<body><script type="text/javascript"> function setAttributeOnload(object, attribute, val) { if(window.addEventListener) { window.addEventListener('load', function(){ object[attribute] = val; }, false); } else { window.attachEvent('onload', function(){ object[attribute] = val; }); } } </script> <div id="navbar-iframe-container"></div> <script type="text/javascript" src="https://apis.google.com/js/platform.js"></script> <script type="text/javascript"> gapi.load("gapi.iframes:gapi.iframes.style.bubble", function() { if (gapi.iframes && gapi.iframes.getContext) { gapi.iframes.getContext().openChild({ url: 'https://www.blogger.com/navbar.g?targetBlogID\x3d10127388\x26blogName\x3dTin+T%E1%BB%A9c+Ph%E1%BA%ADt+Gi%C3%A1o\x26publishMode\x3dPUBLISH_MODE_BLOGSPOT\x26navbarType\x3dBLUE\x26layoutType\x3dCLASSIC\x26searchRoot\x3dhttps://roomdieuphap.blogspot.com/search\x26blogLocale\x3dvi_VN\x26v\x3d2\x26homepageUrl\x3dhttp://roomdieuphap.blogspot.com/\x26vt\x3d-3702944493927259419', where: document.getElementById("navbar-iframe-container"), id: "navbar-iframe" }); } }); </script><!-- --><div id="flagi" style="visibility:hidden; position:absolute;" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><div id="flagtop"></div><div id="top-filler"></div><div id="flagi-body">Notify Blogger about objectionable content.<br /><a href="http://help.blogger.com/bin/answer.py?answer=1200"> What does this mean? </a> </div></div><div id="b-navbar"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-logo" title="Go to Blogger.com"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/logobar.gif" alt="Blogger" width="80" height="24" /></a><div id="b-sms" class="b-mobile"><a href="sms:?body=Hi%2C%20check%20out%20Thong%20Bao%20at%20trangthongbao.blogspot.com">Send As SMS</a></div><form id="b-search" name="b-search" action="http://search.blogger.com/"><div id="b-more"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-getorpost"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_getblog.gif" alt="Get your own blog" width="112" height="15" /></a><a id="flagButton" style="display:none;" href="javascript:toggleFlag();" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif" name="flag" alt="Flag Blog" width="55" height="15" /></a><a href="http://www.blogger.com/redirect/next_blog.pyra?navBar=true" id="b-next"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_nextblog.gif" alt="Next blog" width="72" height="15" /></a></div><div id="b-this"><input type="text" id="b-query" name="as_q" /><input type="hidden" name="ie" value="UTF-8" /><input type="hidden" name="ui" value="blg" /><input type="hidden" name="bl_url" value="trangthongbao.blogspot.com" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_this.gif" alt="Search This Blog" id="b-searchbtn" title="Search this blog with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value='trangthongbao.blogspot.com'" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_all.gif" alt="Search All Blogs" value="Search" id="b-searchallbtn" title="Search all blogs with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value=''" /><a href="javascript:BlogThis();" id="b-blogthis">BlogThis!</a></div></form></div><script type="text/javascript"><!-- var ID = 10977212;var HATE_INTERSTITIAL_COOKIE_NAME = 'dismissedInterstitial';var FLAG_COOKIE_NAME = 'flaggedBlog';var FLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/flag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var UNFLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/unflag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var FLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif';var UNFLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/unflag.gif';var ncHasFlagged = false;var servletTarget = new Image(); function BlogThis() {Q='';x=document;y=window;if(x.selection) {Q=x.selection.createRange().text;} else if (y.getSelection) { Q=y.getSelection();} else if (x.getSelection) { Q=x.getSelection();}popw = y.open('http://www.blogger.com/blog_this.pyra?t=' + escape(Q) + '&u=' + escape(location.href) + '&n=' + escape(document.title),'bloggerForm','scrollbars=no,width=475,height=300,top=175,left=75,status=yes,resizable=yes');void(0);} function blogspotInit() {initFlag();} function hasFlagged() {return getCookie(FLAG_COOKIE_NAME) || ncHasFlagged;} function toggleFlag() {var date = new Date();var id = 10977212;if (hasFlagged()) {removeCookie(FLAG_COOKIE_NAME);servletTarget.src = UNFLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = false;} else { setBlogspotCookie(FLAG_COOKIE_NAME, 'true');servletTarget.src = FLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = true;}} function initFlag() {document.getElementById('flagButton').style.display = 'inline';if (hasFlagged()) {document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;} else {document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;}} function showDrop() {if (!hasFlagged()) {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'visible';}} function hideDrop() {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'hidden';} function setBlogspotCookie(name, val) {var expire = new Date((new Date()).getTime() + 5 * 24 * 60 * 60 * 1000);var path = '/';setCookie(name, val, null, expire, path, null);} function removeCookie(name){var expire = new Date((new Date()).getTime() - 1000); setCookie(name,'',null,expire,'/',null);} --></script><script type="text/javascript"> blogspotInit();</script><div id="space-for-ie"></div>

 

Thứ Ba, tháng 4 25, 2006

No. 0895 ( Hạt Cát dịch)
Chính phủ Trung Ương Ấn Ðộ chuẩn chi 2.2 triệu USD cho Học Viện Phật Gíao.

Greater Kashmir Online,
Jammu, Kashmir (India) April 24, 2006 -- Chính phủ TrungƯơng Ấn Ðộ đã chuẩn chi 90.14 triệu đồng Rupee tức là khoảng2.12 triệu USD cho Học Viện Phật Gíao TrungƯơng ở Ladak cho tài khoản năm nay.

Ngân khỏan sẽ được tháo khoán cho học viện trong hình thức yểm trợ tài chánh dưới đồ án Kế Hoạch và Phi Kế Hoạch. Trong tài khoản năm ngóai, chính phủ trung ương đã tháo khoán con số 45 triệu Rupee với danh nghĩa yểm trợ tài chánh đến cho học viện.

Học Viện Nghiên Cứu Phật Giáo Trung Ương, Leh-Ladakh, Vốn là Trường Triết Học Phật Giáo trước kia, được thành lập năm 1959 theo chỉ thị của Ngài Pandịt Jawaharlal Nerhu với sự hợp tác của Lama Rev. Kushok Bakula Rinpoche.

Nó được đăng ký dưới danh nghĩa J&K Societies và về sau được sáp nhập với Ðại Học Sampurananand Sankrist , Varanasi, UP. Bộ Văn Hóa , Chính phủ Ấn Ðộ đã yểm trợ cho học viện này kể từ năm 1962

Mục đích chính của Học Viện là khắc ghi vào tâm tưởng sinh viên trí tuệ của tư tưởng và văn chương Phật Giáo, cũng như làm cho sinh viên quen thuộc với những đề tài hiện đại, phiên dịch và xuất bản những bộ kinh hiếm hoi quý giá và những công trình thích đáng với nghiên cứu Phật Giáo. Học Viện truyền đạt học thuật trong tất cả mọi lãnh vực thuộc về nghiên cứu Phật Gíao đến cho các lama trẻ và tất cả những sinh viên nào quan tâm đến vấn đề này.

Rs 9.14 crore (US$ 2.12 mil) for Buddhist studies
Greater Kashmir Online, April 24, 2006
Jammu, Kashmir (India) -- The Indian Central govenrment has made an allocation of Rs.9.14 crore (US$ 2.12 mil) for Central Institute of Buddhist Studies, Ladakh for the current financial year.

The amount will be released to the Institute in the form of financial assistance under Plan and Non-Plan Scheme. During the last financial year, the central government had released an amount of Rs.4.50 crore (US$ 1.1 mil) as financial assistance to the Institute.

The Central Institute of Buddhist Studies, Leh-Ladakh, formerly known as School of Buddhist Philosophy, was established at the behest of Pandit Jawaharlal Nehru in 1959 with the active co-operation of Rev.Kushok Bakula Rinpoche.

It was registered under the J&K Societies Registration Act-VI,1998(1941) and was later affiliated to the Sampurananand Sanskrit University, Varanasi, UP. The department of Culture, Government of India has been financing this Institute since 1962.

The main objective of the Institute is to inculcate in its students the wisdom of Buddhist thoughts and literature, as also to familiarize them with modern subjects, translations and publications of rare manuscripts and other research work relevant to Buddhist studies. The Institute imparts education in all spheres of Buddhist studies to young lamas and other interested students.

http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=1,2596,0,0,1,0
No. 0894 (Hạt Cát dịch)
Vị cứu tinh của loài động vật, chó, mèo tại Bồ Ðề Ðạo Tràng

By Srikant, New Kerala, April 24, 2006

Gaya, India - Lại một buổi sáng trong lành khác ở Gaya, thành phố thánh địa. Bọn trẻ con tíu tít đến trường, cha mẹ chúng thì vội vội vàng vàng rảo chân đến sở hoặc đi mua sắm cho kịp lúc. Chỉ có bọn nhà chó vô chủ là đang háo hức mong đợi phiên hội kiến hằng ngày của chúng với một phụ nữ mong manh yếu đuối – Adrina Ferranti- người đã dùng phần lớn cuộc đời để chăm sóc cho những người cũng như thú vật bị bỏ rơi, hoặc vô chủ đang bị bệnh tật và sống khổ sở vất vưởng trong thành phố thánh địa Gaya.

Gốc gác sinh trưởng tại Ý nhưng bà Adrina Ferranti đã chọn lựa Gaya là Nghiệp Ðịa của Bà.

Ðó là một cuộc hành trình đăng đẳng kể từ khi Bà viếng thăm lần đâu tiên nơi đây vào năm 1987, và cuối cùng, năm 1992 Bà đã sáng lập tổ chức Maitri –tiếng Sankrist nghĩa là Từ Tâm, một tổ chức thiện nguyện với mục đích cứu vớt những sinh vật bị bỏ rơi, lạc lõng, con người lẫn động vật, tại Bồ Ðể Ðạo Tràng. Với một dự án quy mô, Quỹ Thiện Nguyện MaiTri cần sự yểm trợ của mọi người.

Bà nói “Tôi là một Phật tử. Tôi thực sự tin rằng thú vật và loài người có cùng tâm thức. Quan tâm tới tình trạng của động vật ở đây tôi trở nên bức xúc về đời sống của chúng. Tôi cảm nhận sự đau khổ của chúng cũng giống như của con người. Tôi đến đây để giúp đỡ người nghèo khổ, nhưng, cùng lúc, tôi nghĩ rằng chúng ta cũng có trách nhiệm phải chăm sóc cho chúng nữa”

Mặc dù mục đích chính của tổ chức Maitri là nhắm vào những chú chó vô chủ ngoài đường, đặc biệt là trong mùa đông, tổ chức cũng thực hiện việc triệt sản cho chúng vớ sự yểm trợ của một số tổ chức ngoại quốc.

Ðối với động vật bị thương tật, tổ chức Maitri có cả bác sĩ thú y để chăm nom cho chúng..

“ Một cách căn bản, chúng tôi cứu vớt những con chó bị bỏ rơi, đặc biệt là những con hoàn toàn không có khả năng tự sinh tồn, những con vật bị đau khổ về các chứng bệnh như ung nhọt, lở loét, rụng lông. Chúng tôi được hướng dẫn bởi Bà Ferranti, nhận dạng và mang chúng đến đây để cung cấp bất cứ phươg tiện y tế nào khả dĩ. Chúng tôi, đặc biệt, cung cấp trị liệu các bệnh tật về da” Một tình nguyện viên làm việc cho trung tâm Maitri nói như trên.

Bà Ferranti cũng thiết lập một khu vực nhỏ trong khuôn viên trung tâm Maitri, riêng biệt, như là một khu mộ địa dành để chôn cất những con vật kém may mắn không phải chết vất vưởng ngoài thiên nhiên.

Bên cạnh những con chó , Ferranti còn hy vọng sẽ thành lập một nơi nuôi dưỡng trâu, bò được cứu vớt từ lò sát sinh. Nhưng có một chỗ thích đáng để an bài cho tất cả trong khuôn viên Maitri thì chẳng khác nào một giấc mộng, chuyện khó mà thực hiện.

Italy born Ferranti is a dog saviour in Gaya
By Srikant, New Kerala, April 24, 2006
Gaya, India -- It's another fresh morning in Gaya, the holy city, and children are busy reaching schools and their parents hurrying up to reach offices or shops. But the mongrels here are eagerly awaiting their daily audience with a frail woman-Adrina Ferranti--who has spent a large part of life tending to the sick and suffering strays of the holy city.

An Italian by birth, Adrina Ferranti, has chosen Gaya to become her Karmabhoomi (or, a place to perform achieve main goal of life).

It's been a long journey since she first visited here in 1987 and finally, in 1992, set up "Maitri", prefix for the Buddha depicting his friendly and benevolent teachings. But this "Maitri" works for stray creatures seeking help.

"I am a Buddhist. I truly believe animals and humans have the same mind. My interest for animals has been growing slowly. I have had affection for animals for a long time. But concerned with the condition of animals here I became keen about their welfare. I do feel for the suffering of human beings. I am here to help the poor people but, at the same time, believe we have a responsibility to take care of all (animals) too," says Adrina Ferranti.

Although "Maitri" is mainly related to dogs taken from the street, particularly, during winter, it also undertakes sterilization of pi-dogs with the support of some foreign organisations.

For the injured animals, "Maitri" has arranged for a qualified veterinarian.

"Basically, we rescue stray dogs particularly the ones that are entirely helpless, those suffering from ulcers and others, who don't have hair. We are guided by Madam (Ferranti) to identify and bring them here and provide whatever medication is possible. We, specifically, provide for treatments of skin diseases," said Virendra Prasad, a caretaker.

Ferranti also has a small area in the complex, separated as a burial site, so that the dead animals are not left to the nature but are given a decent final resting place.

Besides stray dogs Ferranti wishes to put up shelters for cows and buffaloes rescued from butchers. But having adequate space to arrange for all in the "Maitri" campus remains like an unfulfilled sweet dream!

http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=1,2597,0,0,1,0
No. 0898 ( Nhị Ðộ Mai dịch)

Everything's illuminated in South Korea
Travel Bite, April 25, 2006

Seoul, South Korea -- At the end of April the communities of South Korea come together in a celebration of light and illumination for the Lotus Lantern Festival. The festival is held in recognition of the birth of Buddha, and dates back for more than 1,000 years.

The festival runs for three days between April 28th and 30th, but it is worth getting to South Korea's capital before the festival begins to see the illumination of the city hall plaza.

The city hall lighting ceremony takes place in front of the plaza on April 18th, and involves the illumination of an enormous light that symbolises the birth of Buddha.

If you are unable to make it to the capital this early all is not lost, as the lights are relit every evening until May 5th.

For the festival itself, visitors can choose to take in the celebrations in the capital or in one of South Korea's many villages, which also take the anniversary very seriously.

However, the celebrations are at their most grandiose and resplendent in Seoul, where partygoers can get in the mood at the Festival's Eve parade on April 29th.

The sparkling parade begins at Jogyesa Temple and flows through the street to Insadong, whetting spectators' appetites for the following day's light extravaganza.

On April 30th, children and adults alike come armed with their own handmade lanterns, which line the streets while the main Lantern Parade runs from Dongaemun Gate to Jogyesa Temple.

If you have travelled to South Korea without a lantern, do not worry as there is an exhibition of traditional lanterns at the Bongeunsa Temple, where you can pick up ideas and find out how to make your own lanterns the traditional way.

http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=5,2600,0,0,1,0
No. 0896 (Nguồn Internet)

Ðại Lễ Phật Ðản 2630 tại chùa Bảo Tháp, California

Đáp lời mời của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ - Văn phòng II Viện Hóa Đạo, 8000 Phật tử tề tựu về Tu viện Bảo Pháp, thị trấn Azusa, California, cử hành trang nghiêm và hùng tráng Đại lễ Phật Đản 2630

LOS ANGELES, ngày 24.4.2006 (PTTPGQT) - Đáp lời mời của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ (GHPGVNTNHN-HK) – Văn phòng II Viện Hóa Đạo, 300 chư Tăng Ni Việt Nam và ngoại quốc (Lào, Cam Bốt, Miến Điện, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Thái Lan, Tích Lan, Trung Hoa...) và 8000 Phật tử tề tựu về Tu viện Bảo Pháp, thị trấn Azusa, California, cử hành trang nghiêm và hùng tráng Đại lễ Phật Đản lần thứ 2630, Phật lịch 2550, tại Tu viện Bảo Pháp.

Khác với các năm trước tổ chức tại các thị trấn đô hội, năm nay Đại lễ Phật Đản được tổ chức trong miền núi cao thuộc thị trấn Azusa vùng phụ cận Los Angeles. Trên vùng đất rộng một trăm mẫu thuộc Tu viện Bảo Pháp, núi non hùng vĩ trùng điệp bao quanh dưới bầu trời xanh ngắt, anh chị em Gia Đình Phật tử dựng lên một lễ đài cao lớn uy nghi chưa từng có so với nhiều năm trước. Trước nền núi xanh, hình đức Phật sơ sinh hiện giữa vòng hào quang Chuyển pháp luân chống đỡ trời đất. Hai bên lễ đài hai bức hình lớn của Đức Tăng thống Thích Huyền Quang và Hòa thượng Thích Quảng Độ.

Cạnh lễ đài là bản đồ Việt Nam bên hàng chữ lớn "Kính mừng Đại lễ Phật Đản 2550" và "Tự do, Dân chủ và Nhân quyền cho Việt Nam".

Mở đầu chương trình Đại lễ Phật Đản, Pháp sư Niên trưởng Thích Giác Đức thuyết pháp về ý nghĩa Ngày Đản sinh Đức Phật, từ đản sinh đến giáo pháp giác ngộ, từ giáo pháp giác ngộ đến sự hình thành một giáo hội từ bi, trí tuệ, hòa bình, và một giáo quyền đang hiện hữu ở Việt Nam. Giáo quyền không mang nghĩa quyền lực, mà là một Tăng đoàn lãnh đạo công cuộc cứu khổ và giải thoát, đó là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.

Sau khi Thượng tọa Thích Viên Lý, Tổng Thư ký GHPGVNTNHN-HK – Văn phòng II Viện Hóa Đạo chính thức tuyên bố chương trình Đại lễ Phật Đản, Hòa thượng Thích Chơn Trí, Trưởng ban tổ chức đại lễ được mời lên lễ đài đọc diễn văn khai mạc. Tiếp đấy, nhạc lễ Khánh Đản vang rền rừng núi trong khi chư Tăng Ni quang lâm lễ đài xây ba tầng làm nổi bật ba tầng y vàng rực nắng của chư vị giáo phẩm Trưởng lão Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni tham dự lễ Tắm Phật và nghi lễ Khánh đản theo hai truyền thống Bắc tông và Nam tông. Nghi lễ vừa chấm dứt, trong lúc đưa chư Tăng Ni về chỗ ngồi nơi hội trường, tiếng ca réo rắt của ca sĩ Chí Tâm vang lên nhạc phẩm Hoa Bất diệt.

Thượng tọa Thích Giác Đẳng, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Truyền thông, người điều khiển chương trình đại lễ, lần lượt thỉnh mời Hòa thượng Thích Hộ Giác, Phó Viện trưởng Viện Hóa Đạo kiêm Chủ tịch Hội đồng Điều hành GHPGVNTNHN-HK – Văn phòng II Viện Hóa Đạo, ban Đạo từ Phật Đản, Hòa thượng Thích Chánh Lạc, Phó Viện trưởng Viện Hóa Đạo kiêm Phó chủ tịch Nội vụ Hội đồng Điều hành GHPGVNTNHN-HK – Văn phòng II Viện Hóa Đạo, tuyên đọc Thông điệp Phật Đản của Đức Đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang từ trong nước gửi ra, và Hòa thượng Thích Tâm Châu, Thượng thủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Trên Thế giới kiêm thành viên hàng Trưởng lão Hội Ðồng Giáo Phẩm Trung Ương Viện Tăng Thống, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, và Chứng minh Đạo sư GHPGVNTNHN-HK – Văn phòng II Viện Hóa Đạo, ban Đạo từ.

Hòa thượng Thích Hộ Giác nhắc nhở đến nền giáo lý kinh điển mang lợi lạc trên mọi lĩnh vực của đời sống chúng sinh. Đặc biệt là lợi lạc tối thượng đưa tới sự giác ngộ và lòng đại từ đại bi. Tuy nhiên Hòa thượng nhấn mạnh điều trọng yếu hôm nay đối với Phật tử Việt Nam : "Nói tới khổ nạn đất nước Việt Nam đang trải qua hôm nay không thể không nói đến sự suy thoái những giá trị tâm linh. Vai trò tôn giáo cực kỳ quan trọng trong việc hồi sinh sức mạnh của dân tộc. Đạo giáo phải đứng ngoài sự chi phối của quyền lực thế tục. Quê hương có thanh bình tự do, thì người dân mới có thuận duyên tu tập hành đạo. Chính vì thế, người Phật tử không thể chỉ nghĩ đến sự giải thoát mà làm ngơ với những vấn đề của xã hội. Sự phục hoạt pháp lý quyền sinh hoạt của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, không những là một đáp ứng hợp tình hợp lý đối với Phật giáo đồ Việt Nam mà còn khẳng định một bước quan trọng sự đổi mới cấp thiết trước khổ nạn của dân tộc Việt Nam".

Qua Thông điệp Phật Đản, Đức Tăng thống Thích Huyền Quang xác định vai trò của Phật giáo trên thế giới cũng như tại Việt Nam rằng : "Đạo Phật xuất hiện ở cõi đời như một Thông điệp bao dung hỷ xả, trao truyền cho nhân thế, toả sáng bằng các phẩm tính Từ bi và Trí tuệ của Đấng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Ngày nay thông điệp ấy được nhân loại đón nhận như kim chỉ nam soi đường hướng về cuộc sống nội tâm an tịnh, hoà bình trong thế giới đầy lo âu và sợ hãi vì bạo lực và khủng bố này (...) Đạo Phật đã được truyền vào đất nước Việt Nam cũng đã hơn 2000 năm lịch sử. Đức tính bao dung hiền hậu và những giá trị phổ quát của phẩm giá con người được hàm chứa trong đó, đã làm nên nguồn lực sinh tồn, tác thành ý thức dân tộc". Thế nhưng, thực cảnh Giáo hội trong nước ngày nay, thì : "Kỷ niệm Phật đản, giữa lúc Gíao hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất vẫn đang trong cơn pháp nạn, liên tục bị bức hại. Bản thân tôi và Hoà thượng Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, cùng các vị trong Hội Đồng Lưỡng Viện, bị Nhà nước Việt Nam theo dõi, hăm doạ, cô lập, cấm không cho gặp nhau ; các thành viên Ban Đại Diện các tỉnh thành bị khủng bố, đàn áp. Vì thế mà Giáo hội chúng ta không thể hoạt động được. Cho nên, cúng dường Phật Đản năm nay, Tăng Ni, Tín đồ còn phải ý thức trách nhiệm và bổn phận của mình trước tiền đồ đạo pháp và dân tộc, loại bỏ mọi dị kiến, đoàn kết bên nhau, kiên trì "bản thệ độ sanh" và sẵn sàng chấp nhận hy sinh ; khó khăn không chùn bước, danh lợi chẳng màng, không khuất phục bạo lực. (...) Đặc biệt trong 30 năm qua, từ 1975 đến 2005, Giáo hội ghi nhận được danh sách của 22 vị Tăng, Ni, Cư sĩ Phật tử vị pháp vong thân để cho thế hệ ngày nay và cả mai sau, được thừa hưởng sự tự do tín ngưỡng và các giá trị tâm linh cao quý". Đức Tăng thống Thích Huyền Quang kêu gọi : "Con đường phía trước còn dài và nhiều khó khăn, nhưng phải chu toàn sự nghiệp vận động phục hoạt Gíao hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất cho đến khi thành tựu. Tăng Ni, Phật tử Việt Nam trong cũng như ngoài nước hãy tinh cần hành đạo, cảnh sách trước các âm mưu chia rẽ, trước những lời hứa hẹn hão huyền, không vì miếng mồi danh lợi phù du mà đánh mất bản chất và phẩm giá của người con Phật". (xem toàn văn trong bản Thông cáo báo chí ngày 21.4.2006 trên Trang nhà Quê Mẹ : http://www.queme.net).

Hòa thượng Thích Tâm Châu mở đầu Đạo từ với lời tán thán không khí khánh hỷ chẳng khác gì những ngày tháng huy hoàng thời cũ ở Việt Nam. Hòa thượng nói : "Ban Tổ chức Khánh Đản GHPGVNTNHN-HK – Văn phòng II Viện Hóa Đạo đã tổ chức lễ Khánh Đản một nghi thức hết sức trang trọng sánh được như ngày kỷ niệm Phật Đản năm 1964 tại Bến Bạch Đằng ở Saigon". Hòa thượng "tán dương công đức của Đức Tăng thống Thích Huyền Quang, Hòa thượng Thích Quảng Độ, chư Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni và đồng bào Phật tử trong nước và trên 30 năm nay đã tích cực cố gắng trên mọi mặt, hy sinh trên mọi mặt để tranh đấu cho tự do dân chủ Việt Nam. Bức Thông điệp Phật Đản của Đức Đệ tứ Tăng thống cho chúng ta biết khổ nạn mà dân tộc và toàn dân đang chịu đựng". Hòa thượng Thích Tâm Châu xác quyết rằng "Đảng Cộng sản không thể nào cai trị đất nước Việt Nam mãi mãi được", Hòa thượng không thấy một con đường nào khác để chận đứng sự suy thoái đạo đức và sự đói khổ, bức hiếp của toàn dân trong nước ngoài việc "Nhà cầm quyền cộng sản và Quốc hội phải xóa bỏ điều 4 trên Hiến pháp độc tôn đảng trị". Rồi Hòa thượng kêu gọi chư tôn đức Tăng Ni trong và ngoài nước "sáng suốt đừng để cho mưu mô cộng sản thao túng chúng ta, chia rẽ chúng ta. Đó là nguy cơ nhất cho chúng ta. Do đó, chúng ta cần đoàn kết thật sự, bỏ mọi dị biệt để chúng ta thống nhất đem lại tự do, dân chủ cho đạo giáo Vệt Nam".

Sau phần Đạo từ và Thông điệp, ông Võ Văn Ái, phát ngôn nhân Viện Hóa Đạo trong nước, Giám đốc Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế kiêm Tổng vụ trưởng Ngoại vụ GHPGVNTNHN-KY – Văn phòng II Viện Hóa Đạo, được ban tổ chức mời trình bày thành quả những nỗ lực phục hoạt Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) trong năm qua. Ông Ái nhắc tới hai thành quả quốc nội và quốc tế. Quốc nội qua sự hình thành của 13 Ban Đại diện GHPGVNTN tại Thừa thiên-Huế, Quảng Nam-Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hòa, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Miền Quảng Đức (Saigon, Gia Định), Miền Khánh Anh (Hậu giang), Bạc Liêu, An Giang, Quận 4, Quận 11 và Quận Bình Thạnh tại Saigon. Dù rằng nhà cầm quyền ra quyết định phủ nhận, công an sách nhiễu, Ban Tôn giáo Chính phủ hợp đồng với Mặt trận Tổ quốc và công an hăm dọa, bắt đi làm việc, tố khổ, đòi trục xuất ra khỏi chùa (như trường hợp Sư cô Thích Nữ Thông Mẫn, chùa Địch Quang ở Ninh Hòa, Thượng tọa Thích Chơn Tâm, chùa Tây Huê ở Châu Đốc). Nhưng toàn thể chư Tăng Ni thuộc 13 Ban Đại diện vẫn một lòng trung kiên với Giáo hội và không lay chuyển, đương đầu trước mọi đàn áp của nhà cầm quyền.

Trên phương diện quốc tế, thì GHPGVNTN được nồng nhiệt hậu thuẫn qua vài ví dụ đầy ý nghĩa : Ngày 5.4 vừa qua, trên 600 nhà dân chủ đại biểu 125 quốc gia họp Đại hội Phong trào Dân chủ Thế giới tại thủ đô Istanbul, nước Thổ Nhĩ Kỳ, vinh danh Hòa thượng Thích Quảng Độ là nhà dân chủ dũng cảm của Việt Nam. Hòa thượng cũng vừa được nhiều nhân sĩ quốc tế đề cử làm ứng viên Giải Nobel Hòa bình năm 2006. Ngày 1.12.2005, Quốc hội Châu Âu ra Nghị quyết tố cáo Hà Nội đàn áp tôn giáo, nhân quyền và yêu sách phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của GHPGVNTN. Trước đó, trong vòng 24 tiếng đồng hồ, với đa số tuyệt đối Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Nghị quyết 427, Quốc hội Châu Âu thông qua Quyết nghị yêu sách tự do tôn giáo tại Việt Nam (19-20.11.2003). Cả hai nghị quyết đều đề cao GHPGVNTN là giáo hội truyền thống có 2000 năm lịch sử Việt Nam. Theo ông Ái, các nghị quyết ấy mang một ý nghĩa trọng đại là 735 triệu nhân dân Hoa Kỳ và nhân dân Châu Âu hậu thuẫn cuộc đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ và tự do tôn giáo của GHPGVNTN. Đối với Phật giáo, điều này mang ý nghĩa hoằng dương chánh pháp tại phương Tây. Bởi vì các nền văn hóa, tôn giáo ở Âu Mỹ hoàn toàn xa lạ với Đông phương và Việt Nam. Thế mà nay, công cuộc vận động quốc tế của GHPGVNTN đã làm cho Âu Mỹ chân nhận ra bản lai diện mục của Phật giáo. Phải xem công cuộc vận động ấy không là "làm chính trị" kiểu tầm thường theo vu cáo của những thế lực xấu ác, mà là thể hiện một trong 84 nghìn pháp môn hoằng pháp cứu người của đạo Phật.

Tuy nhiên trước hiện tình, ông Võ Văn Ái không ngần ngại nêu lên một thắc mắc, mà ông nói "đến từ một thiểu số người do hoang mang, hoặc do bọn đặc tình công an xâm nhập ly gián cộng đồng Phật giáo với các câu hỏi đại loại như "30 năm đấu tranh Phật giáo đem lại thành quả gì ?", "Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đang ngăn cản bước tiến của Phật giáo Việt Nam, ngăn cản bước tiến của đất nước Việt Nam". Ông Ái giải thích rằng loại câu hỏi ấy chỉ là thủ đoạn gây hoang mang. Mặt khác, khái niệm thời gian nêu qua câu hỏi là thời gian tuyến tính, mang tính bị động, yếm thế nên dễ bỏ cuộc. Trong khi ấy, cuộc đấu tranh của người Phật tử trải dài qua thời gian nhân quả, mang tính tích cực và chủ động. Không hiểu được sự khác biệt đó, thì làm sao trả lời được câu hỏi : "Ngài tu hành đã 30 năm, 60 năm hay 80 năm, sao ngài chưa thành Phật ?".

Ông Võ Văn Ái xác nhận rằng, bằng cuộc tranh đấu cho nhân quyền, dân chủ, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đang thăng tiến bước đi lịch sử của đất nước và Phật giáo Việt Nam. Nếu có ngăn cản, thì chỉ ngăn cản bước đi tàn bạo của chế độ độc tài toàn trị Cộng sản mà thôi. Rồi ông hỏi : "Thưa đồng bào Phật tử, đây chỉ là ý kiến của tôi, một người Phật tử, tôi xin được biết ý kiến của đồng bào Phật tử hôm nay. Xin quý vị trả lời cho bằng hai tiếng có hay không là đủ. Thưa đồng bào, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất có ngăn cản bước tiến của Phật giáo Việt Nam, ngăn cản bước tiến của dân tộc Việt Nam không ?" Toàn thể hội trường đồng thanh đáp : "Không !" Ông hỏi tiếp : "Thưa đồng bào, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất có ngăn cản bước tiến của Đảng Cộng sản độc tài toàn trị không ?" Toàn thể hội trường đồng thanh đáp lớn : "Có !"

Kết luận bài phát biểu, ông Võ Văn Ái kêu gọi giới Cư sĩ Phật giáo đứng lên đảm lãnh nghĩa vụ bảo vệ chánh pháp, thực hiện tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam theo chương trình chính trị Tám điểm trong Lời Kêu gọi cho Dân chủ Việt Nam của Hòa thượng Thích Quảng Độ nhân danh Giáo hội công bố tháng 2 năm 2001. Ông cũng xin Phật tử nhân Ngày Đản sinh Đức Phật có một phút tưởng niệm đến một hiền nhân Châu Á, là Thủ tướng Nerhu. Thủ tướng không là Phật tử, nhưng đã có hai hành động mang tinh thần Phật giáo. Đó là năm 1948, sau khi Ấn Độ thu hồi độc lập, Thủ tướng đã can thiệp Anh quốc trả lại cho Ấn Độ xá lợi của hai đại đệ tử Đức Phật là ngài Xá Lợi Phất và ngài Mục Kiền Liên. Tám triệu dân Ấn cùng với Thủ tướng đã qùy xuống nhận lãnh khi Xá lợi trở về đất tổ.

Thủ tướng Nerhu đã tiên liệu một thế giới bạo hành, khủng bố, phát xít, độc tài, nên năm 1956 Thủ tướng tổ chức Đại lễ Phật Đản trang trọng đầu tiên mang tính quốc tế trên đất Ấn để đánh dấu Phật lịch 2500. Thế là 23 thế kỷ sau A Dục Vương, mới có một Đại lễ Phật Đản huy hoàng trên quê hương Đức Thích Ca Mâu Ni. Thủ tướng Nerhu không ngừng áp dụng tinh thần bất bạo, từ bi, trí tuệ, dân chủ của Phật giáo trong nền chính trị hòa bình của Ấn Độ để ngăn chận nạn độc tài chuyên chế tại Châu Á. Bánh xe Chuyển pháp luân của Phật giáo nằm trên quốc kỳ Ấn độ kế thừa một quá trình trên hai nghìn năm bất bạo và dân chủ lâu đời tại Á châu.

Tất cả các Đạo từ, Thông điệp, Diễn văn... đã được chị Ỷ Lan thông dịch sang Anh ngữ cho chư Tăng và quan khách ngoại quốc. Sau phần thuyết trình, Hòa thượng Thích Trí Chơn, thành viên Hội đồng Trưởng lão Viện Tăng Thống kiêm Phó chủ tịch Ngoại vụ Hội đồng Điều hành GHPGVNTNHN-HK – Văn phòng II Viện Hóa Đạo, tuyên đọc hai Điện văn chúc mừng Khánh Đản của ông Arnold Schwarzenegger, Thống đốc Bang California, và bà Dianne Feinstein, Thượng Nghị sĩ bang California tại Thượng viện Hoa Kỳ ; rồi Hòa thượng Thích Thắng Hoan, thành viên Hội đồng Trưởng lão Viện Tăng Thống kiêm Chánh Văn phòng Hội đồng Giáo phẩm GHPGVNTNHN-HK – Văn phòng II Viện Hóa Đạo, thay mặt Giáo hội lên lễ đài nhận bốn Bằng Tưởng lệ của Thượng Nghị sĩ J. Scott, Dân biểu Ed Chavez, Dân biểu Judy Chu thuộc bang California, và bà Thị trưởng và Hội đồng thành phố Azusa tôn vinh nỗ lực đóng góp vào đời sống tâm linh và sinh hoạt tại bang California của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ - Văn phòng II Viện Hóa Đạo.

Kết thúc Đại lễ Phật Đản 2630 là tiết mục Văn nghệ sinh động và trẻ trung.
(Nguồn: Internet)