

``Those villagers don't fear ghosts, but they come asking for charms and Buddhist amulets from me,'' said Wiboon Wetchakij, a 73-year-old monk who specialises in ancient magic.

Phrakru Wiboon, locally known as Luang Phor Pring, is an abbot at Wat Lak Kaen in Phangnga's Tai Muang district. The temple was used as a morgue where thousands of tsunami victims' bodies were kept for post-mortem and identification.

The work at the wat was frightening to locals and provoked the sightings of many spirits. Now that the work has ended, their fears have been replaced by the chilling spectre of another tsunami.

The villagers come to the temple to ask for Buddhist amulets and charms because they believe such items saved many lives in the tsunami, the monk said.

``Even foreigners ask for them when they come to make merit at the temple,'' he said. They often seek sacred whips, used to protect users against evil spirits.

Surachet Pankham, 47, who works in Phuket, believes he was saved from the tsunami because he wore three Buddhist amulets, while Phangnga resort owner Parichard Sae-lee, 38, said she and her family were also saved by a charm that she always had it with her.

Ms Parichard's resort is on Ko Kho Khao. When the tsunami struck this tiny island she fled to high ground, leaving her resort at the mercy of the waves.

She returned to the island last month and stayed overnight for the first time since the tsunami. Every sound that night made her wonder if the ruthless waves were returning.

But Pracharath Phucharoen, 28, a driver who takes Phuket tourists to beach resorts, said people should not be too frightened of tsunamis. He said he is more afraid of what the sharp decrease in tourists will do to his income.

A tourist couple who survived the Dec 26 tsunami said they saw no need to wear charms because they did not believe in spirits. Such beliefs would just hurt tourism, they said.

``Phi Phi islands have come back to normal. There are resorts, trees, a mini-mart and many foreign tourists. The only difference is there are few Thai tourists,'' said Kanokphorn Chansirisri, who survived the tsunami with her lover.

The government spent 38 million baht to install tsunami warning towers in six southern provinces. The tower alarm sirens can be heard within a 1km radius to warn people of the coming threat.

The system seemed to function well last week when sirens went off in the six coastal provinces, sending panicked residents running for their lives to higher ground.

But there were no dangerous waves approaching.

National Disaster Warning Centre director Plodprasop Suraswadi later apologised for the mistake, saying a technician pressed the wrong button.

http://www.bangkokpost.com/News/21Dec2005_news13.php
No. 0685 (Hạt Cát dịch)
Khánh thành chùa Việt Nam ở Nepal.
12/21/2005 -- 22:29(GMT+7)
Bản tin được đăng tải trên trang Web VNA ngày 21 tháng 12, 2005
New Delhi (VNA) - Một buổi lễ khánh thành ngôi chùa Viet Nam đã được tổ chức tại Lâm Tỳ Ni, Nepal hôm 17 tháng 12 tức là ngày 17 tháng 11 Phật Lịch 2549.

Buổi lễ có sự tham dự của chư Tôn Ðức các hệ phái Phật giáo từ Nepal, Trung Quốc, Thái Lan, Miến Ðiện, Nhật Bản, và Hàn Quốc tại đất Phật Lâm Tỳ Ni. Ðại diện của chính phủ hai nước và bộ du lịch Nepal cũng có mặt trong buổi lễ.

Trong bài diễn văn trước hội chúng tham dư buổi lễ, Thầy Thích Huyền Diệu, một đại biểu của Hiệp Hội Phật Giáo Quốc Tế, đã nhắc lại công trình xây dựng ngôi chùa Việt Nam trong 12 năm qua. Thầy cũng diễn tả sự biết ơn đến các Phật tử trên khắp thế giới về sự yểm trợ tinh thần cũng như vật chất trong việc xây dựng ngôi chùa Việt Nam.

Sau đó trong ngày, chùa đã bố thí y phục và thực phẩm đến cho cư dân nghèo khó quanh vùng.

Chùa Việt Nam, cùng với những ngôi chùa Phật Giáo Á Châu khác tại đất Phật , nơi Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni đản sinh, được dự trù góp phần phát triển hạ tầng cơ sở và cải thiện mức sống của dân chúng vùng Lâm Tỳ Ni qua lãnh vực du lịch.

Viet Nam Pagoda in Nepal inaugurated

12/21/2005 -- 22:29(GMT+7)

New Delhi (VNA) - A ceremony to inaugurate the Viet Nam Pagoda was held in Lumbini, Nepal, on December 17, or the 17th of the 11th month of 2549 on the Buddhist calendar.

The ceremony was attended by Buddhist dignitaries from pagodas of Nepal, China, Thailand, Myanmar, Japan, and the Republic of Korea in Lumbini Buddhist land. Representatives of the Nepalese government and the tourism ministry were also on hand.

Vietnamese Minister-Counsellor in India Ton Sinh Thanh, on behalf of the Government Religion Committee, presented a basket of flowers to the Viet Nam Pagoda's executive board.

Addressing the function, Most Venerable Thich Huyen Dieu, a representative of the International Buddhism Association, reminisced about the construction of the Viet Nam Pagoda over the past 12 years. He also expressed gratitude to Buddhists around the world for their spiritual and material assistance to building the Viet Nam Pagoda.

Later that day, the Pagoda distributed clothing and food to poor people of the area around the Pagoda.

The Viet Nam Pagoda, together with other Asian Buddhist pagodas in the Buddhist land, birthplace of Buddha Sakiamuni, is expected to contribute to developing infrastructure and improving people's living conditions in Lumbini through tourism.--Enditem

http://www.vnanet.vn/newsA.asp?LANGUAGE_ID=2&CATEGORY_ID=29&NEWS_ID=179912
No. 0684 (Hạt Cát dịch)
Lễ cung nghinh Xá Lợi Phật Chỉ trở về từ Ðại Hàn tại Chùa Pháp Môn, TrungQuốc

www.chinaview.cn 2005-12-21 22:07:23
Bản tin được đăng tải trên trang Web Tân Hoa Net ngày 21 tháng 12, 2005

Tây An, Trung Quốc, Tân Hoa Net --Sau 40 ngày được triển lãm tại Hàn Quốc, Xá Lợi Phật Chỉ Sarisa đã trở lại chùa Pháp Môn, nơi xá lợi được phát hiện 18 năm về trước. Có khoảng1,000 Phật tử từ Trung Quốc và Hàn Quốc tham dự buổi lễ long trọng, cung nghinh Xá Lợi trở lại hôm thứ Tư.

Do sự thỉnh cầu của Hiệp hội Phật Giáo Hàn Quốc, bảo vật của Trung Quốc, Xá Lợi Phật Chỉ Sarisa đã được triển lãm tại Seoul và Busan kể từ tháng 11, 2005.

Xá lợi ngón tay Phật 2,500 tuổi, một trong những di sản văn hóa quý giá của Trung Quốc, đã thu hút khoảng một triệu người Ðại Hàn đến chiêm bái.

Buổi lễ được chủ tọa bởi Ðại Sư Xue Cheng, phó chủ tịch Hiệp hội Phật Giáo Trung Quốc. Sư nói “Sự kiện này đã giúp tình thân hữu giữa hai nước tiến tới một bước xa hơn và cảm thông hỗ tương giữa hai quốc gia”.

Ðại Sư Hui Ci từ Phật Giáo Hàn Quốc, người lãnh đạo nhóm hộ tống xá lợi trở về, phát biểu “Sự triển lãm Xá Lợi Phật Chỉ Sarisa tại Hàn Quốc là một sự kiện quan trọng trong lịch sử quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia. Nó đã tạo ra một cơ hội hiếm hoi cho Phật tử hai nước hướng tới một quan hệ song phương đầy triển vọng”.

Phật tử từ Trung và Hàn Quốc đã đảnh lễ xá lợi và xướng tụng kệ kinh trong buổi lễ.

Xá lợi Phật chỉ Sarisa đã được chuyên gia khảo cổ xác định rằng đó là ngón tay giữa thuộc bàn tay trái của Ðức Phật, vốn đã được hoàng gia Ðường Triều ( 618- 907) thờ phượng. Xá lợi được phát hiện từ một mật thất tại chùa Pháp Môn năm 1987.

Famen Temple holds ceremony for returned Sarira from ROK

www.chinaview.cn 2005-12-21 22:07:23


XI'AN, Dec. 21 (Xinhuanet) -- After 40-day enshrinement in the Republic of Korea (ROK), the Buddhist finger Sarira returned to Famen Temple where the relic was discovered 18 years ago. About 1,000 Buddhists from China and the ROK held a grand receiving ceremony at the temple on Wednesday.

At the invitation of the ROK Buddhist association, China's state treasure, the Buddhist finger Sarira had been enshrined in Seoul and Busan since November 11.

The 2,500-year-old finger, one of China's most precious cultural relics, had attracted 1 million Koreans to come around paying respects and praying for good fortune.

The ceremony was chaired by Master Monk Xue Cheng, vice president of the China Buddhist Association. This consecration has helped further advance the friendship and mutual understanding between the two countries, Xue said.

The enshrinement of the Buddhist finger Sarira in the ROK is animportant event in the 1,600-year history of friendship between the two countries. It has posed a rare opportunity for the Buddhists from the two countries to look forward to more promising bilateral relationship," said Master Monk Hui Ci from the ROK, whois in charge of the escort.

The Buddhists from China and the ROK saluted the images of the Buddha and read aloud sutras of the Buddhist classics at the ceremony.

The Sarira has been confirmed by archeologists as the middle finger of the left hand of Sakyamuni, which was enshrined by the imperial families in the Tang Dynasty (618-907). It was unearthed from an underground palace found in the Famen Temple in 1987. Enditem

http://news.xinhuanet.com/english/2005-12/21/content_3953222.htm