No. 0828 ( DD Uyên Minh)
TRƯỞNG LÃO VICITTASARABHIVAMSA SAYADAW
Ngài sinh năm 1911 tại Myingan, thế danh Maung Khin. Thuở nhỏ, ngài đã là một cậu bé khác hẳn bè bạn trang lứa : Không thích đàn đúm vui đùa, tự biết giữ sạch sẽ và chỉ ăn uống khi cha mẹ cho phép. Ngài mất cha năm lên bốn tuổi và thân phụ của ngài qua đời lúc mới ba mươi tuổi, không kịp nhìn thấy con trai mình trở thành vị đại sư đầu tiên của thế kỷ này thuộc lòng Tam tạng.
Như bao nhiêu cậu bé Miến Ðiện khác, ngài đi học ở chùa từ lớp vỡ lòng chữ Miến Ðiện và giáo lý. Thầy dạy là ngài U Sasana Sayadaw, một danh tăng xuất thân từ trung tâm Nan U ở Mandalay. Chương trình hướng dẫn của ngài cho các cậu bé là chữ Miến Ðiện, văn phạm Pali sơ cấp, kinh Kiết Tường (Mangalasutta) và tập Lokaniti, một cuốn Huấn Mông được biên soạn bằng tiếng Pali rất phổ biến ở các xứ Phật giáo Theravada.
Cậu bé Maung Khin học đâu nhớ đó, dù phải nhận rằng kinh văn Pali rất khó nhớ. Cậu chưa bao giờ bỏ sót một bài tập nào ở lớp và ham đọc sách từ rất sớm. Sau đó cậu Maung Khin thọ giới Sa Di với ngài U Sobhita Sayadaw , được thầy cho pháp danh là Shin Vicittasara. Sau khi xuất gia, ngài Vicittasara được học bộ sách văn phạm Pali căn bản nhất của Phật giáo Theravada là cuốn Kaccayana-Veyyakarana, một chìa khoá cần thiết để bước vào kho tàng kinh điển Pali. Năm 13 tuổi, ngài Vicittasara thi đậu kỳ khảo hạch Luật Xuất Gia và Văn Phạm Pali tổ chức tại Myingan.
Năm sau, sau khi vượt qua kỳ thi tuyển sinh lớp Tam Tạng Pali, ngài chính thức dự học khóa đào tạo Pháp Sư Tam Tạng, mà ở đây là những vị thuộc lòng toàn bộ Tam tạng Pali. Năm 15 tuổi ngài thi đậu hai kỳ thi Phật học Pathamange và Pathamalat. Do thấy ngài có năng khiếu thi ca, ngài U Sobhita Sayadaw dành thời giờ hướng dẫn bằng cuốn Poranadipani, một cẩm nang văn chương Miến Ðiện. Chính nhờ nền tảng này, trong suốt thời kỳ học tăng sau đó, ngài đã luôn đạt điểm cao trong các kỳ thi Phật học. Trong lớp học Tam Tạng, ngài được hướng dẫn học thuộc lòng từng phần Chánh Tạng, Chánh Sớ Atthakatha và Phụ Sớ Tika. Thời khóa biểu của ngài là ngày học đêm ôn.
Năm mười chín tuổi, ngài được chuyển về Mingon Hill ở Sagaing để tiếp tục lớp Tam Tạng dưới sự hướng dẫn của ngài Ashin Pannatikkha Sayadaw và cũng vào thời điểm này ngài nhận được sự hộ độ về vật chất của gia đình bà Thilashin Daw. Năm sau (1930), ngài thọ Ðại giới với sự tài trợ của vợ chồng ông U Thwin ( người đã sáng lập trung tâm Sasana Yeiktha cho ngài Mahasi ở Rangoon ).
Trong hai năm 1932, 1933 ngài liên tiếp thi đậu hai kỳ thi Cao Ðẳng Phật Học và nhận được văn bằng giảng sư Pariyattisàsanahita Sakyasiha. Theo thông lệ, pháp danh Vicittasara của ngài từ đó được Hội đồng Maha Sanghasamaggi Association ghép thêm chữ Abhivamsa thành Vicittasarabhivamsa. Năm 1941, ngài lại được nhận thêm tước hiệu Sasanadhajasiripavaradhammacariya (Pháp Sư Thượng Thặng), và năm 1950, sau khi nằm lòng trọn vẹn Luật Tạng Pali, ngài nhận được tước hiệu Visitthavinayadhara Mahavinayakovida ( Ðệ Nhất Luật Sư).
Năm 1952, thuộc xong tạng A Tỳ Ðàm, ngài nhận tước hiệu Buddhasasanavisittha Abhidhammamahabhidhammakovida (Ðệ Nhất Luận Sư) cùng với quà tặng danh dự là hai chiếc lộng trắng do chính tổng thống Miến Ðiện trao tặng. Sang năm 1953, ngài thuộc xong toàn bộ Kinh Tạng và nhận được tước hiệu Tipitakadhara ( Trì Tạng Ðại sư ) vào trước pháp hiệu Vicittasarabhivamsa. Trong cuộc Kiết Tập Tam Tạng kỳ VI tại Miến Ðiện ( từ 1954- 1956), ngài giữ vai trò trả lời tất cả câu hỏi về Luật Tạng.
Từ năm 1955, theo lời yêu cầu của giáo hội và thủ tướng Miến Ðiện, ngài đã biên soạn bộ Biên Niên Sử về cuộc đời đức Phật (nhan đề bản tiếng Anh là The Great Chronicle of the Buddhas) . Có lẽ đây là bộ Phật Sử đồ sộ nhất thế giới từ xưa đến nay, tính theo bản tiếng Anh có lẽ trên sáu ngàn trang ( khổ 19 x 23), trong tám tập. Công trình hoàn tất vào năm 1966. Năm 1979, ngài được trao tặng tước hiệu Aggamahapandita (Ðệ Nhất Hiền Giả).* Năm 1980, ngài giữ chức Cố Vấn Giáo Hội (Akyanpay Sayadaw) và kiêm nhiệm chức Tổng Thư Ký (Akyosaung Sayadaw- Secretary) Ban Chưởng Quản Giáo Hội. Dù tuổi già sức yếu,ngài vẫn làm việc Phật sự không mệt mõi và đặc biệt dành nhiều thời giờ cho các lớp Tam tạng Pali. Ngài đã qua đời vào năm 1992 tại Miến Ðiện, ở tuổi 81.
*Theo eDhamma.com, tiêu chuẩn tối thiểu để nhận được tước hiệu này ở Miến Ðiện phải gồm đủ năm điều : Tinh thông Tam Tạng Pali (không cần thuộc lòng ). Từng giảng dạy Tam Tạng. Có tiếng tăm cụ thể về trình độ kinh điển. Không dưới hai mươi hạ Tỳ Kheo. Chưa từng bị tai tiếng về giới luật.
TRƯỞNG LÃO VICITTASARABHIVAMSA SAYADAW
Ngài sinh năm 1911 tại Myingan, thế danh Maung Khin. Thuở nhỏ, ngài đã là một cậu bé khác hẳn bè bạn trang lứa : Không thích đàn đúm vui đùa, tự biết giữ sạch sẽ và chỉ ăn uống khi cha mẹ cho phép. Ngài mất cha năm lên bốn tuổi và thân phụ của ngài qua đời lúc mới ba mươi tuổi, không kịp nhìn thấy con trai mình trở thành vị đại sư đầu tiên của thế kỷ này thuộc lòng Tam tạng.
Như bao nhiêu cậu bé Miến Ðiện khác, ngài đi học ở chùa từ lớp vỡ lòng chữ Miến Ðiện và giáo lý. Thầy dạy là ngài U Sasana Sayadaw, một danh tăng xuất thân từ trung tâm Nan U ở Mandalay. Chương trình hướng dẫn của ngài cho các cậu bé là chữ Miến Ðiện, văn phạm Pali sơ cấp, kinh Kiết Tường (Mangalasutta) và tập Lokaniti, một cuốn Huấn Mông được biên soạn bằng tiếng Pali rất phổ biến ở các xứ Phật giáo Theravada.
Cậu bé Maung Khin học đâu nhớ đó, dù phải nhận rằng kinh văn Pali rất khó nhớ. Cậu chưa bao giờ bỏ sót một bài tập nào ở lớp và ham đọc sách từ rất sớm. Sau đó cậu Maung Khin thọ giới Sa Di với ngài U Sobhita Sayadaw , được thầy cho pháp danh là Shin Vicittasara. Sau khi xuất gia, ngài Vicittasara được học bộ sách văn phạm Pali căn bản nhất của Phật giáo Theravada là cuốn Kaccayana-Veyyakarana, một chìa khoá cần thiết để bước vào kho tàng kinh điển Pali. Năm 13 tuổi, ngài Vicittasara thi đậu kỳ khảo hạch Luật Xuất Gia và Văn Phạm Pali tổ chức tại Myingan.
Năm sau, sau khi vượt qua kỳ thi tuyển sinh lớp Tam Tạng Pali, ngài chính thức dự học khóa đào tạo Pháp Sư Tam Tạng, mà ở đây là những vị thuộc lòng toàn bộ Tam tạng Pali. Năm 15 tuổi ngài thi đậu hai kỳ thi Phật học Pathamange và Pathamalat. Do thấy ngài có năng khiếu thi ca, ngài U Sobhita Sayadaw dành thời giờ hướng dẫn bằng cuốn Poranadipani, một cẩm nang văn chương Miến Ðiện. Chính nhờ nền tảng này, trong suốt thời kỳ học tăng sau đó, ngài đã luôn đạt điểm cao trong các kỳ thi Phật học. Trong lớp học Tam Tạng, ngài được hướng dẫn học thuộc lòng từng phần Chánh Tạng, Chánh Sớ Atthakatha và Phụ Sớ Tika. Thời khóa biểu của ngài là ngày học đêm ôn.
Năm mười chín tuổi, ngài được chuyển về Mingon Hill ở Sagaing để tiếp tục lớp Tam Tạng dưới sự hướng dẫn của ngài Ashin Pannatikkha Sayadaw và cũng vào thời điểm này ngài nhận được sự hộ độ về vật chất của gia đình bà Thilashin Daw. Năm sau (1930), ngài thọ Ðại giới với sự tài trợ của vợ chồng ông U Thwin ( người đã sáng lập trung tâm Sasana Yeiktha cho ngài Mahasi ở Rangoon ).
Trong hai năm 1932, 1933 ngài liên tiếp thi đậu hai kỳ thi Cao Ðẳng Phật Học và nhận được văn bằng giảng sư Pariyattisàsanahita Sakyasiha. Theo thông lệ, pháp danh Vicittasara của ngài từ đó được Hội đồng Maha Sanghasamaggi Association ghép thêm chữ Abhivamsa thành Vicittasarabhivamsa. Năm 1941, ngài lại được nhận thêm tước hiệu Sasanadhajasiripavaradhammacariya (Pháp Sư Thượng Thặng), và năm 1950, sau khi nằm lòng trọn vẹn Luật Tạng Pali, ngài nhận được tước hiệu Visitthavinayadhara Mahavinayakovida ( Ðệ Nhất Luật Sư).
Năm 1952, thuộc xong tạng A Tỳ Ðàm, ngài nhận tước hiệu Buddhasasanavisittha Abhidhammamahabhidhammakovida (Ðệ Nhất Luận Sư) cùng với quà tặng danh dự là hai chiếc lộng trắng do chính tổng thống Miến Ðiện trao tặng. Sang năm 1953, ngài thuộc xong toàn bộ Kinh Tạng và nhận được tước hiệu Tipitakadhara ( Trì Tạng Ðại sư ) vào trước pháp hiệu Vicittasarabhivamsa. Trong cuộc Kiết Tập Tam Tạng kỳ VI tại Miến Ðiện ( từ 1954- 1956), ngài giữ vai trò trả lời tất cả câu hỏi về Luật Tạng.
Từ năm 1955, theo lời yêu cầu của giáo hội và thủ tướng Miến Ðiện, ngài đã biên soạn bộ Biên Niên Sử về cuộc đời đức Phật (nhan đề bản tiếng Anh là The Great Chronicle of the Buddhas) . Có lẽ đây là bộ Phật Sử đồ sộ nhất thế giới từ xưa đến nay, tính theo bản tiếng Anh có lẽ trên sáu ngàn trang ( khổ 19 x 23), trong tám tập. Công trình hoàn tất vào năm 1966. Năm 1979, ngài được trao tặng tước hiệu Aggamahapandita (Ðệ Nhất Hiền Giả).* Năm 1980, ngài giữ chức Cố Vấn Giáo Hội (Akyanpay Sayadaw) và kiêm nhiệm chức Tổng Thư Ký (Akyosaung Sayadaw- Secretary) Ban Chưởng Quản Giáo Hội. Dù tuổi già sức yếu,ngài vẫn làm việc Phật sự không mệt mõi và đặc biệt dành nhiều thời giờ cho các lớp Tam tạng Pali. Ngài đã qua đời vào năm 1992 tại Miến Ðiện, ở tuổi 81.
*Theo eDhamma.com, tiêu chuẩn tối thiểu để nhận được tước hiệu này ở Miến Ðiện phải gồm đủ năm điều : Tinh thông Tam Tạng Pali (không cần thuộc lòng ). Từng giảng dạy Tam Tạng. Có tiếng tăm cụ thể về trình độ kinh điển. Không dưới hai mươi hạ Tỳ Kheo. Chưa từng bị tai tiếng về giới luật.