<body><script type="text/javascript"> function setAttributeOnload(object, attribute, val) { if(window.addEventListener) { window.addEventListener('load', function(){ object[attribute] = val; }, false); } else { window.attachEvent('onload', function(){ object[attribute] = val; }); } } </script> <div id="navbar-iframe-container"></div> <script type="text/javascript" src="https://apis.google.com/js/platform.js"></script> <script type="text/javascript"> gapi.load("gapi.iframes:gapi.iframes.style.bubble", function() { if (gapi.iframes && gapi.iframes.getContext) { gapi.iframes.getContext().openChild({ url: 'https://www.blogger.com/navbar.g?targetBlogID\x3d10127388\x26blogName\x3dTin+T%E1%BB%A9c+Ph%E1%BA%ADt+Gi%C3%A1o\x26publishMode\x3dPUBLISH_MODE_BLOGSPOT\x26navbarType\x3dBLUE\x26layoutType\x3dCLASSIC\x26searchRoot\x3dhttps://roomdieuphap.blogspot.com/search\x26blogLocale\x3dvi_VN\x26v\x3d2\x26homepageUrl\x3dhttp://roomdieuphap.blogspot.com/\x26vt\x3d-3702944493927259419', where: document.getElementById("navbar-iframe-container"), id: "navbar-iframe", messageHandlersFilter: gapi.iframes.CROSS_ORIGIN_IFRAMES_FILTER, messageHandlers: { 'blogger-ping': function() {} } }); } }); </script><!-- --><div id="flagi" style="visibility:hidden; position:absolute;" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><div id="flagtop"></div><div id="top-filler"></div><div id="flagi-body">Notify Blogger about objectionable content.<br /><a href="http://help.blogger.com/bin/answer.py?answer=1200"> What does this mean? </a> </div></div><div id="b-navbar"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-logo" title="Go to Blogger.com"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/logobar.gif" alt="Blogger" width="80" height="24" /></a><div id="b-sms" class="b-mobile"><a href="sms:?body=Hi%2C%20check%20out%20Thong%20Bao%20at%20trangthongbao.blogspot.com">Send As SMS</a></div><form id="b-search" name="b-search" action="http://search.blogger.com/"><div id="b-more"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-getorpost"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_getblog.gif" alt="Get your own blog" width="112" height="15" /></a><a id="flagButton" style="display:none;" href="javascript:toggleFlag();" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif" name="flag" alt="Flag Blog" width="55" height="15" /></a><a href="http://www.blogger.com/redirect/next_blog.pyra?navBar=true" id="b-next"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_nextblog.gif" alt="Next blog" width="72" height="15" /></a></div><div id="b-this"><input type="text" id="b-query" name="as_q" /><input type="hidden" name="ie" value="UTF-8" /><input type="hidden" name="ui" value="blg" /><input type="hidden" name="bl_url" value="trangthongbao.blogspot.com" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_this.gif" alt="Search This Blog" id="b-searchbtn" title="Search this blog with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value='trangthongbao.blogspot.com'" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_all.gif" alt="Search All Blogs" value="Search" id="b-searchallbtn" title="Search all blogs with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value=''" /><a href="javascript:BlogThis();" id="b-blogthis">BlogThis!</a></div></form></div><script type="text/javascript"><!-- var ID = 10977212;var HATE_INTERSTITIAL_COOKIE_NAME = 'dismissedInterstitial';var FLAG_COOKIE_NAME = 'flaggedBlog';var FLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/flag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var UNFLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/unflag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var FLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif';var UNFLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/unflag.gif';var ncHasFlagged = false;var servletTarget = new Image(); function BlogThis() {Q='';x=document;y=window;if(x.selection) {Q=x.selection.createRange().text;} else if (y.getSelection) { Q=y.getSelection();} else if (x.getSelection) { Q=x.getSelection();}popw = y.open('http://www.blogger.com/blog_this.pyra?t=' + escape(Q) + '&u=' + escape(location.href) + '&n=' + escape(document.title),'bloggerForm','scrollbars=no,width=475,height=300,top=175,left=75,status=yes,resizable=yes');void(0);} function blogspotInit() {initFlag();} function hasFlagged() {return getCookie(FLAG_COOKIE_NAME) || ncHasFlagged;} function toggleFlag() {var date = new Date();var id = 10977212;if (hasFlagged()) {removeCookie(FLAG_COOKIE_NAME);servletTarget.src = UNFLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = false;} else { setBlogspotCookie(FLAG_COOKIE_NAME, 'true');servletTarget.src = FLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = true;}} function initFlag() {document.getElementById('flagButton').style.display = 'inline';if (hasFlagged()) {document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;} else {document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;}} function showDrop() {if (!hasFlagged()) {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'visible';}} function hideDrop() {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'hidden';} function setBlogspotCookie(name, val) {var expire = new Date((new Date()).getTime() + 5 * 24 * 60 * 60 * 1000);var path = '/';setCookie(name, val, null, expire, path, null);} function removeCookie(name){var expire = new Date((new Date()).getTime() - 1000); setCookie(name,'',null,expire,'/',null);} --></script><script type="text/javascript"> blogspotInit();</script><div id="space-for-ie"></div>

 

Chủ Nhật, tháng 12 04, 2005

No. 0654 (Bài tường trình của Ngọc Thanh Thủy - VN)

Tuệ Tĩnh đường Liên Hoa: Địa chỉ cho bệnh nhân nghèo
09:26' 19/07/2005 (GMT+7)

Chúng tôi đến cơ sở chữa bệnh từ thiện Tuệ Tĩnh đường Liên Hoa (5 Lê Quí Đôn, thành phố Huế) vào một ngày mùa hè trời nóng như thiêu đốt nhưng ở bên ngoài bệnh nhân sắp hàng ngồi đợi đến lượt khám bệnh rất đông. Đón tiếp chúng tôi tại phòng khách với gương mặt hiền từ và giọng nói thật gần gũi, Thích Tuệ Tâm- Trưởng ban điều hành Tuệ Tĩnh đường Liên Hoa và biết thêm một số thông tin về cơ sở khám chữa bệnh từ thiện này.

Sáng ngày 11/7/2005, cơ sở chữa bệnh Tuệ Tĩnh đường Liên Hoa đã khánh thành sau một năm tiến hành xây dựng. Tuệ Tĩnh đường Liên Hoa được xây dựng với kinh phí 1,7 tỷ đồng và thêm 190 triệu đồng cho việc trang cấp thiết bị bên trong phòng khám. Phần lớn số tiền xây dựng do Hoà Thượng Pháp Nhẫn ở Mỹ và một phần do các Phật tử, các tổ chức từ thiện hỗ trợ.

Với đội ngũ 24 lương y và lương dược lành nghề, cơ sở đã khám và chữa bệnh cho những bệnh nhân mắc các chứng bệnh như: suy nhược thần kinh, cơ thể, các bệnh khớp, đau lưng, thần kinh toạ...Mỗi ngày khám và chữa bệnh cho khoảng từ 200 -250 người. Đây là một cơ sở từ thiện nên việc khám bệnh và châm cứu hoàn toàn miễn phí. Thuốc được cấp tùy theo đối tượng và hoàn cảnh: nếu bệnh nhân quá nghèo thì sẽ miễn phí hoàn toàn, một số bệnh nhân thì chịu phí 50%, một số lấy vốn, nếu người có đủ điều kiện thì sẽ bán bình thường. Mỗi năm chi phí vào tiền thuốc từ 30 đến 40 triệu đồng. Đặc biệt Tuệ Tĩnh đường còn tổ chức các chuyến khám chữa bệnh lưu động ở các vùng sâu vùng xa, mỗi chuyến đi như vậy mất khoảng 10 ngày. Với việc khám bệnh kết hợp châm cứu và cấp thuốc hoàn toàn miễn phí cho bệnh nhân nên kết quả phục hồi sức khoẻ cho người bệnh đến 70%.

Sư Tuệ Tâm đã kể cho tôi nghe từ những ngày đầu sơ khai ra cơ sở Tuệ Tĩnh đường Diệu Đế vào những năm 1982 ở trên đường Bạch Đằng thật đầy khó khăn. Trải qua một thời gian hoạt động, cơ sở khám chữa bệnh từ thiện Tuệ Tĩnh đường đã tạo được niềm tin cho mọi người dân không những ở Huế mà còn ở các tỉnh khác như Quảng Trị, Quảng Bình, Đà Nẵng, Tây Nguyên...Sau này Thích Tuệ Tâm đã quyết định chọn địa điểm chùa Pháp Luân tại 5 Lê Quý Đôn để chuyển cơ sở khám chữa bệnh qua đây. Địa thế chùa nằm khu vực trung tâm thuận tiện cho việc đi lại và lại có một khuôn viên đất rộng lớn nên có thể xây dựng một cơ sở khám chữa bệnh hoàn thiện hơn. Trong tương lai, Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa sẽ lưu trú các bệnh nhân ở xa để họ có điều kiện đến đây chữa bệnh mà không phải vất vả trong chuyện kiếm nhà trọ để ở.
Sư Tuệ Tâm tâm sự:"Đối với một người tu hành thì việc xây dựng một ngôi chùa là điều quan trọng nhưng với tôi xây dựng cơ sở khám chữa bệnh giúp cho người bệnh là việc cấp thiết hơn nên tôi đã quyết định tập trung đầu tư vào việc xây dựng cơ sở chữa bệnh từ thiện Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa này. Việc xây dựng chùa thì tạm thời gác một khoảng thời gian nữa khi có đầy đủ lực thì chúng tôi mới có thể tiến hành..."



Ghi chú (Bình Anson):
- Thượng tọa Tuệ Tâm là một Tỳ khưu Nam Tông, là huynh đệ với quý Tỳ khưu Viên Minh, Giới Đức, và Pháp Tông của chùa Huyền Không, Huế .
- Hòa thượng Pháp Nhẫn là vị trụ trì chùa Liên Hoa thuộc hệ phái Nam Tông, Texas, Hoa Kỳ .

From: Net Cố Đô, http://www.hue.vnn.vn/cuocsongvaconnguoi/2005/07/93917/
No. 0655 (Hạt Cát dịch)
Hiến tặng nội tạng : Quà Tặng Cuộc Sống
Hiến tặng nội tạng và tôn giáo

Bản tin đăng tải trên trang Web C.health ngày 3 tháng 12, 2005
Một số người e ngại rằng hiến tặng bộ phận cơ thể vi phạm giáo điều trong tín ngưỡng của họ. Ðọc thoáng qua một số kinh điển của các tôn giáo có thể đưa tới kết luận này, nhưng thực tế là, mặc dù có một số nào đó sợ sệt trong việc hiến tặng, đa số tôn giáo thế giới cho phép và trong thực tế đã khuyến khích tín đồ thực hành ý nguyện.

Giới luật trong Do Thái Giáo và Hồi Giáo, thí dụ, cấm xâm phạm thân thể con người. Nhưng cả hai tôn giáo đó cũng chú thích rằng sự cấm đoán này được xóa bỏ một khi cần cứu sống mạng người. Trong thực tế, Do Thái Giáo chấp nhận việc hiến tặng bộ phận cơ thể sau khi chết để cứu mạng là hành động cao cả.

Ðức Giáo Hoàng Jonh Paul Ðệ Nhị đã một lần xác nhận khi nói rằng “bất cứ một hành động nào để cứu một mạng người ví dụ như hiến tặng nội tạng cơ thể, là một điều vĩ đại và được chấp nhận trong tín ngưoỡng của chúng ta.

Sự hiến tặng nội tạng tương tự như thế cũng được tìm thấy trong các tôn giáo khác, như Ấn Giáo và Phật Giáo. Hiệp hội Ấn Giáo Bắc Mỹ đã có bố cáo rằng Ấn Giáo không cấm đoán việc hiến tặng nội tạng và việc quyết định hiến tặng hay không hoàn toàn tùy thuộc vào mỗi cá nhân.

Ðại Ðức Gyomay Masao, chủ tịch và là sáng lập viên chùa Phật Giáo Chicago nói rằng “ Chúng tôi vinh danh những người đã hiến tặng nội tạng và cơ thể cho việc nghiên cứu y khoa và cứu sống sinh mạng”

Ngay cả các nhóm như Khoa Học Ki Tô Giáo và đạo Tin lành Chứng Nhân Jehovah’s, mặc dù vẫn thường cứng rắn chống đối việc hiến tặng nội tạng cũng đã dành quyết định lại cho từng cá nhân, tuy nhiên, đạo Chứng Nhân Jehovah đòi hỏi các bộ phận nội tạng phải được rút hết máu trước khi đem vào sử dụng.

Tổ chức Seventh-Day Adventist, được biết đến vì hết sức chú trọng về Sức khỏe và sống đời lành mạnh, đã mạnh dạn khuyến khích hiến tặng nội tạng và thành lập bệnh viện đặc biệt chuyên về ngành này.

Ngăn chận sự chết chóc và đau khổ của người khác được xem như là những mục đích cao cả trong tất cả các tôn giáo. Cuối cùng, sự chọn lựa hành động, căn cứ theo nhiều tôn giáo, quyết định thuộc về bạn.

Organ Donation: The Gift of Life

Organ donation and religion
December 3, 2005

Some people may worry that organ donation breaches tenets of their religion. A cursory reading of some religious texts may lead to this conclusion, but the reality is that, although some groups discourage organ donation, major world religions permit and in fact encourage the practice.

Laws in Judaism and Islam, for instance, prohibit desecration of the human body. But both religions note that prohibition is trumped when it comes to saving a life. In fact, Judaism considers post-mortem organ donation in order to preserve a life to be a "mitzvah" - a worthy deed.

The late Pope John Paul II was once quoted as saying that "any act that can save a life, such as organ donation, is a great thing and quite acceptable within our faith." Such a view dates back to Jesus himself, who championed healing the sick as one of his cardinal beliefs and practices.

Similar support for organ donation is found in many other faiths, such as Hinduism and Buddhism. The Hindu Temple Society of North America has stated that Hindus are not prohibited from donating organs and that choosing to do so is entirely up to the individual.

Reverend Gyomay Masao, president and founder of The Buddhist Temple of Chicago, says, "We honor those people who donate their bodies and organs to the advancement of medical science and to saving lives."

Even groups such as the Christian Scientists and the Jehovah's Witnesses, often thought to be sternly against organ donation, leave the decision to the individual, although the Jehovah's Witnesses require the removal of all blood from the organ before transplantation.

Seventh-Day Adventists, known for a strong focus on health and clean living, strongly encourage organ donation and run hospitals specializing in it.

Preventing the death or suffering of others is held in the highest regard by all faiths. Ultimately, the choice to do so, according to the various religions, is yours

http://chealth.canoe.ca/channel_health_features_details.asp?channel_id=131&relation_id=1880&amp;amp;amp;health_feature_id=198&article_id=640