<body><script type="text/javascript"> function setAttributeOnload(object, attribute, val) { if(window.addEventListener) { window.addEventListener('load', function(){ object[attribute] = val; }, false); } else { window.attachEvent('onload', function(){ object[attribute] = val; }); } } </script> <div id="navbar-iframe-container"></div> <script type="text/javascript" src="https://apis.google.com/js/platform.js"></script> <script type="text/javascript"> gapi.load("gapi.iframes:gapi.iframes.style.bubble", function() { if (gapi.iframes && gapi.iframes.getContext) { gapi.iframes.getContext().openChild({ url: 'https://www.blogger.com/navbar.g?targetBlogID\x3d10127388\x26blogName\x3dTin+T%E1%BB%A9c+Ph%E1%BA%ADt+Gi%C3%A1o\x26publishMode\x3dPUBLISH_MODE_BLOGSPOT\x26navbarType\x3dBLUE\x26layoutType\x3dCLASSIC\x26searchRoot\x3dhttps://roomdieuphap.blogspot.com/search\x26blogLocale\x3dvi_VN\x26v\x3d2\x26homepageUrl\x3dhttp://roomdieuphap.blogspot.com/\x26vt\x3d-3702944493927259419', where: document.getElementById("navbar-iframe-container"), id: "navbar-iframe" }); } }); </script><!-- --><div id="flagi" style="visibility:hidden; position:absolute;" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><div id="flagtop"></div><div id="top-filler"></div><div id="flagi-body">Notify Blogger about objectionable content.<br /><a href="http://help.blogger.com/bin/answer.py?answer=1200"> What does this mean? </a> </div></div><div id="b-navbar"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-logo" title="Go to Blogger.com"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/logobar.gif" alt="Blogger" width="80" height="24" /></a><div id="b-sms" class="b-mobile"><a href="sms:?body=Hi%2C%20check%20out%20Thong%20Bao%20at%20trangthongbao.blogspot.com">Send As SMS</a></div><form id="b-search" name="b-search" action="http://search.blogger.com/"><div id="b-more"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-getorpost"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_getblog.gif" alt="Get your own blog" width="112" height="15" /></a><a id="flagButton" style="display:none;" href="javascript:toggleFlag();" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif" name="flag" alt="Flag Blog" width="55" height="15" /></a><a href="http://www.blogger.com/redirect/next_blog.pyra?navBar=true" id="b-next"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_nextblog.gif" alt="Next blog" width="72" height="15" /></a></div><div id="b-this"><input type="text" id="b-query" name="as_q" /><input type="hidden" name="ie" value="UTF-8" /><input type="hidden" name="ui" value="blg" /><input type="hidden" name="bl_url" value="trangthongbao.blogspot.com" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_this.gif" alt="Search This Blog" id="b-searchbtn" title="Search this blog with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value='trangthongbao.blogspot.com'" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_all.gif" alt="Search All Blogs" value="Search" id="b-searchallbtn" title="Search all blogs with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value=''" /><a href="javascript:BlogThis();" id="b-blogthis">BlogThis!</a></div></form></div><script type="text/javascript"><!-- var ID = 10977212;var HATE_INTERSTITIAL_COOKIE_NAME = 'dismissedInterstitial';var FLAG_COOKIE_NAME = 'flaggedBlog';var FLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/flag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var UNFLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/unflag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var FLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif';var UNFLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/unflag.gif';var ncHasFlagged = false;var servletTarget = new Image(); function BlogThis() {Q='';x=document;y=window;if(x.selection) {Q=x.selection.createRange().text;} else if (y.getSelection) { Q=y.getSelection();} else if (x.getSelection) { Q=x.getSelection();}popw = y.open('http://www.blogger.com/blog_this.pyra?t=' + escape(Q) + '&u=' + escape(location.href) + '&n=' + escape(document.title),'bloggerForm','scrollbars=no,width=475,height=300,top=175,left=75,status=yes,resizable=yes');void(0);} function blogspotInit() {initFlag();} function hasFlagged() {return getCookie(FLAG_COOKIE_NAME) || ncHasFlagged;} function toggleFlag() {var date = new Date();var id = 10977212;if (hasFlagged()) {removeCookie(FLAG_COOKIE_NAME);servletTarget.src = UNFLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = false;} else { setBlogspotCookie(FLAG_COOKIE_NAME, 'true');servletTarget.src = FLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = true;}} function initFlag() {document.getElementById('flagButton').style.display = 'inline';if (hasFlagged()) {document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;} else {document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;}} function showDrop() {if (!hasFlagged()) {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'visible';}} function hideDrop() {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'hidden';} function setBlogspotCookie(name, val) {var expire = new Date((new Date()).getTime() + 5 * 24 * 60 * 60 * 1000);var path = '/';setCookie(name, val, null, expire, path, null);} function removeCookie(name){var expire = new Date((new Date()).getTime() - 1000); setCookie(name,'',null,expire,'/',null);} --></script><script type="text/javascript"> blogspotInit();</script><div id="space-for-ie"></div>

 

Thứ Năm, tháng 3 09, 2006

No. 0805 (Hạt Cát dịch)

Khoa học gia giải mã Sớ giải Phật Giáo với kỹ thuật xác định ngày tháng bằng than.
by Jacquie van Santen, ABC Science Online, March 9, 2006

Kỹ thuật xác định ngày tháng bằng than đã tỏ lộ ánh sáng mới vào sớ giải cổ và những gì chung quanh lịch sử văn học Phật Giáo.

Sydney, Australia -- Thủ bản kinh văn hiếm quý Phật Giáo được mệnh danh “ Sớ Giải Biển Chết” quả thực có xuất xứ từ thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ thứ 5 sau Tây Lịch, kỹ thuật bản sao bằng than cho thấy như trên.

Các thủ bản này, được viết trên vỏ cây mỏng manh, cung cấp một nhận thức quan trọng trong việc soi rọi vào sự phát triển của văn học Phật Giáo và khỏa lấp khe hở trong một vài địa vực của lịch sử Phật Giáo.

Phật Giáo có truyền thống khẩu truyền từ xưa cho đến bây giờ, nó phát triển từ khẩu truyền đến ghi chép thành văn bản như thế nào rất ít được biết đến. Trong khi Phật giáo hưng thịnh xuyên suốt Á châu thì nó biến mất ở Ấn Ðộ, Trung Á, và quần đảo Nam Dương tiếp nhận nó với nhiều truyền thống văn học khác nhau.

Kỹ thuật xác định ngày tháng bằng than được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu thuộc Tổ Chức Khoa Học Nguyên Tử và Kỹ Thuật Úc Châu đã xác nhận dữ kiện này.

Các khoa học gia đã sử dụng tiến trình của sự đo đạc quang phổ để phóng bức xạ carbon ngày tháng trên vỏ cây đã được ghi chép bằng chữ viết.
Hai thủ bản có ngày tháng nằm vào khoảng giữa thời gian năm 130 đến năm 250 sau Tây Lịch, ba thủ bản khác có ngày tháng từ thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ thứ năm sasu Tây Lịch

" Một trong những thủ bản được nghiên cứu được phát hiện trong một cái lọ với câu đề tặng trên đó chỉ rõ nó được hiến tặng trong năm 12. Trong khi nó không nói rõ đó thuộc thời kỳ nào nhưng đặc tính của câu đề tặng đã cho chúng ta biết nó đề cập đến kỷ nguyên Kanishka.

Kanishka là một vị vua tầm vóc quan trọng tại miền Bắc Ấn Ðộ sống vào khoảng thế kỷ nhứ nhất và thứ hai sau Tây Lịch, nhưng thời gian ông sống và cai trị đã được tranh luận cả hơn thế kỷ.

“Những gì kỹ thuật xác định ngày tháng bằng than đã nói lên với chúng tôi là ngày tháng vào khoảng năm 78 sau Tây Lịch đã được một số học giả tin tưởng trước đó đã không còn có thể đứng vững được nữa, bởi vì ngày tháng thực sự của nó được xác định với kỹ thuật xác định bằng than,. Những thủ bản này được tin tưởng rằng có nguồn gốc từ A Phú Hãn chen lẫngiữa những nghệ phẩm khác đã được bán ra thị trường quốc tế trong thời gian chiến tranh.

------------------
Buddhist scrolls at one with carbon dating
by Jacquie van Santen, ABC Science Online, March 9, 2006

Carbon dating is shedding new light on ancient scrolls and what they tell us about the history of Buddhism

Sydney, Australia -- Rare manuscripts dubbed the 'Dead Sea Scrolls of Buddhism' are indeed from the 1st and 5th centuries AD, carbon dating shows.

The manuscripts, which were written on fragile birch bark, provide an important insight into the development of Buddhist literature and help fill the gaps in some areas of Buddhist history.

Buddhism was traditionally a spoken tradition and until now, little has been known about how it developed from the spoken to the written word.

While Buddhism flourished throughout Asia, it disappeared from India, Central Asia and the Indonesian archipelago, taking with it many literary traditions.

"When we first learnt about these manuscripts we looked at the scripts and the language and made a rough estimate of their approximate age," says Dr Mark Allon, from the University of Sydney, an Australian researcher who is translating the text.

Carbon dating, conducted by researchers from the Australian Nuclear Science and Technology Organisation, confirmed the assessment.

The scientists used the process of accelerator mass spectrometry to radiocarbon date the bark on which the manuscipts were written.

This process counts the rare carbon-14 isotopes in a sample and uses this to calculate the sample's approximate age based on the radioactive decay over time.

Two manuscripts from the Senior collection, which is named after the scrolls' British owner, date to between 130 and 250AD

And three manuscripts from the Schøyen text, named after the scrolls' Norwegian owner, date to between the 1st and 5th century AD.

Allon says the Senior collection dating is particularly important because it makes a major contribution to Indian Buddhism chronology.

"One of the manuscripts we studied was found in a pot with an inscription on it indicating that it was donated in the year 12. While it didn't say what era that was, the characteristics of the inscription tell us that it must refer to the Kanishka era."

Kanishka was a very important king in northern India in about the 1st or 2nd century AD, but the dates he lived and ruled have been debated for a century or more.

"What the carbon dates told us was that the earlier date favoured by some scholars, namely 78AD, is no longer tenable because the carbon dates tell us that the manuscripts actually dated from 130AD to 250AD."

The manuscripts are believed to have originated from Afghanistan and are among many archaeological artefacts that were sold on the international market in times of war.
No. 0804 (tinhtan dich)

Cuộc phỏng vấn Tỳ kheo Bodhi

do Đại Đức Kantasilo thực hiện

Đại Đức Kantasilo đã thực hiện buổi phỏng vấn này tại Thiền Đường Palehai, Singapore, vào ngày Chủ Nhật, 20 tháng 6 năm 2001.

ĐĐ Kantasilo : Cảm ơn Đại Đức đã cho chúng tôi được đàm đạo. Ngài có thể cho chúng tôi biết về tiểu sử của Ngài, Ngài sinh tại đâu, pháp danh là gì, tên song thân của Ngài ?
ĐĐ Bodhi : Tôi sinh tại NYC (New York City) vào năm 1944, tên ngoài đời của tôi là Jeffrey Block, và song thân của tôi thuộc gia đình trung lưu Do Thái cư ngụ tại Brooklyn.

ĐĐ Kantasilo : Ngài có thể cho chúng tôi biết Ngài theo học ở trường nào, căn bản giáo dục của Ngài ?
ĐĐ Bodhi : Tôi theo học tại một trường tiểu học công lập khá gần nhà, đồng thời vào trường Trung học cấp hai và cấp ba ở vùng lân cận, Công Viên Borough tại Brooklyn. Và sau đó, tôi theo học tại Đại học Brooklyn.

ĐĐ Kantasilo : Và có phải Ngài đã nhận văn bằng Cử Nhân ? Vào năm nào ?
ĐĐ Bodhi : Tôi đã hoàn tất bằng Cử Nhân (Bachelor of Art) về Triết học vào năm 1966

ĐĐ Kantasilo : Và sau đó ?
ĐĐ Bodhi : Và sau đó, tôi tiếp tục chương trình Hậu Đại Học tại trường đại học Claremont, California (USA).

ĐĐ Kantasilo : Có phải tại miền nam tiểu bang California ?
ĐĐ Bodhi : Vâng. Tôi lại vào chuyên khoa Triết học và hoàn tất văn bằng Tiến sĩ vào năm 1972.

ĐĐ Kantasilo : Lúc trước Ngài đã kể cho chúng tôi rằng Ngài đã gặp một vị Tỳ Kheo Phật giáo Việt Nam mà có lẽ vị này đã giới thiệu Phật Giáo lần đầu tiên đến Ngài ?
ĐĐ Bodhi : Thật sự, tôi đã quan tâm đến Phật giáo từ năm thứ ba đại học, phần lớn chỉ vì đi rảo trong các hiệu sách và xem các tựa sách và rồi không hiểu vì sao tôi bắt đầu quan tâm đến một vài quyển sách Phật giáo mà tôi đã có thể tìm thấy tại đó. Tôi nghĩ rằng sự lôi cuốn về Phật giáo này đã phát sinh từ phần nào của niềm khát khao mong muốn hay truy tìm vài sự hiểu biết sâu sắc hơn về sự hiện hữu của con người được cống hiến bởi triết lý duy vật của nền văn minh Mỹ hiện đại. Tôi đã không thỏa mãn Do Thái giáo của tổ tiên truyền lại cho tôi, và tôi cũng đã không tìm thấy gía trị lâu dài trong Cơ Đốc giáo. Nhưng tôi đã bị lôi cuốn vào thời gian đầu trong suốt năm thứ ba đại học của tôi về các tôn giáo đông phương.

Tôi đã bắt đầu đọc vài quyển sách như Áo Nghĩa Thư (Upanishads), Thế Tôn Ca (Bhagavadgita), rồi tôi tìm trong các hiệu sách một số sách về Phật Giáo. Đây là những quyển sách được viết bởi D.T. Suzuki (Daisetz Teitaro Suzuki) và Alan Watts, do đó chính yếu về Phật giáo Zen và Phật giáo Bắc truyền. Rồi khi tôi theo học trường Hậu Đại học Claremont, tôi tiếp tục quan tâm về Phật Giáo và cảm thấy càng tăng trưởng nhu cầu sâu sắc hơn để dẫn đến một đời sống tâm linh. Cùng lúc đó, tôi luôn luôn có một sự nghi ngờ ngấm ngầm hay cưu mang chủ nghĩa hoài nghi về bất cứ triết lý thần học nào.

Nhưng cuối cùng khi ở trường hậu đại học, tôi đã gặp một vị Tăng Phật Giáo từ Việt Nam, là người theo học cùng trường và sống cùng chung ký túc xá với tôi. Tôi trở thành thân cận với Thầy, và tôi xem Thầy như một người thầy và từ Thầy tôi đón nhận những lời giáo huấn đầu tiên trong Phật Giáo và thiền định.

ĐĐ Kantasilo : Ngài còn nhớ pháp danh của vị Thầy đó không ?
ĐĐ Bodhi : Pháp danh của Thầy là Thích Giác Đức. Tôi không còn nghe về Thầy trong nhiều, nhiều năm, nên tôi không chắc rằng Thầy còn sống hay không. Thực sự, khi tôi còn đang ngụ tại Washington D.C. tại tu viện Phật giáo Washington (Washington Buddhist Vihara), thì Thầy Thích Giác Đức sống trong chùa Việt Nam cách vài dãy nhà phía trên kia đường, và Thầy là trụ trì của chùa đó.

ĐĐ Kantasilo : Có phải tu viện đó nằm cùng đường với Tu viện Phật giáo Washington không ?
ĐĐ Bodhi : Tu viện đó nằm cùng đường với Tu viện Phật giáo Washington, không phải là Kỳ Viên Tự (Jetavana).

ĐĐ Kantasilo : Không, không, nhưng có một chùa Việt Nam ngay phía dưới đường từ Tu Viện Washington và có một tượng Quan Âm (Kuan Yin) lớn lộ thiên trong khuôn viên chùa đó. Có phải là chùa đó không ?
ĐĐ Bodhi : Đúng là chùa đó. Tên của chùa dường như là Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Hoa Kỳ (Vietnamese Buddhist Church of America), hay tương tự vậy.

ĐĐ Kantasilo : Vâng, có lẽ vậy.
ĐĐ Bodhi : Vâng, Thầy Thích Giác Đức trụ trì nơi đó cùng thời gian tôi ngụ tại Tu viện Phật Giáo Washington, chỉ là hoàn toàn ngẫu nhiên mà chúng tôi cùng sống trên cùng con đường sau vài năm xa cách. Nhưng Thầy đã ở trong tình trạng liên hệ đối nghịch ngày càng gia tăng với cộng đồng người Việt nam. Tôi nghĩ chính yếu là vì những sự liên kết chính trị khác nhau, vì các Thầy Việt Nam có các mối liên hệ chính trị rất mạnh mẽ.

ĐĐ Kantasilo : Ngài đã thực hành những phương pháp thiền định Phật Giáo Việt Nam nào (trong thời gian này) ?
ĐĐ Bodhi : Thầy bắt đầu chỉ tôi về pháp Quán Niệm Hơi Thở (Anāpānasati). Lý thú thay Phật Giáo Việt Nam là Bắc Truyền nhưng tôi nghĩ rằng vì quan hệ với Campuchia, hay có lẽ vì họ cũng nhận được sự truyền bá từ Bắc Truyền Ấn Độ, không chỉ Bắc Truyền Trung Hoa mang xuống từ miền Nam Trung Hoa đến Việt Nam, Phật Giáo Bắc Truyền Việt Nam có chiều hướng mạnh hơn thiên về Phật Giáo Ấn độ cổ. Vì thế những phương pháp thiền Thầy dạy cho tôi là căn bản Quán Niệm Hơi Thở, thiền về tâm Từ và hành thiền dựa vào Bốn Nền Tảng của Chánh Niệm. Mỗi nền tảng của sự chánh niệm liên hệ với một căn bản đặc biệt của bốn sự hiểu sai hay lầm lạc, đưa đến pháp quán Thân bất tịnh – asubha, quán Thọ thị khổ, quán Tâm vô thường - anicca, và quán Pháp vô ngã.

ĐĐ Kantasilo : Và có phải Ngài được thọ giới Sadi không ?
ĐĐ Bodhi : Vâng, sau khi tôi trở thành bạn với Thầy và tôi bắt đầu thực tập thiền định. Xuyên qua hành thiền, sự hoài nghi và ngờ vực của tôi về Phật Giáo hay đời sống tâm linh đã tan biến. Tôi bị thuyết phục rằng đây là con đường thích đáng cho tôi để theo đuổi. Và sau đó, tôi đã hỏi người bạn tôi, cũng là Thầy tôi, nếu Thầy có thể cho tôi xuất gia thành một vị sa môn. Tôi cũng phải thú nhận rằng cũng có một động lực thiết thực ngấm ngầm trong đó nữa. Tôi không nói rằng đó là nguyên nhân chính vì sao tôi muốn xuất gia, nhưng đây là thời điểm khi nước Mỹ quyết định tăng cường quân đội và gia tăng lệnh gọi nhập ngũ cho những người trong hạng quân dịch. Và tôi cũng nghĩ rằng có thể đó là một phương sách an toàn hơn để được xuất gia chính thức trở thành một vị sa môn để có thể nộp đủ giấy tờ cần thiết cho việc miễn dịch nghĩa vụ quân sự.

ĐĐ Kantasilo : Có phải Ngài từ chối nhập ngũ vì lương tâm thấy không đúng ?
ĐĐ Bodhi : Không phải vậy, đó là sự hoãn quân dịch.

ĐĐ Kantasilo : Và Ngài đã được xuất gia khoảng hai tháng trước khi Ngài đến viếng miền Nam Việt Nam phải không ?
ĐĐ Bodhi : Không, tôi chỉ được Thầy cho xuất gia Sadi vào tháng Năm năm 1967, Năm năm trước khi tôi đến Á Châu.

ĐĐ Kantasilo : Ngài xuất gia nơi nào ?
ĐĐ Bodhi : tại Mỹ quốc.

ĐĐ Kantasilo : Và sau đó ?
ĐĐ Bodhi : Và tôi vẫn là một Sadi trong 5 năm tại Mỹ.

ĐĐ Kantasilo : Là vậy! Và rồi Ngài du hành thẳng đến Việt Nam phải không ?

ĐĐ Bodhi : Tôi đã hoạch định đi Á Châu dài hạn từ lúc tôi được xuất gia. Không thật sự chính xác nơi nào tôi sẽ đi xuất gia hay tu học, mặc dù Thầy tôi, người Thầy Việt Nam của tôi có vài sự liên lạc với các Phật tử Tích Lan cũng như với Ngài Đại Đức nổi danh là Đại Đức Narada. Và Thầy luôn luôn không ngừng khuyên tôi đi Tích Lan để được xuất gia và tu học.

ĐĐ Kantasilo : Nhưng với tính cách là một vị Tăng Việt Nam hay là sao ?
ĐĐ Bodhi : Vào lúc đó không rõ lắm nhưng tôi nghĩ rằng Thầy nghĩ tôi nên xuất gia lại như là một vị Tăng Phật Giáo Nguyên Thủy nhưng rồi cuối cùng tôi nên trở lại Việt Nam và rồi xuất gia một lần nữa trong Giáo phái Bắc Truyền như là một vị Thầy.

ĐĐ Kantasilo : Ngài ngụ tại miền Nam Việt Nam bao lâu ?
ĐĐ Bodhi : Vâng, sau khi tôi hoàn tất chương trình hậu đại học và rồi tôi phải dạy hai năm trong khi tôi đang nghiên cứu cho luận án của tôi. Tôi đã dạy học để kiếm tiền trả những món nợ mà tôi đã vay để trang trải cho học vấn của tôi.

ĐĐ Kantasilo : Cho nên Ngài đã là một Sadi, và Ngài làm việc, và Ngài vẫn tiếp tục làm luận án của Ngài.
ĐĐ Bodhi : Vâng, vâng, tôi đã hoàn tất luận án của tôi. Rồi khi tôi hoàn tất luận án vào tháng Hai năm 1972, tôi tiếp tục làm việc cho đến cuối chương trình học năm đó, rồi tôi sẵn sàng lên đường đi Á Châu. Vào lúc này tôi cũng được hân hạnh tiếp xúc nhiều lần với Chư Tăng Phật Giáo Tích Lan đang ghé thăm tiểu bang Los Angeles (USA). Sau khi vị Thầy Việt Nam đầu tiên của tôi rời khỏi nước Mỹ, Thầy có một người bạn, một vị Thầy Việt Nam khác đang sống ở Los Angeles. Khởi đầu vị Thầy này giảng dạy Phật Pháp tại trường đại học U.C.L.A. (University of California, Los Angeles) và rồi Thầy thành lập một Trung tâm Thiền Phật Giáo tại Los Angeles.

ĐĐ Kantasilo : Ngài có nhớ tên của vị Thầy này không ?
ĐĐ Bodhi : Pháp danh của Thầy là Tiến Sĩ Thích Thiện Ân. Thầy đã viên tịch vì bệnh Ung Thư năm 1980. Vào năm 1971, tôi đến và ở lại tại Thiền viện đó với Thầy Thích Thiện Ân. Và trong khi tôi ngụ tại Thiền viện, tôi được biết một danh Tăng Phật Giáo từ Tích Lan đang ghé thăm Los Angeles (USA), chúng tôi thỉnh Sư ở lại Thiền Viện của chúng tôi và Sư giảng những thời pháp trong suốt hơn một tuần lễ. Đó là Đại Đức Piyadassi ở Tu Viện Vajirarama tại Columbo.

Tôi trở thành thân cận với Đại Đức Piyadassi, tôi đưa Ngài viếng thăm khắp Los Angeles. Tôi giới thiệu Ngài trong khi trò chuyện với người khác và thỉnh Ngài đến các lớp học của tôi tại đại học để giảng dạy và thuyết pháp. Sau đó khi chúng tôi chia tay tại phi trường Los Angeles, Ngài đề nghị với tôi rằng nếu thuận duyên tôi nên đi Tích Lan và Ngài có thể sắp xếp cho tôi ở lại tại một tu viện Phật Giáo.

Một thời gian sau, tôi gặp một vị Tăng khác là Đại Đức Ananda Mangala, thật sự là một vị Tăng Tích Lan nhưng Ngài đang định cư tại Singapore. Rồi tôi trở thành thân cận với Ngài và Đại Đức Ananda Mangala cũng ở lại với chúng tôi khoảng một tuần. Rồi có Đại Đức Dikwella Piyananda là vị Sư Trưởng tại Tu Viện Phật Giáo Washington trong thời gian đó, Đại Đức cũng ở lại với chúng tôi vài ngày và tôi trở thành thân thiết với Ngài. Và dường như tôi có nghiệp lực sâu xa nào đó liên quan với Tích Lan và được củng cố nhờ những vị khách tăng thăm viếng này.

Khi tôi quyết định đi Tích Lan, tôi đã viết cho Đại Đức Piyadassi và báo cho Đại Đức biết về ý định của mình và hỏi Đại Đức có thể giới thiệu một tu viện để tôi xuất gia và tu học chăng. Rồi Đại Đức Piyadassi đã giới thiệu cho tôi một vị Tăng, tức là Đại Đức Balangoda Ananda Maitreya.

ĐĐ Kantasilo : Người sau đó đã trở thành Tăng Thống (Sangha Nayaka) ?
ĐĐ Bodhi : Thật vậy, vào thời gian đó Đại Đức Balangoda là Mahanayaka của Tu viện The United Amarapura Nikaya. Đại Đức đã từng là Mahanayaka Thera của Tu Viện Amarapura Nikaya. Sự việc này xảy ra vào thời gian đầu của năm 1972. Tôi nghĩ là Đại Đức đã được bổ nhiệm chức vụ này vào năm 1969 hay 1970. Bởi vì tôi nhớ rằng Đại Đức Balangoda đã giữ chức vụ này trong thời kỳ năm năm và rồi Đại Đức từ bỏ vào năm 1976. Cho nên có lẽ Đại Đức được bổ nhiệm vào năm 1971.

ĐĐ Kantasilo : Tôi có cảm tưởng rằng sau khi Ngài xuất gia Sadi theo truyền thống Việt Nam, Ngài đã rời khỏi tiểu bang California để viếng thăm vị pháp lữ của Ngài tại Việt nam.
ĐĐ Bodhi : Thật vậy, tôi chưa nói đến điểm đó trong bài tường thuật của tôi. Tôi đã viết thư đến Đại Đức Piyadassi và Ngài cho tôi pháp danh của Đại Đức Balangoda Ananda Maitreya. Tôi viết thư đến Đại Đức Ananda Maitreya để hỏi việc đến đấy và ở lại với Ngài để xuất gia tu học. Đại Đức Ananda Maitreya viết thư trả lời rằng tôi được chấp thuận. Cho nên vào tháng Tám 1972, tôi rời khỏi nước Mỹ và chuyến bay của tôi ghé sang Thái Lan trước, cho nên tôi đã trải qua một tuần lễ tại Tu viện Wat Pleng Vipassana, ThaiLand. Từ đó, tôi đến Việt Nam để viếng thăm người bạn của tôi, vị Tăng Phật Giáo đầu tiên mà tôi đã liên lạc. Đó là Thầy Thích Giác Đức. Sau đó tôi ở lại Việt Nam khoảng hai tháng, hầu hết tại Saigon, một vài tuần tôi đi ra Huế ở miền trung Việt Nam.

ĐĐ Kantasilo : Có những thiền đường ở Huế không, hay là Ngài chỉ tham quan thôi ?
ĐĐ Bodhi : Chỉ tham quan thôi. Có nhiều tu viện tại Huế nhưng sự việc đang ở trong một tình trạng sôi nổi và hỗn loạn vào lúc đó vì chiến tranh Việt Nam. Chư Tăng đã không chắc chắn nhiều về tương lai của Phật Giáo và tương lai của chính đất nước mình.

ĐĐ Kantasilo : Cho nên từ Việt Nam, Ngài đi đâu ?
ĐĐ Bodhi : Từ Việt Nam tôi đi thẳng qua Tích Lan.

ĐĐ Kantasilo : Nhưng trong thời điểm đó, tôi muốn minh xác rằng Ngài là một Sadi Bắc Truyền.
ĐĐ Bodhi: Tôi còn là một Sadi Bắc Truyền và tôi đã đến Tích Lan trong bộ nâu sòng Việt Nam. Thầy của tôi muốn tôi vấn y cà sa vàng khi tôi đến Tích Lan vì trước đây với áo nâu sòng, có lẽ tôi không được nhìn nhận như là một vị Tăng Phật Giáo. Cho nên tôi đã vấn y cà sa vàng này. Rồi, khoảng một tuần sau tại thủ đô Colombo, tôi đến Balangoda và ở lại Tu viện của vị Thầy xuất gia cho tôi – đó là Đại Đức Balangoda Ananda Maitreya. Rồi vài tuần sau đó, tôi đã có một lễ xuất gia mới theo Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy để thành một vị Sadi.

ĐĐ Kantasilo : Ngài là Sadi trong truyền thống Phật Giáo Nguyên Thủy trong bao lâu ?
ĐĐ Bodhi : Lễ thọ giới Sadi tổ chức vào tháng 11 năm 1972, sau đó tôi thọ giới Tỳ kheo Upasampada vào tháng 5, 1973. Như vậy là sáu tháng.

ĐĐ Kantasilo : Ngài có thể cho chúng tôi biết pháp danh thầy Tế Độ của Ngài ?
ĐĐ Bodhi : Thầy Tế Độ của tôi là Đại Đức Bibile Sumangala Nayaka Thero. Đai Đức là một vị Tăng lỗi lạc trong bộ phái thuộc tu viện Amarapura Nikaya. Nhưng Đại Đức Bibile không được biết đến ngoài nội xứ Amarapura Nikaya. Đại Đức không được nổi danh khắp thế giới.

ĐĐ Kantasilo : Cho nên Đại Đức Bibile Sumangala Nayaka Thero có ảnh hưởng rất lớn trong đời sống của Ngài không ?
ĐĐ Bodhi : Vâng, chắc chắn là vậy. Và với Đại Đức Bibile, tôi bắt đầu học Pāli và Phật Pháp. Mặc dù tôi đề cập khá nhiều về việc tôi tự học Pāli, Đại Đức Bibile không dạy tôi những bài học chính thức về văn phạm. Nhưng tôi đã học trong vài quyển sách giáo khoa và Đại Đức Bibile kiểm lại các bài tập của tôi. Rồi khi tôi đã có đủ trình độ ngôn ngữ Pāli để khởi sự đọc trọn các văn bản thì chúng tôi đã cùng tham khảo một số văn bản với nhau.

ĐĐ Kantasilo : Như là văn bản nào ?
ĐĐ Bodhi : Chúng tôi khởi sự với phần đầu của Tương Ưng Bộ Kinh (Samyutta Nikāya), tập hợp của các bài kệ, rồi chúng tôi đọc trọn một vài bài kinh trong Trung Bộ Kinh (Majjhima Nikāya), rồi Đại Đức Bibile hướng dẫn tôi về Vi Diệu Pháp Toát Yếu (Abhidhammatthasamgaha).

ĐĐ Kantasilo : Và có phải Ngài đã chuyển dịch từ Pāli qua tiếng Anh hay ngược lại phải không ?
ĐĐ Bodhi : Chỉ chính tôi tự phiên dịch. Trong thời gian đó, tôi chưa chuyển dịch thành văn bản.

ĐĐ Kantasilo : Rồi Ngài đã đọc ngôn ngữ Pāli đã được La mã hóa phải không ?
ĐĐ Bodhi : Thật vậy, Đại Đức Bibile muốn tôi học văn bản Miến Điện, và tôi đã làm, bởi vì Ngài có toàn bộ sách về Kết Tập Tam Tạng lần thứ Sáu bằng tiếng Miến trong Thư viện của Ngài. Đại Đức Bibile là một vị trong Chư Tăng được tham dự cuộc Kết Tập. Nói tóm lại, Đại Đức Bibile như là một vị lãnh đạo phái đoàn Tích Lan trong Hội Nghị Kết Tập Tam Tạng lần thứ Sáu. Vì thế, Đại Đức thúc giục tôi học nguyên bản Miến Điện, tôi đã học và rồi chúng tôi cùng nhau làm việc qua các văn bản theo nguyên bản Miến Điện.

ĐĐ Kantasilo : Tôi nghĩ tôi còn nhớ đọc ở đâu rằng Ngài có một sự liên hệ mật thiết với Đại Đức Nyanaponika ?
ĐĐ Bodhi : Đại Đức Nyanaponika hàng năm đi Âu Châu khoảng một hay hai tháng, Đại Đức đã bắt đầu những chuyến du hành này vào cuối thập niên 1960 đến năm 1980. Tôi đã gặp Đại Đức Nyanaponika lần đầu tiên khi tôi viếng thăm Tu viện Island Hermitage. Sự kiện này ngay vừa sau khi tôi xuất gia. Bởi sự trùng hợp ngẫu nhiên Đại Đức Nyanaponika lại đến đó. Đại Đức ở lại tại Kandy, Tu viện Ẩn Lâm, nhưng hàng năm vào lúc Tu viện Island Hermitage tổ chức lễ Dâng Y (Kathina), Đại Đức sẽ xuống Tu viện này để dự lễ Dâng Y. Và cùng lúc đó tôi cũng đến thăm Tu viện Island Hermitage và tôi đã có vài cuộc mạn đàm với Ngài.

Thỉnh thoảng khi tôi có những câu hỏi về những điểm trong Giáo Pháp, tôi viết thư cho Đại Đức Nyanaponika để đón nhận những quan điểm của Ngài. Rồi đến năm 1974 khi Đại Đức sắp đi Âu Châu, Ngài đã hỏi tôi nếu tôi có thể đến và trông nom Tu viện Ẩn Lâm (Forest Hermitage) trong thời gian Ngài vắng mặt. Và tôi đã bằng lòng, và nhờ vậy tôi đã trở thành thân thiết với Ngài. Và rồi trong năm 1975, tôi rời khỏi Tích Lan và đi sang Ấn Độ, đến thành phố Bangalore. Tôi ở lại Bangalore khoảng 10 tháng tại Hội Maha Bodhi dưới sự điều hành của Đại Đức Acariya Buddharakkhita.

Và rồi có hai vị Tăng trẻ người Ấn, và một vị Tăng Thụy Điển cao hạ hơn tôi tên là Đại Đức Lakkhana. Và Đại Đức Buddharakkhita …Thật sự vào lúc đó, Đại Đức Lakkhana thâm cứu về A Tỳ Đàm (Abhidhamma), và tôi nghiên cứu về kinh điển. Và Đại Đức Lakkhana dạy A Tỳ Đàm và tôi dạy kinh điển cho tất cả Chư Tăng, mặc dù lúc đó tôi chưa có đủ kiến thức, nhưng điều đó là động lực thúc đẩy tôi chuẩn bị để thuyết giảng và nghiên cứu kinh điển cẩn thận và học cách giảng giải kinh điển như thế nào. Và rồi thỉnh thoảng Đại Đức Acariya Buddharakkhita hỏi chúng tôi để thuyết pháp cho công chúng vào Chủ Nhật tại nơi của Ngài và thuyết phục chúng tôi học cách diễn thuyết trước công chúng như thế nào.

Trong khi tôi đang ở tại Bangalore, được biết là chiếu khán của chúng tôi sẽ không được gia hạn thêm cho năm tới, cho nên tôi phải tìm một nơi khác để đi. Và trong khi đó, Đại Đức Nyanaponika đã viết thư cho tôi và bảo tôi rằng nếu tôi quyết định trở lại Tích Lan, tôi sẽ được đón tiếp và ở lại với Ngài, cho nên tôi quyết định làm theo. Rồi vào cuối năm 1975 tôi trở lại Tích Lan và ở lại với Đại Đức Nyanaponika. Thật sự có hai nơi cách khoảng nhau 100 mét trong cùng một vùng. Một là Tu viện Ẩn Lâm (Forest Hermitage) nơi mà Đại Đức Nyanaponika ở, còn một nơi khác gọi là Tu viện Senanayakarama nơi Đại Đức Piyadasi sẽ ngụ khi Ngài đến Kandy.

Vì thế nên tôi ngụ tại Tu viện Senanayakarama vì Đại Đức Nyanaponika chỉ có một phòng cho khách, và Đại Đức đã mong chờ Đại Đức Phra Khantipalo đến trong vòng vài tháng nữa, và cho nên tôi ở lại. Dù sao chăng nữa, chúng tôi đã ở lại với nhau gần hai năm với Đại Đức Nyanaponika tại Tu viện đó. Và Đại Đức Khantipalo cũng ở lại với chúng tôi khoảng một năm.

Khi tôi xuất gia, song thân tôi buồn bực vô cùng. Và cha mẹ viết thư cho tôi thường xuyên, thỉnh thoảng vài lá thư tức giận, thỉnh thoảng vài lá thư sầu khổ và than van, thỉnh thoảng vài lá thơ phê bình Phật giáo và tôi, và thỉnh thoảng vài lá thơ van xin tôi trở về. Và vì vậy, tôi đã thật sự quyết định rằng tôi không thể tiếp tục là một vị Tăng và tôi sẽ xả y và trở về nước Mỹ. Tôi kể lại quyết định này với Đại Đức Nyanaponika và Đại Đức rất hối tiếc về quyết định này. Nhưng Đại Đức nghĩ rằng tôi phải tự quyết định lấy cho nên Ngài không cố gắng ép buộc tôi, mặc dù Đại Đức cảm thấy rằng tôi nên biện hộ để tiếp tục làm một vị tỳ kheo hơn là đáp ứng niềm mong ước của song thân tôi. Nhưng tôi cảm thấy có lẽ điều này cần thiết để làm. Tôi thực sự định ngày tôi xả y. Tôi đã sắp xếp xong với song thân tôi để nhận vé máy bay trở về nước Mỹ.

Khoảng hai hay ba tuần trước thời gian tôi được định ngày để xả y và một hôm tôi đang ngồi trong thư phòng, nơi tôi đang trú ngụ tại Tu viện Ẩn Lâm (Forest Hermitage) với Đại Đức Nyanaponika. Việc này xảy ra sau khi Đại Đức Khantipalo rời khỏi Tích Lan. Rồi tôi vừa nghĩ về tất cả mục đích trong đời tôi là sống như một vị Tỳ Kheo Phật giáo và nếu tôi phải xả y để thỏa mãn sự mong ước của cha mẹ tôi, điều đó như hủy bỏ đi tất cả giá trị, ý nghĩa, của sự trọng đại trong đời tôi, chỉ là thực hiện sự trông mong của song thân tôi mà thôi. Cho nên tôi kể lại vấn đề này với Đại Đức Nyanaponika và Ngài nói “trong trường hợp này hãy trở về nhưng về như là vị Tỳ Kheo”, và tôi nghĩ “Tại sao không!”

Sau đó tôi đã trở về, đó vào tháng Tám năm 1977, rồi tôi trở về Mỹ vẫn là một vị Tỳ Kheo. Và khi song thân tôi, đang trông đợi tôi trở về trong bộ đồ cư sĩ, nhìn thấy tôi tiến đến trong y cà sa vàng với bình bát treo sau lưng và cây dù của Tăng trong tay tôi…đó là những điều mà cha tôi kể lại sau này, cha mẹ đã nhận ra tôi trước khi tôi nhìn thấy họ. Mẹ tôi đã bảo với cha tôi rằng “đó không phải là con của chúng ta, hãy rời khỏi đây” và bà đã khởi sự bước ra khỏi phi trường nhưng cha tôi giữ bà lại và đón tôi ….

ĐĐ Kantasilo : Rồi cha mẹ đưa Ngài về nhà ?
ĐĐ Bodhi : Vâng, vâng. Nhưng dĩ nhiên cha mẹ tôi không hài lòng với việc này.

ĐĐ Kantasilo : Và sự việc này xảy ra tại New York hay tại nơi nào khác ?
ĐĐ Bodhi : Trong thời gian này cha mẹ tôi đang ngụ tại Long Island, phía ngoài thành phố New York (New York City).

ĐĐ Kantasilo : Nhưng đôi khi Ngài ngụ tại Tu viện Sri Lankan Buddhist Vihara, vậy có phải sự việc này xảy ra vào thời gian đầu khi Ngài ngụ tại đó phải không ?
ĐĐ Bodhi : Không, Đại Đức thấy nơi đầu tiên tôi ở khi tôi trở lại nước Mỹ được gọi là Tu viện Lamaist Buddhist Monastery of America.

ĐĐ Kantasilo: Tại đâu vậy ?
ĐĐ Bodhi : Tại New Jersey. Trong một nơi gọi là Washington, tiểu bang New Jersey. Tu viện được thành lập bởi một vị Lạt Ma Kalmuk tên là Geshe Wangyal là một trong những người đầu tiên thành lập tu viện.

ĐĐ Kantasilo : Ngài đã viếng thăm song thân được bao lâu ?
ĐĐ Bodhi : Vâng, tôi ở lại với cha mẹ tôi một vài tuần lễ rồi tôi đến ngụ tại Tu viện Phật giáo Lamaist. Và tôi cũng muốn học vài khía cạnh của Phật giáo Ấn Độ Bắc Truyền qua người Tây Tạng. Cho nên thật vậy tôi đã học tiếng Sanskrit và tiếng Tây Tạng nơi này. Nhưng sau đó tôi viếng thăm Washington D.C. vào dịp lễ Tam Hợp Vesak năm1978, và tôi viếng thăm Tu viện Washington Buddhist Vihara và diện kiến Chư Tăng nơi đó.

Một vài thiện tín người Mỹ của Tu viện Washington Buddhist Vihara yêu cầu tôi đến và cư ngụ tại tu viện này. Và rồi tôi rời khỏi tiểu bang New Jersey (USA) và đến định cư tại Washington D.C. Lúc đó vào tháng Năm năm 1979. Và tôi ở lại Tu viện Washington Buddhist Vihara khoảng ba năm cho đến năm 1982.

Rồi tôi cảm thấy rằng tôi muốn trở lại Á Châu để được hướng dẫn và hành thiền tích cực hơn. Dự định đầu tiên của tôi là đi Miến Điện để thực hành thiền định với Ngài Đại Lão Hòa Thượng Thiền Sư Mahasi Sayadaw. Và tôi đã bắt đầu họach định chương trình đi Miến Điện. Vài năm trước đó, Miến Điện khởi sự đưa ra luật chiếu khán và họ đã cấp những chiếu khán cư ngụ dài hạn cho người ngoại quốc đến và ở lại tại các tu viện Phật giáo và các trường thiền chỉ với mục đích thực tập hành thiền, hay nghiên cứu Phật Giáo. Và rồi tôi đã hy vọng được nhận vào Miến Điện trong cơ hội đó. Nhưng vừa khi tôi khởi sự nộp đơn thì Miến Điện lâm vào một trong những thời kỳ khủng hoảng và đuổi tất cả người ngoại quốc ra khỏi nước và từ chối nhận các chiếu khán dài hạn.

ĐĐ Kantasilo : Vâng, tôi nhớ về vấn đề đó. Chính quyền ra lệnh tất cả những người ngoại quốc phải rời khỏi nước trong vòng 48 giờ đồng hồ.
ĐĐ Bodhi : Vâng, vâng.

ĐĐ Kantasilo : Vâng, tôi nhớ rất rõ ràng.
ĐĐ Bodhi : Tôi nghĩ rằng có một số người Mỹ đã nói rằng họ dự định đến Miến Điện với mục đích hành thiền và rồi sau khi họ hành thiền một thời gian mà không có giấy phép, cũng không có sự chấp nhận của giới thẩm quyền, họ chỉ tự du hành bằng phương cách riêng của họ. Và rồi chính phủ Miến Điện trở nên e ngại rằng những người này là gián điệp giả dạng tăng sĩ. Và chính quyền khởi sự chính sách an ninh nhất là đuổi tất cả những người ngoại quốc ra khỏi nước. Cho nên tôi đã phải vạch lại chuyến du hành của tôi và tôi đã quyết định trở về Tích Lan. Lúc đó vào tháng Năm năm1982, tôi đã trở lại Tích Lan.

ĐĐ Kantasilo : Ngài là Chủ Nhiệm Thư Quán Phật Giáo vào lúc nào ? (Buddhist Publication Society) ?
ĐĐ Bodhi : Vâng, tôi trở thành chủ bút của Hội BPS vào năm 1984. Khi đầu tiên tôi đến Tích Lan, tôi đã nhập hạ Vassa lần đầu chung với Đại Đức Nyanaponika. Nhưng sau khi ra Hạ (Vassa), tôi đến một tu viện khác. Đây là một thiền viện gọi là Mitirigula Nissarana Vannaya, và tôi ở lại.

ĐĐ Kantasilo : Có phải Ngài sống với Đại Đức Nyanaponika trong những năm cuối của cuộc đời Đại Đức không ?
ĐĐ Bodhi : Vâng, tôi đã sống với Đại Đức Nyanaponika. Trong khi tôi ở tại Tu viện Nissarana Vanaya, có khi tôi ngụ với Ngài, có khi không, trong khoảng hai năm. Rồi năm 1984, Đại Đức Nyanaponika đã ngoài 80 tuổi, trở nên yếu hẳn, và tôi cảm thấy rằng tôi nên ở lại để chăm sóc Ngài.

Và rồi khoảng một tháng sau khi tôi ở với Ngài, Đại Đức Nyanaponika bảo tôi rằng Ngài muốn trao quyền chủ bút của Hội BPS cho tôi. Tôi chưa hoàn toàn chuẩn bị để nhận lấy nhưng tôi đã đồng ý. Và sau đó Đại Đức từ chức chủ bút nhưng Ngài vẫn là Hội Trưởng cho 4 năm kế tiếp. Cho đến năm 1988, Đại Đức quyết định từ chức Hội Trưởng và hỏi tôi kế nghiệp Ngài và tôi đã bằng lòng. Đại Đức Nyanaponika tiếp tục sống đến năm 1994, và Ngài viên tịch năm 93 tuổi.

ĐĐ Kantasilo : Cho nên Ngài đã kể cho chúng tôi đến năm 1984, Ngài có thể kể cho chúng tôi đến hiện tại được không ? Có những sự kiện và giai thoại nào đáng quan tâm trong đời Ngài không ?
ĐĐ Bodhi : Vâng, vào năm 1984 tôi thừa kế chức chủ bút cho Hội BPS (The Buddhist Publications Society). Trong năm 1988 tôi trở thành Hội Trưởng và tôi luôn luôn sống bên cạnh Đại Đức Nyanaponika, ít khi tôi rời khỏi Tu viện Ẩn lâm, và tôi chăm sóc Ngài hoàn toàn chu đáo. Đại Đức duy trì được sức khỏe tốt cho đến vài tuần cuối cùng của cuộc đời Ngài bởi vì Ngài từ từ yếu dần và thị lực của Ngài bị hư hỏng. Thị lực của Ngài đã thật sự bắt đầu kém dần vào năm 1988 và vào khoảng năm 1989, Ngài không thể nào đọc được nữa. Vì thế, mỗi đêm chúng tôi cùng nhau dùng trà và tôi đọc sách cho Ngài khoảng một giờ từ những quyển sách khác nhau và tôi cũng đã thâu băng lại những gì tôi đọc để sau này Đại Đức có thể nghe lại lần nữa. Và tôi đã cố gắng tìm những băng nghi âm từ các giảng Sư khác nhau cho Ngài thính Pháp.

ĐĐ Kantasilo : Cho nên Ngài đã hoàn tất vài bản dịch rất quan trọng từ Tam Tạng Pāli của Trung Bộ Kinh (Majjhimanikāya) và hai tập của Tương Ưng Bộ Kinh (Samyuttanikāya).
ĐĐ Bodhi : Vâng, vâng.

ĐĐ Kantasilo : Hẳn là như vậy, và một số xuất bản khác mà tôi chưa đề cập đến, một số kinh sách cẩm nang, và Ngài làm một việc rất quan trọng, có phải là thư tin tức của Hội BPS không ?
ĐĐ Bodhi : Vâng.

ĐĐ Kantasilo : Có phải là bốn lần trong năm không ?
ĐĐ Bodhi : Vâng, bây giờ chỉ còn phát hành ba lần một năm.

Trung Bộ Kinh (Majjhimanikāya) được xuất bản như thế nào… Thật sự dự kiến Tương Ưng Bộ Kinh (Samyuttanikāya) đã được đưa ra sớm hơn Trung Bộ Kinh (Majjhimanikāya). Và không ai khác hơn là Đại Đức Phra Khantipalo, người đầu tiên khởi xướng. Đại Đức cảm thấy rằng cần có một nhu cầu cấp bách cho bản dịch Tương Ưng Bộ Kinh mới, và tôi đã bắt đầu thực hành chuyển dịch kinh điển từ Tam Tạng Kinh Điển và kèm theo các kinh này là chuyển dịch từng phần lớn của chú giải và phụ chú giải.

Công việc đầu tiên trong thể lọai này mà tôi đã dịch là Kinh Phạm Võng (Brahmajāla Sutta) cùng với chú giải và phụ chú giải. Tôi đã làm việc này do sự thúc đẩy của Đại Đức Nyanaponika, Đại Đức làm việc rất hăng say để việc mau hoàn tất. Và trong nhiều năm trước, Đại Đức Nyanaponika đã chuyển dịch những phần lớn của chú giải và phụ chú giải từ Kinh Phạm Võng mà Ngài đã giữ trong sổ ghi chép. Tôi thật sự học rất nhiều, đọc và hiểu những chú giải và phụ chú giải từ những ghi chép của Đại Đức Nyanaponika.

Các thể loại chú giải và phụ chú giải, đặc biệt là Tikas có thể hoàn toàn khó khăn bởi vì người phụ chú giải viết lại trong kiểu chữ của người chú giải ngôn ngữ Sanskrit cổ xưa. Cũng như Sankhara, người phụ chú giải đặt trước Shankharacariya, nhưng trong một thể loại tương tự rất thơ văn, dùng những câu rất phức tạp với nhiều danh từ trừu tượng liên kết với nhau bởi những trường hợp gián tiếp khác nhau. Cho nên đây là hoàn toàn một đề án để chuyển dịch phụ chú giải từng câu một. Tôi thật sự học để hiểu cách phụ chú giải từ những sổ ghi chép của Đại Đức Nyanaponika. Và tôi ghép lại với nhau Kinh Phạm Võng (Brahmajāla Sutta) này với chú giải và phụ chú giải.

ĐĐ Kantasilo : Và có phải bản thảo đó đã được xuất bản một lần không ?
ĐĐ Bodhi : Vâng, bản thảo vẫn còn tái bản, được gọi là Chú Giải Kinh Phạm Võng (The Discourse of the All Embracing Net of Views). Rồi sau đó tôi đã dịch bài kinh đầu tiên của Trung Bộ Kinh (Majjhimanikāya), đây là bài Kinh Pháp Môn Căn Bản (Mūlapariyàya Sutta) với chú giải và phụ chú giải, rồi đến kinh Mahanidana Sutta, đó là Bài kinh dài về lý Nghiệp Báo (the Great Discourse on Causation), và Kinh Sa Môn Quả (Sàmanna-Phala Sutta), bài pháp thứ hai trong Trường Bộ Kinh (Samyuttanikāya) – Đó là bài “The Discourse on the Fruits of Recluseship.”

Cho nên Đại Đức Khantipalo thích những bài chuyển dịch của tôi và Đại Đức đã đề nghị với tôi rằng tôi chuyển dịch một bộ mới cho Tương Ưng Bộ Kinh (Samyuttanikāya) cho Hội Pāli Text Society. Nhưng tôi hơi thắc mắc rằng Hội Pali Text Society có quan tâm đến các bản dịch mới chăng. Đại Đức Khantipalo đã viết thư cho Ông Richard Gombrich sau này là thư ký của Hội PTS. Đại Đức nhờ ông Richard Gombrich viết thư cho tôi để đảm bảo với tôi rằng Hội sẽ quan tâm đến những bản dịch mới. Và ông Gombrich đã thực hiện điều đó. Sự kiện này xảy ra vào năm 1985, nhưng vào cùng lúc Nhà Xuất bản Wisdom (Wisdom Publications) đã viết thư đến Đại Đức Nyanaponika. Đại Đức Khantipalo đã ghép 90 bài kinh lại với nhau từ Trung Bộ Kinh (Majjhimanikāya) đã được chuyển dịch bởi Đại Đức Nyanamoli và những bài kinh này được phát hành bộ ba tập Kinh tại Bangkok do nhà in Mahamakut Press được mệnh danh là Kho tàng Pháp Bảo (A Treasure of Buddha’s Words).

Ông Nick Ribush của Nhà Xuất bản Wisdom tìm ra bộ ba tập kinh này, ông Ribush có ý định xuất bản toàn bộ bản dịch của Trung Bộ Kinh (Majjhimanikāya). Ông hỏi Đại Đức Nyanaponika nếu Đại Đức có thể diễn giải 32 bài kinh còn lại trong Trung Bộ Kinh mà Đại Đức Nyanamoli đã phiên dịch. Nhưng lúc đó, Đại Đức Nyanaponika đã thọ ngoài tám mươi tuổi rồi và Ngài nghĩ rằng quá nhiều cho Ngài để nhận lãnh nên Ngài hỏi tôi nếu tôi có hoan hỷ để nhận lấy. Và tôi trả lời bằng lòng.

Và vì thế tôi khởi dịch 32 bài kinh này vào năm 1985. Khi tôi đã dịch qua và cảm thấy rằng một số thuật ngữ của Đại Đức Nyanamoli nên được thay đổi. Đại Đức Nyanamoli xử dụng khá nhiều kinh nghiệm thuật ngữ mà một độc gỉa thông thường trong Anh ngữ khó thể lĩnh hội. Tôi đã sửa đổi lại do sự chấp thuận và xác nhận hoàn toàn của Đại Đức Nyanaponika . Tôi làm công việc đó từ năm 1985 cho đến khoảng đầu năm 1989 vì tôi không thể nào làm trọn thời gian được. Tôi cũng phải duyệt bản thảo cho Hội The Buddhist Publications Society. Vào tháng 4 năm 1989, tôi đã gởi toàn bộ bản thảo đã được hoàn tất đến Hội Wisdom Publications và bản thảo vẫn nằm trong sự quên lãng khoảng 3 năm bởi vì Hội không thể tìm được người nào để giám sát đề án. Cho đến khi một người tên là John Bullit nhận trách nhiệm giám sát bản thảo, bản sao diễn giải của toàn bộ công việc. Cuối cùng Trung Bộ Kinh (Majjhimanikāya) được xuất bản vào năm 1995.

Sau khi tôi đã dịch xong Trung Bộ Kinh (Majjhimanikāya), vài tháng sau tôi khởi sự dịch Tương Ưng Bộ Kinh (Samyuttanikāya) vào khoảng tháng Sáu năm 1989. Tôi khởi sự dịch Tương Ưng Bộ Kinh nhưng không phải là tập đầu tiên vì tập này là sự kết hợp của các bài kệ do đó có thể rất khó. Và tôi nghĩ rằng nếu tôi khởi sự dịch những bài kệ trước, tôi sẽ dễ bị chán nản và từ bỏ dự án. Cho nên tôi khởi sự dịch tập hai, khởi đầu của những tập văn xuôi và rồi tôi đã dịch tập hai và ba một cách nhanh chóng, nhưng rồi tôi cần phải làm những dự án khác, những quyển sách cho Hội BPS (The Buddhist Publications Society) phải được duyệt lại, rồi thêm nhiều sự việc khác xảy ra, ngay cả trong vài năm tôi không thể có thì giờ trở lại Tương Ưng Bộ Kinh mà đã bị đình trệ nhiều năm rồi. Nhưng cuối cùng tôi đã dịch Tương Ưng Bộ Kinh lại.

Tôi ắt hẵn đã hoàn tất bản thảo đầu tiên vào năm 1993. Rồi tôi phải sửa soạn những chú thích và sự thu thập các bài kệ rất khó khăn, tôi đã duyệt lại một vài lần và sửa đổi rất nhiều. Khi tôi đã biên soạn những chú thích thì tôi thấy những đoạn văn mà tôi chuyển dịch sai một số bài kệ và tôi phải chuyển dịch lại các bài kệ. Và sự chuẩn bị các chú thích tốn rất nhiều thời gian, phải đến một năm dành riêng cho các chú thích. Và Tương Ưng Bộ Kinh (Samyuttanikāya) đã được hoàn tất.

Cho nên cuối cùng, Nhà Xuất Bản Wisdom Pubications đã cho tôi kỳ hạn cuối, như một cách cứu mạng, điều đó đã thúc đẩy tôi tận tâm lực và hoàn tất Tương Ưng Bộ Kinh (Samyuttanikāya). Tôi nghĩ kỳ hạn chót là ngày 21 tháng 9, 1999 và tôi hoàn thành tất cả công vịệc và đưa vào đĩa vi tính và gởi đi vào ngày 17 tháng 9 và các đĩa này đến văn phòng của Nhà xuất bản vào ngày 21 tháng Chín năm 1999.

ĐĐ Kantasilo : Và Ngài đã kể cho chúng tôi nghe đến hiện tại ….
ĐĐ Bodhi : Nhưng một điều tôi đã không đề cập đến là vấn đề nhức đầu của tôi. Chứng nhức đầu này dường như là môt nghiệp báo mà tôi phải nhận lấy. Tôi đã khai lại bệnh này thường xuyên với các bác sĩ khác nhau và thật ngán ngẫm để lập lại từng chi tiết một. Nhưng vào năm 1976 cho đến đầu năm 1977 tôi bắt đầu bị nhức đầu và càng ngày càng tệ hơn, và tôi đã hỏi ý kiến các bác sĩ khác nhau.

Thọat đầu, triệu chứng phát triển chung quanh mắt tôi nên tôi nghĩ có điều gì không ổn với đôi mắt. Tôi gặp các bác sĩ nhãn khoa và họ đưa tôi đến các chuyên khoa EMT (Emergency Medical Technician). Họ nghĩ rằng tôi bị viêm xoang mặt và đưa tôi qua các bác sĩ chuyên khoa thần kinh vì nghĩ rằng có điều gì ảnh hưởng đến dây thần kinh. Nhưng không có bác sĩ thần kinh nào có thể tìm ra căn bệnh. Rồi tôi cố gắng dùng các loại điều trị khác nhau, không những thuốc Tây mà còn thuốc Ayurvedic, truyền thống thảo dược của Tích Lan, châm cứu theo Trung Hoa, phép chữa vi lượng đồng cân, và thuốc của Tây tạng. Bây giờ tại Singapore, kèm với thuốc Tây, tôi cũng cố gắng dùng thảo dược Trung Hoa và xoa bóp trị liệu. Cho nên chứng bệnh nhức đầu này là trở ngại chính cho công việc của tôi và những họat động khác trong nhiều năm.

ĐĐ Kantasilo : Một trong những nguyên nhân mà tôi muốn Ngài kể lại cho chúng tôi về tiểu sử của Ngài là trong quá khứ có nhiều Chư Tăng phương Tây, đây không phải là một điều mới mẽ. Và với sự viên tịch của Đại Đức Nyanaponika, tôi nghĩ rằng chúng tôi đã mất nhiều vì đã không hỏi được những câu hỏi thích đáng vào đúng thời. Cho nên tôi rất vui Ngài đã đồng ý kể cho chúng tôi về tiểu sử của Ngài. Và Ông Suchao Ploychum muốn tôi hỏi quan điểm của Ngài về Phật Giáo tại Tích Lan. Cảm tưởng của Ngài như thế nào, Ngài có nghĩ rằng Tích Lan sẽ vẫn còn là một nơi sinh động cho người Tây Phương tìm đến xuất gia và được hướng dẫn Phật Pháp nơi đó ?
ĐĐ Bodhi : Vâng, thật đáng buồn, tôi phải nói cảm tưởng của tôi về Phật Giáo tại Tích Lan là đang bị thoái hóa trong một phạm vi rộng lớn. Trong thế hệ trước, bạn có thể tìm thấy nhiều vị Cao Tăng là những vị pháp học rất lỗi lạc và là những vị pháp hành chân chánh. Bây giờ, vì những sự thay đổi khác nhau, chính trị thay đổi ở trong nước, kinh tế thay đổi bởi sự tác động mạnh mẽ của nền văn minh Phương Tây, tôi phải nói rằng phẩm chất của đời sống tu viện đã giảm sút rất nhiều.

Vẫn còn những nhóm nhỏ Chư Tăng rất giỏi, rất nhiệt tình, rất tận tụy với Đạo Pháp. Đặc biệt trong cộng đồng này hay tổ chức được gọi là Sri Kalyani Yogashrama Sanstava là anh em họ của Tu viện Dhammayut Nikaya tại Thái Lan.

ĐĐ Kantasilo : Ngài có thể kể lại tên tổ chức đó rõ ràng hơn không ?
ĐĐ Bodhi : Vâng, Sri Kalyani Yogashrama Sanstava, Sanstava có nghĩa như là hội liên hiệp của Yogashramas gồm nhiều thiền viện. Tôi nghĩ tên Kalyani đó bắt nguồn từ dòng sông Kalyani ở Miến Điện mà các lễ xuất gia được tổ chức do cộng đồng tu viện là nguồn gốc của Tu viện Ramanyanikaya, phải ở tại Ramanyadesa của Miến Điện. Đây là một hội liên hiệp của các tu viện được thành lập do Đại Đức Jinavamsa vẫn còn tại tiền với tuổi thọ khoảng 95 hay 96 và Đại Đức Sri Nyanarama là Đại Lão Thiền Sư tại Tu viện Mitirigula Nissarana Vanaya.

Động lực nguyên thủy thúc đẩy khởi sự của tổ chức này là hồi phục lại đời sống tu viện thật sự trong tu viện Phật giáo Tích Lan (Sri Lankan Monastic Buddhism), đặt nền tảng trên sự nghiêm trì giới luật, học tập kinh điển một cách chính xác và cẩn thận, và thực hành thiền định. Và đặc biệt cộng đồng tu viện này là tiếp xúc chặt chẽ trong những năm gần đây với Ngài Thiền Sư Pa Awk Sayadaw tại Miến Điện và một số vị Tăng từ tổ chức này đã đến Miến Điện để thực tập hành thiền với Thiền Sư Pa Awk Sayadaw, và những vị khác đang còn tu học tại Tích Lan dưới sự hướng dẫn của môn đệ của Thiền Sư Pa Awk Sayadaw là Ngài U Agganya. Cho nên, tôi phải nói rằng đây là một trào lưu hoàn toàn mạnh mẽ trong Tăng Già Tích Lan.

Ngược lại, ngoài tổ chức này, có một số vị Tăng chân tu khác ở rải rác khắp nơi. Nhưng phần lớn tôi phải nói rằng những tu viện đã trở thành những nơi đáng buồn. Nhiều vị Tăng trẻ xuất gia với mục đích duy nhất là để theo đuổi việc học, nếu các vị Tăng này có khả năng thì sẽ theo học tại các trường đại học, lãnh cấp bằng rồi hoàn tục. Một số vị khác vẫn ở lại trong Tăng đoàn nhưng những vị này làm việc nhận lương như các thầy giáo mà tôi phải nói là không thể hoàn toàn lên án được. Nhưng có một số Tăng khác thông minh hơn và dám tham gia vào các hoạt động khác nhau hoàn toàn chống lại đời sống phạm hạnh của tu viện như tham gia vào thương mãi, tài chính, và chính trị.

Vì thế, những người Tây Phương mong muốn được xuất gia và nhận sự giáo hóa thích đáng thì tôi thấy khó giới thiệu họ đến Tích Lan. Mặc dù có vài nơi tôi có thể đề nghị được như Nissarana Vanaya, nếu một vị Tăng có khả năng tự tu học với một ít hướng dẫn, thì đó vẫn là nơi thích hợp. Đối với những nơi khác có liên hệ với sự thực hành thiền định nghiêm nhăt thì tôi nói rằng rất hạn hẹp trong trọng tâm thiền định cho một vị Tăng mới cần một căn bản huấn luyện rộng lớn hơn, một số hướng dẫn trong luật tu viện, một sự giới thiệu tổng quát về giảng dạy, về Giáo Pháp. Trong Thiền đường như vậy, vị Tăng mới này không tìm thấy được sự giáo huấn, vị này chỉ tìm thấy sự hướng dẫn độc nhất của Thiền định theo một kỷ thuật đặc biệt. Một nơi như vậy chỉ thích hợp cho một vị Tăng đã được hoàn tất cơ bản Giáo Pháp và muốn thục tập thiền định một cách tích cực.

Cho nên có những cơ hội để xuất gia cho người ngoại quốc đến Tích Lan. Thường Chư Tăng không phải do dự để làm lễ xuất gia chính thức cho vị tuyển tăng, nhưng một khi họ được xuất gia, thì phần lớn họ phải tự tìm phương cách để nhận được sự hướng dẫn thích đáng trong Chánh Pháp.

ĐĐ Kantasilo : Ngài có huấn từ nào để kết thúc buổi phỏng vấn này không ?
ĐĐ Bodhi : Tôi nghĩ rằng tôi bao gồm tất cả rồi.

ĐĐ Kantasilo: Dạ cám ơn, Ngài.

(Tinh Tan dịch)
http://www.saigon.com/~anson/ebud/ebdha211.htm