No. 0653 (ÐÐ Thich Nguyen Tang dịch)
( Trích từ Trang Nhà Quảng Ðức)
Frank Lee Woodwardmột nhà phiên dịch Kinh Điển PG tại Úc Châu
Tên tuổi của Frank Lee Woodward nổi bật trong số các học giả Pali, người đã biên tập và chuyển ngữ kinh Phật thuộc Hội Phiên Dịch Kinh Điển Pali (Luân Đôn), tuy nhiên, Woodward được tôn kính và ghi nhớ công ơn mà ông đã phục vụ trong ngành giáo dục tại Tích Lan hơn là những gì ông đã cống hiến cho công tác phiên dịch kinh Phật.
Frank Lee Woodward sinh năm 1871 ở Norfolk, Anh Quốc, con trai thứ ba của một giáo sĩ Anh Giáo. Ở trung học, và sau đó ở Sydney Sussex College, Cambridge, ông là một tay chơi thể thao nổi tiếng, nhưng vào khoảng năm mười chín tuổi, ông trải qua một thời kỳ “u trầm” về tâm lý (psychological distress), đưa ông đến triết lý khắc kỷ của Marcus Aurelius, là người mà ông gọi là “cột trụ vững chắc cho những người sống nội tâm” (a pillar of strength to those who live inwardly). Từ năm 1898 ông dạy học ở Stamford trong 5 năm, nhận bằng tiến sĩ ở Đại Học Cambridge vào năm 1901. Trong khoảng thời gian này ông khám phá ra Thông Thiên Học (Theosophy), lúc đầu là qua thuyết luân hồi (reincarnation) của Plato. Ông gia nhập Hội Thông Thiên Học năm 1902, và rất tin vào Đại Tá Olcott và loại hình Phật Giáo của ông này. Dù ngay từ lúc đó đã là một điều lỗi thời, nhưng như một người theo Phật Giáo Thông Thiên Học, Woodward vẫn tuyệt đối tin vào các vị Mahatmas vùng Hy Mã Lạp Sơn mà bà Blavatsky đã nói đến. Về sau ông viết cho một người bạn: “Đừng chê giáo lý Thông Thiên Học chỉ vì mình không nắm được hay vì có sự thiên về một mặt, tức là thiên về Ấn Giáo. Đức Bồ Tát Di Lặc đang quán sát thế giới này” (Do not repulse Theosophy Society’s teachings because you cannot grasp them or because on side is prominent i.e Hinduism… the Bodhisatava Maitreya is watching over this world).
Là một người Thông Thiên Học thuộc phái cũ, ông sẵn sàng làm theo ý Đại Tá Olcott. Năm 1903, Olcott công cử cho ông chức vụ hiệu trưởng Trường Makinda của Hội Thông Thiên Học Phật Giáo ở Galle, Tích Lan.
Ở đây ông làm việc không mệt mỏi trong mười sáu năm, đạt một địa vị huyền thoại gần ngang với Đại Tá Olcott. Không nhận tiền lương, ông dùng nhiều tài sản của mình để xây dựng những cơ sở mới và nghĩa cử này làm cho ông phải sống nghèo khó vào cuối đời. Tuy là một thầy giáo nghiêm khắc, ông vẫn được 350 nam sinh của trường này xem là thần tượng.
Ngoài công việc điều hành trường, ông đích thân giảng dạy với nhiều lớp khác nhau. Ông biết rõ tên của từng học sinh và nhớ cả tên lóng mà chính ông đặt cho từng người theo tên của nhân vật trong các vở kịch của Shakespear. Woodard cũng dạy những lớp Phật Học cao cấp. Ông thường mặc áo sơ mi trắng và thọ trì tám giới cấm vào ngày trăng tròn, ông cũng thường đích thân rửa chân cho nhiều vị tăng khi họ đến trường khất thực. Trong một thời gian ông làm chủ bút tờ “Buddhist”, tạp chí Phật Giáo hàng đầu của Tích Lan, và năm nào cũng đi Madras, Ấn Độ, để tham dự hôi nghị hàng năm của Hội Thông Thiên Học. Tuy nhiên, khí hậu nhiệt đới bắt đầu có ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe của ông, vì thế năm 1919, trang bị với trọn một tấn sách và những “xá lợi”, tặng phẩm của các tăng sĩ ở quận Galle, ông về hưu ở Tasmania (Úc châu) và sống phần đời ba mươi năm còn lại của mình và dịch kinh sách tiếng Pali.
Wooward mua một vườn táo nhỏ cùng với ngôi nhà tranh của một hội viên Thông Thiên Học. Tọa lạc ở bờ sông Tamar cách Launceston bốn mươi cây số, ngôi nhà của ông nhìn ra phong cảnh hùng vĩ của núi Ben Lemond, một trong những đỉnh núi cao nhất ở Tasmania, cách đó 65 cây số. Trong khung cảnh thơ mộng này, ông bắt đầu thực hiện công trình thực sự của đời mình, ở tuổi gần năm mươi. Ngoài việc thỉnh thoảng đóng góp bài vở cho tạp chí “Theosophy in Australasia”, công việc chính của Woodward là dịch thuật cho Hội Kinh Điển Pali (Pali Text Society), do Tiến sĩ Rhys Davids thành lập năm 1881 ở Luân Đôn. Tính từ năm 1916 trở đi, số kinh sách đóng góp của ông không dưới mười sáu cuốn, trong đó có các kinh như Trường Bộ Kinh (The Digha Nikaya, or "Collection of Long Discourses"), Trung Bộ Kinh (The Majjhima Nikaya, or "Middle-length Discourses),Tương Ưng Bộ Kinh (The Samyutta Nikaya or The Grouped Discourses), Tăng Chi Bộ Kinh (The Anguttara Nikaya, The "Further-factored" Discourses). Đáng kể nhất là tuyển tập “Lời Dạy của Đức Phật” (Some Sayings Of The Buddha), có lẽ là cuốn này làm cho ông được nhớ đến nhiều nhất. Chirstmas Humphreys, một tín đồ Phật Giáo Thông Thiên Học nổi tiếng ngang với Woodward, viết vào năm 1972 rằng ông xem cuốn này vẫn là tuyển tập về Kinh Điển Pali hay nhất đã được xuất bản. Cuốn này cũng được đưa vào loạt sách “Cổ Thư Của Thế Giới” (World’s Classics Series) với lời giới thiệu của Sir Francis Younghusband. Đối với nhiều người Tây Phương, kể cả những tín đồ PG Úc nổi tiếng sau này, thì cuốn “Lời Dạy của Đức Phật” vẫn là ngưỡng cửa để bước vào Phật Giáo, và dù ngày nay văn phong của cuốn này có vẻ hào nhoáng, nó vẫn làm cho Wooward được đặt ngang hàng với Rhys Davids và Nyanatiloka như một học giả kinh điển Pali.
Đời sống của F. L. Wooward ở Tasmania có tính cách đơn sơ và thôn dã. Ông sống cho những tác phẩm dịch thuật của mình và Tasmania cung cấp sự tịch tĩnh cần thiết cho ông. Tuy những người trong làng này xem ông là có phần lập dị, ông vẫn giao tiếp thân mật với những người láng giềng gần nhất và được trẻ em địa phương yêu mến. Mỗi khi đến tiệm tạp hóa ông lại mua kẹo phân phát cho chúng. Ông cũng lập những lá số tử vi (astrological charts) cho các em, và đây là một thú giải trí Thông Thiên Học. Là người ăn chay trường và yêu súc vật, ông làm cho hàng xóm ngạc nhiên khi họ thấy ông thích loài rắn trong vùng, trong đó có những con rắn được ông đặt tên riêng.
Trong những năm cuối đời của ông, khu vườn không được chăm sóc, và lối sống “ thiểu dục tri túc” của ông không tiện nghi gì hơn đời sống của một tu sĩ Phật Giáo, với số tiền trợ cấp khoảng 70 bảng một năm, nhưng ông vẫn xem là luôn luôn khá “vui vẻ và sôi nổi” rồi. Ông hành thiền mỗi đêm, và trở nên xao lãng với vẻ bên ngoài của mình đến mức trong những dịp ít có rời khỏi “bán kính đạo viện”, ông thường chỉ mặc “một cái quần pyjamas, một cái bao giấy thay cho áo sơ mi, và cái khăn đội đầu màu trắng”, theo lời kể của ông. Những người láng giềng nói rằng trong một chuyến đi dạo, ông tình cờ gặp Sir Robert Menzies lúc đó đang đi thăm người bạn trong vùng, và đã mời ông đến nhà mình uống trà. Woodward chỉ đi thành phố Launceston hai hay ba lần mỗi năm, thường là để tham dự những hoạt động của chi hội Thông Thiên Học địa phương. Ông tuyên bố rằng mình luôn luôn “tin tưởng vào phương diện tốt đẹp của bất cứ sự việc gì xảy ra”. Có lẽ sự nhiệt thành này đã giảm bớt phần nào khi ông giao tiếp với những Phật tử Úc mỗi lúc mỗi đông hơn trong mấy năm trước khi ông qua đời vào năm 1952.
Tổng hợp theo tài liệu:
- The Western Contribution to Buddhism.William Peiris (1973). Motilal Banarsidass Publications, Delhi, India
- History of Buddhism in Australia 1848-1988. Paul Croucher (1989) New South Wales University Press. Australia
http://www.quangduc.com/quocte/01pgkhaptg3-frankleewoodward.html
( Trích từ Trang Nhà Quảng Ðức)
Frank Lee Woodwardmột nhà phiên dịch Kinh Điển PG tại Úc Châu
Tên tuổi của Frank Lee Woodward nổi bật trong số các học giả Pali, người đã biên tập và chuyển ngữ kinh Phật thuộc Hội Phiên Dịch Kinh Điển Pali (Luân Đôn), tuy nhiên, Woodward được tôn kính và ghi nhớ công ơn mà ông đã phục vụ trong ngành giáo dục tại Tích Lan hơn là những gì ông đã cống hiến cho công tác phiên dịch kinh Phật.
Frank Lee Woodward sinh năm 1871 ở Norfolk, Anh Quốc, con trai thứ ba của một giáo sĩ Anh Giáo. Ở trung học, và sau đó ở Sydney Sussex College, Cambridge, ông là một tay chơi thể thao nổi tiếng, nhưng vào khoảng năm mười chín tuổi, ông trải qua một thời kỳ “u trầm” về tâm lý (psychological distress), đưa ông đến triết lý khắc kỷ của Marcus Aurelius, là người mà ông gọi là “cột trụ vững chắc cho những người sống nội tâm” (a pillar of strength to those who live inwardly). Từ năm 1898 ông dạy học ở Stamford trong 5 năm, nhận bằng tiến sĩ ở Đại Học Cambridge vào năm 1901. Trong khoảng thời gian này ông khám phá ra Thông Thiên Học (Theosophy), lúc đầu là qua thuyết luân hồi (reincarnation) của Plato. Ông gia nhập Hội Thông Thiên Học năm 1902, và rất tin vào Đại Tá Olcott và loại hình Phật Giáo của ông này. Dù ngay từ lúc đó đã là một điều lỗi thời, nhưng như một người theo Phật Giáo Thông Thiên Học, Woodward vẫn tuyệt đối tin vào các vị Mahatmas vùng Hy Mã Lạp Sơn mà bà Blavatsky đã nói đến. Về sau ông viết cho một người bạn: “Đừng chê giáo lý Thông Thiên Học chỉ vì mình không nắm được hay vì có sự thiên về một mặt, tức là thiên về Ấn Giáo. Đức Bồ Tát Di Lặc đang quán sát thế giới này” (Do not repulse Theosophy Society’s teachings because you cannot grasp them or because on side is prominent i.e Hinduism… the Bodhisatava Maitreya is watching over this world).
Là một người Thông Thiên Học thuộc phái cũ, ông sẵn sàng làm theo ý Đại Tá Olcott. Năm 1903, Olcott công cử cho ông chức vụ hiệu trưởng Trường Makinda của Hội Thông Thiên Học Phật Giáo ở Galle, Tích Lan.
Ở đây ông làm việc không mệt mỏi trong mười sáu năm, đạt một địa vị huyền thoại gần ngang với Đại Tá Olcott. Không nhận tiền lương, ông dùng nhiều tài sản của mình để xây dựng những cơ sở mới và nghĩa cử này làm cho ông phải sống nghèo khó vào cuối đời. Tuy là một thầy giáo nghiêm khắc, ông vẫn được 350 nam sinh của trường này xem là thần tượng.
Ngoài công việc điều hành trường, ông đích thân giảng dạy với nhiều lớp khác nhau. Ông biết rõ tên của từng học sinh và nhớ cả tên lóng mà chính ông đặt cho từng người theo tên của nhân vật trong các vở kịch của Shakespear. Woodard cũng dạy những lớp Phật Học cao cấp. Ông thường mặc áo sơ mi trắng và thọ trì tám giới cấm vào ngày trăng tròn, ông cũng thường đích thân rửa chân cho nhiều vị tăng khi họ đến trường khất thực. Trong một thời gian ông làm chủ bút tờ “Buddhist”, tạp chí Phật Giáo hàng đầu của Tích Lan, và năm nào cũng đi Madras, Ấn Độ, để tham dự hôi nghị hàng năm của Hội Thông Thiên Học. Tuy nhiên, khí hậu nhiệt đới bắt đầu có ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe của ông, vì thế năm 1919, trang bị với trọn một tấn sách và những “xá lợi”, tặng phẩm của các tăng sĩ ở quận Galle, ông về hưu ở Tasmania (Úc châu) và sống phần đời ba mươi năm còn lại của mình và dịch kinh sách tiếng Pali.
Wooward mua một vườn táo nhỏ cùng với ngôi nhà tranh của một hội viên Thông Thiên Học. Tọa lạc ở bờ sông Tamar cách Launceston bốn mươi cây số, ngôi nhà của ông nhìn ra phong cảnh hùng vĩ của núi Ben Lemond, một trong những đỉnh núi cao nhất ở Tasmania, cách đó 65 cây số. Trong khung cảnh thơ mộng này, ông bắt đầu thực hiện công trình thực sự của đời mình, ở tuổi gần năm mươi. Ngoài việc thỉnh thoảng đóng góp bài vở cho tạp chí “Theosophy in Australasia”, công việc chính của Woodward là dịch thuật cho Hội Kinh Điển Pali (Pali Text Society), do Tiến sĩ Rhys Davids thành lập năm 1881 ở Luân Đôn. Tính từ năm 1916 trở đi, số kinh sách đóng góp của ông không dưới mười sáu cuốn, trong đó có các kinh như Trường Bộ Kinh (The Digha Nikaya, or "Collection of Long Discourses"), Trung Bộ Kinh (The Majjhima Nikaya, or "Middle-length Discourses),Tương Ưng Bộ Kinh (The Samyutta Nikaya or The Grouped Discourses), Tăng Chi Bộ Kinh (The Anguttara Nikaya, The "Further-factored" Discourses). Đáng kể nhất là tuyển tập “Lời Dạy của Đức Phật” (Some Sayings Of The Buddha), có lẽ là cuốn này làm cho ông được nhớ đến nhiều nhất. Chirstmas Humphreys, một tín đồ Phật Giáo Thông Thiên Học nổi tiếng ngang với Woodward, viết vào năm 1972 rằng ông xem cuốn này vẫn là tuyển tập về Kinh Điển Pali hay nhất đã được xuất bản. Cuốn này cũng được đưa vào loạt sách “Cổ Thư Của Thế Giới” (World’s Classics Series) với lời giới thiệu của Sir Francis Younghusband. Đối với nhiều người Tây Phương, kể cả những tín đồ PG Úc nổi tiếng sau này, thì cuốn “Lời Dạy của Đức Phật” vẫn là ngưỡng cửa để bước vào Phật Giáo, và dù ngày nay văn phong của cuốn này có vẻ hào nhoáng, nó vẫn làm cho Wooward được đặt ngang hàng với Rhys Davids và Nyanatiloka như một học giả kinh điển Pali.
Đời sống của F. L. Wooward ở Tasmania có tính cách đơn sơ và thôn dã. Ông sống cho những tác phẩm dịch thuật của mình và Tasmania cung cấp sự tịch tĩnh cần thiết cho ông. Tuy những người trong làng này xem ông là có phần lập dị, ông vẫn giao tiếp thân mật với những người láng giềng gần nhất và được trẻ em địa phương yêu mến. Mỗi khi đến tiệm tạp hóa ông lại mua kẹo phân phát cho chúng. Ông cũng lập những lá số tử vi (astrological charts) cho các em, và đây là một thú giải trí Thông Thiên Học. Là người ăn chay trường và yêu súc vật, ông làm cho hàng xóm ngạc nhiên khi họ thấy ông thích loài rắn trong vùng, trong đó có những con rắn được ông đặt tên riêng.
Trong những năm cuối đời của ông, khu vườn không được chăm sóc, và lối sống “ thiểu dục tri túc” của ông không tiện nghi gì hơn đời sống của một tu sĩ Phật Giáo, với số tiền trợ cấp khoảng 70 bảng một năm, nhưng ông vẫn xem là luôn luôn khá “vui vẻ và sôi nổi” rồi. Ông hành thiền mỗi đêm, và trở nên xao lãng với vẻ bên ngoài của mình đến mức trong những dịp ít có rời khỏi “bán kính đạo viện”, ông thường chỉ mặc “một cái quần pyjamas, một cái bao giấy thay cho áo sơ mi, và cái khăn đội đầu màu trắng”, theo lời kể của ông. Những người láng giềng nói rằng trong một chuyến đi dạo, ông tình cờ gặp Sir Robert Menzies lúc đó đang đi thăm người bạn trong vùng, và đã mời ông đến nhà mình uống trà. Woodward chỉ đi thành phố Launceston hai hay ba lần mỗi năm, thường là để tham dự những hoạt động của chi hội Thông Thiên Học địa phương. Ông tuyên bố rằng mình luôn luôn “tin tưởng vào phương diện tốt đẹp của bất cứ sự việc gì xảy ra”. Có lẽ sự nhiệt thành này đã giảm bớt phần nào khi ông giao tiếp với những Phật tử Úc mỗi lúc mỗi đông hơn trong mấy năm trước khi ông qua đời vào năm 1952.
Tổng hợp theo tài liệu:
- The Western Contribution to Buddhism.William Peiris (1973). Motilal Banarsidass Publications, Delhi, India
- History of Buddhism in Australia 1848-1988. Paul Croucher (1989) New South Wales University Press. Australia
http://www.quangduc.com/quocte/01pgkhaptg3-frankleewoodward.html