<body><script type="text/javascript"> function setAttributeOnload(object, attribute, val) { if(window.addEventListener) { window.addEventListener('load', function(){ object[attribute] = val; }, false); } else { window.attachEvent('onload', function(){ object[attribute] = val; }); } } </script> <div id="navbar-iframe-container"></div> <script type="text/javascript" src="https://apis.google.com/js/platform.js"></script> <script type="text/javascript"> gapi.load("gapi.iframes:gapi.iframes.style.bubble", function() { if (gapi.iframes && gapi.iframes.getContext) { gapi.iframes.getContext().openChild({ url: 'https://www.blogger.com/navbar.g?targetBlogID\x3d10127388\x26blogName\x3dTin+T%E1%BB%A9c+Ph%E1%BA%ADt+Gi%C3%A1o\x26publishMode\x3dPUBLISH_MODE_BLOGSPOT\x26navbarType\x3dBLUE\x26layoutType\x3dCLASSIC\x26searchRoot\x3dhttps://roomdieuphap.blogspot.com/search\x26blogLocale\x3dvi_VN\x26v\x3d2\x26homepageUrl\x3dhttp://roomdieuphap.blogspot.com/\x26vt\x3d-3702944493927259419', where: document.getElementById("navbar-iframe-container"), id: "navbar-iframe" }); } }); </script><!-- --><div id="flagi" style="visibility:hidden; position:absolute;" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><div id="flagtop"></div><div id="top-filler"></div><div id="flagi-body">Notify Blogger about objectionable content.<br /><a href="http://help.blogger.com/bin/answer.py?answer=1200"> What does this mean? </a> </div></div><div id="b-navbar"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-logo" title="Go to Blogger.com"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/logobar.gif" alt="Blogger" width="80" height="24" /></a><div id="b-sms" class="b-mobile"><a href="sms:?body=Hi%2C%20check%20out%20Thong%20Bao%20at%20trangthongbao.blogspot.com">Send As SMS</a></div><form id="b-search" name="b-search" action="http://search.blogger.com/"><div id="b-more"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-getorpost"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_getblog.gif" alt="Get your own blog" width="112" height="15" /></a><a id="flagButton" style="display:none;" href="javascript:toggleFlag();" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif" name="flag" alt="Flag Blog" width="55" height="15" /></a><a href="http://www.blogger.com/redirect/next_blog.pyra?navBar=true" id="b-next"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_nextblog.gif" alt="Next blog" width="72" height="15" /></a></div><div id="b-this"><input type="text" id="b-query" name="as_q" /><input type="hidden" name="ie" value="UTF-8" /><input type="hidden" name="ui" value="blg" /><input type="hidden" name="bl_url" value="trangthongbao.blogspot.com" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_this.gif" alt="Search This Blog" id="b-searchbtn" title="Search this blog with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value='trangthongbao.blogspot.com'" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_all.gif" alt="Search All Blogs" value="Search" id="b-searchallbtn" title="Search all blogs with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value=''" /><a href="javascript:BlogThis();" id="b-blogthis">BlogThis!</a></div></form></div><script type="text/javascript"><!-- var ID = 10977212;var HATE_INTERSTITIAL_COOKIE_NAME = 'dismissedInterstitial';var FLAG_COOKIE_NAME = 'flaggedBlog';var FLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/flag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var UNFLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/unflag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var FLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif';var UNFLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/unflag.gif';var ncHasFlagged = false;var servletTarget = new Image(); function BlogThis() {Q='';x=document;y=window;if(x.selection) {Q=x.selection.createRange().text;} else if (y.getSelection) { Q=y.getSelection();} else if (x.getSelection) { Q=x.getSelection();}popw = y.open('http://www.blogger.com/blog_this.pyra?t=' + escape(Q) + '&u=' + escape(location.href) + '&n=' + escape(document.title),'bloggerForm','scrollbars=no,width=475,height=300,top=175,left=75,status=yes,resizable=yes');void(0);} function blogspotInit() {initFlag();} function hasFlagged() {return getCookie(FLAG_COOKIE_NAME) || ncHasFlagged;} function toggleFlag() {var date = new Date();var id = 10977212;if (hasFlagged()) {removeCookie(FLAG_COOKIE_NAME);servletTarget.src = UNFLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = false;} else { setBlogspotCookie(FLAG_COOKIE_NAME, 'true');servletTarget.src = FLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = true;}} function initFlag() {document.getElementById('flagButton').style.display = 'inline';if (hasFlagged()) {document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;} else {document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;}} function showDrop() {if (!hasFlagged()) {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'visible';}} function hideDrop() {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'hidden';} function setBlogspotCookie(name, val) {var expire = new Date((new Date()).getTime() + 5 * 24 * 60 * 60 * 1000);var path = '/';setCookie(name, val, null, expire, path, null);} function removeCookie(name){var expire = new Date((new Date()).getTime() - 1000); setCookie(name,'',null,expire,'/',null);} --></script><script type="text/javascript"> blogspotInit();</script><div id="space-for-ie"></div>

 

Thứ Sáu, tháng 12 23, 2005

No. 0691

December 23, 2005
Religious groups try good deeds in tsunami zone

By Bill Tarrant
BANDA ACEH, Indonesia (Reuters) - Buddhists run a camp for tsunami survivors in Islamic Aceh. A Mennonite family teaches English at a camp in Thailand. Christians put up homes in Sri Lanka and Jains build schools in India's Nicobar islands.

Drawn by a disaster of biblical proportions, religious groups flocked to the tsunami zone to give succor to the survivors, and tried to provide answers to those who wondered about god's role in the sudden, extraordinary event.

The unprecedented tsunami, spawned by the strongest earthquake in four decades last Dec. 26, did not discriminate: Muslims were swept away in Indonesia, Hindus carried off in India, Buddhists deluged in Thailand. Catholics and Jews visiting Indian Ocean resorts from Europe and America, were also killed.

Faith-based charities were among the first to come and are among the last to leave, performing the corporal works of mercy: feeding the hungry, clothing the naked, sheltering the homeless, healing the sick, burying the dead.

"Church-based and religious-based groups have more dedicated workers," said Sufi Pore, who heads the Indian Jain Organisation's tsunami projects in the Andaman and Nicobar Islands and who is himself a Sufi Muslim. "We need people who will come six, nine months with some dedicated zeal."

Most faith-based groups try to keep their religious affiliation firmly in the background.

U.S. tele-evangelist Jerry Falwell was one notable exception, stirring controversy in January when he appealed for money and volunteers to go to tsunami-struck areas to distribute food, medical supplies and "thousands of Gospel tracts in the language of the people", according to his Web site (www.falwell.com).

"WE ARE FAMILY"

It's about compassion, not conversion for most faith-based aid groups.

That's important in places like the Indonesian province of Aceh, where Islamic law is practiced and religion is a highly sensitive issue. Students staged street protests several months ago over rumours a Christian group had distributed pills stamped with Mother Mary's image.

Taiwan's Buddhist Tzu Chi Foundation, which has been supplying tent camps in Aceh with food, water and other supplies, has plans to rebuild villages -- including homes, mosques and schools -- at an estimated cost of $27 million.

"As we all live on the same planet and breathe the same air, we are family," Tzu Chi founder Chen Yen said on the group's Web site (www.tsuchi.org). "When disaster strikes one region, everyone, everywhere ought to help."

One Christian evangelical group says it is getting its message across in a more subtle way.

"The walls of these homes continue to speak long after we've gone," said Service International Director Trey Perry of the small, cement-block homes the St. Louis-based group built in Hikkedua, Sri Lanka.

"Everyday, they're going to wake up and know a group of Christians built a house. That's pretty heavy evangelism. It's like St. Francis of Assisi said: 'Everywhere you go, preach the gospel. And if you must, use words.'"

Dave Johnson brought his wife and two teenage daughters to a temporary camp in Ban Nam Khem, Thailand, from a Bruderhof community -- a tiny offshoot of the Mennonite Amish -- in Rifton, New York. They came with nothing but the clothes on their back and a few cans of food to teach English to tsunami camp dwellers.

"We definitely did not come here to proselytise," Johnson said in the tiny, one-room corrugated tin hut he planned to live in for the next two years. "We found more Christianity in Thailand through deeds than in most places we find."

Buddhist Thailand generally takes a relaxed view of missionaries and in southern Thailand some Christian groups are actively trying to recruit souls.

Pastor Achara, a Thai Christian missionary now living in New York City, established "Rest in the Lord" church in Khao Lak, Thailand after the tsunami, baptising 25 people.

"They needed peace in their heart," Achara said, "and asked questions about god. They started praying and received answers from god and realised god is real."

WAS GOD ANGRY?

Standing on a beach at Batticaloa, Sri Lanka, one pastor voiced what some evangelical Christians were saying about the Dec. 26 catastrophe that killed more than 231,000 and displaced around 1.8 million people in a dozen Indian Ocean nations.

"It was a sign that these are the last days. You must prepare yourself to meet Jesus Christ. Repent for your sins."

Some tsunami survivors wondered if god was angry: why did the horrific quake and monster waves strike their communities and not others? Why take the children?

Some Islamic preachers in Aceh blamed the disaster on morals becoming too lax.

Throughout tsunami-struck areas fishermen are still terrified of going back to the sea, children are having nightmares, women who lost children are depressed or even suicidal, and psychosomatic illnesses are common, aid workers say.

A number of religious groups, including the Philadelphia-based Hope Foundation, are conducting counselling programmes in tsunami areas.

The Church of Scientology, which counts actors Tom Cruise and John Travolta among its members, was among the first on the scene to do trauma counseling. Teams of scientologists were sent to Indonesia, Sri Lanka, India and Thailand, where they used mind-over-matter healing techniques the group calls "Assists".

http://thestar.com.my/news/story.asp?file=/2005/12/23/worldupdates/2005-12-23T112331Z_01_NOOTR_RTRJONC_0_-229189-3&sec=Worldupdates
No. 0681 (TinhTấn dịch)

Tu Viện Kamala tại Phuket

Thaisnews.com, ngày 15 tháng 12, 2005

Một số tu viện và nhà thờ Hồi giáo đã bị thiệt hại trong trận tsunami ngày 26 tháng 12 năm qua, nhưng các tu viện trên đang được tái kiến thiết. Tu viện Wat Kamala hay tu viện Kamala là một trong những tu viện này. Ngày nay tu viện Kamala trong tình trạng khả quan và sẵn sàng là một nơi tôn nghiêm cho mọi tầng lớp. Bản tường trình đặc biệt của chúng tôi hôm nay đưa bạn viếng thăm tu viện.
Dấu vết nhạt màu của mực nước biển còn để lại trên chân dung của tôn tượng Phật có thể nhìn thấy được trong chánh điện thuộc một phần trong tu viện Kamala. Dấu vết này chứng minh rõ ràng mực nước biển đã cao như thế nào trong ngày 26 tháng 12 năm 2004 trong vùng này.
Làn sóng biển đã làm cho 7 tòa nhà của tu viện bị thiệt hại và gây ra 3 vị tăng bị thiệt mạng.
Một năm sau sự kiện này, tu viện đã được trùng tu lại và tái thiết để trở thành một tu viện nổi danh cho cư dân địa phương và khách du hành đến viếng thăm và lễ bái.
Sự trùng tu nhanh chóng của tu viện nhờ rất nhiều vào vài tổ chức và tư nhân. Cho đến nay phí tổn đã lên đến khoảng 10 triệu baht trong việc tái thiết tu viện. Những đóng góp này bao gồm vài sự tài trợ từ Úc châu qua một chương trình truyền hình nổi tiếng, Gia Nã Đại và Thái Lan cũng như những người viễn xứ thương yêu làng của họ sống và hãnh diện đóng góp công sức trong thời gian khủng hoảng: Như Ông Peter Lyons, một người Anh, cư dân của tỉnh Phuket: Ông là một tấm gương, một gương tốt như cư dân Kamala nói.
Lọai cốc mới hai tầng kiểu Thái của Chư Tăng được phác họa theo kiến trúc Úc và tọa lạc phía sau chánh điện. Một khu vườn nhỏ được làm ra để tạo thêm quang cảnh hứng thú cho những người tìm đến sự an tịnh của tâm và cảm giác thư thái thân thiện.
Sư trụ trì đã nói rằng sau khi tu viện được tái thiết, những bức tranh trên tường thuật về lịch sử của Đức Phật Thích Ca được làm lại. Nói chung, tu viện ngày nay được hoàn chỉnh với tám Chư Tăng định cư nơi đó và sẵn sàng tổ chức các nghi lễ theo truyền thống Phật giáo cho mọi người.

(tinhtan dich)


Kamala temple, Phuket
Thaisnews.com, December 15, 2005

A number of temples and mosques were damaged by the December 26th tsunami, but they have been restored and improved, Wat Kamala or Kamala temple is one of them. Today the temple is in very good condition and ready to be a sanctuary for people from all walks of life. Our special report today takes you to visit the village temple.

The faded mark of sea water on the face of the Buddha image in the chapel at a local temple in Kamala can still be seen. It clearly tells how high the water was on December 26th in this area.

The tidal waves left 7 buildings of the temple damaged and claimed 3 monks’ lives.

One year after the incident, the temple has been reconstructed and restored to be an outstanding monastery for local villagers and visitors to visit and pay respect at.

The rapid restoration of this temple owed much to several organizations and individuals. So far it has cost around 10 million baht for the restoration. These contributions include some from Australia through a famous television show, Canada and Thailand as well as expats who fell in love with the village they live in and are proud to lend a hand in times of crisis: Like Peter Lyons, a British national, resident of Phuket: He is only one example, a good example as Kamala people say.

This brand new two-storey Thai style monk cell is designed by Australian architects and situated behind the sermon hall. A small garden was put in to add a pleasant site for people who come to seek peace of mind and a friendly relaxing feeling.

The abbot said after the temple was restored, mural pictures telling the Lord Buddha’s biography were remade. All in all, the temple is now fully revived with eight monks staying there and ready to perform religious ceremonies according to Buddhist practices for all.

source: http://www.thaisnews.com/news_detail.php?newsid=154601

No 689: T.T Thích Viên Lý, T.T Thích Giác Đẵng, và DươngTiêu GHPGVNTN 30 Nam dau tranh cho tu do ton giao va nhan quyen




1)DươngTiêu anh PhongTrần và T.T Thích Viên Lý
2)DươngTiêu và T.T Thích Giác Đẵng
2000 chư Tăng Ni, Phật tử và đồng bào các giới tham dự Đại lễ kỷ niệm 30 năm GHPGVNTN vận động cho tự do tôn giáo, nhân quyền và dân chủ tại chùa Diệu Pháp ở miền Nam California – Đạo từ của Đức Tăng thống, Huấn từ của Hòa thượng Thích Quảng Độ, Thông điệp của Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush cùng những lời phát biểu của Dân biểu Quốc hội Châu Âu Ryszard Czarnecki, Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ Christopher Smith... làm cho buổi lễ trang nghiêm tăng phần long trọng và ý nghĩa

80 chư Tăng Ni đã vân tập về trụ sở Trung ương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngọai tại Hoa Kỳ - Văn phòng II Viện Hóa Đạo (GHPGVNTNHN-HK – VP II VHĐ) cùng với 2000 đồng bào các giới và đồng bào Phật tử tham dự Đại lễ kỷ niệm 30 năm Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tại chùa Diệu Pháp, thị trấn San Gabriel, miền Nam bang California, vào lúc 11 giờ sáng ngày chủ nhật 18.12.2005.

Trên lễ đài một hàng biểu ngữ màu vàng cam giăng ngang 20 thước ghi dòng chữ đỏ : "30 năm Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất vận động cho tự do tôn giáo, nhân quyền và dân chủ". Lễ đài dựng quanh một ngọn đuốc cao 18 thước với ánh lửa bập bùng, bên dưới ba bức chân dung lớn : Bồ tát Thích Quảng Đức ngồi trong lửa đỏ, Đức Đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang và Hòa thượng Thích Quảng Độ trong hình dáng Người tù bên vòng vây công an.

Khóac những chiếc y vàng tươi hay nâu dà, 22 Hòa thượng, Thượng tọa Việt Nam đại diện Giáo hội tại Hoa Kỳ và Canada, cùng chư Tăng Thái Lan, Tích Lan, Hoa Kỳ trang nghiêm bước lên lễ đài dâng vòng hoa tưởng niệm và cắm 22 ngọn đuốc dưới 22 linh vị ghi tên tuổi 22 chư Tăng Ni, Phật tử vị pháp vong thân trong thời gian 30 năm qua để cho đạo pháp và dân tộc trường tồn. Rồi tiếng kinh Bát nhã trầm hùng quyện theo lời kinh Pali như những đợt hải triều âm vang vọng vào lòng người xa xứ hướng tâm nhớ tưởng và tri ân 22 Người đã nằm xuống cho mình được sống còn và đất nước đứng lên ; trong khi ấy một giọng đọc bi hùng của Hòa thượng Thích Chánh Lạc xướng danh, tên tuổi cùng hành trạng hy sinh của 22 chư Tăng Ni, Phật tử vị pháp vong thân :

12 Tăng Ni tự thiêu tập thể ngày 29 tháng 9 Ất Mão (2.11.1975) tại Thiền viện Dược Sư, Ấp Tân Long A, xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Cần Thơ : Ðại đức Thích Huệ Hiền, thế danh Phạm Văn Có, 30 tuổi, trụ trì Thiền viện Dược sư - Sa di Thích Minh Thạnh, thế danh Trần Văn Sang, 20 tuổi - Sa di Thích Minh Hiển, thế danh Phạm Văn Anh, 17 tuổi - Thích Nữ Diệu Phước, thế danh Nguyễn Thị Tiếp, 58 tuổi - Thích Nữ Diệu Ðịnh, thế danh Lê Thị Thiền, 54 tuổi - Thích Nữ Diệu Tánh, thế danh Lê Thị Tâm, 34 tuổi - Thích Nữ Diệu Hạnh, thế danh Nguyễn Thị Ðạo, 23 tuổi - Thích Nữ Diệu Trường, thế danh Dương thị Mỹ Lệ, 23 tuổi - Thích Nữ Diệu Thiền, thế danh Phạm Thị Nương, 22 tuổi - Thích Nữ Diệu Tốt, thế danh Trần Thị Phương, 17 tuổi - Thích Nữ Diệu Xuân, thế danh Lê Thị Thu, 15 tuổi - Thích Nữ Diệu Nghiêm, thế danh Lê Thị Út, 14 tuổi - Hòa thượng Thích Thiện Minh, thế danh Ðỗ Xuân Hàn, sinh năm Nhâm Tuất (1922) tại làng Bích Khê, huyện Triệu phong, tỉnh Quảng Trị, Cố vấn Ban Chỉ đạo Viện Hóa Ðạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, bị tra tấn đến chết tại Trại X4 sở Công an của Bộ ở đường Nguyễn Trãi ngày 15 tháng 9 âm lịch Mậu Ngọ (16.10.1978) - Ðại đức Thích Viên Thông, thế danh Nguyễn Ngọc Thanh, sinh năm 1949, chùa Phổ Tịnh, An nhơn, Bình định, bị xử tử hình tại Gia lai năm 1978, vì đòi hỏi tự do tôn giáo, nhân quyền và dân chủ - Ðại đức Thích Hạnh Nguyện, thế danh Phạm Hoàng Sinh, sinh năm Giáp Thân (1944) tự thiêu tối ngày 29 tháng 10 Mậu Ngọ (29.11.1978) tại chùa Quang Phước, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi - Ðại đức Thích Thiện Ân, sinh năm 1964, bị Công an Thủ đức tra tấn đến chết ngày 5.9.1992 - Cư sĩ Viên Lạc Phạm Gia Bình, Huynh trưởng cấp Tín Gia đình Phật tử, sinh ngày 12.1.1950 tại Thái Bình, Bắc Việt Nam, tự thiêu ngày 6.4.1993 tại thành phố Boston, Hoa Kỳ - Cư sĩ Nguyễn Ngọc Dũng, sinh năm 1964 tại thôn Quảng Thành, xã Quảng Ngạn, huyện Quảng Ðiền, tỉnh Thừa thiên, quy y Cố Hòa thượng Thích Ðôn Hậu năm 1967, tự thiêu ngày 21.5.1993 trước Bảo tháp Ðức Cố Ðệ Tam Tăng thống tại chùa Linh Mụ, Huế - Ðại đức Thích Huệ Thâu, thế danh Lê Văn Hoàn, 43 tuổi, tự thiêu ngày 28.5.1994 tại Tịnh xá Ngọc Phật ở Ba Càng, tỉnh Vĩnh Long - Nữ Cư sĩ Sabine Kratze, pháp danh Từ Tâm, người Ðức, sinh năm 1970 tại Munchen, Bayern, Ðức, tự thiêu lúc 19 giờ 15 ngày 3.9.1995 tại đường Lý Tự Trọng, quận 1, Saigon, để cầu nguyện cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất sớm thoát cảnh pháp nạn và phản đối vụ án bất công ngày 15.8.1995 đối với Phái đoàn Viện Hóa Ðạo, GHPGVNTN, Cứu trợ lũ lụt đồng bằng sông Cửu Long do Hòa thượng Thích Quảng Ðộ cầm đầu - Cư sĩ Hạnh Minh Hồ Tấn Anh, Huynh trưởng cấp Tín Gia đình Phật tử, sinh ngày 1.12.1940 tại xã Duy Thành, huyện Duy xuyên, tỉnh Quảng Nam - Ðà Nẵng, tự thiêu ngày 2.9.2001 tại thành phố Ðà Nẵng - Thượng tọa Thích Chân Hỷ, thế danh Lê Vệ, sinh năm Canh Ngọ, ngày 1.5.1929, tại làng Lệ Khê, xã Hương Sơn, quận Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên, tự thiêu ngày 24.12.2003 tại chùa Liên Hoa, thành phố Charlotte, bang North Calonina, Hoa Kỳ.

DươngTiêu

No 688:HT Quảng Độ Khuyên Phật Tử Dự Lễ 30 Năm Pháp Nạn: Đừng Mắc Mưu CSVN Khủng Bố Ly Gián, Dùng Sư Đánh Sư


HT Quảng Độ Khuyên Phật Tử Dự Lễ 30 Năm Pháp Nạn: Đừng Mắc Mưu CSVN Khủng Bố Ly Gián, Dùng Sư Đánh Sư


Lễ kỷ niệm 30 năm pháp nạn, vận động cho tự do tôn giáo, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.

CHÙA DIỆU PHÁP (thành phố San Gabriel, Calif.) . -Nhân đại lễ "kỷ niệm 30 năm vận động cho tự do tôn giáo, dân chủ và nhân quyền tại VN" mở ra trọng thể tại Chùa Diệu Pháp cách Little saigon 45 phút lái xe, Hòa Thượng Thích Quảng Độ (Viện trưởng Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất) từ quê nhà đã lên tiếng tố giác Cộng Sản "trước áp lực của dư luận quốc tế, Cộng Sản VN tạm thôi đàn áp bằng súng đạn và nhà tù, mà vũ khí khủng bố ngày nay là quản chế và ly gián nội bộ Giáo Hội, biến nhà chùa thành nhà tù, biến tư gia thành hầm giam, biến người tự do thành người nô lệ"...

Lời Ngài nói được ghi ngày 12 tháng 12, nêu trong một Đạo từ từ Saigon gửi đến GHPGVNTN Hải Ngoại, và được Hóa Thượng Thích Chánh Lạc đọc lên trước khoảng 1,000 chư vị Tăng Ni, các đại biểu Hội Đồng Liên Tôn Quận Cam, các Dân biểu liên bang và tiểu bang, cùng Phật tử khắp nơi về dự lễ.

Có khoảng 50 chư vị Tăng Ni khắp thế giới, 50 quan khách gồm đại biểu Hội Đồng Liên Tôn Quận Cam, và gần một ngàn Phật tử tề tựu sân ngoài Chùa Diệu Pháp.

Hòa Thượng Thích Quảng Độ trích dẫn một nghị quyết của Cộng sản để chứng minh: "Còn vấn đề ly gián nhằm phân hóa nội bộ Giáo Hội Phật giáo, thì dùng Sư đánh Sư, để thế giới và đồng bào nhìn vào chỉ thấy tranh chấp nội bộ mà không thấy bàn tay của Đảng và nhà nước nhúng vào..."

Hòa Thượng nhắn nhủ Phật tử trong và ngoài nước: "Trong quá khứ chúng ta đã thấy rõ điều đó, cho nên cần phải tỉnh táo, đừng bao giờ để mắc mưu thêm một lần nữa".

Trong phần đầu đạo từ, Hòa Thượng đã nhắc đến sự kiện 22 Tăng Ni tự thiêu để chống CS đàn áp tôn giáo vừa sau biến cố 1975, kể ra thành quả của công cuộc vận động cho tự do tôn giáo và dân chủ, nhân quyền như được dư luận quốc tế ủng hộ, thiết lập được 9 ban đại diện Giáohội ở Miền Nam, với sự đóng góp lớn của Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế do Gs Võ văn Ái làm Giám đốc, ..v.v. Ngài tóm lược 2 điểm quan điểm của Giaó Hội trước thế sự:

-VN phải có dân chủ đa nguyên đa đảng mới giải quyết được các vấn đề trong nước ,

-Xác nhận Giáo Hội và chư vị Tăng Ni không làm chính trị, mà có thái độ chính trị như thái độ cố hữu từ 2000 năm đến nay.

Các chi tiết về buổi lễ sẽ loan báo trong số báo tới. (Nguyên Hiền thuật)
DươngTiêu trích từ www.vietbao.com

No 690: Đại lễ kỷ niệm 30 năm GHPGVNTN vận động cho tự do tôn giáo, nhân quyền và dân chủ






2000 chư Tăng Ni, Phật tử và đồng bào các giới tham dự Đại lễ kỷ niệm 30 năm GHPGVNTN vận động cho tự do tôn giáo, nhân quyền và dân chủ tại chùa Diệu Pháp ở miền Nam California – Đạo từ của Đức Tăng thống, Huấn từ của Hòa thượng Thích Quảng Độ, Thông điệp của Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush cùng những lời phát biểu của Dân biểu Quốc hội Châu Âu Ryszard Czarnecki, Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ Christopher Smith... làm cho buổi lễ trang nghiêm tăng phần long trọng và ý nghĩa


80 chư Tăng Ni đã vân tập về trụ sở Trung ương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngọai tại Hoa Kỳ - Văn phòng II Viện Hóa Đạo (GHPGVNTNHN-HK – VP II VHĐ) cùng với 2000 đồng bào các giới và đồng bào Phật tử tham dự Đại lễ kỷ niệm 30 năm Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tại chùa Diệu Pháp, thị trấn San Gabriel, miền Nam bang California, vào lúc 11 giờ sáng ngày chủ nhật 18.12.2005.

Trên lễ đài một hàng biểu ngữ màu vàng cam giăng ngang 20 thước ghi dòng chữ đỏ : "30 năm Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất vận động cho tự do tôn giáo, nhân quyền và dân chủ". Lễ đài dựng quanh một ngọn đuốc cao 18 thước với ánh lửa bập bùng, bên dưới ba bức chân dung lớn : Bồ tát Thích Quảng Đức ngồi trong lửa đỏ, Đức Đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang và Hòa thượng Thích Quảng Độ trong hình dáng Người tù bên vòng vây công an.

Khóac những chiếc y vàng tươi hay nâu dà, 22 Hòa thượng, Thượng tọa Việt Nam đại diện Giáo hội tại Hoa Kỳ và Canada, cùng chư Tăng Thái Lan, Tích Lan, Hoa Kỳ trang nghiêm bước lên lễ đài dâng vòng hoa tưởng niệm và cắm 22 ngọn đuốc dưới 22 linh vị ghi tên tuổi 22 chư Tăng Ni, Phật tử vị pháp vong thân trong thời gian 30 năm qua để cho đạo pháp và dân tộc trường tồn. Rồi tiếng kinh Bát nhã trầm hùng quyện theo lời kinh Pali như những đợt hải triều âm vang vọng vào lòng người xa xứ hướng tâm nhớ tưởng và tri ân 22 Người đã nằm xuống cho mình được sống còn và đất nước đứng lên ; trong khi ấy một giọng đọc bi hùng của Hòa thượng Thích Chánh Lạc xướng danh, tên tuổi cùng hành trạng hy sinh của 22 chư Tăng Ni, Phật tử vị pháp vong thân :

12 Tăng Ni tự thiêu tập thể ngày 29 tháng 9 Ất Mão (2.11.1975) tại Thiền viện Dược Sư, Ấp Tân Long A, xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Cần Thơ : Ðại đức Thích Huệ Hiền, thế danh Phạm Văn Có, 30 tuổi, trụ trì Thiền viện Dược sư - Sa di Thích Minh Thạnh, thế danh Trần Văn Sang, 20 tuổi - Sa di Thích Minh Hiển, thế danh Phạm Văn Anh, 17 tuổi - Thích Nữ Diệu Phước, thế danh Nguyễn Thị Tiếp, 58 tuổi - Thích Nữ Diệu Ðịnh, thế danh Lê Thị Thiền, 54 tuổi - Thích Nữ Diệu Tánh, thế danh Lê Thị Tâm, 34 tuổi - Thích Nữ Diệu Hạnh, thế danh Nguyễn Thị Ðạo, 23 tuổi - Thích Nữ Diệu Trường, thế danh Dương thị Mỹ Lệ, 23 tuổi - Thích Nữ Diệu Thiền, thế danh Phạm Thị Nương, 22 tuổi - Thích Nữ Diệu Tốt, thế danh Trần Thị Phương, 17 tuổi - Thích Nữ Diệu Xuân, thế danh Lê Thị Thu, 15 tuổi - Thích Nữ Diệu Nghiêm, thế danh Lê Thị Út, 14 tuổi - Hòa thượng Thích Thiện Minh, thế danh Ðỗ Xuân Hàn, sinh năm Nhâm Tuất (1922) tại làng Bích Khê, huyện Triệu phong, tỉnh Quảng Trị, Cố vấn Ban Chỉ đạo Viện Hóa Ðạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, bị tra tấn đến chết tại Trại X4 sở Công an của Bộ ở đường Nguyễn Trãi ngày 15 tháng 9 âm lịch Mậu Ngọ (16.10.1978) - Ðại đức Thích Viên Thông, thế danh Nguyễn Ngọc Thanh, sinh năm 1949, chùa Phổ Tịnh, An nhơn, Bình định, bị xử tử hình tại Gia lai năm 1978, vì đòi hỏi tự do tôn giáo, nhân quyền và dân chủ - Ðại đức Thích Hạnh Nguyện, thế danh Phạm Hoàng Sinh, sinh năm Giáp Thân (1944) tự thiêu tối ngày 29 tháng 10 Mậu Ngọ (29.11.1978) tại chùa Quang Phước, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi - Ðại đức Thích Thiện Ân, sinh năm 1964, bị Công an Thủ đức tra tấn đến chết ngày 5.9.1992 - Cư sĩ Viên Lạc Phạm Gia Bình, Huynh trưởng cấp Tín Gia đình Phật tử, sinh ngày 12.1.1950 tại Thái Bình, Bắc Việt Nam, tự thiêu ngày 6.4.1993 tại thành phố Boston, Hoa Kỳ - Cư sĩ Nguyễn Ngọc Dũng, sinh năm 1964 tại thôn Quảng Thành, xã Quảng Ngạn, huyện Quảng Ðiền, tỉnh Thừa thiên, quy y Cố Hòa thượng Thích Ðôn Hậu năm 1967, tự thiêu ngày 21.5.1993 trước Bảo tháp Ðức Cố Ðệ Tam Tăng thống tại chùa Linh Mụ, Huế - Ðại đức Thích Huệ Thâu, thế danh Lê Văn Hoàn, 43 tuổi, tự thiêu ngày 28.5.1994 tại Tịnh xá Ngọc Phật ở Ba Càng, tỉnh Vĩnh Long - Nữ Cư sĩ Sabine Kratze, pháp danh Từ Tâm, người Ðức, sinh năm 1970 tại Munchen, Bayern, Ðức, tự thiêu lúc 19 giờ 15 ngày 3.9.1995 tại đường Lý Tự Trọng, quận 1, Saigon, để cầu nguyện cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất sớm thoát cảnh pháp nạn và phản đối vụ án bất công ngày 15.8.1995 đối với Phái đoàn Viện Hóa Ðạo, GHPGVNTN, Cứu trợ lũ lụt đồng bằng sông Cửu Long do Hòa thượng Thích Quảng Ðộ cầm đầu - Cư sĩ Hạnh Minh Hồ Tấn Anh, Huynh trưởng cấp Tín Gia đình Phật tử, sinh ngày 1.12.1940 tại xã Duy Thành, huyện Duy xuyên, tỉnh Quảng Nam - Ðà Nẵng, tự thiêu ngày 2.9.2001 tại thành phố Ðà Nẵng - Thượng tọa Thích Chân Hỷ, thế danh Lê Vệ, sinh năm Canh Ngọ, ngày 1.5.1929, tại làng Lệ Khê, xã Hương Sơn, quận Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên, tự thiêu ngày 24.12.2003 tại chùa Liên Hoa, thành phố Charlotte, bang North Calonina, Hoa Kỳ.

Trong Đạo từ gửi đến đại lễ kỷ niệm do Hòa thượng Thích Thắng Hoan tuyên đọc, Đức Đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang nhấn mạnh tính chất biểu tượng của những cái chết nhằm thánh hóa sự sống ấy như sau : "Chúng ta sống còn đến ngày hôm nay, Giáo hội còn tồn tại cùng sông núi cho đến ngày hôm nay, là nhờ vào những người biết gạt bỏ những quyền lợi riêng tư, đem ý chí cao cả, bất khuất và cái chết để thánh hóa sự sống, hiến cúng cho chánh pháp trường tồn, hiến dâng cho đồng bào các giới thoát khỏi mọi áp bức, thù hận, tù đày, nghèo đói, bất hạnh. Danh sách 22 chư Tăng, Ni và Cư sĩ vị pháp vong thân mà Ðại lễ tôn vinh và tưởng niệm hôm nay cần được xem như biểu tượng cho cuộc vận động 30 năm của Giáo hội. Vì còn biết bao những người vô danh khác nữa, biết bao người bị bức tử nơi rừng sâu, trong các trại tù, biết bao người bị tra tấn, thảm sát nơi các phòng thẩm cung, biết bao người chết qua lằn đạn ám hại hay hành quyết, v.v... mà lịch sử chưa thể ghi nhận đủ vì còn bị che giấu dưới vỏ bọc chế độ“.

Trong bài Diễn văn Khai mạc đại lễ, Hòa thượng Thích Hộ Giác, Phó Viện trưởng Viện Hóa Đạo, kiêm Chủ tịch Hội đồng Điều hành GHPGVNTNHN-HK – VP II VHĐ, cảnh giác Phật giáo đồ các luận điệu sai lầm về thực tại Việt Nam, về công cuộc vận động quốc tế, mà các thế lực đen tối tung ra nhằm phá họai nỗ lực vận động của Giáo hội cho tự do tôn giáo, nhân quyền và dân chủ. Hòa thượng Thích Hộ Giác nói :

"... Ba mươi năm qua là một thời kỳ mà dân tộc và đạo pháp đi vào tình trạng cực kỳ phức tạp. Tuy chiến tranh chấm dứt, nhưng không thể gọi là hòa bình. Cả nước cùng chế độ, nhưng khó nói là thống nhất. Đổi mới thật nhiều, nhưng lúc nào cũng lạc hậu. Cộng cuộc vận động cho nhân quyền, dân chủ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất trong suốt giai đọan đó là một thể hiện cực kỳ quan trọng của dân tộc không thể không nhận định nghiêm túc bởi bất kỳ ai quan tâm đến sự thịnh suy của đất nước. Giáo hội đã lên tiếng thật sớm, ngay từ những ngày đầu sau 30.4.1975 về những đàn áp bất công đối với tôn giáo và dân chúng. Đó là thời điểm mà khí thế và uy quyền tuyệt đối của kẻ thắng trận phủ ngợp lấy Việt Nam. Những Tăng Ni của Giáo hội đã thắp lên Ngọn Đuốc sáng cho nhân quyền trước bạo lực, khi mọi tiếng nói của lẽ phải bị bóp chết. Hàng giáo phẩm sẵn sàng vào tù ra khám và bức tử vì thái độ độc lập với chánh quyền. Giáo hội đã tiếp tục hiện hữu trong sự giam cầm cùng tình trạng của dân tộc tồn tại trong xích xiềng kềm kẹp. Cho đến hôm nay, trong thông điệp của Giáo hội gửi cho tòan thể cộng đồng nhân lọai, là nhân quyền không thể thật sự có được, nếu thiếu dân chủ. Ý nghĩa đó là nhất quán không gì thay đổi từ ngay buổi ban đầu cho đến hôm nay.

"Có một số người quan niệm rằng, chỉ cần có cơm áo là đủ. Nhưng nhân quyền và dân chủ vốn thật sự quan trọng. Hãy nhìn vào những gì mới xẩy ra gần đây đối với những người nghèo sống gần Thẩm Quyến ở Trung quốc. Sự cải cách đơn thuần về kinh tế chỉ làm giàu có thêm kẻ đầu tư lắm bạc nhiều tiền, nhưng không mang lại công bằng phải chăng cho kẻ thấp cổ bé miệng.

"Có một số người quan niệm rằng, nhân quyền, dân chủ là điều tự nhiên phải đến với dân tộc Việt Nam. Chúng ta đừng quên rằng sự tự do mà mấy triệu người Việt Nam ở hải ngọai đang có được, đâu phải tự nhiên có được, mà phải đánh đổi bao nhiêu hy sinh và mất mát. Dân tộc Việt Nam phải im lặng chấp nhận hy sinh bao nhiêu thế hệ nữa để và được có tự do tối thiểu so với những dân tộc láng giềng đang hưởng được ?

"Có một số người quan niệm rằng, vận động công luận thế giới cho nhân quyền chỉ là một trò đùa, vì nhân quyền là giá trị của phương Tây, không thật sự lợi ích gì cho dân tộc Việt ; hoặc những Quyết nghị của các cơ quan công quyền vốn chỉ là những văn kiện hành chánh không thật sự có ảnh hưởng. Nói vậy là quên rằng, thế giới ngày nay ngày càng thu hẹp địa phận, không phận, hải phận của các quốc gia không tách biệt sự tồn tại của dân tộc ra khỏi cộng đồng nhân lọai.

"Tiếng nói của chính giới cho dù chỉ là sự trình bày quan điểm cũng là giá trị không thể phủ nhận. Nếu công luận không quan trọng, thì chẳng lẽ bạo động hay thụ động lại cải thiện được cục diện chăng ? Những lên tiếng của Liên Âu và Hoa Kỳ về tự do tín ngưỡng, nhân quyền trong thời gian qua chắc chắn ảnh hưởng rất tích cực đến sự thể tại Việt Nam.

"Khát vọng cao qúy là điều đáng qúy, kẻ thành đạt không thể không có hy sinh. Linh vị của 22 Tăng Ni, Phật tử xả thân cho công cuộc vận động suốt 30 năm qua là những ghi đậm sự đóng góp ấy. Trên gương mặt của nhị vị Hòa thượng lãnh đạo Giáo hội còn rõ nét của hơn 20 năm cấm cố ở Nghĩa Hành và Vũ Đòai.

"Những văn kiện của các cơ quan lập pháp, hành pháp trên thế giới nói thẳng, nói mạnh về bi kịch pháp nạn, quốc nạn tại Việt Nam là bảo lưu quan trọng về nỗ lực vận động liên tục và bền bỉ của Giáo hội trong và ngòai nước suốt 30 năm qua.

"Tổ chức lễ kỷ niệm này, chúng ta hãy trang trọng trao cho thế hệ mai hậu những trang sử bi hùng của những người Phật tử, những người con Việt, không vì bạo tàn mà khuất phục, không vì yên ấm bản thân mà quên đi nỗi khổ của giống nòi. Không vì thời gian mà xóa đi những hình ảnh hy sinh âm thầm của những con người sống và chết vì lẽ phải. Những bài học lịch sử cho thấy rằng, sinh lộ của dân tộc không nằm ở chủ nghĩa cơ hội, mà ở ý thức minh mẫn của con dân đất nước trước những đảo điên của thời thế.

"Bằng tất cả tấm lòng thâm tạ, xin thắp lên nén tâm hương tưởng nhớ những anh linh nằm xuống vì Đạo và Đời. Xin đại diện cho Hội đồng Lưỡng viện chân thành biết ơn sự hiện diện đầy ý nghĩa của chư liệt vị hôm nay".

Huấn từ của Hòa thượng Thích Quảng Độ từ trong nước gửi ra nhắc tới nỗi đày đọa của Phật giáo đồ dưới chế độ cộng sản :

"Ba mươi năm lập thành một thế hệ. Thế hệ vừa qua, con người tại Việt Nam không được sống trong đạo hạnh và tự do, vì sự áp đặt của một chính quyền vừa chuyên chế vừa áp dụng ý thức hệ ngoại lai không thích hợp với lòng người và truyền thống văn hóa dân tộc. Vì thế toàn dân bị trấn áp, xã hội suy đốn, học thuật bế tắc, từ giới trí thức đến người lao lực không phát triển được tài năng sáng tạo nhằm tái thiết quê hương.

"Cho nên, theo truyền thống nghìn đời của Phật giáo, là "trên cầu trí giác, dưới cứu chúng sinh", Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đã đứng trong hàng ngũ quảng đại nhân dân bị thống khổ, bị lăng nhục, để mở đầu cuộc vận động cho tự do tôn giáo, nhân quyền và dân chủ ngay sau ngày 30.4.1975. Trên 300 kiến nghị thư của Viện Hóa Ðạo thời bấy giờ gửi đến nhà cầm quyền yêu sách giải quyết các sự trạng bất công, kỳ thị, đàn áp, phá hủy chùa chiền, đập vỡ tượng Phật. Nhà nước Cộng sản hồi âm bằng sự im lặng và gia tăng khủng bố. Khiến cho 12 Tăng Ni ở Thiền viện Dược sư, tỉnh Cần Thơ, tự thiêu tập thể ngày 2.11.1975, mong làm Ngọn Ðuốc soi sáng vô minh và thức tỉnh cường quyền. Do toàn bộ hồ sơ Viện Hóa Ðạo bị đốt cháy khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam đến đoạt thủ trụ sở Trung ương của Giáo hội tại chùa Ấn Quang ngày 7.7.1982, nên chỉ còn lại trong trí nhớ danh sách 22 chư Tăng Ni, Phật tử vị pháp vong thân thời gian 30 năm qua. Còn toàn bộ hàng giáo phẩm Giáo hội cùng Phật tử toàn quốc thì kẻ bị tù đày, người bị thảm sát. Tăng Ni bị bó buộc hoàn tục, sung vào lính sang chiến trường Campuchia, tài sản giáo hội bị tịch thu, cơ sở văn hóa, giáo dục, từ thiện bị cưỡng chiếm. Nói làm sao hết nỗi thương tâm, đày đọa.

"Tuy nhiên, người Phật tử lấy từ bi, bất sát, đối diện với bạo ác, hiếu sát. Lấy pháp môn Cứu khổ Cứu nạn đối diện với tù đày và khủng bố. Nên Giáo hội vẫn tồn tại cho đến ngày hôm nay, và ngày càng phục hồi quyền sinh hoạt đương nhiên của mình. Có được bước tiến lịch sử ấy, là nhờ sự kiên cường bất khuất của chư Tăng Ni, Phật tử trong nước, và sự hỗ trợ đắc lực của chư Tăng Ni, Phật tử hải ngoại làm cho công luận thế giới can thiệp bảo vệ Giáo hội". (...)

Từ Tòa Bạch Ốc ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn, Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush gửi lời chào đón Đại lễ và tán dương "Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất họat động 30 năm qua cho tự do tôn giáo". Thông điệp do Hòa thượng Thích Trí Chơn tuyên đọc :

TÒA BẠCH ỐC
Hoa Thịnh Đốn

15 tháng 12 năm 2005


Tôi xin gửi lời chào mừng đến quý liệt vị tham dự Lễ kỷ niệm 30 năm Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất vận động cho tự do tôn giáo, nhân quyền, và dân chủ.

Khắp nơi trên thế giới, biết bao nhiêu trái tim và khối óc hướng nhìn vào thông điệp tự do cho con người. Bốn thập kỷ qua chúng ta chứng kiến tiến trình tự do nhanh nhất trong lịch sử, minh thị ngưỡng vọng phổ quát cho công lý, nhân quyền, và tự do. Trong tinh thần ấy, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đã họat động 30 năm qua cho tự do tôn giáo tại Việt Nam.

Tôi ngỏ lời tán thán quý liệt vị đã tận tình xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn để cho tự do con người được bảo vệ. Bằng cách thăng tiến hòa bình và khoan hồng tôn giáo, quý vị đang góp phần công đức vào niềm hy vọng tương lai cho thế hệ cháu chắc của quý vị.

Laura và tôi xin gửi lời chúc mừng đến cuộc lễ kỷ niệm hôm nay

ký tên
Tổng thống George W. Bush


Nhiều vị Dân biểu hai Quốc hội Hoa Kỳ và Quốc hội Châu Âu đã lấy làm tiếc không có mặt như dự trù, vì vào phút chót, hai Quốc hội có cuộc họp khẩn cùng ngày với đại lễ Phật giáo. Nên một số vị gửi thông điệp chào mừng Đại lễ, như bà Thượng Nghị sĩ Hoa Kỳ Dianne Feinstein, Dân biểu Christopher Smith, v.v... Bà Dân biểu Loretta Sanchez gửi người Phụ tá, là ông Tạ Khôi đến đọc thông điệp hỗ trợ, cũng như Dân biểu bang California Trần Thái Văn cử Luật sư Nguyễn Quốc Lân đến thay mặt phát biểu. Trái lại, bà Judy Chu, Dân biểu bang California đã đến tham dự và phát biểu tán dương sự dũng cảm của GHPGVNTN. Điều đáng khích lệ là Dân biểu Quốc hội Châu Âu, Ryszard Czarnecki, thay mặt các vị đồng viện từ Âu châu sang tham dự đại lễ để nói lên kinh nghiệm từng trải ở Ba Lan dưới thời kỳ Cộng sản, mà ông gọi là "Đế chế bạo ác", và ông tin tưởng nhân dân Việt Nam sẽ thu đạt tự do, dân chủ như Ba Lan, cũng như xác định Quốc hội Châu Âu hậu thuẫn Phật giáo đồ Việt Nam :

"Khỏang 95% dân chúng Ba Lan theo Thiên chúa giáo, trên 75% dân chúng Việt Nam theo đạo Phật. Những người tín hữu chúng ta thuộc thành phần đa số tại hai quê hương chúng ta. Các bạn, những người Phật tử, là thành phần đa số trên quê hương các bạn. Các bạn không là thiểu số, mà là đại đa số.
Nói tóm, tự do tôn giáo không là một đặc ân, tự do tôn giáo là một chân lý cơ bản, là quyền con người cơ bản.
Châu Âu luôn nhớ nghĩ tới những người Phật tử Việt Nam.
Châu Âu luôn nhớ nghĩ tới cuộc đấu tranh của Phật giáo Việt Nam.
Quốc hội Châu Âu bảo vệ và quyết tâm bảo vệ tự do tôn giáo nói riêng và nhân quyền nói chung tại Việt Nam. Chúng tôi, nhân dân Ba Lan, đã thành công giải thể đảng Cộng sản. Còn các bạn hôm nay đây, với sự đấu tranh kiên cường và hậu thuẫn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, nhân dân Việt Nam cũng sẽ thành công và thắng lợi như nhân dân Ba Lan". (Tòan văn lời phát biểu sẽ đăng tải dưới đây).

Thông điệp của Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ, Christopher Smith, nói lên kế họach quan trọng trong việc áp lực thay đổi chính sách tôn giáo tại Việt Nam, mà ông và các vị dân biểu đồng viện sẽ thực hiện từ đây đến mùa xuân 2006. Chúng tôi đăng tải tòan văn thông điệp này dưới đây. Sau khi nhắc nhở tới chuyến viếng thăm 4 ngày tại Việt Nam đầu tháng 12 này, ông định nghĩa tự do tôn giáo như sau :

"Tôi không chối cãi rằng đã có đôi chút cải thiện tại Việt Nam, nhưng nhà cầm quyền vẫn chưa hiểu rõ được thực tại cơ bản : đó là tự do tôn giáo không phải là gì có thể lâu lâu phân phát nhỏ giọt một lần, nhất là khi có áp lực quốc tế. Nhà cầm quyền vẫn chưa hiểu được rằng tự do tôn giáo là mẹ của các tự do, vốn ăn sâu mọc rễ trong phẩm giá con người ở mỗi cá nhân. Một nhà cầm quyền chính thống phải công nhận và bảo vệ tự do tôn giáo, chứ không phải là cho phép. Dứt khóat là nhà cầm quyền phải công nhận nhân phẩm và tự do tôn giáo đích thực, sau đó thể chế dân chủ mới có thể và phải được xuất hiện".

Qua lời phát biểu, Giáo sư Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hội đồng Liên tôn tại Hoa Kỳ, nhấn mạnh đến tính chất keo sơn gắng bó giữa các tôn gíao và đề cao cuộc tranh đấu 30 năm qua của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tại Việt Nam (GHPGVNTN).

Pháp sư Niên trưởng Thích Giác Đức và Giáo sư Võ Văn Ái trình bày lập trường cùng quá trình vận động của GHPGVNTN cho tự do tôn giáo, nhân quyền và dân chủ. Pháp sư Thích Giác Đức nhấn mạnh đặc tính tinh thần của GHPGVNTN không phải là một chính đảng, nên không thể nào phục vụ đảng cộng sản, cũng như đảng cộng sản không có quyền bó buộc giáo hội đứng dưới lá cờ của Mặt trận Tổ quốc. GHPGVNTN chỉ vận động cho nhân quyền và dân chủ để giải thể một chế độ độc tài tòan trị, nhằm đem lại tự do, no ấm cho tòan dân.

Còn Giáo sư Võ Văn Ái thì xác nhận rằng cho đến nay cuộc vận động của Giáo hội chỉ duy nhất đặt vấn đề tôn giáo với chính trị của nhà cầm quyền. Chứ chưa hoặc không hề đặt vấn đề chính trị với chính trị. Thế nhưng nhà nước cộng sản không hề chịu giải quyết vấn đề tôn giáo trong phạm vi dân tộc và chính trị. Trái lại, chỉ truyên truyền vu cáo "GHPGVNTN làm chính trị" rồi chỉ thị cho bọn đặc tình, tức bọn tình báo đặc biệt, bọn trung gian nội gián, bôi nhọ và vu cáo Giáo hội mong mê hoặc một số chư Tăng và Phật tử ! Ông Ái trích dẫn một câu từ Lục độ tập kinh xuất hiện tại nước ta từ thế kỷ thứ III sau Tây lịch để nói lên tinh thần hành họat hiện nay cũng như từ 2000 năm qua của Phật giáo Việt Nam : "Bồ tát thấy dân kêu ca, do vậy gạt lệ xông vào nơi chính trị hà khắc để cứu dân khỏi nạn lầm than".

Ông Ái nhận định rằng, do áp lực quốc tế ngày càng gia tăng, nên Hà Nội không còn quá tay khủng bố bằng súng đạn và nhà tù. Vũ khí khủng bố ngày nay là quản chế tại gia và ly gián nội bộ các cộng đồng tôn giáo. Ly gián giữa tôn giáo này với tôn giáo kia. Ly gián ngay giữa nội bộ một tôn giáo. Làm cho mô thức "chu trung giai địch" phát triển cùng cực, nghĩa là ngồi cùng thuyền mà vẫn xem nhau như cừu địch. Nếu các tôn giáo, và nội bộ của mỗi tôn giáo không ý thức được điều này, thì sự thành công của thế lực dân tộc khó hiện ra. Ngày xưa các thế lực thực dân đế quốc sai sử bọn trung gian bản địa hòan thành công tác xâm lăng đất nước, thì ngày nay, đảng và nhà nước cộng sản sai sử bọn trung gian nội gián phá hỏng công trình của các cộng đồng dân tộc đấu tranh cho tự do và dân chủ.

Ông Ái kết thúc bằng lời kêu gọi một Liên minh Tinh thần giữa các tôn giáo để nhăn chận sự tiến công của bạo lực và bạo ác. Ông cũng kêu gọi cho một Liên minh Dân tộc hình thành như Lời Kêu gọi cho Dân chủ Việt Nam của Hòa thượng Thích Quảng Độ cất lên đầu năm 2001. Ông nhấn mạnh, một Liên minh Dân tộc cần thể hiện ở cấp số nhân, chứ không ở cấp số cộng và trừ. Từ 1945 đến nay có một số người, một số đảng phái kêu gọi đòan kết và liên minh. Tuy nhiên nội hàm của những liên minh ấy chỉ che giấu chủ trương đảng tranh, nghĩa là cộng vào nhau để trừ diệt nhau mà thôi. Trái lại, Liên minh ở cấp số nhân là cộng tác bình đẳng và đồng đẳng trong ý chí thiết tha đem lại tự do, no ấm cho tòan dân, nghĩa là nhân lên các khối óc, nhân lên các nỗ lực và sáng kiến, nhân lên các thành quả đấu tranh để hòan thành nghiệp lớn.

Đại lễ kỷ niệm bế mạc qua lời cảm tạ chư Tôn đức Tăng Ni, các vị quan khách và đồng bào của Thượng tọa Thích Viên Lý, Tổng thư ký Hội đồng Điều hành GHPGVNTNHN-HK – VP II VHĐ kiêm Phó Tổng thư ký Viện Hóa Đạo, và cũng là Trưởng ban Tổ chức ngày Đại lễ.

Sau đây chúng tôi xin đăng tải nguyên văn các văn kiện : Đạo từ của Đức Tăng thống Thích Huyền Quang, Huấn từ của Hòa thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hóa Đạo, do hai Hòa thượng Thích Thắng Hoan và Thích Chánh Lạc tuyên đọc ; Thông điệp của Dân biểu Christopher Smith do Thượng tọa Thích Giác Đẳng tuyên đọc ; Chị Ỷ Lan đọc bản Việt dịch lời Phát biểu của Dân biểu Quốc hội Châu Âu Ryszard Czarnecki, và chị cũng trực dịch tòan bộ buổi Đại lễ sang tiếng Anh cho các quan khách ngọai quốc. Và đặc biệt là Giáo chỉ của Đức Đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang về thành phần nhân sự mới của hai Viện Tăng thống và Ban Chỉ đạo Viện Hóa Đạo, do Hòa thượng Chủ tịch Thích Hộ Giác tuyên đọc :


ÐẠO TỪ CỦA ÐỨC TĂNG THỐNG
nhân Ðại lễ kỷ niệm 30 Năm Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
vận động cho Tự do tôn giáo, Nhân quyền và Dân chủ Việt Nam


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính gởi Liệt vị Tôn túc Hòa thượng, Thượng tọa, Ðại đức Tăng Ni
cùng toàn thể Phật tử và quý vị Quan khách, Ðồng bào các giới,

Thưa Qúy vị,

Ưu tư lớn nhất của Ðức Ðệ Tam Tăng thống, Cố Ðại lão Hòa thượng Thích Ðôn Hậu trước ngày viên tịch, là sự phát huy Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ở hải ngoại. Nên Ngài đã dặn dò qua bức Tâm thư đề ngày 10.9.1991 gởi Chư tôn Giáo phẩm đang hành đạo và tu học ở nước ngoài. Ngài viết :

“Trong lịch sử truyền bá Phật giáo Việt Nam cũng như thế giới, có lúc rất bi thảm đầy tủi nhục, nhưng có lúc cũng vẻ vang rất đáng tự hào. Lúc bi thảm là lúc bản thể của Tăng bị lu mờ, nội bộ của Tăng bị phân hóa và thành phần của Tăng có nhiều quan điểm dị biệt, giới hạnh suy kém và hiểu biết đạo lý một cách cục bộ, phiến diện. Trái lại, lúc vẻ vang là lúc nội bộ chúng Tăng hòa hiệp, biết gạt bỏ những quyền lợi riêng tư, những ngã chấp tầm thường để tiến xa trên con đường tịnh hạnh, lấy giác ngộ, giải thoát làm cứu cánh, lấy bản nguyện độ sanh làm sự nghiệp”.

Chúng ta vì “Lấy bản nguyện độ sanh làm sự nghiệp” mà Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất dù đang bị luân hiểm, nhưng vẫn bền chí dấn thân vận động cho tự do tôn giáo, nhân quyền và dân chủ. Chỉ mấy tháng sau ngày 30.4.1975, cuộc tự thiêu tập thể của 12 Tăng Ni vào ngày 2.11.1975 tại Thiền viện Dược sư, tỉnh Cần Thơ, là tiếng trống Bát Nhã khởi đầu cho một chuỗi hy sinh và hoạt động vì lý tưởng “Ðộ khắp tất cả chúng sanh để thành tựu viên mãn đại nguyện Bồ Ðề”, kéo dài suốt 30 năm không hề lay chuyển.

Giáo hội ta mà còn đến ngày hôm nay là do công lao, ý thức của chư Tôn lãnh đạo, hết thế hệ này đến thế hệ khác, chịu hết khổ nạn này đến khổ nạn khác. Nhờ đó, Giáo hội luôn tồn tại trong lòng dân tộc, trong tâm tư quần chúng và trong tư tưởng của mọi người trên thế giới.

Thể chế chính trị nào cũng tuyên bố tồn tại muôn năm nhưng có thể chế nào tồn tại được muôn năm đâu ? Còn Phật giáo không ao ước muôn năm tồn tại, nhưng đã được tồn tại và phát triển mấy ngàn năm rồi.

Tôi xin ngỏ lời thăm hỏi cùng tán thán Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ - Văn phòng II Viện Hóa Ðạo cùng Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế tổ chức Ðại lễ kỷ niệm 30 Năm Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất vận động cho Tự do tôn giáo, Nhân quyền và Dân chủ Việt Nam, thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn, tưởng nhớ công ơn của những người đi trước.

Chúng ta sống còn đến ngày hôm nay, Giáo hội còn tồn tại cùng sông núi cho đến ngày hôm nay, là nhờ vào những người biết gạt bỏ những quyền lợi riêng tư, đem ý chí cao cả, bất khuất và cái chết để thánh hóa sự sống, hiến cúng cho chánh pháp trường tồn, hiến dâng cho đồng bào các giới thoát khỏi mọi áp bức, thù hận, tù đày, nghèo đói, bất hạnh. Danh sách 22 chư Tăng, Ni và Cư sĩ vị pháp vong thân mà Ðại lễ tôn vinh và tưởng niệm hôm nay cần được xem như biểu tượng cho cuộc vận động 30 năm của Giáo hội. Vì còn biết bao những người vô danh khác nữa, biết bao người bị bức tử nơi rừng sâu, trong các trại tù, biết bao người bị tra tấn, thảm sát nơi các phòng thẩm cung, biết bao người chết qua lằn đạn ám hại hay hành quyết, v.v... mà lịch sử chưa thể ghi nhận đủ vì còn bị che giấu dưới vỏ bọc chế độ.

Từ nơi quản chế Tu viện Nguyên Thiều, tỉnh Bình Ðịnh, tôi hướng tâm đến Ðại lễ cùng với chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Ðại đức Tăng Ni và nam nữ Cư sĩ, quý vị Quan khách và đồng bào, nguyện cầu Tam Bảo và anh linh chư Tăng Ni, Phật tử vị pháp vong thân chứng minh và gia hộ cuộc vận động cho Tự do tôn giáo, Nhân quyền và Dân chủ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất sớm thành tựu viên mãn.

Tu viện Nguyên Thiều, ngày 11.12.2005
(nhằm ngày 11.11. Ất Dậu)
Ðệ Tứ Tăng thống
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
(Ấn ký)
Hòa thượng Thích Huyền Quang


HUẤN TỪ
CỦA HÒA THƯỢNG VIỆN TRƯỞNG VIỆN HÓA ĐẠO
gửi Đại lễ kỷ niệm 30 Năm Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
vận động cho Tự do tôn giáo, Nhân quyền và Dân chủ
tổ chức tại Chùa Diệu Pháp, California, Hoa Kỳ


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Kính bạch Chư Tôn Trưởng lão,
Kính thưa Chư Liệt vị Tôn đức Tăng Ni
Thưa toàn thể Phật giáo đồ trong và ngoài nước,

Ba mươi năm lập thành một thế hệ. Thế hệ vừa qua, con người tại Việt Nam không được sống trong đạo hạnh và tự do, vì sự áp đặt của một chính quyền vừa chuyên chế vừa áp dụng ý thức hệ ngoại lai không thích hợp với lòng người và truyền thống văn hóa dân tộc. Vì thế toàn dân bị trấn áp, xã hội suy đốn, học thuật bế tắc, từ giới trí thức đến người lao lực không phát triển được tài năng sáng tạo nhằm tái thiết quê hương.

Cho nên, theo truyền thống nghìn đời của Phật giáo, là ịtrên cầu trí giác, dưới cứu chúng sinhỂ, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đã đứng trong hàng ngũ quảng đại nhân dân bị thống khổ, bị lăng nhục, để mở đầu cuộc vận động cho tự do tôn giáo, nhân quyền và dân chủ ngay sau ngày 30.4.1975. Trên 300 kiến nghị thư của Viện Hóa Ðạo thời bấy giờ gửi đến nhà cầm quyền yêu sách giải quyết các sự trạng bất công, kỳ thị, đàn áp, phá hủy chùa chiền, đập vỡ tượng Phật. Nhà nước Cộng sản hồi âm bằng sự im lặng và gia tăng khủng bố. Khiến cho 12 Tăng Ni ở Thiền viện Dược sư, tỉnh Cần Thơ, tự thiêu tập thể ngày 2.11.1975, mong làm Ngọn Ðuốc soi sáng vô minh và thức tỉnh cường quyền. Do toàn bộ hồ sơ Viện Hóa Ðạo bị đốt cháy khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam đến đoạt thủ trụ sở Trung ương của Giáo hội tại chùa Ấn Quang ngày 7.7.1982, nên chỉ còn lại trong trí nhớ danh sách 22 chư Tăng Ni, Phật tử vị pháp vong thân thời gian 30 năm qua. Còn toàn bộ hàng giáo phẩm Giáo hội cùng Phật tử toàn quốc thì kẻ bị tù đày, người bị thảm sát. Tăng Ni bị bó buộc hoàn tục, sung vào lính sang chiến trường Campuchia, tài sản giáo hội bị tịch thu, cơ sở văn hóa, giáo dục, từ thiện bị cưỡng chiếm. Nói làm sao hết nỗi thương tâm, đày đọa.

Tuy nhiên, người Phật tử lấy từ bi, bất sát, đối diện với bạo ác, hiếu sát. Lấy pháp môn Cứu khổ Cứu nạn đối diện với tù đày và khủng bố. Nên Giáo hội vẫn tồn tại cho đến ngày hôm nay, và ngày càng phục hồi quyền sinh hoạt đương nhiên của mình. Có được bước tiến lịch sử ấy, là nhờ sự kiên cường bất khuất của chư Tăng Ni, Phật tử trong nước, và sự hỗ trợ đắc lực của chư Tăng Ni, Phật tử hải ngoại làm cho công luận thế giới can thiệp bảo vệ Giáo hội.

Nhân Ðại lễ kỷ niệm 30 Năm Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất vận động cho Tự do tôn giáo, Nhân quyền và Dân chủ được tổ chức ở nước ngoài, tôi ngỏ lời tán thán công đức vận động quốc tế của các Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ, Canada, Châu Âu, Châu Úc và Tân Tây Lan. Ðặc biệt là công cuộc vận động hữu hiệu, nhanh chóng và nhiều sáng kiến của Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế, là cơ quan thông tin và phát ngôn nhân chính thức của Giáo hội trong nước. Tôi mong Ðạo hữu Giám đốc và các cộng tác viên của Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế tiếp tục phát huy hơn nữa sứ mệnh của mình để phục vụ dân tộc và đạo pháp.

Vào lúc mà toàn dân mất quyền ăn nói và phát biểu, mất quyền tin Phật và thực hành giáo lý hòa bình của Ngài, thì sự chuyển vận tin tức và lập trường của Giáo hội lên báo chí, truyền thông quốc tế, tới các trung tâm quyền lực thế giới và tại diễn đàn LHQ, là sự cứu nguy vô giá. Giáo hội đạt được vị trí quốc nội và quốc tế vững chắc ngày nay là nhờ công tác truyền thông và vận động này.

Trong bức Thư Chúc Xuân gửi đến quí vị nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ và đồng bào các giới, tôi nói lên hai điều sinh tử. Một là cần có nền Dân chủ đa nguyên, đa đảng, thì mới giải quyết được các thảm nạn Việt Nam trên mọi lĩnh vực của đời sống người dân, đặc biệt vấn đề tự do tôn giáo. Thứ hai là xác nhận Giáo hội và chư Tăng Ni không làm chính trị, nhưng phải có thái độ chính trị. Nhờ thái độ chính trị này, mà 2000 năm qua, các bậc Ðại Tăng và Cư sĩ Phật giáo góp công chống ngoại xâm, mở mang bờ cõi, rồi xây dựng đất nước huy hoàng trên các lĩnh vực văn hóa, đạo đức, chính trị, ngoại giao, kinh tế, xã hội. Hai triều đại Lý, Trần là ví dụ tiêu biểu.

Chính thái độ chính trị cố hữu ấy mà Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất kiên trì vận động cho tự do tôn giáo, nhân quyền và dân chủ. Cuộc vận động đưa tới ba thành quả : ngày 1.10.2003 Giáo hội tổ chức Ðại hội Bất thường tại Tu viện Nguyên Thiều, Bình Ðịnh, bổ sung nhân sự vào Hội đồng Lưỡng viện, tức Viện Tăng thống và Viện Hóa Ðạo, để sau đó Giáo hội ở hải ngoại khai triển Ðại hội Bất thường và suy tôn Ðức Ðệ tứ Tăng thống tại Melbourne, Úc châu. Dù mấy ngày sau đấy, nhà cầm quyền mở đợt đàn áp, bắt bớ, nhằm ngăn chận Giáo hội hoạt động. Thành quả thứ hai là từ tháng 7 năm nay, 9 Ban Ðại diện Giáo hội thiết lập tại 9 tỉnh ở miền Trung và miền Nam. Mặc bao hăm dọa, sách nhiễu, 9 Ban Ðại diện vẫn đứng vững và bắt đầu hoạt động. Thành quả thứ ba, là lập trường của Giáo hội ngày càng được dư luận rộng rãi trên thế giới tán đồng và nhiệt tình ủng hộ. Sự đóng góp tích cực của Giáo hội, thông qua cuộc vận động quốc tế, đang làm chuyển động chính sách tôn giáo tại Việt Nam. Quyết nghị 427 thông qua tại Hạ viện Hoa Kỳ ngày 19.11.2003, rồi một ngày sau (20.11.2003), Quyết nghị cho Tự do tôn giáo thông qua tại Quốc hội Châu Âu với đa số tuyệt đối, đưa tới việc Hoa Kỳ liệt kê Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm vì đàn áp tôn giáo liên tiếp hai năm 2004 và 2005. Rồi mới đây, hôm 1.12.2005, lại thêm Quyết nghị của Quốc hội Châu Âu tố cáo tình trạng nhân quyền và tôn giáo tại ba nước Việt Miên Lào, là vài ví dụ điển hình qua 30 năm quốc tế vận.

Hiểm nguy ngày nay, là trước áp lực gia tăng của thế giới, CHXHCNVN tạm thời thôi đàn áp bằng súng đạn và nhà tù. Vũ khí khủng bố ngày nay là quản chế và ly gián nội bộ Giáo hội. Quản chế hành chính, theo Nghị định 31/CP, là hình thức biến nhà chùa thành nhà tù, biến tư gia thành phòng giam, biến người tự do thành người nô lệ. Còn vấn đề ly gián nhắm phân hóa nội bộ Giáo hội là chính sách dùng Sư đánh Sư, để thế giới và đồng bào nhìn vào chỉ thấy tranh chấp nội bộ, mà chẳng thấy bàn tay của Ðảng và Nhà nước nhúng vào.

Trong quá khứ chúng ta đã thấy rõ điều đó. Cho nên cần phải tỉnh táo đừng bao giờ để mắc mưu một lần nữa.

Hôm nay, Kỷ niệm 30 Năm Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất vận động cho Tự do tôn giáo, Nhân quyền và Dân chủ là thời điểm làm cuộc tổng kết để tiến bước vào kỷ nguyên mới. Tiến trình mới này, cũng đòi hỏi chúng ta phải luôn đề cao cảnh giác trước mọi âm mưu chia rẽ, lũng đoạn nội bộ, để duy trì tinh thần hòa hợp hầu bảo vệ Chính pháp và phục vụ Dân tộc.

Nguyện cầu chư Phật, hồn thiêng sông núi, và anh linh chư Tăng Ni, Phật tử vị pháp vong thân hộ trì cho tất cả chúng ta.

Thanh Minh Thiền viện, Saigon ngày 12.12.2005
Viện trưởng Viện Hóa Ðạo
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
(Ấn ký)
Sa môn Thích Quảng Ðộ



HẠ VIỆN HOA KỲ
15 tháng 12 năm 2005


THÔNG ĐIỆP CỦA DÂN BIỂU CHRISTOPHER H. SMITH
gửi Đại lễ kỷ niệm 30 năm Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
vận động cho tự do tôn giáo, nhân quyền và dân chủ


Tôi xin ngỏ lời tán thán Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất trong năm kỷ niệm 30 năm đấu tranh bất bạo động cho tự do tôn giáo, nhân quyền và dân chủ. Dù không thể đến tham dự, nhưng tôi muốn quý vị biết cho rằng mục tiêu đấu tranh của quý vị cũng là điều lòng tôi rất thiết tha, và tôi không ngừng nỗ lực cho tự do tôn giáo, nhân quyền và dân chủ - là những mục tiêu không thể chia cắt - cho đến ngày dân tộc Việt Nam anh dũng được hưởng tòan bộ các quyền đã thành luật pháp mà Thượng đế và con người quy định.

Tôi cũng muốn gửi lời chúc tụng đến ông Võ Văn Ái, phát ngôn nhân ở hải ngọai của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và Giám đốc Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế, người đã đến điều trần tại Ủy ban của tôi và các Ủy ban khác tại Quốc hội, và đã tận tâm tận lực làm cho Hoa Kỳ và thế giới am tường về nghĩa vụ đối với những người có tín ngưỡng tôn giáo tại Việt Nam.

Như nhiều người trong quý vị đã biết, tôi đến thăm Việt Nam từ ngày 1 đến ngày 4 tháng 12 này để tận mắt chứng kiến Việt Nam đối đãi như thế nào với các tín đồ tôn giáo. Tôi đã gặp gỡ rộng rãi nhiều giới tại Hà Nội, Huế và Saigon - các viên chức chính quyền, các đại diện tôn giáo, và những nhà họat động dân chủ. Tôi nhấn mạnh với các viên chức chính quyền, rằng quan hệ chặt chẽ tương lai với Hoa Kỳ tùy thuộc vào sự cải thiện trong lĩnh vực tự do tôn giáo và nhân quyền, và rằng hiện nay sự cải thiện ấy còn quá ít ỏi. Tôi cũng nhấn mạnh rằng, nếu Việt Nam thực sự mong muốn phát triển kinh tế và chính trị, thì Việt Nam phải khai thác niềm tin và nhiệt tình của những tín đồ tôn giáo để giải quyết các vấn nạn khủng khiếp mà mọi xã hội phải đối diện : như bệnh liệt kháng AIDS, nạn ma túy, buôn bán phụ nữ, thiếu nhi và nam nhi. Tôi nói với họ hãy trả tự do vô điều kiện cho những tù nhân vì lương thức còn bị giam giữ hay quản chế, và phải phục hồi quyền sinh họat pháp lý cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.

Nhưng đa số thời gian ở Việt Nam, tôi lắng nghe những lời phát biểu can đảm bênh vực tự do tôn giáo và dân chủ, và lắng nghe những điều họ tâm sự. Tôi đã nói chuyện với các nhà theo đạo Phật, Công giáo, Tin Lành - trên 60 tăng sĩ, linh mục, mục sư, giám mục, và những nam nữ tín hữu. Tôi tìm cách khuyến khích họ : thế nhưng nhiệt tình, hy vọng, lòng can đảm của họ mang lại cho tôi còn nhiều hơn những gì tôi đưa lại cho họ. Chính niềm tin và lòng can đảm đang giải thóat họ, bất chấp đàn áp, tù đày và tra tấn. Ngày nào nhà cầm quyền hiểu được điều này, họ sẽ chân nhận ra hàng nghìn người Việt Nam sẵn sàng đóng vai trò lãnh đạo cần thiết cho nền dân chủ Việt Nam.

Tôi đã gặp Hòa thượng Thích Thiện Hạnh ở Huế trong ngôi chùa Hòa thượng bị quản chế. Hòa thượng nhấn mạnh rằng tôn giáo “phải có đời sống độc lập với chính trị”, và Phật giáo đã hành họat tại Việt Nam từ 2000 năm ngòai mọi kiểm sóat chính trị. Hòa thượng cũng nói với tôi rằng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất sẽ không bao giờ phụ thuộc vào đảng Cộng sản. Hòa thượng Thích Thiện Hạnh cho biết Cộng sản luôn gia tăng chứ không giảm thiểu sách nhiễu đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.

Ở Saigon, tôi gặp Hòa thượng Thích Quảng Độ, vị lãnh đạo Viện Hóa Đạo của quý vị tại ngôi chùa của Hòa thượng. Ngài cũng bị quản chế. Cũng như Hòa thượng Thích Thiện Hạnh, Hòa thượng Thích Quảng Độ nhấn mạnh rằng tự do tôn giáo và dân chủ liên hệ mật thiết với nhau. Hòa thượng cũng báo động tình trạng sách nhiễu ngày càng gia tăng. Cả hai vị đều biểu lộ niềm tin rằng hai vị cũng như tòan thể tín đồ Phật giáo chẳng bao giờ nhụt chí trong cuộc đấu tranh cho tự do tôn giáo và dân chủ, là những điều bảo đảm cho tự do.

Tôi không chối cãi rằng đã có đôi chút cải thiện tại Việt Nam, nhưng nhà cầm quyền vẫn chưa hiểu rõ được thực tại cơ bản : đó là tự do tôn giáo không phải là gì có thể lâu lâu phân phát nhỏ giọt một lần, nhất là khi có áp lực quốc tế. Nhà cầm quyền vẫn chưa hiểu được rằng tự do tôn giáo là mẹ của các tự do, vốn ăn sâu mọc rễ trong phẩm giá con người ở mỗi cá nhân. Một nhà cầm quyền chính thống phải công nhận và bảo vệ tự do tôn giáo, chứ không phải là cho phép. Dứt khóat là nhà cầm quyền phải công nhận nhân phẩm và tự do tôn giáo đích thực, sau đó thể chế dân chủ mới có thể và phải được xuất hiện.

Năm nay tôi đã tổ chức một cuộc điều trần hồi tháng 6, cống hiến riêng biệt cho tự do tôn giáo tại Việt Nam, và sang tháng 11, một cuộc điều trần về Tự do tôn giáo trên thế giới trong đó có Việt Nam. Chúng tôi dự tính sẽ có những cuộc điều trần khác cho tự do tôn giáo tại Việt Nam vào mùa xuân năm tới. Tuần trước, tôi vừa đệ trình tại Hạ viện một Quyết nghị kêu gọi trả tự do cho Đức Tăng thống Thích Huyền Quang, Hòa thượng Thích Quảng Độ và Hòa thượng Thích Thiện Hạnh, và tất cả các tù nhân vì lương thức. Tôi đề xuất trở lại Đạo luật Nhân quyền, và sẽ cố công cho việc thông qua vào mùa xuân tới. Năm nay, Dự luật Ủy quyền của Bộ Ngọai giao đệ trình lên Hạ viện, và do tôi trách nhiệm, đã được đa số thông qua, trong đó bao gồm cả sự dự phòng quan trọng cho nhân quyền tại Việt Nam. Hiện nay, chúng tôi đang chờ Thượng viện thông qua thành Đạo luật Ủy quyền.

Năm nay là năm trọng yếu cho tự do tại Việt Nam. Xin quý vị hãy làm sao cho tất cả các vị Dân biểu, đặc biệt là các Thượng nghị sĩ, trong vùng của quý vị biết rằng sự tiến triển về nhân quyền là điều quan thiết đối với quý vị, và hãy kêu gọi họ hậu thuẫn cho Đạo luật về Nhân quyền tại Việt Nam được thông qua.

Một lần nữa, tôi muốn biểu tỏ với quý vị rằng, thật là một đặc ân được cộng tác chung với quý vị để đem lại tự do cho Việt Nam.


Phát biểu của Dân biểu Quốc hội Châu Âu Ryszard Czarnecki


Thưa Hòa thượng Chủ tịch,
Thưa quý Liệt vị,


Trước hết tôi xin ngỏ lời cám ơn Ban tổ chức đã có lòng mời tôi đến tham dự Đại lễ quan trọng kỷ niệm 30 năm Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất vận động cho tự do tôn giáo, nhân quyền và dân chủ ngày hôm nay. Tôi là Dân biểu Quốc hội Châu Âu, và là người Ba Lan, một quốc gia ở Trung Âu, là xứ sở đã kinh qua gần nửa thế kỷ dưới chế độ Cộng sản khủng khiếp. Đây quả thật là một kinh nghiệm đau đớn, một kinh nghiệm cho tòan dân tộc chúng tôi, mà cũng là một kinh nghiệm cho bản thân tôi. Suốt 25 năm, tôi sống dưới chế độ cộng sản, dưới cái bóng của “Đế chế bạo ác” - như Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Regan điềm chỉ.

Tôi biết rằng những người Việt Nam thương nước cũng có những kinh nghiệm riêng, nhưng tôi tin chắc rằng những kinh nghiệm của bản thân tôi và của nước tôi có thể mang lại bổ ích cho quý vị. Dù chúng ta đang sống trong ba châu lục khác nhau : Á châu, Hoa Kỳ và Âu châu, hàng nghìn cây số cách xa, nhưng chúng ta đều cùng chung một lối nghĩ và một cách nhìn.

Xa cách vì địa lý, nhưng tâm tình thì gần gũi trong gang tấc, chúng ta vẫn ở bên nhau trong cuộc đấu tranh chung, nhằm bảo vệ những giá trị nhân quyền, tự do tôn giáo, tự do đi lại, tự do ngôn luận.

Người Ban Lan chúng tôi biết rằng, chúng ta phải trả giá để bảo vệ các giá trị ấy. Nhiều khi phải trả một giá rất đắt.

Các chế độ chính trị không ưa tôn giáo. Đặc biệt dưới chế độ Cộng sản. Thiên chúa giáo, Phật giáo hay bất cứ tôn giáo nào khác đều bị đàn áp vì các tôn giáo mở cửa ra thế giới tự do, một thế giới không lệ thuộc vào bất cứ quyền lực nào, một lối sống theo những giá trị truyền thống mà người cộng sản không chấp nhận.

Các chế độ chính trị muốn kiểm sóat mọi sự. Họ không chỉ muốn cai quản kinh tế, quân sự và đối ngọai thôi đâu, họ còn muốn cai quản cả lương tri và linh hồn người dân. Bằng cách đó, mà chế độ cộng sản tại Ba Lan đã muốn tiêu diệt Giáo hội Công giáo với người đại diện cao cả của tín đồ Công giáo Ba Lan, là Đức Thánh Cha Gioan Phao lồ Đệ Nhị. Đó là lý do vì sao, cộng sản đã không cho phép dạy giáo lý trong học đường. Đó là lý do vì sao, cộng sản cưỡng chiếm cơ sở và tài sản Giáo hội. Đó là lý do vì sao, cộng sản bắt giam các tu sĩ và các anh chị em tín hữu. Đó là lý do vì sao, chưa lâu lắm đâu, chỉ mới vài năm trước khi chế độ cộng sản tan vỡ, nhiều vị linh mục còn bị thảm sát. Đó là lý do vì sao, cộng sản đã cấm biểu tình, cấm rước kiệu trong thành phố qua nhiều năm ròng. Cũng như thế, cộng sản cấm không được mang thánh giá trên các công trường và cấm xây dựng những nhà thờ.

Tôi đang nói cho quý vị nghe về nước Ba Lan. Nhưng tôi biết rằng thông qua sự kiện Ba Lan, chính tôi đang nói đến những người Phật tử anh dũng tại Việt Nam, nói đến các anh, các chị đang phải trả một giá rất đắt cho sự trung kiên với lý tưởng tôn giáo trên quê hương Việt Nam.

Khỏang 95% dân chúng Ba Lan theo Thiên chúa giáo, trên 75% dân chúng Việt Nam theo đạo Phật. Những người tín hữu chúng ta thuộc thành phần đa số tại hai quê hương chúng ta. Các bạn, những người Phật tử, là thành phần đa số trên quê hương các bạn. Các bạn không là thiểu số, mà là đại đa số.

Nói tóm, tự do tôn giáo không là một đặc ân, tự do tôn giáo là một chân lý cơ bản, là quyền con người cơ bản.

Châu Âu luôn nhớ nghĩ tới những người Phật tử Việt Nam.

Châu Âu luôn nhớ nghĩ tới cuộc đấu tranh của Phật giáo Việt Nam.

Quốc hội Châu Âu bảo vệ và quyết tâm bảo vệ tự do tôn giáo nói riêng và nhân quyền nói chung tại Việt Nam. Chúng tôi, nhân dân Ba Lan, đã thành công giải thể đảng Cộng sản. Còn các bạn hôm nay đây, với sự đấu tranh kiên cường và hậu thuẫn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, nhân dân Việt Nam cũng sẽ thành công và thắng lợi như nhân dân Ba Lan.

-------------------------------------------------

Dưới đây là Giáo chỉ của Đức Đệ tứ Tăng thống Thích Huyển Quang chuẩn y thành phần nhân sự mới của Hội đồng Trưởng lão Viện Tăng thống và Ban Chỉ đạo Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, do Hòa thượng Thích Hộ Giác, Phó Viện trưởng Viện Hóa Đạo kiêm Chủ tịch Hội đồng Điều hành GHPGVNTNHN-HK – VP II VHĐ, công bố tại ngày Đại lễ :

Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
Viện Tăng Thống
Phật lịch 2549 số : 02/GC/VTT

ĐỆ TỨ TĂNG THỐNG

- Chiếu Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất được tu chính bởi Đại hội Khóang đại kỳ V ngày 12.12.1973.

- Chiếu văn thư số 10/VHĐ/VT ngày 25.11.2005 của Hòa thượng Viện trưởng Viện Hóa Đạo đệ trình thành phần chư Tôn Đức Trưởng lão, Hòa thượng, Thượng tọa trong Hội đồng Lưỡng Viện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.

- Chiếu nhu cầu Phật sự, cung thỉnh bổ sung, chấn chỉnh và kiện tòan Hội đồng Lưỡng Viện trong công cuộc Hoằng Dương Chánh Pháp cho giai kỳ mới.


GIÁO CHỈ


Điều 1 : Nay cung thỉnh chư Tôn Đức đăng lâm pháp tịch trong cương vị thành viên Hội đồng Trưởng lão Viện Tăng Thống như sau :

TRONG NƯỚC NGÒAI NƯỚC
Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang Đại lão Hòa thượng Thích Tâm Châu
Hòa thượng Thích Quảng Độ Hòa thượng Thích Hộ Giác
Hòa thượng Thích Bảo An Hòa thượng Thích Mãn Giác
Hòa thượng Thích Nhật Liên Hòa thượng Thích Thuyền Ấn
Hòa thượng Thích Thiện Hạnh Hòa thượng Thích Chánh Lạc
Hòa thượng Thích Như Đạt Hòa thượng Thích Thắng Hoan
Hòa thượng Thích Huệ Viên Hòa thượng Thích Minh Tâm
Hòa thượng Thích Minh Chiếu Hòa thượng Thích Như Huệ
Hòa thượng Thích Đức Chơn Hòa thượng Thích Trí Chơn
Hòa thượng Thích Diệu Tánh Hòa thượng Thích Chơn Thành
Hòa thượng Thích Diệu Trí
Hòa thượng Thích Minh Tuệ
Hòa thượng Thích Minh Kiến
Hòa thượng Thích Trí Giác
Hòa thượng Thích Tâm Linh
Hòa thượng Thích Tâm Liên
Hòa thượng Thích Nhật Ban
Hòa thượng Thích Trừng Thể

Điều 2 : Chuẩn y thành phần Ban Chỉ đạo Viện Hóa Đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất như sau :

Viện Trưởng : Hòa thượng Thích Quảng Độ
Phó Viện trưởng : Hòa thượng Thích Hộ Giác
Phó Viện trưởng : Hòa thượng Thích Chánh Lạc
Phó Viện trưởng : Thượng tọa Thích Viên Định
Tổng vụ trưởng Tổng vụ Tăng sự : Hòa thượng Thích Như Đạt
Tổng vụ trưởng Tổng vụ Cư sỹ : Hòa thượng Thích Đức Chơn
Tổng vụ trưởng Tổng vụ Từ thiện Xã hội : Thượng tọa Thích Không Tánh
Tổng vụ trưởng Tổng vụ Kiến thiết : Thượng tọa Thích Thành Đạt
Tổng vụ trưởng Tổng vụ Văn hóa : Thượng tọa Thích Phước An
Tổng vụ trưởng Tổng vụ Hoằng pháp : Thượng tọa Thích Thái Hòa
Tổng vụ trưởng Tổng vụ Thanh niên : Thượng tọa Thích Thiện Minh
Tổng vụ trưởng Tổng vụ Giáo dục : Thượng tọa Thích Chơn Tâm
Tổng Thư ký : Thượng tọa Thích Viên Định (kiêm)
Phó Tổng thư ký : Thượng tọa Thích Viên Lý
Tổng Thủ qũy : Thượng tọa Thích Nguyên Lý

Điều 3 : Chư Tôn Trưởng lão Hòa thượng, Thượng tọa, Hội đồng Lưỡng Viện và các cấp Giáo hội trong và ngòai nước chiếu nhiệmthi hành Giáo chỉ nầy.

Tu viện Nguyên Thiều, ngày 29 tháng 11 năm 2005
Đệ Tứ Tăng thống
(Ấn ký)
Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang
Tin Tức DươngTiêu (Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất) 18/12/2005