<body><script type="text/javascript"> function setAttributeOnload(object, attribute, val) { if(window.addEventListener) { window.addEventListener('load', function(){ object[attribute] = val; }, false); } else { window.attachEvent('onload', function(){ object[attribute] = val; }); } } </script> <div id="navbar-iframe-container"></div> <script type="text/javascript" src="https://apis.google.com/js/platform.js"></script> <script type="text/javascript"> gapi.load("gapi.iframes:gapi.iframes.style.bubble", function() { if (gapi.iframes && gapi.iframes.getContext) { gapi.iframes.getContext().openChild({ url: 'https://www.blogger.com/navbar.g?targetBlogID\x3d10127388\x26blogName\x3dTin+T%E1%BB%A9c+Ph%E1%BA%ADt+Gi%C3%A1o\x26publishMode\x3dPUBLISH_MODE_BLOGSPOT\x26navbarType\x3dBLUE\x26layoutType\x3dCLASSIC\x26searchRoot\x3dhttps://roomdieuphap.blogspot.com/search\x26blogLocale\x3dvi_VN\x26v\x3d2\x26homepageUrl\x3dhttp://roomdieuphap.blogspot.com/\x26vt\x3d-3702944493927259419', where: document.getElementById("navbar-iframe-container"), id: "navbar-iframe", messageHandlersFilter: gapi.iframes.CROSS_ORIGIN_IFRAMES_FILTER, messageHandlers: { 'blogger-ping': function() {} } }); } }); </script><!-- --><div id="flagi" style="visibility:hidden; position:absolute;" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><div id="flagtop"></div><div id="top-filler"></div><div id="flagi-body">Notify Blogger about objectionable content.<br /><a href="http://help.blogger.com/bin/answer.py?answer=1200"> What does this mean? </a> </div></div><div id="b-navbar"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-logo" title="Go to Blogger.com"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/logobar.gif" alt="Blogger" width="80" height="24" /></a><div id="b-sms" class="b-mobile"><a href="sms:?body=Hi%2C%20check%20out%20Thong%20Bao%20at%20trangthongbao.blogspot.com">Send As SMS</a></div><form id="b-search" name="b-search" action="http://search.blogger.com/"><div id="b-more"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-getorpost"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_getblog.gif" alt="Get your own blog" width="112" height="15" /></a><a id="flagButton" style="display:none;" href="javascript:toggleFlag();" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif" name="flag" alt="Flag Blog" width="55" height="15" /></a><a href="http://www.blogger.com/redirect/next_blog.pyra?navBar=true" id="b-next"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_nextblog.gif" alt="Next blog" width="72" height="15" /></a></div><div id="b-this"><input type="text" id="b-query" name="as_q" /><input type="hidden" name="ie" value="UTF-8" /><input type="hidden" name="ui" value="blg" /><input type="hidden" name="bl_url" value="trangthongbao.blogspot.com" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_this.gif" alt="Search This Blog" id="b-searchbtn" title="Search this blog with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value='trangthongbao.blogspot.com'" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_all.gif" alt="Search All Blogs" value="Search" id="b-searchallbtn" title="Search all blogs with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value=''" /><a href="javascript:BlogThis();" id="b-blogthis">BlogThis!</a></div></form></div><script type="text/javascript"><!-- var ID = 10977212;var HATE_INTERSTITIAL_COOKIE_NAME = 'dismissedInterstitial';var FLAG_COOKIE_NAME = 'flaggedBlog';var FLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/flag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var UNFLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/unflag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var FLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif';var UNFLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/unflag.gif';var ncHasFlagged = false;var servletTarget = new Image(); function BlogThis() {Q='';x=document;y=window;if(x.selection) {Q=x.selection.createRange().text;} else if (y.getSelection) { Q=y.getSelection();} else if (x.getSelection) { Q=x.getSelection();}popw = y.open('http://www.blogger.com/blog_this.pyra?t=' + escape(Q) + '&u=' + escape(location.href) + '&n=' + escape(document.title),'bloggerForm','scrollbars=no,width=475,height=300,top=175,left=75,status=yes,resizable=yes');void(0);} function blogspotInit() {initFlag();} function hasFlagged() {return getCookie(FLAG_COOKIE_NAME) || ncHasFlagged;} function toggleFlag() {var date = new Date();var id = 10977212;if (hasFlagged()) {removeCookie(FLAG_COOKIE_NAME);servletTarget.src = UNFLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = false;} else { setBlogspotCookie(FLAG_COOKIE_NAME, 'true');servletTarget.src = FLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = true;}} function initFlag() {document.getElementById('flagButton').style.display = 'inline';if (hasFlagged()) {document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;} else {document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;}} function showDrop() {if (!hasFlagged()) {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'visible';}} function hideDrop() {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'hidden';} function setBlogspotCookie(name, val) {var expire = new Date((new Date()).getTime() + 5 * 24 * 60 * 60 * 1000);var path = '/';setCookie(name, val, null, expire, path, null);} function removeCookie(name){var expire = new Date((new Date()).getTime() - 1000); setCookie(name,'',null,expire,'/',null);} --></script><script type="text/javascript"> blogspotInit();</script><div id="space-for-ie"></div>

 

Thứ Bảy, tháng 4 23, 2005

Bản tin ngày 23 tháng 04 năm 2005 (Minh Hạnh ghi chép)

TT Giác Đẳng: Từ chùa Pháp Luân thành phố Houston, Texas Hoa Ky`, xin gửi đến qúi Ngài và qúi vị bản tin Phật sự trong ngày.

Theo một bản tin mới nhất gửi đi từ Bangkok ngày hôm nay thi` đề nghị của Thủ Tướng Thaksin, Thái Lan về việc tổ chức một đại lễ Phật Đản quy mô nhằm quy tụ tất cả mọi phe phía trong vương quốc Thái Lan, với mục đích tạo ra một ngày lễ Phật Đản sinh động và gia tăng sự đoàn kết giữa những phe phái, nhất là sự khủng khoảng về tôn giáo ở miền nam Thái Lan hiện nay. Cho đến hôm nay lời kêu gọi này đã cho thấy rằng không thể thực hiện được, một trong những ly' do đơn giản là Thủ Tướng Thaksin đã trông cậy quá nhiều vào đại tướng Chamlong Srimuang. Đại tướng Chamlong nguyên là đô trưởng của thủ đô Bangkok và là một người được nhiều giới Phật tử tại Thái Lan xem là một người Phật tử tuy rất có đạo tâm nhưng lại tương đối cực đoan. Đúng ra thi` từ năm 1989 ông Chamlong đã là một người ủng hộ và rất thân cận với một nhà Sư Thái tên là Santi Asoke, Nhà Sư này đã bị hội đồng tăng già tống xuất gia vi` đường hướng tu tập vốn không được chấp thuận vốn theo truyền thống. Santi Asoke là một nhà sư mà ông nói rằng giới bổn của các vị Ty` Kheo không hẳn có một giá trị mà thay vi` vào đó người ta nên tu theo những giới được nêu ra trong kinh Phạm Võng. Về điểm này đã khiến cho hội đồng Tăng già có một phiên họp để cải chính và với một thái độ hết sức là cứng đầu Santi Asoke đã bị tống xuất ra khỏi hàng ngũ Tăng già và lúc bấy giờ tướng Chamlong là một người đô trưởng của thủ đô Bangkok được xem như là một người ủng hộ rất lớn cho nhà Sư gây nhiều tranh luận này.

Bây giờ thủ tướng Thaksin lại mời ông cựu đô trưởng thành phố Bangkok là ông Chamlong ra làm một việc là vị thủ tướng Thái Lan hy vọng rằng sẽ tạo nên một đại lễ Phật Đản thật sự mang đầy y' nghĩa của Phật Giáo. Tất nhiên là ông Chamlong không có khả năng kết hợp và đặc biệt ông không ti`m thấy được bất cứ sự ủng hộ nào của hội đồng Tăng Già Thái lan. Thủ Tướng Thaksin lấy làm tiếc về điều này riêng về các thành viên trong hội đồng tối cao của Tăng già Thái Lan thi` cho biết rằng sự việc đó không nên đưa ra khi mà người ta đi sâu vào một chương tri`nh mang thuần tánh cách đạo lý như cử hành đại lễ Phật Đản không được khởi xướng bởi hội đồng Tăng già, thay vào đó được khởi xướng bởi những người cư sĩ mà những người cư sĩ này nằm ở trong chiến trường. Đây là một bài học rất lớn tại Thái Lan cho thấy rằng những sinh hoạt mang tánh cách Phật Giáo như vậy cần được đến từ Chư Tăng hơn là những người Phật tử.

Ngày hôm qua tại một đại học ở Hoa ky` người ta có một buổi gặp gỡ một số các vị học giả đồng thời cũng là những người nghiên cứu về Phật học đã đưa ra một câu hỏi, và có lẽ câu hỏi này là một câu hỏi mà những người Phật tử cũng cần phải thảo luận, đó là điều có hay không có một môn ly' luận ở trong kho tàng kinh điển nguyên thủy của đạo Phật. Ở trong quá khứ thi` Đức Phật qua sự quảng diễn chân ly' Ngài đã sử dụng nhiều phương tiện khác nhau, và một số phương cách của Ngài có thể nói rằng được những nhà chuyên về môn ly' luận hiện nay áp dụng như những nguyên tắc căn bản. Thế nhưng từ y' kiến của một số những nhà Sư Phật Giáo, nhất là những nhà Sư Tích Lan thi` cho rằng đạo Phật có một môn ly' luận như vậy là một việc không nên, bởi vi` nếu một người chỉ đặc vấn đề ly' luận như một phương cách để diễn tả hợp ly' để đạt đến sự thật thi` thường rơi vào hy' luận nhiều hơn, và gọi là có một môn Ly' Luận học thật sự trong đạo Phật, thi` người ta quên rằng có nhiều sự thật trong đạo Phật được nhận thức không phải là qua ngôn ngữ, qua ly' luận mà chính qua sự tu tập, sự thanh tĩnh chánh niệm tỉnh giác. Dù sao đi nữa thi` buổi thảo luận này cũng có rất nhiều điểm thú vị, và người ta đặt biệt nói đến một quyển sách nói về ly' luận học trong đạo Phật của một vị Tăng sĩ Tích Lan tên là Kamananda. Chúng tôi hy vọng ở cuối buổi hội thảo này sẽ có một bản tường tri`nh mà qua đó có thể cống hiến đến đại chúng về một đề tài đặc biệt quan trọng trong đaọ Phật

Tại thủ đô Hán Thành của Nam Hàn trong tuần này người ta đã dựng lên những lồng đèn, có những lồng đèn nhỏ và lồng đèn lớn đặc biệt ở chung quanh khu vực của toà thị sảnh của thủ đô Hán Thành. Có thể nói rằng một trong những đặc điểm Phật Giáo Đại Hàn là vào những ngày đại lễ , người ta tạo ra rất nhiều lồng đèn để đón mừng đại lễ và điều này trở thành một truyền thống trong nền văn hoá của Phật Giáo Đại Hàn. Năm nay buổi lễ được tổ chức tại toà thị sảnh của Hán Thành được mệnh danh là những lồng đèn cho niềm hoan hỷ và hy hiến. Người ta dựng lên một biểu tượng một con voi trắng và ở trên đó đức Bồ Tát sơ sinh ngồi trên con voi, để nhắc lại cảnh tượng hoàng hậu Maya đã nằm mộng thấy bạch tượng sáu ngà như thế nào báo hiệu sự ra đời ky` vị của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Măm nay chương tri`nh được tổ chức bởi giáo phái Choshe của Đại Hàn, người ta trù liệu đây sẽ là một trong những đại lễ Phật Đản lớn nhất từ trước đến nay. Trong một tin mới nhất thi` nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt là những quốc gia phát triển đang viện trợ những tài khoảng lớn cho Ấn Độ trùng tu các di tích lịch sử, phần lớn những di tích lịch sử này liên quan đến nền văn hoá của Phật giáo tức là những thánh tích của Phật giáo hay những di tích chùa viện lừng danh ở trong quá khứ một thời vàng son của nền kiến trúc nghệ thuật điêu khắc của Ấn Độ.
No. 0281 (Hạt Cát dịch)

Bạch Mã Tự, ngôi chùa Phật Giáo cổ xưa nhất Trung Quốc

Image hosted by Photobucket.com

Từ Ðời Tần và Tây Hán, đã có tăng sĩ từ Thiên Trúc (cổ Ấn Ðộ ) lui tới Trung Quốc du thuyết và cũng đã có nhiều thiện tín, tuy nhiên thời bấy giờ không có một trú xứ nào cho tăng sĩ lưu ngụ, mãi đến đời Ðông Hán, Hán Minh Ðế năm thứ 11 niên đại Vĩnh Bình mới kiến tạo Bạch Mã Tự ở Lạc Dương, Hà Nam, vì vậy, Bạch Mã Tự là ngôi Phật Tự đầu tiên tại Trung Quốc, đến nay đã hơn 1900 năm, được tôn xưng là “Tổ Ðình”, “Thích Nguyên” của Phật Giáo Trung Quốc. Chính vì vậy Bạch Mã Tự có một địa vị hết sức đặc biệt đối với Phật Giáo Trung Quốc.
Truyền thuyết nói rằng một đêm trong năm 64 sau Tây Lịch, Hán Minh Ðế Lưu Trang (25-220) nằm mộng thấy một “kim nhân -người vàng” cao 12 feet, và hào quang của kim nhân tỏa ra chiếu sáng cả gian phòng. Buổi sáng lâm triều, nhà vua thuật lại cho quần thần và được biết rằng người mà nhà vua nằm mộng thấy chính là Ðức Phật. Hán Minh Ðế sai hai sứ thần Thái Linh và Tần Cảnh cùng sứ đoàn 18 người sang Thiên Trúc để thỉnh kinh. Vào năm 67 sau Tây Lịch, nhóm sứ thần của Hán Minh Ðế trở về Lạc Dương, thỉnh hai Ngài Ca Diếp Ma Ðằng Kasyapamatanga và Trúc Pháp Lan Dharmaranya, hai vị Phạm Tăng từ Ấn Ðộ sang Trung Quốc truyền giáo, chở theo kinh điển Sankrist và cả tượng Phật Thích Ca Mâu Ni bằng ngựa trắng. Minh Ðế nhân đó cho kiến tạo một ngôi tự viện để thờ phụng tượng Phật Thích Ca và cất giữ kinh sách đặt tên là Bạch Mã Tự.
Image hosted by Photobucket.comHai Ngài Ca Diếp Ma Ðằng và Trúc Pháp Lan ở tại Bạch Mã Tự dịch “ Tứ Thập Nhị Chương Kinh” cũng là bộ kinh được dịch ra Hán Ngữ đầu tiên. Năm Gia Bình nhị niên ( năm 250 sau Tây Lịch), Tỳ Khưu Kha Ðàm Già La du hóa đến đấy, chủ trương mọi hành vi nhất thiết tuân theo lời Phật tổ dạy, tăng chúng Lạc Dương thỉnh Ngài dịch kinh giới luật, nhân đó bộ kinh “ Tăng Chỉ Giới Tâm” được Ngài Kha Ðàm Già La dịch ra là bộ Kinh Giới Luật đầu tiên tại Trung Quốc.
Image hosted by Photobucket.com

Bạch Mã Tự đến nay đã có nhiều thay đổi, nó được xây dựng lại vào thời nhà Minh (1368-1644), với chu vi 40 ngàn mét vuông, cổng tam quan bằng đá xanh có vài mẫu đá còn lại từ thời Ðông Hán.
Ðược phân bố dài theo trục chính hướng Bắc là Thiên Vương Ðiện, Ðại Phật Ðiện, Ðại Hùng Ðiện, Bì Lô Ðiện, Tiếp Dẫn Ðiện,Vân Thủy Ðường , Tổ Ðường , Thiền đường, Thanh lương đài, Tế Vân Tháp 13 tầng cao 25 mét cũng được xem như là ngôi tháp đầu tiên tại Trung Quốc. Trong điện bài trí tượng Phật Thích Ca, Phật A Di Ðà, Phật Di Lặc, Phật Dược Sư và nhiều hình tượng Bồ Tát khác, trên tường trang trí bằng nhiều bức bích họa (tranh vẽ thẳng lên tường).


Bạch mã tự còn có một hiện tượng thần kì, gọi là " Mã tự chung thanh - Tiếng chuông Bạch Mã Tự ", là đệ nhất trong tám cảnh đẹp Lạc Dương. Truyền thuyết rằng mỗi khi đêm trăng thanh gió mát, trong canh khuya tĩnh mịch, tiếng chuông chùa Bạch Mã có thể vang xa tới mười dặm liên tục không dứt .
Hạt Cát lược dịch tổng hợp từ các web site:
http://chinatravelz.com/china/Henan/Luoyang/baimasi/index.asp
http://www.people.com.cn/GB/14838/22117/28532/28536/1943411.html Hoa Văn
http://www.epochtimes.com/gb/3/5/19/n314949.htm Hoa Văn

The White Horse Temple - The First Buddhist Temple in China

The Baima Temple in Luoyang, Henan Province, was the first Buddhist Temple in China. It is said that one night in the year A. D. 64, Emperor Mingdi of the Eastern Han Dynasty (25-220) dreamed of a golden man 12 feet high, and the light from the man's head illuminated the hall where he stood.
In the morning, the emperor told his officials what he had seen, and one of them, named Fu Yi, said the emperor had dreamed of the Buddha, a god of the West. Then the emperor sent Cai Yin, Qin Jing, and others to Tianzhu (now India) for Buddhist scriptures.
When Cai, Qin, and their group arrived in what is now Afghanistan, they met Kasyapamatanga and Dharmaranya, two eminent Indian monks, who were preaching Buddhism there. In A. D. 67, they loaded Buddhist scriptures written in Sanskrit and a portrait on white felt of Sakyamuni, the Buddha, onto a white horse and returned to Luoyang with the two Indian monks. The emperor lodged the monks at the Honglu Temple, which had a guesthouse for foreign emissaries. When living quarters for the monks were built in the temple the following year, the temple was renamed Baima (White Horse) Temple so people could remember the white horse that carried back the Buddhist scriptures and the portrait of Sakyamuni.
The Baima Temple has been through many changes. What we see today is a rectangular courtyard complex facing south, reconstructed during the Ming Dynasty (1368-1644), with an area of 40,000 square meters and a roofed entrance arch with three doorways. The entrance is built of blue stones, including several pieces from the Eastern Han Dynasty.
Arranged along a central axis that extends northward inside the entrance are the Hall of the Heavenly King, the Mahavira Hall, the Receiving and Directing to Paradise Hall, the Vairocana Pavilion, and the majestic Hall of the Giant Buddha, with its upturned eaves and painted brackets.
On the east side of the halls and the pavilion are the Guest Hall, the Hall of Prayer, the Hall of Abstinence, and the living chambers of the monks. On the west are the Hall of the Founder of Buddhism, the Hall of Meditation, and the Preaching Hall. There are two opposite courtyards, and the complex as a whole is well proportioned. It has the flavor of traditional Chinese architecture and shows a distinction between more important and less important structures.
All the halls housing statues of Sakyamuni, Maitreya, Amitabha, the Buddha of Medicine, and various bodhisattvas are built on the central axis following the terrain, and each hall stands higher than the one in front. The Vairocana Pavilion on Qingliang Terrace stands especially prominent and magnificent.
The Qiyun Pagoda was built after the temple was renamed Baima Temple and is known as the first pagoda in China. Originally, it was a pavilion-like wooden structure with paintings depicting Buddhist scriptures. It burned down toward the end of the Northern Song Dynasty (960-1127) and was rebuilt in 1175 as a 13-story square brick structure with closely arranged eaves. It is 25 meters in height and 7.8 meters on each side at the bottom. The eaves are built with small, exquisite overlapping bricks.
When one claps one's hands 20 meters away from the pagoda, the echo reflected from the eaves sounds like frogs croaking.
http://chinatravelz.com/china/Henan/Luoyang/baimasi/index.asp
No. 0277 (DươngTiêu dịch)

Alan Clement, người chống chiến tranh trong tinh thần bất bạo động

Alan Clement, một cựu tu sĩ Phật giáo tại Hoa Kỳ, một nghệ sĩ hài ước châm biếm, người chủ trương truyền đạt và trình diễn tư tưởng tự do, tinh thần chống chiến tranh bất bạo động đã bắt đầu khởi sự tại thành phố Mill Valley, quận Marin, tiểu bang California, Hoa Kỳ, một trong 25 thành phố dự định trong chuyến đi của ông.

Tin Từ Phóng Viên Brenda Zahn, Tạp Chí Marin IJ

Alan Clement, một nghệ sĩ hài ước độc diễn, một nhà hoạt động nhân quyền, một nhà văn , và cũng là 1 giảng viên, là người Mỹ đầu tiên trở thành tu sĩ Phật Giáo tại Miến Điện trong suốt một thập kỷ khi ông ở đất nước quân phiệt độc tài này.
Theo lời ông Alan :” Ông đã đến Miến Điện để thực hành thiền định giải thoát và ông không hề biết rằng ông đang sống giữa một đất nước độc tài và phi dân chủ, kể từ đó Alan Clement hy sinh trọn cuộc đời để giúp cho thế giới nhìn rõ sự thật về những đất nước đang tranh đấu cho tự do nhân quyền và dân chủ”

Sau khi hoàn tục, ông Clement làm việc cho nhân quyền thế giới và chia sẻ kinh nghiệm về chiến tranh cũng như sự mâu thuẫn bên trong của nó qua các tác phẩm và các buổi trình diễn của ông.
Những hoạt động về nhân quyền của ông Alan Clement dưới con mắt bình luận của ông Jack Healy, cựu giám đốc hội ân xá thế giới, đã nhận định rằng Alan Clement là một trong những gương mặt sáng chói và tiếng nói quan trọng cho tự do nhân quyền, đấu tranh cho hoà bình bằng phương pháp bất bạo động trong thời đại hiện nay.

Ông còn là tác giả của nhiều tác phẩm: “Miến Điện, Cánh đồng chết kế tiếp.”( "Burma: The Next Killing Fields?");”Bản năng thực sự của tự do: Sự đi tìm tự do qua cuộc sống" (Instinct for Freedom: Finding Liberation Through Living.),”Tính chất tự nhiên cuả tự do: Trạng Thái Tâm Pháp và Cái nhìn khách quan đằng sau Phật Giáo "(Natural Freedom: The Dharma Beyond Buddhism.), “ Tiếng nói của Hy Vọng”, (The Voice of Hope) một tác phẩm đàm thoại với Suu Ki; Ngoài ra ông còn là đồng tác giả với Leslie Kean trong tác phẩm “Cuộc cách mạng tinh thần của Miến Điện” (Burma's Revolution of the Spirit" với Iời giới thiệu của Đức Đạt Lai Lạt Ma.Ông Clement còn là cố vấn và biên tập viên sửa chữa bản thảo của bộ phim "Beyond Rangoon," bộ phim này đặc biệt nói về sự đấu tranh cho dân chủ tại Miến Điện.

Alan Clement còn là nhà báo tại Nam Tư trong năm cuối cùng tại đất nước đầy chiền tranh và mâu thuẫn này.
Alan Clement đã và đang bắt đầu khởi động phong trào “ Chương Trình ủng hộ cho đấu tranh dân chủ cho Miến Điện tại Hoa Kỳ” trong khi ông đang sống ở quận hạt Marin , tiểu bang California, Hoa Kỳ.

DươngTiêu tóm tắt ý chính.
http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=2,1079,0,0,1,0
Former Buddhist monk spreads spirituality satirically
By Brenda Zahn, Marin IJ correspondent, April 21, 2005
Marin County, CA (USA) -- Satirist and former Buddhist monk Alan Clements is searching for "heartfelt people who are wanting to go beyond coffee-table compassion."
He hopes people who fit the bill will come see his one-man show, "Spiritually Incorrect - An Existential Anti-War Comedy," this Saturday night in Mill Valley.The 8 p.m. performance will be at the Marin Theatre Company in Mill Valley. It's the kick-off of Clements' 25-city Burning Bush End the Violence Tour."My show is a spiritual message with a satirical edge," says Clements, who lives in Vancouver. "When I opened up to the world of satire and comedy, it's as if all of a sudden you get to speak to a lot of other people who you wouldn't have access to."Clements started his nonprofit Burma Project USA while living in Mill Valley. He calls Marin County an "outpost of hope."Saturday's 90-minute performance will benefit the Burma Project USA, supporting Burma's incarcerated Nobel Peace laureate, Aung San Suu Kyi, whom Clements credits with leading the country's "nonviolent struggle for freedom.""In terms of inspired people in the world, she's one of the most interesting and inspiring," Clements says.A performing artist, activist, author and teacher, Clements was the first American to become a Buddhist monk in Burma, where he lived for about a decade."I went (to Burma) to practice enlightenment and I didn't know it was in the midst of a totalitarian dictatorship," Clements says, adding that he has since dedicated himself to exposing the world to the country's struggles.Since leaving the monastic life, Clements has worked for global human rights and shared his experiences of war and conflict through books and performances.His work for human rights work worldwide led Jack Healy, the former Amnesty International director, to call him "one of the most important and compelling voices of our time."He authored "Burma: The Next Killing Fields?" "Instinct for Freedom: Finding Liberation Through Living," "Natural Freedom: The Dharma Beyond Buddhism" and "The Voice of Hope," a book of conversations with Suu Kyi. He also co-authored "Burma's Revolution of the Spirit" (with Leslie Kean), with a foreword by the Dalai Lama.Clements served as script revisionist and adviser for "Beyond Rangoon," a feature film depicting Burma's struggle for democracy. He also worked as a journalist in the former Yugoslavia during the final year of the war there.Clements describes his one-man show as, "an unscripted metaphysical, political monologue that combines comedy, satire and activist entertainment." It covers such topics as war, enlightenment, politics, religion and modern society, taking issue with "contemporary sacred cows
http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=2,1079,0,0,1,0



No. 0276 (SC Liễu Pháp dịch)

Nước ngoài viện trợ để trùng tu các di tích lịch sử của Ấn Độ

New Delhi, Ấn Độ sẽ sớm nhận được bàn tay giúp đỡ từ các nước để duy trì vẻ đẹp và sự huy hoàng của các di tích lịch sử. Ông Jaipal Reddy, Bộ trưởng Bộ Văn Hoá đã thông báo đến Quốc Hội vào ngày thứ năm vừa qua là “đã nhận được sự đề xuất từ Nhật, Ý và Bỉ cũng như Quỹ Di Tích Lịch Sử Thế Giới để trùng tu các di tích lịch sử.”

Ông nói rằng chính phủ đã bàn thảo với một số nước. Theo lời ông Ređy, thì Nhật đang viện trợ thông qua Unesco để trùng tu các di tích Phật giáo ở Sanchi và Satdhara ở bang Madhya Pradesh, nơi mà trụ đá với kiến trúc Phật giáo thu hút rất nhiều du khách và người hành hương.
Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật bản đã cho vay với lãi suất thấp để Ấn độ có thể trùng tu và phát triển các dự án phát triển du lịch ở các hang động Ajanta, Ellora, Pitalkhora và Aurangabad cùng với các di tích khác ở bang Maharastra. Một số tiền là 56 triệu rupees đã được ngân hàng này cho vay năm ngoái để cải thiện tình trạng của những di tích Phật giáo nổi tiếng thế giới đang bị bỏ phế ở miền bắc Ấn Độ. Chính phủ cũng đã ký một thoả ước với chính phủ Ý để trùng tu các tranh vẽ trong hang động Ajanta và Ellora.
Một công ty tư nhân của Bỉ, Janssen Pharceutuca NV Berse, cũng đã ký một hợp đồng với Viện Khảo Cổ Ấn Độ để phục chế các bức tranh trong lâu đài của Tipu Sultan ở Srirangapatana, bang Karnataka. Công ty này đã thực hiện sự bảo tồn hoá học cho các công trình điêu khắc bằng đá ở các di tích ở Hampi, bang Karnataka, thủ đô cuối cùng của vương quốc Vijayanagar của Ấn giáo và là nơi có rất nhiều ngôi đền cổ theo phong cách Dravidian.
Viện Khảo Cổ Ấn Độ sẽ trùng tu Thành Jaisalmer ở Rajasthan với sự giúp đỡ của Quỹ Di Tích Lịch Sử Thế Giới. Ấn Độ có hơn 350 000 di tích khảo cổ rải rác khắp cả nước, trong số đó chỉ có 10 000 được các chính phủ tiểu bang và trung ương bảo tồn. Ông Reddy nói rằng Bộ Văn hoá sẽ tổ chức một cuộc khảo sát khắp cả nước để có được một danh sách đầy đủ các di tích này.
(Liễu Pháp dịch)


Foreign donors to conserve Indian monuments:
[Top News News] New Delhi,India will soon get a helping hand from countries to preserve the beauty and glory of some of its historic monuments. "Proposals have been received from Japan, Italy and Belgium and the World Monument Fund for conservation of some monuments and historical objects," Minister of Culture S. Jaipal Reddy told the Lok Sabha Thursday while replying to a question.
He said the government has held talks with some countries. According to Reddy, Japan has been providing financial assistance through Unesco for the conservation of Buddhist sites at Sanchi and Satdhara in Madhya Pradesh, where a pillar with Buddhist architecture attracts tourists and pilgrims.
The Japanese Bank of International Cooperation has extended a soft loan for conservation and tourism development projects at Ajanta-Ellora and Pitalkhora-Aurangabad caves, Daultabad Fort and Bibi ka Maqbara (tomb of Begum Rabia Durani, wife of Mughal king Aurangzeb, and an excellent example of Persian architecture) in Maharashtra. A loan of Rs.56 million to finance a project from the bank was sanctioned last year to give a facelift to the neglected world-famous Buddhist centres in northern India.
The government has also signed an agreement with the Italian government for conservation of paintings in the Ajanta and Ellora caves. A Belgian private company, Janssen Pharceutuca NV Berse, also signed an agreement with the Archaeological Survey of India (ASI) for conservation of paintings in Tipu Sultan's palace at Srirangapatana, Karnataka.
The company has taken over chemical conservation of stone work of monuments at Hampi, Karnataka, which was the last capital of the Hindu kingdom of Vijayanagar and houses Dravidian style temples. The ASI will restore the Jaisalmer Fort in Rajasthan with assistance from the World Monument Fund.
India has more than 350,000 archeological monuments scattered across the country. Only about 10,000 have been conserved by the central and state governments. Reddy said the ministry of culture will soon launch a national mission on built heritage and antiquities to provide a comprehensive list of such monuments.
http://www.keralanext.com/news/indexread.asp?id=188329