<body><script type="text/javascript"> function setAttributeOnload(object, attribute, val) { if(window.addEventListener) { window.addEventListener('load', function(){ object[attribute] = val; }, false); } else { window.attachEvent('onload', function(){ object[attribute] = val; }); } } </script> <div id="navbar-iframe-container"></div> <script type="text/javascript" src="https://apis.google.com/js/platform.js"></script> <script type="text/javascript"> gapi.load("gapi.iframes:gapi.iframes.style.bubble", function() { if (gapi.iframes && gapi.iframes.getContext) { gapi.iframes.getContext().openChild({ url: 'https://www.blogger.com/navbar.g?targetBlogID\x3d10127388\x26blogName\x3dTin+T%E1%BB%A9c+Ph%E1%BA%ADt+Gi%C3%A1o\x26publishMode\x3dPUBLISH_MODE_BLOGSPOT\x26navbarType\x3dBLUE\x26layoutType\x3dCLASSIC\x26searchRoot\x3dhttps://roomdieuphap.blogspot.com/search\x26blogLocale\x3dvi_VN\x26v\x3d2\x26homepageUrl\x3dhttp://roomdieuphap.blogspot.com/\x26vt\x3d-3702944493927259419', where: document.getElementById("navbar-iframe-container"), id: "navbar-iframe", messageHandlersFilter: gapi.iframes.CROSS_ORIGIN_IFRAMES_FILTER, messageHandlers: { 'blogger-ping': function() {} } }); } }); </script><!-- --><div id="flagi" style="visibility:hidden; position:absolute;" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><div id="flagtop"></div><div id="top-filler"></div><div id="flagi-body">Notify Blogger about objectionable content.<br /><a href="http://help.blogger.com/bin/answer.py?answer=1200"> What does this mean? </a> </div></div><div id="b-navbar"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-logo" title="Go to Blogger.com"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/logobar.gif" alt="Blogger" width="80" height="24" /></a><div id="b-sms" class="b-mobile"><a href="sms:?body=Hi%2C%20check%20out%20Thong%20Bao%20at%20trangthongbao.blogspot.com">Send As SMS</a></div><form id="b-search" name="b-search" action="http://search.blogger.com/"><div id="b-more"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-getorpost"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_getblog.gif" alt="Get your own blog" width="112" height="15" /></a><a id="flagButton" style="display:none;" href="javascript:toggleFlag();" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif" name="flag" alt="Flag Blog" width="55" height="15" /></a><a href="http://www.blogger.com/redirect/next_blog.pyra?navBar=true" id="b-next"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_nextblog.gif" alt="Next blog" width="72" height="15" /></a></div><div id="b-this"><input type="text" id="b-query" name="as_q" /><input type="hidden" name="ie" value="UTF-8" /><input type="hidden" name="ui" value="blg" /><input type="hidden" name="bl_url" value="trangthongbao.blogspot.com" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_this.gif" alt="Search This Blog" id="b-searchbtn" title="Search this blog with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value='trangthongbao.blogspot.com'" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_all.gif" alt="Search All Blogs" value="Search" id="b-searchallbtn" title="Search all blogs with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value=''" /><a href="javascript:BlogThis();" id="b-blogthis">BlogThis!</a></div></form></div><script type="text/javascript"><!-- var ID = 10977212;var HATE_INTERSTITIAL_COOKIE_NAME = 'dismissedInterstitial';var FLAG_COOKIE_NAME = 'flaggedBlog';var FLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/flag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var UNFLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/unflag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var FLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif';var UNFLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/unflag.gif';var ncHasFlagged = false;var servletTarget = new Image(); function BlogThis() {Q='';x=document;y=window;if(x.selection) {Q=x.selection.createRange().text;} else if (y.getSelection) { Q=y.getSelection();} else if (x.getSelection) { Q=x.getSelection();}popw = y.open('http://www.blogger.com/blog_this.pyra?t=' + escape(Q) + '&u=' + escape(location.href) + '&n=' + escape(document.title),'bloggerForm','scrollbars=no,width=475,height=300,top=175,left=75,status=yes,resizable=yes');void(0);} function blogspotInit() {initFlag();} function hasFlagged() {return getCookie(FLAG_COOKIE_NAME) || ncHasFlagged;} function toggleFlag() {var date = new Date();var id = 10977212;if (hasFlagged()) {removeCookie(FLAG_COOKIE_NAME);servletTarget.src = UNFLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = false;} else { setBlogspotCookie(FLAG_COOKIE_NAME, 'true');servletTarget.src = FLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = true;}} function initFlag() {document.getElementById('flagButton').style.display = 'inline';if (hasFlagged()) {document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;} else {document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;}} function showDrop() {if (!hasFlagged()) {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'visible';}} function hideDrop() {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'hidden';} function setBlogspotCookie(name, val) {var expire = new Date((new Date()).getTime() + 5 * 24 * 60 * 60 * 1000);var path = '/';setCookie(name, val, null, expire, path, null);} function removeCookie(name){var expire = new Date((new Date()).getTime() - 1000); setCookie(name,'',null,expire,'/',null);} --></script><script type="text/javascript"> blogspotInit();</script><div id="space-for-ie"></div>

 

Thứ Năm, tháng 2 17, 2005

No.0084
Nền Giáo Dục Phật Giáo Tại Việt Nam Ngày Nay Dưới Cái Nhìn Của Một Tăng Sĩ Phật Giáo

Ðại đức Thích Nhựt Chấn
"thư gởi Sư Ông Nhất Hạnh" Tài liệu: Phòng Thông Tin Phật Giáo


Sự nghiệp hoằng pháp tự độ và độ sanh là con đường thiết yếu của đạo Phật mà giáo dục phải là nền tảng. Giáo dục ở đây không chỉ là sự dạy và học ở học đường mà nó phải được thiết lập bằng một hệ thống có khoa học từ mọi phương diện sinh hoạt cộng đồng, luôn tôn trọng tối đa những tinh hoa văn hóa được đúc kết xuyên suốt chiều dài lịch sử và tính tương quan hiện tại. Ðứng trên quan điểm đó mà nhìn nhận thì hệ thống giáo dục Phật giáo Việt Nam đang bị tha hóa và khủng hoảng trầm trọng mà hệ quả của nó có thể kéo dài nhiều thế hệ mai sau. Hiện tại, chúng con chưa có đủ những sự kiện cụ thể để nói rõ thực trạng một cách thuyết phục lắm, nhưng chỉ cần xét sơ được nhiều phương diện thì ai ai cũng có thể nhìn thấy điều đó.

1. Về hệ thống giáo dục học đường :

1.1 - Hệ thống Sơ cấp Phật học :Ðây là hệ thống căn bản nhất để hình thành dòng tư duy vững chắc để tiếp nhận những tri thức trừu tượng hơn. Nhưng hiện tại, trong toàn quốc không có một hệ thống cụ thể nào cả. Chương trình giáo dục lớp sơ cấp trong toàn quốc có cũng được, không có cũng không sao. Ở một vài nơi có chúng Sa-di, Sa-di-ni đông thì được tổ chức vào ba tháng hạ ở những Tổ đình lớn và chỉ mang tính gia giáo nhiều hơn là giáo dục sư phạm. Ngay cả tỉnh Bình Ðịnh có truyền thống Phật giáo vững mạnh, nhưng cũng không có một Trường Sơ cấp Phật học nào cả. Còn trình độ Phật học của giáo thọ thì rất yếu kém, ngày đi dạy tối về tập vẽ ngoằn ngoèo vài chữ Hán là chuyện thường thôi ; trong khi đó có những thầy đủ năng lực thì lại không được mời dạy vì "lý tưởng không trong sạch". Chỉ cần nhìn vào điểm này cũng thấy giáo dục Phật giáo đã mất gốc rồi. Vì hệ thống giáo dục Sơ cấp Phật học mà không được chú trọng đúng mức thì những kiến thức cơ bản sẽ không có là điều tất nhiên.

1.2 - Hệ thống Trung cấp Phật học :Trong cả nước có gần 30 trường, tổ chức thi tuyển 4 năm một lần ; nhưng cũng không có một trường nào được tổ chức đúng nghĩa theo qui trình giáo dục sư phạm có khoa học.Ở cấp Trung học thì mỗi trường có một giáo trình riêng, có một cách dạy riêng. Như trường trung cấp ở Ðà Nẵng thì kinh Thập Thiện đến nãm thứ 4 mới dạy và mỗi tuần chỉ ba buổi học mà còn phải nghỉ thường xuyên vì giáo thọ bận đi cúng hoặc bận kỵ tổ. Trường Trung cấp Phật học ở Bình Ðịnh hiện tại thì mỗi học kỳ đều có một môn học mà nội dung và người giảng dạy cũng do Ban tôn giáo Chính phủ chỉ định. Các trường khác ở Huế, Sài gòn, Tòng Lâm (Bà Rịa Vũng Tàu), ở Nha Trang, ở Cần Thơ cũng chịu sự tha hóa tương tự như thế.Từ đó dẫn đến hệ quả nghiệm trọng khi học lên lớp cao hơn.

1.3 - Hệ thống Học viện Phật giáo :Vì ở các lớp dưới đã mất tính thống nhất cho nên khi vào Học viện Phật giáo mà Tăng Ni cả nước tập trung về ba nơi Sài gòn, Huế, Hà Nội cũng được tổ chức tuyển sinh 4 năm một lần thì trình độ sàng và tuổi tác rất chênh lệch. Ðầu vào cả ba trường rất khó khăn, nhưng đầu ra thì rất dễ dãi.Chương trình đào tạo lại đưa vào trường những môn học không cần thiết. Ví dụ ở học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh phải học các môn như : Triết học Mác, Kinh tế chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Ðảng. Chúng con thấy một trường Phật học tại sao lại học các môn như thế, học để làm gì trong khi Tam tạng kinh điển Phật giáo một người xuất gia đọc cả đời vẫn chưa hết. Có vị Phật tử nói rằng : Quý thầy học rất siêu, chỉ riêng ngoại ngữ thôi con thấy mà choáng luôn. Học cả Anh văn Phật học, Anh văn đàm thoại, tiếng Hoa, tiếng Pali, tiếng Hán Cổ. Nghe họ nói thế mà thấy đau lòng, vì con biết học như thế là tự hại mình. Vì học xong sẽ chẳng làm được gì, rồi chỉ cần vài năm sau là không còn chữ nào trong đầu nữa. Ngay cả một trường Ðại hoc ngoại ngữ của thế gian, trong bốn năm đào tạo cũng chỉ hoàn thành có hai môn (một ngoại ngữ chuyên ngành và một ngoại ngữ phụ), còn mình học như thế thì làm sao gọi là đào tạo thành nhân tài nữa ? Ðó là chưa nói đến các bộ kinh giảng dạy một cách sơ sài, thậm chí giảng giải sai với nguyên nghĩa của kinh điển.Còn trình độ Tiến sĩ Phật học thì ở Việt Nam hiện tại chưa có hệ cao học Phật giáo nhưng có khoảng 200 vị Tiến sĩ Phật học, được đào tạo chủ yếu tại Ấn Ðộ. Ở đây, con không có ý bình phẩm gì về quý thầy Tiến sĩ, mà con chỉ đề cập từ thành quả qua thực tế số lượng nhân sự tri thức như thế, nhưng chưa làm gì được trong việc chỉnh đốn những bất cập của Phật giáo Việt Nam hiện tại ; rồi từ đó đi tìm chỗ hỏng của vấn đề. Vấn đề ở đây là phải chăng do sự đào tạo không đạt tiêu chuẩn, hay do quý thầy không chịu cống hiến, hay do quý thầy không được tự do cống hiến xứng đáng với sở học ? Tất cả những vấn đề ấy còn là ẩn số. Vậy thì điểm then chốt của sự rời rạc trong việc tổ chức nhân sự giáo dục học đường và tính bất cập trong hệ thống giáo trình là ở đâu ?

2. Hệ thống giáo dục xã hội :

Từ thực tại cho thấy, hệ thống giáo dục quần chúng Phật tử chỉ mang tính tự phát, hoàn toàn phụ thuộc vào uy tín cũng như khả nãng có thể làm được của vị trú trì ở trú xứ đó.

2.1 - Hệ thống giáo dục cư sĩ :Ðã nhiều năm, quần chúng Phật tử chịu tác động tuyên truyền từ nhiều thế lực bằng quan niệm đạo Phật là đạo của ông già bà cả, đạo của thế giới sau khi chết ; mặc dầu họ có đức tin mãnh liệt vào Phật giáo và đức tin ấy luôn chảy mãi trong trái tim của họ.Một hình thức tu tập truyền thống cho giới cư sĩ Phật tử là các khóa tu Bát quan trai giới, nhưng nội dung chỉ mang hình thức lễ bái nhiều hơn là tập sống một ngày một đêm theo hạnh xuất gia. Còn trong các sinh hoạt đi chùa tụng kinh, niệm Phật, bái sám, cũng chỉ là hình thức, chứ Phật giáo chưa có sự giáo dục cụ thể để đưa giáo lý căn bản, chuẩn xác vào sự hiểu biết cho đại đa số quần chúng Phật tử. Có nhiều thầy còn bóp méo giáo lý, dạy sai lời Phật có chủ ý rõ ràng. Có thầy đã dạy Phật tử rằng : "Việc gì Phật dạy đúng mà Ðảng không cho làm thì không được làm, còn việc gì dù là sai mà Ðảng cho phép thì cứ làm". Thiết nghĩ Bụt dạy : Tin ta, kính ta mà không hiểu ta là phỉ báng ta. Ở đây, giáo dục như vậy có phải là đưa quần chúng vào tệ nạn mê tín và tự mình phỉ báng Phật hay không ? Nguyên nhân những bất cập ấy xuất phát từ đâu ?

2.2 - Hệ thống giáo dục thanh niên Phật tử :Lực lượng thanh niên Phật tử là lực lượng hộ pháp đắc lực để giáo pháp Như Lai ứng dụng sâu sát trong lòng quần chúng. Tính quan trọng trong việc đào tạo lực lượng này để cống hiến cho việc xây dựng đất nước có lẽ Sư Ông đã thấy hơn 40 năm rồi. Bằng chứng là Sư Ông đã tổ chức Trường Thanh Niên Phụng Sự ngày xưa. Nhưng hiện nay thì hệ thống này sinh hoạt một cách rời rạt, không nơi nào giống nơi nào, thậm chí có nhiều nơi không còn hoạt động nữa. Ngay cả phương pháp thực tập sống tương tức, an lạc trong chánh niệm của Sư Ông giảng dạy cho mấy ngàn thầy và cư sĩ trong hơn 10 năm qua đến học tại Ðạo tràng Làng Mai cũng thế. Trừ Thượng tọa Thích Thái Hòa ở chùa Từ Hiếu (Huế) đã thực hiện được phần nào, còn ngoài ra quý thầy chỉ thực tập được trong phạm vi cá nhân là giỏi lắm rồi, nếu không nói đó chỉ là "một cuộc thay đổi không khí ở Làng Mai" ; chứ hoàn toàn không làm thay đổi được gì cho màu sắc đen tối của Phật giáo Việt Nam hiện tại.Trên đây là một thực trạng không cần bằng chứng để minh chứng mà lớp tu sĩ và Phật tử trẻ chúng con, ai ai cũng nhìn thấy và ưu tư lo lắng rằng 20 năm tới viễn tượng Phật giáo Việt Nam sẽ ra sao ?Từ hệ quả giáo dục như thế, cho nên chuyến về nước lần này không biết Sư Ông có cơ hội để lắng nghe và nhìn vào bản chất của sự đón rước long trọng như Sư Ông đã từng nói qua đài báo hay không, chứ riêng con nhận thấy đó là hình thức đáng buồn. Trong số người tiếp đón đó có thể chia làm bốn thành phần :- Ðón rước theo lệnh, theo sự vận động của nhà nước thì rất đông đảo.- Thành phần hiếu kỳ thì chạy theo phong trào thị hiếu, xem đó như là một dịp để mở mang tầm mắt.- Thành phần đã từng biết Sư Ông và thành phần do lâu nay đọc, nghe một số băng dĩa "nhập lậu" của Sư Ông thì họ đón chào bằng tấm lòng học hỏi.- Thành phần quan trọng nhất, thuần tuý đúng theo tinh thần Phật giáo thì bị sự cấm đoán, hăm dọa không cho tham dự.
N0. 0083
Một Nhà Sư Nước Anh Được Vua Thái Lan Ngưỡng Mộ
Bài viết của Nissara Horayangura, trong báo Bangkok Post


<<>Trong lần đầu tiên viếng Thái Lan vào tháng 12 năm 1971, đến cung điện vào đêm cử hành lễ sinh nhật của vua, ông ta đã đứng bên ngoài hoàng cung chụp những bức hình với hi vọng được nhà vua để ý tới.

Đúng 33 năm sau, nhà sư người Anh, sư Ajahn Khemadhammo lại đến hoàng cung, nhưng lần này sư được nhà vua mời vào bên trong cung điện. Trong một buổi lễ long trọng của hoàng gia, nhà vua trao tặng tước vị cho nhà sư là Chao Khun Bhavanavitayt, tức là tước vị to lớn mà lần thứ hai từ trước đến giờ vua Thái Lan đã ban cho một vị sư người nước ngoài. Đối với Su* Khemadhammo thì đây là thêm một danh dự cộng thêm vào với tước vị danh dự mà Sư được Nữ Hoàng Anh Elizabeth phong cho hồi năm ngoái.

Sư Khemadhammo đã 27 năm đã phục vụ không mệt mõi làm việc như một nhà cố vấn an ủi về tinh thần cho những tù nhân ở Anh Quốc. Sau khi thọ giới Tỳ Kheo trở thành một vị khất sĩ theo truyền thống tu trong rừng ở miền Đông Bắc Thái Lan, Sư được trực tiếp học hỏi ở vị cao tăng thiền sư Luang Por Chah Subhatta trong 6 năm, Sư Khemadhammo trở về nước Anh sáng lập tổ chức có tên là Angulimala, Hội Phật Tử Giúp Đỡ Tù Nhân. Angulimala là tên của một kẻ sát nhân trong thời đức Phật còn tại thế. Sau khi hồi tâm tu theo Phật, kẻ sát nhân Angulimala đã chứng quả vi. A La Hán.

Tổ chức gồm có 50 người tình nguyện phục vụ cho 140 nhà tù khắp nước Anh và Wales. "Đời sống trong một nhà tù không phải dễ dàng" Sư Khemadhammo nói với những phạm nhân bằng một giọng nói từ hòa, nhưng rắn chắc "Nhà tù là một điều khủng khiếp đã làm mất tự do của họ, tội nhân không thể đi về nhà, không thể trở về thăm con cái, cha mẹ, và chồng con".

Trong nhà tù ở nước Anh bạn bị giam hảm trong một căn phòng rất nhỏ với hai hay ba tội nhân khác trong 23 giờ một ngày, với chính bạn, với sự khổ đau, giận dữ ...Kinh nghiệm này gần giống như cuộc đời của một ông thầy tu. Mặc dù đời sống của thầy tu có chút tự do, nhưng đồng thời cũng bị giới luật nghiêm cấm. Người tu dùng thời gian để đương đầu với chính mình, quán sát tham lam, sân hận, và si mê trong xãy ra trong nội tâm mình. Nhưng không như một nhà tu, tù nhân chẳng hề được dạy để đương đầu với chính mình. Do đó đối với họ đó là một điều kinh khủng. Đó là lý do tại sao mức độ tự tử trong tù nước Anh lên một con số đáng kể.

Mang Phật pháp và thiền định để thuyết giảng cho những người tù là một cách để giúp họ có hiệu quả hơn, giúp họ đương đầu, và vượt qua những trường hợp khó khăn.... thay vì cố gắng áp đặt một phương cách cải thiện khuôn đúc cho người tù. Tù nhân sẽ cảm thấy được nhiều an ủi tinh thần khi họ đang ở trong một góc tối tăm của xã hội mà được chú ý quan tâm tới.

Trí Đạt lược dịch.

British monk honoured by Thai King

Story and photo by NISSARA HORAYANGURA, Bangkok Post

Bangkok, Thailand -- When he first visited Thailand in December 1971, he went to the Grand Palace on the night of the King's birthday and stood outside taking pictures, hoping to catch a glimpse of the King.
Exactly 33 years later to the day, British-born monk the Venerable Ajahn Khemadhammo again found himself at the Grand Palace. This time he was inside to have a royal audience with His Majesty. In a royal ceremony, the King conferred on him the ecclesiastical title of Chao Khun Bhavanavitayt, the second foreign-born monk ever to receive such an honour. It is an honour he adds to his other royal appointment, the Order of the British Empire, bestowed on him by Her Majesty Queen Elizabeth II last year. The decorations recognise his 27 years of compassionate work offering Buddhist spiritual guidance to prisoners in the UK. After being ordained in the forest monk tradition of northeastern Thailand and training under the late meditation master Luang Por Chah Subhatto for six years, he returned home to found Angulimala, the Buddhist Prison Chaplaincy Organisation. Named after one of Buddha's enlightened disciples who had previously been a murderer, the organisation has a team of some 50 volunteers who currently reach 140 prisons throughout England and Wales. In his soft, measured voice, at once gentle but firm, Phra Ajahn Khemadhammo says with conviction, "Prison is not easy." While people may point, often with resentment, to the TVs, recreational activities and educational opportunities prisoners are given, he maintains that "It's a terrible thing to lose your freedom. "These people can't go home. They can't go to see their children, mothers, husbands, wives." One prisoner, he remembers, kept a picture postcard of a cell door with no handle on the inside pinned to his wall _ a gripping image of the prison experience. In English prisons, moreover, inmates are kept in small cells unlike the dormitory-style rooms in Thai prisons. "So you're locked up in a very small room with two or three other prisoners, for 23 hours a day, with just yourself and your unhappiness, your anger, everything." It is an experience that in fact has many parallels with a monk's life. While monks have some freedoms, at the same time their lives are also quite restricted. "You spend your time facing yourself and your kilesa [greed, hatred and delusions]," says the monk. But unlike monks, prisoners are not taught the skills to deal with the situation, or to put it to constructive use. "So for them, it's just horrible," he says, citing the high suicide rate among British prisoners. Bringing dharmic teachings and instruction in Buddhist meditation to the prisoners is a way to help improve their coping skills. It is not, however, aimed at "rehabilitating" them, he stressed. "I don't think anything like that. Somehow it's not right to. Because if you do, you have a desire for that person to be a certain way. And that is kilesa, actually. And it never works." While the world beyond the prison walls has taken notice of his work, Phra Ajahn Khemadhammo says the honours he received reflect a more open attitude towards the prisoners. "I know the prisoners will be very, very thrilled by all this. Because somehow, it is something for them as well. They will be very pleased that there is some attention being given to a very dark and unpopular corner of society." Point your feedreader to this location



No. 0082
Dambulla, di sản văn hoá Phật giáo thế giới tại Sri Lanka
S. Dhammika




Cách vài km về phía nam của thị trấn Dambulla, có một gò đá khổng lồ cao 500 feet, dài 1000 feet nhô lên nơi miền thôn dã. Chốn này đã từng là nơi trú ẩn của các tu sĩ ít nhất là 2000 năm và nó đã được biết đến trong cổ thời với danh xưng Jambukola. Vào khoảng thế kỷ thứ nhất trước Tây Lịch, chư tăng đã sống trong hang động khổng lồ dưới gò đá này và 70 hang động khác trong vùng. Tu viện này được biết đến với danh xưng Jambukola Vihara. Bởi có lẽ vào thế kỷ thứ 8 hoặc thứ 9, nhiệt tình với đời sống khổ hạnh trú ẩn trong hang hóc bắt đầu giảm xuống nên chư tăng đã rời khỏi hang động dọn vào tu viện nằm dưới chân ngọn đồi, và thạch động to lớn này được dành cho các buổi lễ.Nó được người ta mở mang rộng ra thêm và 5 ngôi tự viện được xây cất bên trong đó. Vào thế kỷ thứ 12, Đức Vua Nissankamalla hành hương tới đó và đã cho mạ vàng những pho tượng Phật trong các oai nghi đứng, ngồi, nằm và đón mừng Đại Lễ Thượng Nguyên Puja với phí tổn 700 ngàn đồng tiền vàng và đặt lại danh xưng của hang động này là Kim Thạch Động(Golden Rock Cave). Ngày nay người ta còn gọi là Chùa Hang (Cave Temples) hay Kim Tự ( Golden Temples). Người ta đếm được có tất cả 157 pho tượng bằng đá được bàn tay của nghệ nhân khắc, chạm, đẽo thành tôn tượng Đức Phật và một số Bồ tát cũng như chư Thiên cùng những hình tượng khác.Phần nhiều trong con số lớn lao tranh vẽ chạm khắc thẳng vào trần và tường trong động đá tại Dambulla đã được hoàn tất vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 trong khi có một số ít thực hiện vào đầu thế kỷ 20.Trên lối đi xuyên qua cổng chính, hình ảnh đầu tiên mà khách hành hương trông thấy phía tay mặt là một bia văn khắc trên đá . Một dịp trong nhiều chuyến viếng thăm thanh tra nơi đây, Đức Vua Nissankamalla cho khắc bia văn này . Trên đó Nissankamalla ghi chép giá trị tài vật mà ông đã cống hiến cho tu viện.Hang động đầu tiên ở phía sau bia văn một quảng. Ngay tại cổng vào là một tảng đá thiết kế ngoạn mục dành cho việc rửa chân với máng nước bên cạnh. Bên trong là một pho tượng Phật nằm to lớn khiến hang động trở nên chật chội. Các bức tranh trên vách, trên trần đã bị phai nhạt và đen đủi bởi khói đèn và khói nhang.Hang động kế tiếp, Đại Trần Động (Maharaja Lena) là ngôi tự viện lớn và quan trọng nhất tại Dambulla. Đi vào Đại Trần động bằng lối đi thứ nhì của một trong hai cửa lớn. Hang động dài 122 feet, rộng 75 feet và 21 feet là điểm cao nhất. Phiá tay phải lối đi vào là một pho tượng tuyệt phẩm mà truyền thuyết đại chúng cho là tượng của ĐứcVua Valagambahu, nhưng thực tế, pho tượng đó trông giống tôn tượng một vị Bồ Tát hơn.Khung cảnh chính của ngôi tự viện là hình ảnh trước mắt ngay khi ta bước qua khoảng nền nhà với pho tượng Đức Phật to bằng người thật đứng dưới trần nhà mái vòng cung chạm hình rồng . Ở những nơi sơn bị tróc ta có thể nhìn thấy lớp vàng mỏng bên dưới. Đây có lẽ là lớp mạ vàng được Vua Nissankamalla cho thực hiện vào hồi thế kỷ 12.Bây giờ ta hãy bước theo dãy tôn tượng Phật đứng và ngồi. Chính giữa sàng nhà ở phía cuối hang động là một cái bồn nước, nơi mãi mãi được chứa đầy những giọt nước tinh khiết nhỏ xuống từ trên trần hang động. Thứ nước này được tin tưởng là có năng lực chữa bệnh và nó cũng được khách hành hương hăm hở tìm kiếm. Hãy rẽ qua khúc quanh và đi khỏi một loạt 5 pho tượng Phật thiền tọa dọc theo tường đông, lại rẽ một khúc quanh nữa, khách hành hương sẽ thấy pho tượng Phật nằm khác. Cạnh chân của pho tượng này và cạnh cửa thứ nhì của ngôi tự viện là một pho tượng khác được tin tưởng đó là tượng của Vua Nissankamalla.Xa hơn một chút là một ngôi tháp tròn với tám pho tượng Phật ngồi chung quanh. Toàn bộ trần nhà được phủ kín bằng tranh vẽ, khắc chạm.Động Mahaatula, ngôi tự viện lớn thứ nhì tại Dambulla dài 90 feet, rộng 80 feet và 36 feet chiều cao tại điểm cao nhất. Ngay trước mắt khi ta vừa bước vào là một pho tượng Phật thiền toạ kèm hai bên hai pho tượng đứng.Chiếm chỗ gần hết khu vực phía đông của ngôi tự viện là một pho tượng Phật nhập Niết bàn to lớn . Phía sau là 3 pho tượng ngoạn mục, quyến rũ và bức tranh dị thường nhất: Một nét vẽ khuynh hướng thần thoại về hồ Anotatta trên rặng Hy Mã Lạp Sơn. Dòng nước tạo nên bốn con sông chảy ra từ đó. Tạng Luật có ghi rằng Đức Phật đã bay đến viếng thăm hồ ngày ngay sau khi Ngài chứng đắc. Theo truyền thuyết, bốn con sông thiêng của Ấn Độ đã chảy từ hồ này ra qua bốn cửa mà người ta gọi là cửa hàm ngựa, cửa hàm voi, cửa hàm sư tử và cửa hàm tê ngưu.Quanh khung cảnh đó là hồ sen, hoa lá, chư Thiên, rồng, sư tử, voi và chim muông. Quả là một trú xứ thù thắng. Phía dưới cùng của bức tranh là một hàng cây kết trái, phía trên là một lớp mây sóng cuộn bồng bềnh.Xa hơn chút nữa từ vị trí này là hình tượng của vua Kirti Sri Raja, vị vua cuối cùng của Kandy, người đã có một số công trình trùng tu tự viện này. Đấng quân vương được miêu tả với khuôn mặt rậm râu, vương miện và long bào thêu cẩn hoa lá. Dây chuyền vàng nơi cổ và đai lưng vàng được kết liền nhau và đính vào ngực áo bằng chiếc trâm cài . Bức tranh trên tường phía sau pho tượng miêu tả khung cảnh triều thần đang dâng hoa.Dambulla ngày nay đã được tổ chức Unesco công nhận là một di sản văn hoá thế giới.
Hạt Cát dịch

Dambulla, Sri Lanka

S. Dhammika
Just a few kilometres south of the market town of Dambulla is a huge hummock 500 feet high and 1000 feet long rising above the countryside. This location has been inhabited by monks for at least 2000 years and was known in ancient times as Jambukola. From about the 1st century BCE monks lived in the huge cave under this hummock and the 70 other caves in the area. This monastery was known as Jambukola Vihara. By perhaps the 8th or 9th century enthusiasm for the ascetic cave dwelling lifestyle began to wane and the monks moved out of the caves into a monastery at the foot of the hill and the large cave was given over to ceremonial use. It was artificially enlarged and five temples were built in it. In the 12th century King Nissankamalla came on pilgrimage to Dambulla and ‘had the lying, sitting and standing Buddha images in the cave gilded, celebrated a great puja at the cost of seven hundred thousand gold pieces and renamed the cave the 'Golden Rock Cave’. Most of the numerous paintings at Dambulla were done in the 18th and early 19th century while a few were done in the early 20th century.
On passing through the entrance gate the first thing the pilgrim sees on the right is an inscription carved on the rock. The inscription was written after King Nissankamalla visited Dambulla during one of his numerous inspection tours. Nissankamalla describes the endowments he made to the monastery. The first cave is a little beyond the inscription. At the entrance is an interestingly designed stone used for washing the feet with a water trough beside it. Inside is a reclining image of the Buddha so large that it makes the cave rather cramped. The paintings on the walls are faded and blackened by smoke from oil lamps and incense.
The next cave, the Maharaja Lena, is the largest and most important temple at Dambulla. Enter the Maharaja Lena by the second of the two doors. The cave is 122 feet long, 75 feet wide and 21 feet high at its highest point. On the left as you enter is a fine statue which popular tradition says is of King Valagambahu but is more likely of a bodhisattva. Directly in front of you across the floor as you enter is the temple’s main image, a life-size Buddha standing under a dragon arch. Where the paint has peeled off one can see the gold leaf below. This is probably the gilding done by Nissankamalla in the 12 century.

Now walk down the line of standing and sitting Buddha images. In the middle of the floor at the far end of the cave is a pot enclosed by a low wall which is kept perpetually full by drops of very pure water dripping from the roof. This water is believed to have healing powers and is eagerly sought by pilgrims. Turn the corner and walk past the five large Buddha images seated along the east wall. Turning the corner again the pilgrim will come to a large reclining Buddha. At this image's feet and just next to the temples second door is a statue believed to be of King Nissankamalla. A little beyond this is a painted stupa with eight Buddha images sitting around it. The whole roof of the cave is covered with paintings.
The Mahaatula Lena, the second largest temple at Dambulla is 90 feet long, 80 feet wide and 36 feet high at the highest point. Directly in front of you as you enter is a large seated Buddha image flanked by two standing images.
Taking up nearly the whole of the east side of the temple is a large reclining Buddha. Behind these three images is one of the most charming and unusual paintings: a depiction of the mythical Lake Anotatta in the Himalayas. The water that forms the four rivers flows out of it. The Vinaya says that the Buddha made a flying visit to this lake just after his enlightenment. According to the legend four of the sacred rivers of India flow out of this lake through lion, horse, elephant and bull spouts. Around this is a lotus pond, flowering trees, gods, dragons, lions, elephants and birds, a veritable wonderland. Along the bottom of this painting is a line of fruit trees and along the top a line of billowing clouds.
A little further along from this is a stature of Kirti Sri Raja the last king of Kandy who did some repairs to the temple. The monarch is depicted bearded and wearing his crown and pants embroider with flowers. Golden chains around his neck and waist hold a jeweled brooch to his chest. The paintings on the wall behind this statue depict courtiers holding trays of blossoms and lotuses. Note the floral patterns also. How To Get ThereDambulla is 72 km north of Kandy and 64 km south east of Anuradhapura on the main road between the two towns. From the road it is a good 150 meters walk up the rock slope and stairs to the temple. By midday the rock gives off a tremendous heat and having an umbrella can make quite a difference.
No.0081
Phóng Sanh Cá Ðe Dọa Hệ Sinh Thái Của Hồ

Bắc Kinh, 17 tháng 2 : Theo phong tục lâu đời của người Trung Hoa và đặt
biệt hơn dối với những người theo đạo Phật, thả cá phóng sanh đã đe doa.
hệ thống sinh thái nơi bờ hồ ở trung tâm thành phố Thượng Hải. Hàng ngàn con cá chép đang bị nguy hiểm bởi những loài cá dữ tợn dược thả xuống hồ bởi những người dân địa phương ở Hồ Huijin của quận Huijn. Những loài cá dữ tợn này giống tựa đầu rắn đen (người VN hay gọi
là cá lóc) đã nhân giống ngày càng nhiều trong khuôn viên 6,000 ngàn mét vuông
của hồ Huijin bằng cách ăn thịt những loại cá khác hay đuổi những lòai cá khác
ra khỏi khuôn viên của chúng đang sống.
Những loại cá chép đã không còn thấy chúng bơi lội trong bờ hồ nữa
và những người quét doạn ở bờ hồ đang bận rộn di chuyển những con cá chê't
ra khỏi bờ hồ, trích theo lời của công ty Quét Doạn Shenxin và cũng chính là công
ty chịu trách nhiệm bảo quản bờ hồ.
"Mỗi ngày chúng tôi thu nhặt khoảng 1 kg cá chết ở bờ hồ với những
dấu tích chúng bị cắn ở trên thân thể và thỉnh thoảng bị mất cả đuôi,"
trích theo lời của ông Wang, người đã quét dọn bờ hồ này trong vòng 2 năm nay
Theo phong tục của người Trung Hoa, và cũng theo lời Phật dạy, những ai thả
cá phong sanh sẽ được nhiều phước báo lợi lac.
Trong vòng 2 năm qua, những người dân đia. phương ở đây đã theo truyền
thống đớ và đã thả nhiều loại cá và sinh vật khác xuống hồ Huijin.
Nam 2003, cửa hàng bách khoa Huijin đã sử dụng hợn $100,000 Nhân Dân Tệ
để mua hàng ngàn con cá chép và chúng đã được thả xuống bời hồ nay. Nhiều
con thiên nga cũng được đem tới để làm cho phong cảnh bơ hồ thêm xinh đẹp.
Những phong cảnh đẹp này đã thu hút nhiều du khách và nhiều người đã thể
hiện lòng bác ái của họ bằng cách bỏ thêm nhiều con vật khác xuống hồ chẳng
hạn như rùa, cá vàng, nháy, và những con cá lóc.
Không Thuý: Dịch ; DươngTiêu Hiệu Đính


Freed fish threaten lake's ecology
www.chinaview.cn

BEIJING, Feb. 17 -- An age-old Chinese tradition, particularly popular with followers of the Buddhist faith, is threatening the ecosystem in a downtown lake, in Shanghai.
Thousands of brocaded carp, an ornamental fish, are endangered by a breed of ferocious fish that many local residents have set free in Huijin Lake in Xuhui District.
The ferocious breed, the black snakehead, is multiplying in the 6,000-square-meter Huijin Lake by feeding on other fish and edging them out their living space.
The brocaded carp is rarely spotted swimming in the lake anymore, and cleaners are kept busy removing dead fish from the water, according to the Shenxin Cleaning Service Co, which maintains the lake.
"Every day we can collect about 1 kilogram of dead fish from the lake, with bites on the bodies and sometimes their tails are missing," said a cleaner surnamed Wang who has worked at the lake for two years.
A Chinese tradition, based on Buddhist teachings, states that a person will be blessed after setting a fish free.
Over the past two years, many locals have followed that tradition by letting various types of fish and other aquatic creatures free in Huijin Lake.
In 2003, the Huijin Department Store spent more than 100,000 yuan (US$12,048) buying thousands of carps, which were released into the lake. Several swans were also brought there to improve the scenery.The beautiful view attracted more visitors, and more and more began to show their kindness by freeing all kinds of aquatic animals, such as tortoises, goldfish, bullfrogs, and the black snakeheads.Enditem