Bản tin ngày 01 tháng 08 năm 2005
TT Giác Đẳng thông tin và phỏng vấn tiến sĩ Bi`nh AnSon và TT Tuệ Siêu về chương tri`nh in ấn Tạng Luật
Minh Hạnh ghi chép
TT Giác Đẳng: Từ chùa Pháp Luân, thành phố Houston, Texas Hoa Ky`, chúng tôi xin gửi đến qúi Ngài và qúi vị bản tin Phật giáo trong ngày.
Việt Nam là một quốc gia đã đón nhận Phật giáo có thể nói rằng suốt 2000 năm qua, nếu so với các quốc gia Phật giáo trong vùng thi` với lịch sử dài đó đã đặt Việt Nam vào trong địa bàn của những nước Phật giáo lâu đời tại Á Châu. Thế nhưng cho đến ngày hôm nay duy nhất chỉ có Việt Nam chưa có một bộ Tam Tạng kinh điển hoàn chỉnh bằng tiếng Việt. Công cuộc phục hưng Phật giáo khởi đi từ tiền bán thế kỷ 20 và về sau này đã giúp chuyển dịch một số phần quan trọng trong Tam Tạng. Đại học Vạn Hạnh đã khởi xướng việc phiên dịch kinh tạng Pali, và trong mấy năm vừa qua kinh tạng Pali đã được hoàn tất với một vài tác phẩm co`n tồn đọng lại, nhưng chúng ta có thể kể như tạng kinh đã được dịch xong. Riêng về tạng Diệu Pháp đã được khởi xướng và phiên dịch bởi Ngài Trưởng Lão HT Tịnh Sự và do TT Trí Siêu san định cho đến hôm nay cũng xem như đã dịch xong. Tạng kinh và tạng Diệu Pháp đều được dịch và in thành sách và trở thành những quyển Tam Tạng đầu tiên chính thức ra mắt ở trong kho tàng Phật học bằng tiếng Việt.
Một điều người ta chờ đợi tương đối từ lâu nhưng mang tính mỏi mo`n bởi vi` có nhiều ly' do và cuối cùng thi` Tạng Luật ở trong Tam Tạng Pali đã được dịch sang tiếng Việt để bởi Ty` Kheo Chánh Thân. Phần Tạng Luật này ti`m thấy có thể trong web site Budsas, thế nhưng Phật giáo Việt Nam rất cần một bộ Tam Tạng được in thành sách. Ở trong các chùa chiền một bộ Tam Tạng như vậy được chính thức đặt ở trong chánh điện hay ở giảng đường nói lên một sự thành tựu của Phật giáo Việt Nam. Có lẽ vi` thiếu sự có mặt của bộ Tam Tạng được ấn hành đàng hoàng nên chi cho đến ngày nay các Tăng sĩ và các Phật tử Việt Nam vẫn chưa có thói quen trích dẫn kinh điển một cách đúng với chủ đề. Riêng về Tạng Luật thi` tiến sĩ Bi`nh An Sơn trong một nỗ lực mới đã có một đề án đưa ra nhằm ấn hành Tạng Luật thành những tập sách rõ ràng như chúng ta thấy trong kinh tạng là tạng A Ty` Đàm và Tạng Diệu Pháp.
Ấn tống Tạng Luật
Perth, Western Australia
26-07-2005
Bình Anson
Đại cương
Tạng Luật (Vinayapitaka) thuộc về Tam Tạng (Tipitaka) là những lời dạy và quy định của đức Phật về các vấn đề có liên quan đến cuộc sống và sự sinh hoạt của các thành viên cũng như các công việc của hội chúng, trong đó chủ yếu đề cập đến các tỳ khưu, một phần dành cho tỳ khưu ni, đồng thời một số vấn đề có thể áp dụng cho hàng tại gia cư sĩ cũng được tìm thấy.
Tạng Luật được chia làm 3 phần chính: Suttavibhanga (Phân Tích Giới Bổn), Khandhaka (Hợp Phần), và Parivara (Tập Yếu).
Theo truyền thống đang được áp dụng ở Miến Điện và Tích Lan, Suttavibhanga được phân làm hai: Parajika (Pali) và Pacittiya (Pali). Cách phân chia này có thể do việc chia hai số lượng sách của Suttavibhanga. Truyền thống Thái Lan cũng phân Suttavibhanga làm hai, căn cứ theo nội dung: Bhikkhuvibhanga (Phân Tích Giới Tỳ Khưu) và Bhikkhunivibhanga (Phân Tích Giới Tỳ Khưu Ni).
Khandhaka được chia làm hai: Mahavagga (Đại Phẩm) và Cullavagga (Tiểu Phẩm).
Vào cuối năm 2004, Tỳ khưu Indacanda Nguyệt Thiên đã dịch toàn bộ Tạng Luật sang Việt ngữ. Dựa theo hình thức trình bày của Tam Tạng Thái Lan, bản Việt dịch Luật Tạng được sắp xếp thành 5 bộ:
1. Phân Tích Giới Tỳ Khưu, gồm 227 điều học của các tỳ khưu.
2. Phân Tích Giới Tỳ Khưu Ni, gồm 311 điều học của các tỳ khưu ni
3. Đại Phẩm, gồm 10 chương, trình bày các vấn đề có liên quan đến đời sống Tăng đoàn.
4. Tiểu Phẩm, gồm 12 chương, trình bày các vấn đề có liên quan đến việc áp dụng giới luật.
5. Tập Yếu, gồm các điều chính yếu chọn lọc và sắp xếp, trình bày qua những góc nhìn khác biệt.
Nhìn chung, nội dung của Tạng Luật tuy có chủ đề là các điều học đã được đức Phật quy định cho các tỳ khưu và tỳ khưu ni, nhưng còn được lồng vào những câu chuyện dẫn nhập trình bày bối cảnh xã hội của Ấn Độ vào thời đức Phật. Nếu nghiên cứu kỹ, người đọc có thể chọn lọc ra những tư liệu giá trị về lịch sử, y khoa, tâm lý, v.v... và rút ra được những bài học có thể ứng dụng trong đời tu tập sống hàng ngày của hàng xuất gia lẫn tại gia cư sĩ.
Ấn tống Tạng Luật
Hiện nay, chúng tôi đang xúc tiến xin giấy phép in ấn tống Tạng Luật tại Việt Nam. Tạng Luật gồm 5 bộ, sẽ được in thành 9 tập:
1. Phân Tích Giới Tỳ Khưu (2 tập)
2. Phân Tích Giới Tỳ Khưu Ni (1 tập)
3. Đại Phẩm (2 tập)
4. Tiểu Phẩm (2 tập)
5. Tập Yếu (2 tập)
Đây là một công trình lớn, mỗi tập dày khoảng 500-800 trang. Theo ước tính sơ khởi, tổng cộng chi phí in ấn có thể lên đến 15,000 USD, tùy theo số lượng in và chất lượng giấy in. Tùy duyên và tùy theo khả năng tài chính, chúng tôi sẽ lần lượt ấn tống các tập này theo từng giai đoạn.
Chúng tôi thành tâm kêu gọi thiện tâm hỗ trợ và đóng góp của chư tôn đức Tăng Ni và quý anh chị Cư sĩ Phật tử để giúp chúng tôi chóng hoàn tất công trình ấn tống Tạng Luật.
Bình Anson
Perth, Western Australia
26-07-2005
email: binh_anson@yahoo.com
TT Giác Đẳng: Chúng tôi xin có vài lời trao đổi với anh Bi`nh An Sơn về đề án quan trọng này. Trước hết Anh Bi`nh cho biết rằng sự hoàn tất công việc phiên dịch in ấn của toàn bộ Tam Tạng kinh điển có một y' nghĩa như thế nào đối với nền Phật học Việt Nam, và người Phật tử Việt Nam.
Bi`nh AnSon: Xin cám ơn TT Giác Đẳng đã cho con một cơ hội tri`nh bày thêm về dự án chúng con đang thực hiện in Tạng Luật, có thể nói đây là một trong những niềm mơ ước khát khao của riêng bản thân chúng con khi chúng con đến với đạo Phật. Đầu tiên đến với đạo Phật qua Tam Tạng kinh điển bằng tiếng Anh, vi` chúng con sống ở nước ngoài 30 năm nay rất là mơ ước được thấy bộ Tam Tạng dịch ra bằng ngôn ngữ của xã hội chúng ta tức là bằng tiếng Việt; thứ nhất là để tu học, chúng ta có thể tự ti`m hiểu thêm những điều giảng của Đức Phật; thứ hai cũng để truyền bá Phật Pháp cho đến mọi người bởi vi` như chúng ta thấy cho đến nay ở Việt Nam mặc dầu đã nói rằng đạo Phật đã đến Việt Nam từ hơn 18 thế kỷ, bắt đầu từ thế kỷ thứ nhất hoặc thứ hai sau Tây lịch nhưng chúng ta vẫn chưa có toàn bộ tài liệu đầy đủ những lời dậy của Đức Phật như đã ghi lại trong tiếng Pali, chỉ có một số học giả có khả năng có thể đọc thẳng tiếng Pali, nhưng đối với đại đa số quần chúng thi` hầu như chúng con không có hiểu được rõ ràng những gi` Đức Phật đã dậy và đã được ghi lại trong Tam Tạng kinh điển, thành thử theo y' kiến cá nhân của chúng con, chúng con nghĩ rằng chúng ta cần phải có một bộ Tam Tạng bằng ngôn ngữ của nước mi`nh để mi`nh có thể đọc. Chúng con thấy rằng mặc dầu người Âu Mỹ đến với Phật Giáo rất chậm, chỉ trong khoảng hai thế kỷ qua, nhưng phải công nhận rằng sự hiểu biết của họ về Phật Pháp có mạch lạc có hệ thống hơn sự hiểu biết của đại đa số người Phật tử cư sĩ gọi là Phật tử tại một nước Phật giáo như Việt Nam của chúng ta. Thành thử con nghĩ rằng cần phải có những tài liệu rõ ràng và chính thống được dịch thẳng từ tiếng Pali sang tiếng Việt và phổ biến rộng rãi đến cho mọi người để mọi người có thể tự ti`m hiểu và tự so sánh những lời dậy của những bậc Đạo Sư và những bực Thầy đương thời với những gi` đã ghi lại chính thống của Đức Phật để có thể hiểu biết một cách khách quan, áp dụng một cách rõ ràng, có ly' luận có cơ sở vào trong sự tu học của mi`nh, cũng như vào trong các công tri`nh hoàng pháp để gi`n giữ Phật Pháp cho thời gian lâu dài tại đất nước của chúng ta. Đó là tâm nguyện của con khi con phát tâm thực hiện dự án in Tạng Luật để phổ biến tại Việt Nam cũng như đến những cộng đồng người Việt tại hải ngoại.
TT Giác Đẳng: Thông thường những tác phẩm kinh điển in thành sách trước rồi sau đó người ta đưa vào trong vi tính trên các web site trên internet, bởi vi` người ta nghĩ rằng in thành sách nó không đáp ứng được nhu cầu và nó rất khó khăn để thỉnh và như vậy họ in thành sách trước và phổ biến trên internet sau. Tạng Luật của Sư Nguyệt Thiên dịch chúng ta đã có trên Budsas do anh Bi`nh Anson thực hiện và phổ biến có thể nói rằng ngày hôm nay những người Phật tử muốn đọc Tạng Luật vào web site đọc dễ dàng, như vậy thi` công việc của chúng ta làm có ngược lại với tánh cách thông thường không? Nếu có một người Phật tử nói rằng Tạng Luật đã có trên internet, có trên các web site, vậy thi` tại sao chúng ta cần phải in thành sách, vậy anh Bi`nh cho biết câu trả lời của anh như thế nào?
Bi`nh Anson: Theo con thi` có hai điểm; thứ nhất về vấn đề logic là Sư Nguyệt Thiên là một Tăng sinh đang theo chương tri`nh tiến sĩ Phật học ở Tích Lan thành thử Sư khó liên lạc với Việt Nam hay Mỹ hoặc các quốc gia có cộng đồng Việt Nam để có thể tiến hành việc in Tạng Luật sau khi Sư dịch xong, thành thử cách nhanh và gọn nhất Sư gửi file vi tính sang cho con để con đưa lên mạng. Bởi vi` trước đó trong qúa tri`nh con có liên lạc với Sư có trao đổi với Sư về công tri`nh mà Sư đã thực hiện dịch Tạng Luật từ tiếng Pali sang tiếng Việt, nên được Sư thương mến và tin tưởng và gửi file qua cho chúng con. Thật ra Sư có ngỏ y' muốn in trước nhưng vi` lúc đó cũng chưa thuận duyên, chưa liên lạc được với Việt Nam và chưa biết được quy tri`nh cũng như những chi tiết kỹ thuật như thế nào để xúc tiến việc in ấn nên con cũng bàn sơ với Sư Nguyệt Thiên và Sư nói có thể đưa Tạng Luật đó lên internet, nhưng ước muốn của Sư là vẫn muốn thấy Tạng Luật đó được in ra thành một bộ sách hẳn hòi, đó là điểm thứ nhất chúng ta thấy trên internet đã xuất hiện trước và cho đến bây giờ vẫn chưa thấy in thành sách.
Vấn đề thứ hai mặc dầu bây giờ chúng ta thấy có sự phát triển của internet và Tạng Luật ngoài ra cũng được in xuống các đĩa CD và được phổ biến đến tất cả mọi người, thi` cũng tiện cho mọi người có thể vào đó để truy cập rõ ràng, nhưng cũng có hai điểm ở đây; thứ nhất chúng ta cũng cần biết rằng ở Việt Nam nhiều nơi, nhiều chùa chưa có phương tiện vi tính rõ ràng để truy cập internet dễ dàng, hoặc có những chùa một số Tăng Ni chưa quen thuộc việc xử dụng máy tính và ngay cả một số Phật tử cũng vậy không phải ai cũng có điều kiện truy cập internet hoặc dùng máy vi tính một cách thành thạo để đọc từ trên internet. Do vậy vấn đề in sách để phổ biến đến mọi tầng lớp của Phật tử và Tăng Ni vẫn là nhu cầu rất cần thiết.
Điểm thứ hai thi` theo kinh nghiệm riêng của con khi chúng ta phải tham cứu những quyển sách quan trọng, chẳng hạn như Tam Tạng kinh điển, Kinh Tạng, Vi Diệu Pháp Tạng hay Luật Tạng thi` chúng ta lúc nào cũng cần có một bộ sách để chúng ta ngồi đọc nghiêm chỉnh trong một không khí nghiêm túc trang nghiêm chú tâm vào đó để đọc, và đồng thời chúng ta có những ghi chú vào những tập giấy, những tập bản thảo và đọc đi đọc lại nhiều lần, thi` con thấy rằng bản internet hoặc CD rom không thể nào thay thể được những dạng sách in ở trên giấy mà chúng ta thường quen biết.
TT Giác Đẳng: Trong nỗ lực thực hiện Tam Tạng hoàn chỉnh của Phật học Việt Nam thi` chúng ta thấy rõ rằng việc thực hiện Kinh Tạng, Luật Tạng và Tạng Diệu Pháp là ba nỗ lực riêng biệt. Riêng về Kinh Tạng dường như Phật Học Vạn Hạnh đã có in thành một hi`nh thức, một tập sách đóng bi`a da màu nâu và có hộp ở bên ngoài. Dĩ nhiên tạm xem có tiêu chuẩn, Tạng Diệu Pháp chúng ta không được như vậy, vi` Tạng Diệu Pháp chỉ được in thành sách thôi. Bây giờ với Tạng Luật chúng ta in như thế nào? Bởi vi` nếu một ngày nào đó Phật tử hoặc một ngôi chùa muốn đặt luôn cả bộ Tam Tạng vào trong tủ đựng Kinh Điển ở trong chánh điện mà Kinh, Luật, Diệu Pháp mang ba hi`nh thức khác nhau, thi` quả thật xem không có tính đồng bộ, nhất là đưa một nhà Sư ngoại quốc và nói đây là bộ Tam Tạng Việt Nam với bộ Kinh, bộ Luật, bộ A Ty` Đàm hi`nh thức riêng, thi` trong y' muốn in Tạng Luật sắp tới anh Bi`nh có ti`m được hi`nh thức nào khả dĩ về hi`nh thức nó có thể gần hay có thể giống với Tạng kinh đã được ấn hành hay không?
Bi`nh Anson: Về hi`nh thức thi` con có bàn sơ với Chư Tăng ở Việt Nam, Sư Tăng Định và Sư Chánh Minh. Con xin bổ túc một tin trước khi con trả lời Sư Giác Đẳng, là khi con bắt đầu xúc tiến xin giấy phép để in toàn bộ 5 bộ của Tạng Luật thi` con được thông tin mới nhất là bộ Đại Phẩm đã được Sư Tăng Định ở chùa Ky` Viên xin giấy phép từ trước và đã được chấp thuận, thành ra trong thời gian tới đây sẽ xúc tiến in Đại Phẩm trước trong khi chờ đợi giấy phép in mấy bộ kia, chùa Ky` Viên sẽ tiến hành ấn tống bộ Đại Phẩm in thành hai tập, sau đó những phần co`n lại chúng con sẽ cố gắng tổ chức để in sau khi có giấy phép nhưng vẫn dưới sự chỉ đạo cũng như sự cố vấn của Chư Tăng về hi`nh thức cũng như dạng in như thế nào.
Y' tưởng đầu tiên là sẽ in với dạng bi`a cứng màu nâu chữ vàng và có đóng hộp tương tựa như Tạng kinh của Ngài HT Minh Châu, bên trong chữ cũng tương tựa như vậy vi` thấy dễ đọc, có thể in khích hơn một chút co`n bộ Kinh Tạng in hơi thưa, và sẽ có thêm vài trao đổi với Chư Tăng ở bên Việt Nam. Vấn đề in bià cứng thi` con cũng có một vài phân vân bởi vi` có hai vấn đề ở đây mi`nh phải suy nghĩ cho kỹ hơn. Thứ nhất vấn đề chi phí in, nếu chúng ta in 1000 cuốn bià cứng thi` chi phí sẽ rất cao thành ra cũng tùy theo ngân khoảng mà chúng ta thâu góp được, chúng ta quyết định có thể in 1000 cuốn như vậy mà toàn bià cứng hay không thay vi` chúng ta in 1000 cuốn làm bià cứng giống Kinh Tạng thi` in khoảng 100 hay 200 để gửi các chùa và các cơ sở Phật học chính yếu co`n phần co`n lại thi` tùy duyên. Thứ hai vấn đề chi phí bưu điện khi phải gửi ra nước ngoài, gửi đến các chùa ở hải ngoại cũng như một số Phật tử nếu có nhu cầu, thi` khi chúng ta gửi ra nước ngoài chúng ta phải nghĩ đến vấn đề tiết kiệm nếu làm bià cứng nó nặng hơn in bià mỏng, giống như Tạng Vi Diệu Pháp bià mỏng thành ra sẽ tiết kiệm được số tiền chi phí bưu điện đó, hiện bây giờ vẫn chưa quyết định in tất cả bià cứng hay chỉ có một phần như 100 hay 200 cuốn bià cứng phần co`n lại thi` bià mỏng nhưng trong hi`nh thức tri`nh bày sẽ có dạng tương tựa như bộ Kinh Tạng của Ngài HT Minh Châu hơn là theo dạng của bộ Vi Diệu Pháp. Đó là y' tưởng mà con đã bàn với Sư Tăng Địng và Sư Chánh Minh ở Việt Nam, và ngay chính dịch giả là Sư Chánh Thân cũng có email qua mặc dầu Sư không nói chi tiết nhưng Sư cũng mong có một sự tri`nh bày như vậy. Con xin tri`nh bày với TT Giác Đẳng, qúi Tăng Ni và quí anh chị như vậy.
TT Giác Đẳng: Thưa TT Trí Siêu, trong công việc in ấn Tạng Diệu Pháp, chúng ta đã in bià mỏng không in bià dày, có cách nào để chúng ta có thể thực hiện được những dịch phẩm của Tạng Diệu Pháp nó mang hi`nh thức tương đồng để nó đồng bộ với Tạng Kinh cũng như Tạng Luật mà tiến sĩ Bi`nh Anson vừa đề cập sẽ in trong tương lai không, hiện tại thi` Tạng Diệu Pháp hoàn toàn khác với Tạng Kinh. Thi` về việc in Tạng Diệu Pháp chúng ta có cách nào để trong tương lai có được một bộ Tam Tạng: Tạng Kinh, Tạng Luật, Tạng Diệu Pháp mang hi`nh thức giống nhau như một bộ Tam Tạng thực hiện đồng bộ hơn là riêng rẽ, xin thỉnh TT Trí Siêu.
TT Trí Siêu: Xin cám ơn TT Giác Đẳng đã nêu lên cho chúng tôi câu hỏi này. Đây cũng là một điều chúng tôi lấy làm băn khuăng, chúng tôi có trăn trở đã từ lâu rồi, có ba lý do mà chúng tôi trăn trở; ly' do thứ nhất vi` việc san định Tạng Vi Diệu Pháp được thực hiện cuối năm 1989 và trong thời điểm đó chúng tôi chưa có một cái gi`, phải nói chưa có kinh nghiệm nhiều trong việc san định và in ấn, do đó chúng tôi cứ làm công việc của mi`nh rồi chúng tôi chuyển bản thảo đó đến Sư Trưởng, rồi Sư Trưởng huy động ban in ấn Tạng Vi Diệu Pháp, chứ chúng tôi không kiểm soát được cho nên khi những tập đầu chúng tôi không mấy hài lo`ng với văn phong cũng như hi`nh thức in.
Điểm thứ hai chúng tôi băn khuăng về hi`nh thức thi` Tạng Vi Diệu Pháp, thật ra ở đây có một điều chúng tôi cũng xin thưa rằng nếu đối với một tạng Kinh, tạng Luật, tạng Vi Diệu Pháp, mỗi một tạng có tánh cách quy mô như vậy thi` phải in cho nhất quán về hi`nh thức mẫu, về kích thứơc, về màu sắc bià cũng như dùng mẫu chữ, làm như thế nào cho có sự phù hợp với nhau và nhất quán từ đầu cho đến cuối, từ quyển một cho đến quyển thứ 12. Điểm thứ ba nữa là số lượng in, thoại đầu quyển Dhammasangani - quyển Pháp Tụ lúc đó in 2000 quyển, những quyển sau này in 1000 quyển rồi sau này nữa in 500 quyển, thi` chúng tôi nghĩ làm như vậy chúng ta sẽ gặp nhiều trở ngại, bởi vi` nếu ai muốn nghiên cứu Tạng Vi Diệu Pháp thi` phải thỉnh trọn bộ, mà nếu thỉnh trọn bộ thi` căn cứ vào sau này in chỉ 500 quyển, thi` nếu tính trọn bộ thi` chỉ có 500 bộ thôi, như vậy những bộ nào in 1000, 2000 thi` sẽ bị lẻ không đủ bộ, do đó có bộ thi` quá nhiều, có bộ thi` quá ít Đây là trường hợp chúng tôi hết sức băn khuăn và chúng tôi đang trăn trở trong vấn đề này. Chúng tôi có một định hướng, như Sư Trưởng đã nói bây giờ chúng ta phải tu chỉnh cho hoàn hảo một lần nữa, sau khi tu chỉnh hết toàn bộ chúng ta để trong dạng bản thảo, sau đó in một lược và khi in một lượt như vậy chúng ta sẽ bàn về hi`nh thức, về mầu sắc của bià và số lượng để chúng ta có thể in ra một cách đồng bộ, bảy bộ Vi Diệu Pháp là đúng 1000 bộ, mỗi bộ 12 quyển. Thật ra Tạng Vi Diệu Pháp được san định, được tu chỉnh, co`n việc in ấn chúng tôi không có quyền cho nên chúng tôi cũng chưa dám mạo muội làm ra hi`nh thức, co`n những quyển sách mà chính bản thân chúng tôi là soạn giả hay dịch giả chỉ in một kiểu mẫu thôi, bià đằng trước in hi`nh con sư tử, màu nâu đậm như vậy trông một bộ sách của một soạn giả nhi`n rất đẹp mắt, như quyển Luật Nghi Tổng Quát, hay quyển Phạn Ngữ Hàm Thụ, hay quyển Kho Tàng Pháp Học, tiếp sau này chúng tôi sẽ soạn quyển Cư Sĩ Giáo Pháp thi` chúng tôi chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc soạn dịch cũng như việc in việc sửa chữa bản in đó. Chúng tôi làm như vậy để rút kinh nghiệm tu chỉnh Tạng Vi Diệu Pháp có thể cần phải tái bản lại, dầu tái bản với số lượng ít nhưng chúng tôi nghĩ nếu sau này làm thi` làm cho có vẻ đồng bộ với nhau về số lượng cũng như về màu sắc của bià hay cách trang trí tri`nh bày bià, tri`nh bày bên trong ruột, lời nói đầu hay mục lục, hoặc ở những phần tự điển trích cú v.v... Đó là y' kiến của chúng tôi, chúng tôi có sự suy nghĩ như vậy.
TT Giác Đẳng: Người Việt Nam của chúng ta thường nói rằng vấn đề đầu tiên là tiền đâu. Hôm nay Sư Trưởng không cầm mic nói được, nếu Sư Trưởng cầm mic nói được có lẽ sẽ nói nhiều điều, nhưng Sư Trưởng có cho biết hai điều rất quan trọng. Một là Viện Đại Học Vạn Hạnh sẽ in lại Tạng Vi Diệu Pháp, vấn đề thứ hai là Sư Trưởng nói rằng không cần lo về vấn đề tiền in, nếu mà tiền không là vấn đề thi` chúng ta giải quyết được 50%, đó là cách nói theo những người Mỹ nói như vậy.
Bây giờ chúng ta trở lại với đạo hữu Bi`nh Anson, dĩ nhiên chúng ta nghe nói kinh phí có thể lên tới 15,000 US thi` không biết là đạo hữu Bi`nh Anson có được một câu trả lời thoải mái như Sư Trưởng là tiền bạc không thành vấn đề hay không, hay tiền bạc là một việc cần phải lo, thi` hiện tại phải lo như thế nào và những người muốn đóng góp phải đóng góp như thế nào?
Bi`nh Anson: Con cũng muốn có một tinh thần lạc quan như Sư Trưởng. Con thấy rằng coi như phần dịch đã xong rồi, và thật sự Sư Chánh Thân sau khi dịch xong, Sư Nguyệt Thiên đã tiếp tục hoàn chỉnh việc hiệu đính, thành ra bây giờ chúng ta có trên internet và gửi về Việt Nam bản hiệu đính lần thứ nhất, Sư nói là Sư sẽ tiếp tục làm công việc đó và Sư cũng rất là hoan hỷ với bản hiệu đính thành ra chúng con mới bắt đầu tiến hành cho in. Vấn đề kinh phí thi` thật ra chưa có chi tiết rõ ràng bởi vậy cũng co`n tùy thuộc vào hi`nh thức, chẳng hạn như mẫu chữ lớn nhỏ như thế nào thi` số trang sẽ tăng hoặc giảm, rồi vấn đề bià cứng đóng hộp hay chỉ làm bià mỏng thi` nó cũng ảnh hưởng lên chi phí để in ấn. Dự tính sơ khởi thi` tổng cộng 15,000 US, có thể lên xuống vi` đó chỉ là con số dự trù để mi`nh có thể lượng sức mà xúc tiến, ly' tưởng nhất là mi`nh có sẵn một số tiền như vậy để in một lần rồi đóng thành một bộ, một Tạng là chín tập và gồm 5 bộ, đó là ly' tưởng nhất, nhưng trên thực tế cho thấy rằng mi`nh cũng không thể thực hiện được như vậy, thứ nhất là tiền chưa có đủ, thứ hai muốn làm như vậy mi`nh phải có một thành phần hùng hậu tại Việt Nam chứ không phải ở nước ngoài để do` xoát bản in để theo dõi khâu in ấn và khâu đóng sách cho rõ ràng và theo dõi như vậy, chẳng hạn chúng ta nói in 9 tập, một tập là 500 cuốn hay 1000 cuốn, thi` đó là một chuyện không đơn giản so với nước ngoài có quy củ thi` đơn giản, co`n ở Việt Nam qua kinh nghiệm cá nhân thi` nó phức tạp hơn, phải có mặt ở Việt Nam mới làm được những chuyện như vậy. Phương cách thứ hai là chúng ta làm từng giai đoạn, khi nào có giấy phép bộ nào thi` chúng ta làm bộ đó, con cũng đồng y' với Sư Trí Siêu là chúng ta phải thống nhất in một lần giống nhau, để về sau có người cần sưu tập thi` sưu tập đủ. Co`n vấn đề kêu gọi hùn phước đến bây giờ cũng chưa có nhiều, nhưng con rất hoan hỷ là ít ra bộ Đại Phẩm đã được nguồn tài trợ ở trong nước của Sư Chánh Minh và các thí chủ để tiến hành in bộ Đại Phẩm, con rất hoan hỷ trong khi chờ đợi giấy phép của những bộ kia. Bây giờ con mới bắt đầu kêu gọi, cũng có một vài anh chị hứa hẹn sẽ đóng góp, những anh chị đó là những người đã đóng góp rất nhiều trong quá khứ, nhưng vẫn chưa có gi` cụ thể. Như vừa rồi đọc trong quỹ hùn phước của Visakha để kêu gọi trích một phần trong qũy hùn phước đó, quỹ Visakha có nhiều hoạt động khác nhau, trong đó có qũy hộ pháp tức là hoàng pháp thi` có thể trích phần đó, mặc dầu chưa có nhiều nhưng hy vọng sẽ lớn ra để đem qua dự án kinh phí in Tạng Luật này, nhưng tới bây giờ con vẫn chưa có một chương tri`nh nhất định để kêu gọi, bởi vi` con muốn thu thập thêm một vài thông tin nữa từ Việt Nam về vấn đề giấy phép và vấn đề tri`nh bày như thế nào để biết được con số chi phí rõ ràng thi` mới kêu gọi một cách cụ thể rộng rãi hơn. Con xin tri`nh bày như vậy với Chư Tăng Ni và qúy anh chị.
TT Giác Đẳng: Tam Tạng kinh điển là một nền tảng quan trọng cho những người học Phật và từ học Phật một cách nghiêm túc thi` chúng ta mới xây dựng được đạo Phật có căn bản, đây là một việc làm cực ky` quan trọng và đầy y' nghĩa. Chúng tôi một lần nữa kêu gọi sự lưu tâm của tất cả qúi Phật tử./.
TT Giác Đẳng thông tin và phỏng vấn tiến sĩ Bi`nh AnSon và TT Tuệ Siêu về chương tri`nh in ấn Tạng Luật
Minh Hạnh ghi chép
TT Giác Đẳng: Từ chùa Pháp Luân, thành phố Houston, Texas Hoa Ky`, chúng tôi xin gửi đến qúi Ngài và qúi vị bản tin Phật giáo trong ngày.
Việt Nam là một quốc gia đã đón nhận Phật giáo có thể nói rằng suốt 2000 năm qua, nếu so với các quốc gia Phật giáo trong vùng thi` với lịch sử dài đó đã đặt Việt Nam vào trong địa bàn của những nước Phật giáo lâu đời tại Á Châu. Thế nhưng cho đến ngày hôm nay duy nhất chỉ có Việt Nam chưa có một bộ Tam Tạng kinh điển hoàn chỉnh bằng tiếng Việt. Công cuộc phục hưng Phật giáo khởi đi từ tiền bán thế kỷ 20 và về sau này đã giúp chuyển dịch một số phần quan trọng trong Tam Tạng. Đại học Vạn Hạnh đã khởi xướng việc phiên dịch kinh tạng Pali, và trong mấy năm vừa qua kinh tạng Pali đã được hoàn tất với một vài tác phẩm co`n tồn đọng lại, nhưng chúng ta có thể kể như tạng kinh đã được dịch xong. Riêng về tạng Diệu Pháp đã được khởi xướng và phiên dịch bởi Ngài Trưởng Lão HT Tịnh Sự và do TT Trí Siêu san định cho đến hôm nay cũng xem như đã dịch xong. Tạng kinh và tạng Diệu Pháp đều được dịch và in thành sách và trở thành những quyển Tam Tạng đầu tiên chính thức ra mắt ở trong kho tàng Phật học bằng tiếng Việt.
Một điều người ta chờ đợi tương đối từ lâu nhưng mang tính mỏi mo`n bởi vi` có nhiều ly' do và cuối cùng thi` Tạng Luật ở trong Tam Tạng Pali đã được dịch sang tiếng Việt để bởi Ty` Kheo Chánh Thân. Phần Tạng Luật này ti`m thấy có thể trong web site Budsas, thế nhưng Phật giáo Việt Nam rất cần một bộ Tam Tạng được in thành sách. Ở trong các chùa chiền một bộ Tam Tạng như vậy được chính thức đặt ở trong chánh điện hay ở giảng đường nói lên một sự thành tựu của Phật giáo Việt Nam. Có lẽ vi` thiếu sự có mặt của bộ Tam Tạng được ấn hành đàng hoàng nên chi cho đến ngày nay các Tăng sĩ và các Phật tử Việt Nam vẫn chưa có thói quen trích dẫn kinh điển một cách đúng với chủ đề. Riêng về Tạng Luật thi` tiến sĩ Bi`nh An Sơn trong một nỗ lực mới đã có một đề án đưa ra nhằm ấn hành Tạng Luật thành những tập sách rõ ràng như chúng ta thấy trong kinh tạng là tạng A Ty` Đàm và Tạng Diệu Pháp.
Ấn tống Tạng Luật
Perth, Western Australia
26-07-2005
Bình Anson
Đại cương
Tạng Luật (Vinayapitaka) thuộc về Tam Tạng (Tipitaka) là những lời dạy và quy định của đức Phật về các vấn đề có liên quan đến cuộc sống và sự sinh hoạt của các thành viên cũng như các công việc của hội chúng, trong đó chủ yếu đề cập đến các tỳ khưu, một phần dành cho tỳ khưu ni, đồng thời một số vấn đề có thể áp dụng cho hàng tại gia cư sĩ cũng được tìm thấy.
Tạng Luật được chia làm 3 phần chính: Suttavibhanga (Phân Tích Giới Bổn), Khandhaka (Hợp Phần), và Parivara (Tập Yếu).
Theo truyền thống đang được áp dụng ở Miến Điện và Tích Lan, Suttavibhanga được phân làm hai: Parajika (Pali) và Pacittiya (Pali). Cách phân chia này có thể do việc chia hai số lượng sách của Suttavibhanga. Truyền thống Thái Lan cũng phân Suttavibhanga làm hai, căn cứ theo nội dung: Bhikkhuvibhanga (Phân Tích Giới Tỳ Khưu) và Bhikkhunivibhanga (Phân Tích Giới Tỳ Khưu Ni).
Khandhaka được chia làm hai: Mahavagga (Đại Phẩm) và Cullavagga (Tiểu Phẩm).
Vào cuối năm 2004, Tỳ khưu Indacanda Nguyệt Thiên đã dịch toàn bộ Tạng Luật sang Việt ngữ. Dựa theo hình thức trình bày của Tam Tạng Thái Lan, bản Việt dịch Luật Tạng được sắp xếp thành 5 bộ:
1. Phân Tích Giới Tỳ Khưu, gồm 227 điều học của các tỳ khưu.
2. Phân Tích Giới Tỳ Khưu Ni, gồm 311 điều học của các tỳ khưu ni
3. Đại Phẩm, gồm 10 chương, trình bày các vấn đề có liên quan đến đời sống Tăng đoàn.
4. Tiểu Phẩm, gồm 12 chương, trình bày các vấn đề có liên quan đến việc áp dụng giới luật.
5. Tập Yếu, gồm các điều chính yếu chọn lọc và sắp xếp, trình bày qua những góc nhìn khác biệt.
Nhìn chung, nội dung của Tạng Luật tuy có chủ đề là các điều học đã được đức Phật quy định cho các tỳ khưu và tỳ khưu ni, nhưng còn được lồng vào những câu chuyện dẫn nhập trình bày bối cảnh xã hội của Ấn Độ vào thời đức Phật. Nếu nghiên cứu kỹ, người đọc có thể chọn lọc ra những tư liệu giá trị về lịch sử, y khoa, tâm lý, v.v... và rút ra được những bài học có thể ứng dụng trong đời tu tập sống hàng ngày của hàng xuất gia lẫn tại gia cư sĩ.
Ấn tống Tạng Luật
Hiện nay, chúng tôi đang xúc tiến xin giấy phép in ấn tống Tạng Luật tại Việt Nam. Tạng Luật gồm 5 bộ, sẽ được in thành 9 tập:
1. Phân Tích Giới Tỳ Khưu (2 tập)
2. Phân Tích Giới Tỳ Khưu Ni (1 tập)
3. Đại Phẩm (2 tập)
4. Tiểu Phẩm (2 tập)
5. Tập Yếu (2 tập)
Đây là một công trình lớn, mỗi tập dày khoảng 500-800 trang. Theo ước tính sơ khởi, tổng cộng chi phí in ấn có thể lên đến 15,000 USD, tùy theo số lượng in và chất lượng giấy in. Tùy duyên và tùy theo khả năng tài chính, chúng tôi sẽ lần lượt ấn tống các tập này theo từng giai đoạn.
Chúng tôi thành tâm kêu gọi thiện tâm hỗ trợ và đóng góp của chư tôn đức Tăng Ni và quý anh chị Cư sĩ Phật tử để giúp chúng tôi chóng hoàn tất công trình ấn tống Tạng Luật.
Bình Anson
Perth, Western Australia
26-07-2005
email: binh_anson@yahoo.com
TT Giác Đẳng: Chúng tôi xin có vài lời trao đổi với anh Bi`nh An Sơn về đề án quan trọng này. Trước hết Anh Bi`nh cho biết rằng sự hoàn tất công việc phiên dịch in ấn của toàn bộ Tam Tạng kinh điển có một y' nghĩa như thế nào đối với nền Phật học Việt Nam, và người Phật tử Việt Nam.
Bi`nh AnSon: Xin cám ơn TT Giác Đẳng đã cho con một cơ hội tri`nh bày thêm về dự án chúng con đang thực hiện in Tạng Luật, có thể nói đây là một trong những niềm mơ ước khát khao của riêng bản thân chúng con khi chúng con đến với đạo Phật. Đầu tiên đến với đạo Phật qua Tam Tạng kinh điển bằng tiếng Anh, vi` chúng con sống ở nước ngoài 30 năm nay rất là mơ ước được thấy bộ Tam Tạng dịch ra bằng ngôn ngữ của xã hội chúng ta tức là bằng tiếng Việt; thứ nhất là để tu học, chúng ta có thể tự ti`m hiểu thêm những điều giảng của Đức Phật; thứ hai cũng để truyền bá Phật Pháp cho đến mọi người bởi vi` như chúng ta thấy cho đến nay ở Việt Nam mặc dầu đã nói rằng đạo Phật đã đến Việt Nam từ hơn 18 thế kỷ, bắt đầu từ thế kỷ thứ nhất hoặc thứ hai sau Tây lịch nhưng chúng ta vẫn chưa có toàn bộ tài liệu đầy đủ những lời dậy của Đức Phật như đã ghi lại trong tiếng Pali, chỉ có một số học giả có khả năng có thể đọc thẳng tiếng Pali, nhưng đối với đại đa số quần chúng thi` hầu như chúng con không có hiểu được rõ ràng những gi` Đức Phật đã dậy và đã được ghi lại trong Tam Tạng kinh điển, thành thử theo y' kiến cá nhân của chúng con, chúng con nghĩ rằng chúng ta cần phải có một bộ Tam Tạng bằng ngôn ngữ của nước mi`nh để mi`nh có thể đọc. Chúng con thấy rằng mặc dầu người Âu Mỹ đến với Phật Giáo rất chậm, chỉ trong khoảng hai thế kỷ qua, nhưng phải công nhận rằng sự hiểu biết của họ về Phật Pháp có mạch lạc có hệ thống hơn sự hiểu biết của đại đa số người Phật tử cư sĩ gọi là Phật tử tại một nước Phật giáo như Việt Nam của chúng ta. Thành thử con nghĩ rằng cần phải có những tài liệu rõ ràng và chính thống được dịch thẳng từ tiếng Pali sang tiếng Việt và phổ biến rộng rãi đến cho mọi người để mọi người có thể tự ti`m hiểu và tự so sánh những lời dậy của những bậc Đạo Sư và những bực Thầy đương thời với những gi` đã ghi lại chính thống của Đức Phật để có thể hiểu biết một cách khách quan, áp dụng một cách rõ ràng, có ly' luận có cơ sở vào trong sự tu học của mi`nh, cũng như vào trong các công tri`nh hoàng pháp để gi`n giữ Phật Pháp cho thời gian lâu dài tại đất nước của chúng ta. Đó là tâm nguyện của con khi con phát tâm thực hiện dự án in Tạng Luật để phổ biến tại Việt Nam cũng như đến những cộng đồng người Việt tại hải ngoại.
TT Giác Đẳng: Thông thường những tác phẩm kinh điển in thành sách trước rồi sau đó người ta đưa vào trong vi tính trên các web site trên internet, bởi vi` người ta nghĩ rằng in thành sách nó không đáp ứng được nhu cầu và nó rất khó khăn để thỉnh và như vậy họ in thành sách trước và phổ biến trên internet sau. Tạng Luật của Sư Nguyệt Thiên dịch chúng ta đã có trên Budsas do anh Bi`nh Anson thực hiện và phổ biến có thể nói rằng ngày hôm nay những người Phật tử muốn đọc Tạng Luật vào web site đọc dễ dàng, như vậy thi` công việc của chúng ta làm có ngược lại với tánh cách thông thường không? Nếu có một người Phật tử nói rằng Tạng Luật đã có trên internet, có trên các web site, vậy thi` tại sao chúng ta cần phải in thành sách, vậy anh Bi`nh cho biết câu trả lời của anh như thế nào?
Bi`nh Anson: Theo con thi` có hai điểm; thứ nhất về vấn đề logic là Sư Nguyệt Thiên là một Tăng sinh đang theo chương tri`nh tiến sĩ Phật học ở Tích Lan thành thử Sư khó liên lạc với Việt Nam hay Mỹ hoặc các quốc gia có cộng đồng Việt Nam để có thể tiến hành việc in Tạng Luật sau khi Sư dịch xong, thành thử cách nhanh và gọn nhất Sư gửi file vi tính sang cho con để con đưa lên mạng. Bởi vi` trước đó trong qúa tri`nh con có liên lạc với Sư có trao đổi với Sư về công tri`nh mà Sư đã thực hiện dịch Tạng Luật từ tiếng Pali sang tiếng Việt, nên được Sư thương mến và tin tưởng và gửi file qua cho chúng con. Thật ra Sư có ngỏ y' muốn in trước nhưng vi` lúc đó cũng chưa thuận duyên, chưa liên lạc được với Việt Nam và chưa biết được quy tri`nh cũng như những chi tiết kỹ thuật như thế nào để xúc tiến việc in ấn nên con cũng bàn sơ với Sư Nguyệt Thiên và Sư nói có thể đưa Tạng Luật đó lên internet, nhưng ước muốn của Sư là vẫn muốn thấy Tạng Luật đó được in ra thành một bộ sách hẳn hòi, đó là điểm thứ nhất chúng ta thấy trên internet đã xuất hiện trước và cho đến bây giờ vẫn chưa thấy in thành sách.
Vấn đề thứ hai mặc dầu bây giờ chúng ta thấy có sự phát triển của internet và Tạng Luật ngoài ra cũng được in xuống các đĩa CD và được phổ biến đến tất cả mọi người, thi` cũng tiện cho mọi người có thể vào đó để truy cập rõ ràng, nhưng cũng có hai điểm ở đây; thứ nhất chúng ta cũng cần biết rằng ở Việt Nam nhiều nơi, nhiều chùa chưa có phương tiện vi tính rõ ràng để truy cập internet dễ dàng, hoặc có những chùa một số Tăng Ni chưa quen thuộc việc xử dụng máy tính và ngay cả một số Phật tử cũng vậy không phải ai cũng có điều kiện truy cập internet hoặc dùng máy vi tính một cách thành thạo để đọc từ trên internet. Do vậy vấn đề in sách để phổ biến đến mọi tầng lớp của Phật tử và Tăng Ni vẫn là nhu cầu rất cần thiết.
Điểm thứ hai thi` theo kinh nghiệm riêng của con khi chúng ta phải tham cứu những quyển sách quan trọng, chẳng hạn như Tam Tạng kinh điển, Kinh Tạng, Vi Diệu Pháp Tạng hay Luật Tạng thi` chúng ta lúc nào cũng cần có một bộ sách để chúng ta ngồi đọc nghiêm chỉnh trong một không khí nghiêm túc trang nghiêm chú tâm vào đó để đọc, và đồng thời chúng ta có những ghi chú vào những tập giấy, những tập bản thảo và đọc đi đọc lại nhiều lần, thi` con thấy rằng bản internet hoặc CD rom không thể nào thay thể được những dạng sách in ở trên giấy mà chúng ta thường quen biết.
TT Giác Đẳng: Trong nỗ lực thực hiện Tam Tạng hoàn chỉnh của Phật học Việt Nam thi` chúng ta thấy rõ rằng việc thực hiện Kinh Tạng, Luật Tạng và Tạng Diệu Pháp là ba nỗ lực riêng biệt. Riêng về Kinh Tạng dường như Phật Học Vạn Hạnh đã có in thành một hi`nh thức, một tập sách đóng bi`a da màu nâu và có hộp ở bên ngoài. Dĩ nhiên tạm xem có tiêu chuẩn, Tạng Diệu Pháp chúng ta không được như vậy, vi` Tạng Diệu Pháp chỉ được in thành sách thôi. Bây giờ với Tạng Luật chúng ta in như thế nào? Bởi vi` nếu một ngày nào đó Phật tử hoặc một ngôi chùa muốn đặt luôn cả bộ Tam Tạng vào trong tủ đựng Kinh Điển ở trong chánh điện mà Kinh, Luật, Diệu Pháp mang ba hi`nh thức khác nhau, thi` quả thật xem không có tính đồng bộ, nhất là đưa một nhà Sư ngoại quốc và nói đây là bộ Tam Tạng Việt Nam với bộ Kinh, bộ Luật, bộ A Ty` Đàm hi`nh thức riêng, thi` trong y' muốn in Tạng Luật sắp tới anh Bi`nh có ti`m được hi`nh thức nào khả dĩ về hi`nh thức nó có thể gần hay có thể giống với Tạng kinh đã được ấn hành hay không?
Bi`nh Anson: Về hi`nh thức thi` con có bàn sơ với Chư Tăng ở Việt Nam, Sư Tăng Định và Sư Chánh Minh. Con xin bổ túc một tin trước khi con trả lời Sư Giác Đẳng, là khi con bắt đầu xúc tiến xin giấy phép để in toàn bộ 5 bộ của Tạng Luật thi` con được thông tin mới nhất là bộ Đại Phẩm đã được Sư Tăng Định ở chùa Ky` Viên xin giấy phép từ trước và đã được chấp thuận, thành ra trong thời gian tới đây sẽ xúc tiến in Đại Phẩm trước trong khi chờ đợi giấy phép in mấy bộ kia, chùa Ky` Viên sẽ tiến hành ấn tống bộ Đại Phẩm in thành hai tập, sau đó những phần co`n lại chúng con sẽ cố gắng tổ chức để in sau khi có giấy phép nhưng vẫn dưới sự chỉ đạo cũng như sự cố vấn của Chư Tăng về hi`nh thức cũng như dạng in như thế nào.
Y' tưởng đầu tiên là sẽ in với dạng bi`a cứng màu nâu chữ vàng và có đóng hộp tương tựa như Tạng kinh của Ngài HT Minh Châu, bên trong chữ cũng tương tựa như vậy vi` thấy dễ đọc, có thể in khích hơn một chút co`n bộ Kinh Tạng in hơi thưa, và sẽ có thêm vài trao đổi với Chư Tăng ở bên Việt Nam. Vấn đề in bià cứng thi` con cũng có một vài phân vân bởi vi` có hai vấn đề ở đây mi`nh phải suy nghĩ cho kỹ hơn. Thứ nhất vấn đề chi phí in, nếu chúng ta in 1000 cuốn bià cứng thi` chi phí sẽ rất cao thành ra cũng tùy theo ngân khoảng mà chúng ta thâu góp được, chúng ta quyết định có thể in 1000 cuốn như vậy mà toàn bià cứng hay không thay vi` chúng ta in 1000 cuốn làm bià cứng giống Kinh Tạng thi` in khoảng 100 hay 200 để gửi các chùa và các cơ sở Phật học chính yếu co`n phần co`n lại thi` tùy duyên. Thứ hai vấn đề chi phí bưu điện khi phải gửi ra nước ngoài, gửi đến các chùa ở hải ngoại cũng như một số Phật tử nếu có nhu cầu, thi` khi chúng ta gửi ra nước ngoài chúng ta phải nghĩ đến vấn đề tiết kiệm nếu làm bià cứng nó nặng hơn in bià mỏng, giống như Tạng Vi Diệu Pháp bià mỏng thành ra sẽ tiết kiệm được số tiền chi phí bưu điện đó, hiện bây giờ vẫn chưa quyết định in tất cả bià cứng hay chỉ có một phần như 100 hay 200 cuốn bià cứng phần co`n lại thi` bià mỏng nhưng trong hi`nh thức tri`nh bày sẽ có dạng tương tựa như bộ Kinh Tạng của Ngài HT Minh Châu hơn là theo dạng của bộ Vi Diệu Pháp. Đó là y' tưởng mà con đã bàn với Sư Tăng Địng và Sư Chánh Minh ở Việt Nam, và ngay chính dịch giả là Sư Chánh Thân cũng có email qua mặc dầu Sư không nói chi tiết nhưng Sư cũng mong có một sự tri`nh bày như vậy. Con xin tri`nh bày với TT Giác Đẳng, qúi Tăng Ni và quí anh chị như vậy.
TT Giác Đẳng: Thưa TT Trí Siêu, trong công việc in ấn Tạng Diệu Pháp, chúng ta đã in bià mỏng không in bià dày, có cách nào để chúng ta có thể thực hiện được những dịch phẩm của Tạng Diệu Pháp nó mang hi`nh thức tương đồng để nó đồng bộ với Tạng Kinh cũng như Tạng Luật mà tiến sĩ Bi`nh Anson vừa đề cập sẽ in trong tương lai không, hiện tại thi` Tạng Diệu Pháp hoàn toàn khác với Tạng Kinh. Thi` về việc in Tạng Diệu Pháp chúng ta có cách nào để trong tương lai có được một bộ Tam Tạng: Tạng Kinh, Tạng Luật, Tạng Diệu Pháp mang hi`nh thức giống nhau như một bộ Tam Tạng thực hiện đồng bộ hơn là riêng rẽ, xin thỉnh TT Trí Siêu.
TT Trí Siêu: Xin cám ơn TT Giác Đẳng đã nêu lên cho chúng tôi câu hỏi này. Đây cũng là một điều chúng tôi lấy làm băn khuăng, chúng tôi có trăn trở đã từ lâu rồi, có ba lý do mà chúng tôi trăn trở; ly' do thứ nhất vi` việc san định Tạng Vi Diệu Pháp được thực hiện cuối năm 1989 và trong thời điểm đó chúng tôi chưa có một cái gi`, phải nói chưa có kinh nghiệm nhiều trong việc san định và in ấn, do đó chúng tôi cứ làm công việc của mi`nh rồi chúng tôi chuyển bản thảo đó đến Sư Trưởng, rồi Sư Trưởng huy động ban in ấn Tạng Vi Diệu Pháp, chứ chúng tôi không kiểm soát được cho nên khi những tập đầu chúng tôi không mấy hài lo`ng với văn phong cũng như hi`nh thức in.
Điểm thứ hai chúng tôi băn khuăng về hi`nh thức thi` Tạng Vi Diệu Pháp, thật ra ở đây có một điều chúng tôi cũng xin thưa rằng nếu đối với một tạng Kinh, tạng Luật, tạng Vi Diệu Pháp, mỗi một tạng có tánh cách quy mô như vậy thi` phải in cho nhất quán về hi`nh thức mẫu, về kích thứơc, về màu sắc bià cũng như dùng mẫu chữ, làm như thế nào cho có sự phù hợp với nhau và nhất quán từ đầu cho đến cuối, từ quyển một cho đến quyển thứ 12. Điểm thứ ba nữa là số lượng in, thoại đầu quyển Dhammasangani - quyển Pháp Tụ lúc đó in 2000 quyển, những quyển sau này in 1000 quyển rồi sau này nữa in 500 quyển, thi` chúng tôi nghĩ làm như vậy chúng ta sẽ gặp nhiều trở ngại, bởi vi` nếu ai muốn nghiên cứu Tạng Vi Diệu Pháp thi` phải thỉnh trọn bộ, mà nếu thỉnh trọn bộ thi` căn cứ vào sau này in chỉ 500 quyển, thi` nếu tính trọn bộ thi` chỉ có 500 bộ thôi, như vậy những bộ nào in 1000, 2000 thi` sẽ bị lẻ không đủ bộ, do đó có bộ thi` quá nhiều, có bộ thi` quá ít Đây là trường hợp chúng tôi hết sức băn khuăn và chúng tôi đang trăn trở trong vấn đề này. Chúng tôi có một định hướng, như Sư Trưởng đã nói bây giờ chúng ta phải tu chỉnh cho hoàn hảo một lần nữa, sau khi tu chỉnh hết toàn bộ chúng ta để trong dạng bản thảo, sau đó in một lược và khi in một lượt như vậy chúng ta sẽ bàn về hi`nh thức, về mầu sắc của bià và số lượng để chúng ta có thể in ra một cách đồng bộ, bảy bộ Vi Diệu Pháp là đúng 1000 bộ, mỗi bộ 12 quyển. Thật ra Tạng Vi Diệu Pháp được san định, được tu chỉnh, co`n việc in ấn chúng tôi không có quyền cho nên chúng tôi cũng chưa dám mạo muội làm ra hi`nh thức, co`n những quyển sách mà chính bản thân chúng tôi là soạn giả hay dịch giả chỉ in một kiểu mẫu thôi, bià đằng trước in hi`nh con sư tử, màu nâu đậm như vậy trông một bộ sách của một soạn giả nhi`n rất đẹp mắt, như quyển Luật Nghi Tổng Quát, hay quyển Phạn Ngữ Hàm Thụ, hay quyển Kho Tàng Pháp Học, tiếp sau này chúng tôi sẽ soạn quyển Cư Sĩ Giáo Pháp thi` chúng tôi chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc soạn dịch cũng như việc in việc sửa chữa bản in đó. Chúng tôi làm như vậy để rút kinh nghiệm tu chỉnh Tạng Vi Diệu Pháp có thể cần phải tái bản lại, dầu tái bản với số lượng ít nhưng chúng tôi nghĩ nếu sau này làm thi` làm cho có vẻ đồng bộ với nhau về số lượng cũng như về màu sắc của bià hay cách trang trí tri`nh bày bià, tri`nh bày bên trong ruột, lời nói đầu hay mục lục, hoặc ở những phần tự điển trích cú v.v... Đó là y' kiến của chúng tôi, chúng tôi có sự suy nghĩ như vậy.
TT Giác Đẳng: Người Việt Nam của chúng ta thường nói rằng vấn đề đầu tiên là tiền đâu. Hôm nay Sư Trưởng không cầm mic nói được, nếu Sư Trưởng cầm mic nói được có lẽ sẽ nói nhiều điều, nhưng Sư Trưởng có cho biết hai điều rất quan trọng. Một là Viện Đại Học Vạn Hạnh sẽ in lại Tạng Vi Diệu Pháp, vấn đề thứ hai là Sư Trưởng nói rằng không cần lo về vấn đề tiền in, nếu mà tiền không là vấn đề thi` chúng ta giải quyết được 50%, đó là cách nói theo những người Mỹ nói như vậy.
Bây giờ chúng ta trở lại với đạo hữu Bi`nh Anson, dĩ nhiên chúng ta nghe nói kinh phí có thể lên tới 15,000 US thi` không biết là đạo hữu Bi`nh Anson có được một câu trả lời thoải mái như Sư Trưởng là tiền bạc không thành vấn đề hay không, hay tiền bạc là một việc cần phải lo, thi` hiện tại phải lo như thế nào và những người muốn đóng góp phải đóng góp như thế nào?
Bi`nh Anson: Con cũng muốn có một tinh thần lạc quan như Sư Trưởng. Con thấy rằng coi như phần dịch đã xong rồi, và thật sự Sư Chánh Thân sau khi dịch xong, Sư Nguyệt Thiên đã tiếp tục hoàn chỉnh việc hiệu đính, thành ra bây giờ chúng ta có trên internet và gửi về Việt Nam bản hiệu đính lần thứ nhất, Sư nói là Sư sẽ tiếp tục làm công việc đó và Sư cũng rất là hoan hỷ với bản hiệu đính thành ra chúng con mới bắt đầu tiến hành cho in. Vấn đề kinh phí thi` thật ra chưa có chi tiết rõ ràng bởi vậy cũng co`n tùy thuộc vào hi`nh thức, chẳng hạn như mẫu chữ lớn nhỏ như thế nào thi` số trang sẽ tăng hoặc giảm, rồi vấn đề bià cứng đóng hộp hay chỉ làm bià mỏng thi` nó cũng ảnh hưởng lên chi phí để in ấn. Dự tính sơ khởi thi` tổng cộng 15,000 US, có thể lên xuống vi` đó chỉ là con số dự trù để mi`nh có thể lượng sức mà xúc tiến, ly' tưởng nhất là mi`nh có sẵn một số tiền như vậy để in một lần rồi đóng thành một bộ, một Tạng là chín tập và gồm 5 bộ, đó là ly' tưởng nhất, nhưng trên thực tế cho thấy rằng mi`nh cũng không thể thực hiện được như vậy, thứ nhất là tiền chưa có đủ, thứ hai muốn làm như vậy mi`nh phải có một thành phần hùng hậu tại Việt Nam chứ không phải ở nước ngoài để do` xoát bản in để theo dõi khâu in ấn và khâu đóng sách cho rõ ràng và theo dõi như vậy, chẳng hạn chúng ta nói in 9 tập, một tập là 500 cuốn hay 1000 cuốn, thi` đó là một chuyện không đơn giản so với nước ngoài có quy củ thi` đơn giản, co`n ở Việt Nam qua kinh nghiệm cá nhân thi` nó phức tạp hơn, phải có mặt ở Việt Nam mới làm được những chuyện như vậy. Phương cách thứ hai là chúng ta làm từng giai đoạn, khi nào có giấy phép bộ nào thi` chúng ta làm bộ đó, con cũng đồng y' với Sư Trí Siêu là chúng ta phải thống nhất in một lần giống nhau, để về sau có người cần sưu tập thi` sưu tập đủ. Co`n vấn đề kêu gọi hùn phước đến bây giờ cũng chưa có nhiều, nhưng con rất hoan hỷ là ít ra bộ Đại Phẩm đã được nguồn tài trợ ở trong nước của Sư Chánh Minh và các thí chủ để tiến hành in bộ Đại Phẩm, con rất hoan hỷ trong khi chờ đợi giấy phép của những bộ kia. Bây giờ con mới bắt đầu kêu gọi, cũng có một vài anh chị hứa hẹn sẽ đóng góp, những anh chị đó là những người đã đóng góp rất nhiều trong quá khứ, nhưng vẫn chưa có gi` cụ thể. Như vừa rồi đọc trong quỹ hùn phước của Visakha để kêu gọi trích một phần trong qũy hùn phước đó, quỹ Visakha có nhiều hoạt động khác nhau, trong đó có qũy hộ pháp tức là hoàng pháp thi` có thể trích phần đó, mặc dầu chưa có nhiều nhưng hy vọng sẽ lớn ra để đem qua dự án kinh phí in Tạng Luật này, nhưng tới bây giờ con vẫn chưa có một chương tri`nh nhất định để kêu gọi, bởi vi` con muốn thu thập thêm một vài thông tin nữa từ Việt Nam về vấn đề giấy phép và vấn đề tri`nh bày như thế nào để biết được con số chi phí rõ ràng thi` mới kêu gọi một cách cụ thể rộng rãi hơn. Con xin tri`nh bày như vậy với Chư Tăng Ni và qúy anh chị.
TT Giác Đẳng: Tam Tạng kinh điển là một nền tảng quan trọng cho những người học Phật và từ học Phật một cách nghiêm túc thi` chúng ta mới xây dựng được đạo Phật có căn bản, đây là một việc làm cực ky` quan trọng và đầy y' nghĩa. Chúng tôi một lần nữa kêu gọi sự lưu tâm của tất cả qúi Phật tử./.