<body><script type="text/javascript"> function setAttributeOnload(object, attribute, val) { if(window.addEventListener) { window.addEventListener('load', function(){ object[attribute] = val; }, false); } else { window.attachEvent('onload', function(){ object[attribute] = val; }); } } </script> <div id="navbar-iframe-container"></div> <script type="text/javascript" src="https://apis.google.com/js/platform.js"></script> <script type="text/javascript"> gapi.load("gapi.iframes:gapi.iframes.style.bubble", function() { if (gapi.iframes && gapi.iframes.getContext) { gapi.iframes.getContext().openChild({ url: 'https://www.blogger.com/navbar.g?targetBlogID\x3d10127388\x26blogName\x3dTin+T%E1%BB%A9c+Ph%E1%BA%ADt+Gi%C3%A1o\x26publishMode\x3dPUBLISH_MODE_BLOGSPOT\x26navbarType\x3dBLUE\x26layoutType\x3dCLASSIC\x26searchRoot\x3dhttps://roomdieuphap.blogspot.com/search\x26blogLocale\x3dvi_VN\x26v\x3d2\x26homepageUrl\x3dhttp://roomdieuphap.blogspot.com/\x26vt\x3d-3702944493927259419', where: document.getElementById("navbar-iframe-container"), id: "navbar-iframe" }); } }); </script><!-- --><div id="flagi" style="visibility:hidden; position:absolute;" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><div id="flagtop"></div><div id="top-filler"></div><div id="flagi-body">Notify Blogger about objectionable content.<br /><a href="http://help.blogger.com/bin/answer.py?answer=1200"> What does this mean? </a> </div></div><div id="b-navbar"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-logo" title="Go to Blogger.com"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/logobar.gif" alt="Blogger" width="80" height="24" /></a><div id="b-sms" class="b-mobile"><a href="sms:?body=Hi%2C%20check%20out%20Thong%20Bao%20at%20trangthongbao.blogspot.com">Send As SMS</a></div><form id="b-search" name="b-search" action="http://search.blogger.com/"><div id="b-more"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-getorpost"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_getblog.gif" alt="Get your own blog" width="112" height="15" /></a><a id="flagButton" style="display:none;" href="javascript:toggleFlag();" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif" name="flag" alt="Flag Blog" width="55" height="15" /></a><a href="http://www.blogger.com/redirect/next_blog.pyra?navBar=true" id="b-next"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_nextblog.gif" alt="Next blog" width="72" height="15" /></a></div><div id="b-this"><input type="text" id="b-query" name="as_q" /><input type="hidden" name="ie" value="UTF-8" /><input type="hidden" name="ui" value="blg" /><input type="hidden" name="bl_url" value="trangthongbao.blogspot.com" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_this.gif" alt="Search This Blog" id="b-searchbtn" title="Search this blog with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value='trangthongbao.blogspot.com'" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_all.gif" alt="Search All Blogs" value="Search" id="b-searchallbtn" title="Search all blogs with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value=''" /><a href="javascript:BlogThis();" id="b-blogthis">BlogThis!</a></div></form></div><script type="text/javascript"><!-- var ID = 10977212;var HATE_INTERSTITIAL_COOKIE_NAME = 'dismissedInterstitial';var FLAG_COOKIE_NAME = 'flaggedBlog';var FLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/flag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var UNFLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/unflag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var FLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif';var UNFLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/unflag.gif';var ncHasFlagged = false;var servletTarget = new Image(); function BlogThis() {Q='';x=document;y=window;if(x.selection) {Q=x.selection.createRange().text;} else if (y.getSelection) { Q=y.getSelection();} else if (x.getSelection) { Q=x.getSelection();}popw = y.open('http://www.blogger.com/blog_this.pyra?t=' + escape(Q) + '&u=' + escape(location.href) + '&n=' + escape(document.title),'bloggerForm','scrollbars=no,width=475,height=300,top=175,left=75,status=yes,resizable=yes');void(0);} function blogspotInit() {initFlag();} function hasFlagged() {return getCookie(FLAG_COOKIE_NAME) || ncHasFlagged;} function toggleFlag() {var date = new Date();var id = 10977212;if (hasFlagged()) {removeCookie(FLAG_COOKIE_NAME);servletTarget.src = UNFLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = false;} else { setBlogspotCookie(FLAG_COOKIE_NAME, 'true');servletTarget.src = FLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = true;}} function initFlag() {document.getElementById('flagButton').style.display = 'inline';if (hasFlagged()) {document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;} else {document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;}} function showDrop() {if (!hasFlagged()) {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'visible';}} function hideDrop() {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'hidden';} function setBlogspotCookie(name, val) {var expire = new Date((new Date()).getTime() + 5 * 24 * 60 * 60 * 1000);var path = '/';setCookie(name, val, null, expire, path, null);} function removeCookie(name){var expire = new Date((new Date()).getTime() - 1000); setCookie(name,'',null,expire,'/',null);} --></script><script type="text/javascript"> blogspotInit();</script><div id="space-for-ie"></div>

 

Thứ Sáu, tháng 9 01, 2006

No. 1107 (tinhtan dịch)

Ngài Thiền Sư Ajahn Brahmavamso nói: “Không phải lúc để sầu khổ”

The Buddhist Channel, Aug 31, 2006

Perth, Úc Châu -- Ngài Thiền Sư danh tiếng Ajahn Brahmavamso trong lời phân ưu gởi từ Úc Châu đã khuyên các thiện tín tại Mã Lai rằng bây giờ không phải là lúc để đau buồn về sự mất mát của họ là Ngài Tăng Trưởng Tiến sĩ K. Sri Dhammananda vô cùng kính thương đã viên tịch ngày hôm qua 31 tháng 08, 2006.


Ngài nói rằng, thay vì thương tiếc, mọi người nên tri ân vì họ đã được biết và thọ giáo với một vị Tăng Trưởng vĩ đại như vậy và họ đã được hưởng nhiều lợi lạc từ sự giảng dạy giáo pháp của Ngài.

Ngài Ajhan cũng đã nói rằng đây là lúc để quán tưởng về bản chất Vô thường, Bất toại nguyện, và Vô ngã ngay trong chúng ta, về những người thương yêu của chúng ta và bản chất của tất cả các pháp.

Ngài cũng khuyên rằng đây là dịp tốt để thọ Bát Quan Trai giới và hồi hướng đến Ngài Cố Tăng Trưởng Tiến sĩ K. Sri Dhammananda.

Not time to grief, says Ajahn Brahmavamso

The Buddhist Channel, Aug 31, 2006


Perth, Australia -- Well known Dharma teacher Ajahn Brahmavamso in a condolence message from Australia has advised devotees in Malaysia that now is not the time to grief over the loss of their much beloved Chief Venerable Dr K Sri Dhammananda, who passed away today.

He said that people should instead feel grateful that they have come to know such a great being and how they have benefited from his teachings.

Ajahn also said that it is timely to reflect on impermanence, non-satisfactoriness and non-self characteristics in ourselves, on our loved ones and all conditioned things.

He also advised that it is a good time to observe the Eight Precepts and to share merits with our the late Chief Venerable.

Tiểu sử Ngài K. Sri Dhammananda
( ÐÐ Nguyên Tạng dịch)
Thuở Thiếu Thời:

Hòa thượng Dhammananda, thế danh Martin (vì sanh ra trong thời gian đô hộ của Thực dân Anh quốc, nên phải dùng tên tiếng Anh), sinh ngày 18 tháng 3 năm 1919 trong một gia đình trung lưu, cha là cụ ông K. A. Garmage tại làng Kirinde, tỉnh Matara, miền Nam nước Tích Lan (Ceylon), Ngài là người con trưởng trong một gia đình có 6 anh chị em.

Ngài bắt đầu học tiểu học năm 7 tuổi tại trường làng Kirinde. Không giống như những làng khác ở Tích Lan, Kirinde chưa bề bị tác động bởi chiến dịch truyền đạo của Ky Tô giáo. Nhờ thế mà PG vẫn còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến sinh hoạt của người dân và ngôi chùa của địa phương. Bên cạnh người mẹ mộ đạo, ngài được người cậu ruột là một Tăng sĩ trụ trì ngôi chùa của địa phương này giúp đỡ và hướng dẫn ngài học Phật, chẳng bao lâu ý tưởng xuất gia học đạo phát khởi trong tâm hồn của ngài.

Năm 12 tuổi, Ngài xuất gia làm chú tiểu (samanera) với Hòa thượng K Dhammaratana Maha Thera ở chùa Kirinda với pháp danh là Dhammananda, (Pháp Hỷ, nghĩa là "người chứng nghiệm hạnh phúc qua giáo Pháp" (one who experiences happiness through the Dhamma). Tiếp đó Ngài được gởi vào trường để học Phật Pháp trong vòng 10 năm trước khi đăng đàn thọ Tỳ kheo giới (Bhikkhu) vào năm Ngài 22 tuổi (1940). Hòa thượng đàn đầu trong giới đàn này là Trưởng Lão K. Ratanapala Maha Thera tại chùa Kotawila.

Tu học tại Tích Lan :

Tiếp đó ngài đã ghi danh vào học trường Dhammarama Pirivena và rồi Học viện Phật giáo Vidyawardhana tại thủ đô Colombo, niên khóa 1935-1938. Giáo sư chính thức của Ngài là HT. Kotawila Deepananda Nayaka Thera. Năm 1938, Ngài tốt nghiệp tại trường này và tiếp tục học tại trường Vidyalankara Pirivena, ở Peliyagoda, là một đại học Phật giáo rất nổi tiếng ở Tích Lan vào thời bấy giờ. Trong bảy năm lưu học tại đây, ngài đã học Pali, Sanskrit, Triết học, Tam Tạng Kinh Điển và nhiều môn học xã hội khác để trang bị cho chương trình giáo dục phổ cập và hoằng dương Phật Pháp của ngài về sau. Ở tuổi 26, Ngài đã hoàn tất chương trình học tại nơi đây.

Bảy năm được đào tạo trong môi trường Phật học và lối sống nghiêm khắc của Tu viện tại đây đã mang lại những hữu ích về sau trong sứ mạng truyền giáo của Ngài. Vị Pháp sư tinh thần của Ngài tại đại học này là Trưởng lão Lunupokune Sri Dhammananda Nayaka Thera, một bậc học giả uyên bác của Phật giáo Tích Lan.

Tu học tại Ấn Độ:

Tiếp đó, vào năm 1945, HT. Dhammananda được đại học Hindu, Ấn Độ cấp học bổng và Ngài đã lên đường du học. Bạn cùng khóa với ngài lúc ấy hiện nay còn Hòa thượng P. Pannananda Nayaka Maha Thera, (đang ở Tích Lan); Hòa Thượng Tiến sĩ. H. Saddhatissa Maha Thera (ở Luân đôn); Hòa thượng Tiến sĩ U. Dhammaratana (chủ tịch Hội Đại Bồ Đề, Ấn) và Hòa thượng Tiến sĩ Amritananda Thera (Chủ Tịch Hội Đồng Tăng Già Nepal). Sau bốn năm học tại đây, HT. Dhammananda đã tốt nghiệp với bằng cấp Cao học về Triết học Ấn Độ vào năm 1949. Một trong số những giáo sư nổi tiếng của Ngài tại đại học này là cố Tiến sĩ S. Radhakrishnan, cũng là vị tổng thống đầu tiên của Cộng Hòa Ấn Độ.

Hoằng Pháp tại quê nhà:

Sau khi tốt nghiệp, Ngài trở về Tích Lan và mở một Trường Phật giáo Sudharma tại Kotawila để giúp cho dân chúng học Phật. Ngài cũng cho phát hành một tờ báo tiếng Tích Lan để phổ biến giáo lý. Những lớp giáo lý, những bài thuyết pháp và nhiều hoạt động giáo dục khác của ngài đều truyền cảm hứng đẹp đẽ cho dân làng quy hướng về Chánh Pháp. Trong số những vị phụ giúp Ngài lúc đó có Đại đức K.Pemaloka và đại đức K. Hemasiri, những người về sau vẫn theo Ngài đến Mã Lai để tiếp tục công tác truyền giáo tại Brickfields.

Sứ mạng truyền giáo tại Mã Lai:

Năm 1952, Hòa thượng K. Sri Pannasara Nayaka Thera, Viện Trưởng Tu viện Vidyalanakara Pirivena, đã nhận một lá thư từ Hội PG Sasana Abhiwurdhi Wardhana, Mã Lai. Hội này có một ngôi chùa ở Brickfields, được xem là một Hội PG lâu đời nhất trong cộng đồng Tích Lan tại Mã Lai. Hội muốn thỉnh cầu một vị Tăng Mã Lai để hướng dẫn đời sống tâm linh cho cộng đồng Tích Lan tại xứ sở này.

Hòa Thượng Dharmananda với chư Tăng Mã Lai

Trong số 400 Tăng sĩ ở tu viện Vidyalankara Pirivena, Tỳ kheo Dhammananda đã được tuyển chọn để gởi đi hoằng Pháp tại Mã Lai. Ngài đã sẵn lòng tiếp nhận lời thỉnh cầu này dù Ngài rất muốn ở lại quê nhà để hoằng Pháp. Tuy nhiên, Ngài ý thức được rằng tại quê nhà còn nhiều vị tăng khác có thể làm công tác hoằng pháp, trong khi ấy tại Mã Lai, nhu cầu chấn hưng Phật Pháp là việc khẩn thiết, vì vào thời điểm ấy tình hình PG tại Mã Lai, dù có nhiều chùa người Trung Hoa, nhưng phần lớn không có giảng dạy giáo lý và tổ chức tu học mà chỉ nặng phần lễ nghi và cúng kiến. Do đó HT. Dhammananda quyết định lên đường trong một thời gian ngắn. Ngài đã xuống tàu thủy vào sáng ngày 2 tháng giêng năm 1952. Ba ngày sau Ngài đã đến được cảng Penang, miền Bắc của Mã Lai.

Sự nghiệp hoằng Pháp tại Mã Lai:

Khi đến Penang, Ngài lưu trú tại chùa Mahindarama trước khi đón máy bay đến chùa Brickfields ở Kuala Lumpur. Tháng 3 năm 1952, Ngài nhận được một lá thư của Tổng Toàn quyền Anh tại Mã Lai, ông Gerald Templer, yêu cầu được gặp Ngài để tìm hiểu xem Phật Pháp có mối liên hệ nào với ý thức hệ Cộng sản (Communist ideology) chăng. Vì lúc bấy giờ có nhiều nguồn tin cho rằng sẽ có những cuộc nổi dậy chống chính quyền từ các cộng đồng PG người Hoa. Những ý tưởng sai lầm về PG của ông Toàn quyền Gerald đã được HT. Dhammananda đả thông và hướng dẫn ông ta trở về nghiên cứu Đạo Phật. Ngài nói với ông ta rằng "Đạo Phật là một tôn giáo từ bi và không bạo động vì Đức Phật hướng dẫn con người sống trong hòa hợp và hòa bình với chính mình và người khác" (Buddhism is a non-violent and compassionate religion taught by the Buddha to show Man to live in peace and harmony with oneself and others). Hòa thượng Dhammananda nhấn mạnh thêm rằng Đạo Phật dạy cho con người tu tập tâm linh và sống có đạo đức, trong khi Cộng sản là một phong trào chính trị. Đoán chắc HT. Dhammananda không phải là "đơn vị thứ năm" của Cộng sản, toàn quyền Gerald đã mời Hòa thượng giúp đỡ chính quyền về mặt tâm lý để trấn an quần chúng, nhất là cộng đồng di dân người Hoa tại Mã Lai, vì chính quyền hồ nghi rằng cộng đồng này có khuynh hướng theo chủ nghĩa Cộng sản.

Hòa thượng Dhammananda đã nắm lấy cơ hội ấy để mở rộng chương trình hoằng Pháp của Ngài trên khắp Mã Lai. Ngài đã giúp cho Hội PG Sasana Abhiwurdhi Wardhana và Trung Tâm PG Selangor cũng như Hội Liên Hữu PG Thế giới tại Mã Lai đẩy mạnh công tác truyền giáo. Kết quả cho thấy cộng đồng người Hoa đã quy hướng về với đạo Phật rất nhiều.

Trong hai thập niên 1950 và 1960, PG Mã Lai rất nghèo nàn ở trong hầu hết các cộng đồng. PG trong thời kỳ này chỉ là một vỏ bọc đầy những sinh hoạt mê tín dị đoan, tràn lan trên khắp Mã Lai. Phần lớn người Hoa trí thức đều chán ngán và bỏ theo đạo Ky Tô, vì họ nhìn thấy Ky Tô giáo có nhiều sinh hoạt tôn giáo tích cực, rõ ràng, hợp lý hơn do các nhà truyền giáo nước ngoài mang vào.

HT. Dhammananda cố gắng loại bỏ những quan điểm sai lầm về PG trong tâm trí của quần chúng ở Mã Lai. Ngài đã phát động một phong trào diễn thuyết PG rầm rộ trên toàn Mã Lai, phụ tá của Ngài bây giờ có các vị Tỳ kheo như K Gunaratana, Chuk Mor and Tỳ kheo Tiến sĩ người Mỹ Sumangalo đã làm cho phong trào ngày càng thêm thu hút và nhiều kết quả khả quan.

Sự phát triển của tổ chức hoằng Pháp:

Năm 1961, HT. Dhammananda đã thảo luận với các nhà lãnh đạo cư sĩ PG Mã Lai để thành lập một tổ chức truyền bá lời Phật dạy để đáp ứng lại nhu cầu bức thiết của Mã Lai. Năm 1962, Hội Truyền Bá Chánh Pháp (Buddhist Missionary Society/BMS) đã được thành lập tại chùa PG Brickfields với các mục tiêu: Học hỏi, quảng bá PG và văn hóa PG; khuyến khích và cổ võ mọi người học hỏi và hành trì Phật Pháp; in ấn và phát hành Kinh sách PG; cung cấp những pháp môn phù hợp để mọi người thực hành; an ủi, hướng dẫn, giúp đỡ cho mọi Phật tử trong các trường hợp đau bệnh hay chết chóc v.v...

HT. Dhammananda nghĩ rằng một trong những phương cách để truyền bá PG là viết sách về nhiều lĩnh vực khác nhau để người tín đồ có thể nương theo đó mà hành trì trong đời sống hằng ngày. Vì thế Ngài bắt đầu viết những bài báo, rồi những cuốn sách nhỏ bỏ túi, nội dung của sách phản ảnh những thắc mắc của người Mã Lai. Một trong những tập sách đầu tiên là hướng dẫn cách trì tụng Kinh tiếng Pali của Đạo Phật sao cho tương hợp với thời khoa học và tâm lý học. Từ đó Ngài tiếp tục viết nhiều tác phẩm khác để cung ứng cho nhu cầu học Phật của tín đồ tại Mã Lai. Tính đến nay Ngài đã viết trên dưới 50 tác phẩm, trong số này có nhiều tác phẩm đặc sắc như "Người Phật Tử phải tin gì ?" (What Buddhists believe); "Làm thế nào để sống khỏi sợ hãi và lo lâu" (How to live without fear and worry); "Bạn có tin tái sinh không?'' (Do you believe in Rebirth); "Hạnh Phúc lứa đôi" (A happy married life); "Thiền Định, con đường duy nhất" (Meditation, the Only way); "Kho báu của Chánh Pháp" (Treasures of the Dhamma)..v.v... các tác phẩm đã nhanh chóng thu hút mọi giới Phật tử Mã Lai và đến nay những tác phẩm này đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới như Ấn Độ, Nam Dương, Triều Tiên, Mỹ Nam Phi, Bangladesh, Hòa Lan, Việt Nam..v.v....

Đây là lần đầu tiên nền giáo dục PG bằng tiếng Anh được phổ biến trong giới Phật tử ở Mã Lai, trước đó chỉ có những Kinh sách được viết chữ Tàu. Sự tác động mạnh này nhanh chóng ảnh hưởng đến giới thanh thiếu niên Mã Lai. Kết quả, HT. Dhammananda đã nhận hàng núi thư từ mọi giới, đặc biệt là học sinh và sinh viên để tìm hiểu về Phật học.

Mặc dù không phải là một nhà Pháp sư hùng biện, nhưng HT. Dhammananda đã làm say đắm giới trẻ với những bài giảng mang tính khoa học, trong sáng và rõ ràng của Ngài. Điều này đã giúp cho nhiều hội đoàn thanh niên Phật tử ra đời trong thập niên sáu mươi. Rất nhiều giới trẻ hoặc đã nghe giảng hoặc đã đọc sách của Ngài mà quy hướng về với Chánh Pháp.

Ngoài những ảnh hưởng bên ngoài xã hội, HT. Dhammananda cũng có công đưa PG vào trong học đường Mã Lai. HT. Dhammananda đã kết hợp với Thượng tọa tiến sĩ Sumangalo, một Tăng sĩ người Mỹ, thành lập một Học viện PG để làm việc với đại học Malaya, đại học Sains Malaysia, đại học Pertanian, Cao đẳng Kỹ thuật Malaysia, Viện Ngôn ngữ Mã Lai, Trường Đại Học Sư Phạm Mã Lai, Trường Cao đẳng Tunku Abdul Rahman, Trường Cao đẳng Quân sự Hoàng gia (Royal Military college) và gần đây nhất là đại học Utara Malaysia ở Kedah. Tất cả những sinh viên của các trường trên đều có học những giờ căn bản về giáo lý Phật giáo do HT. Dhammananda và nhiều Pháp sư khác giảng dạy.

Để khuyến khích và cổ động tầng lớp trẻ học và làm việc Phật, tổ chức của Ngài đã thu nhận giới trẻ vào làm việc cho các cơ sở hoằng Pháp, Học viện, in ấn và phát hành kinh... đã có rất nhiều cư sĩ tham gia và đã trở thành những người lãnh đạo các hội đoàn cư sĩ Phật tử, nổi bật trong số hiện nay có các đạo hữu như Mess Tan Gin Soon, Leong Kok Hing, Ang Choo Hong, Charlie Chia và Victor Wee, tất cả đều được ảnh hưởng đến đạo đức và tác phong làm việc của HT. Dhammananda.

Sự thừa nhận và tán dương về công hạnh hoằng Pháp:

Để thừa nhận và tuyên dương các công đức hoằng pháp của HT. Dhammananda tại Mã Lai, Tăng thống PG Thái Lan, Đại lão Hòa thượng Amunugama Rajaguru Sri Vipassi Maha Nayaka Thera ở Chùa Răng Phật (Buddha Tooth Relic), đã phong ban cho Ngài danh hiệu "Đại đạo sư" (Chief Sangha Nayaka Thera) của PG Mã Lai vào năm 1965.

Ngài cũng được cung thỉnh vào Ban chứng minh cho đại hội lần thứ 9 của Hội Liên Hữu PG Thế giới (World Buddhist Followship) nhóm tại Kuala Lumpur từ ngày 13 đến 20 tháng 4 năm 1969. Trong kỳ đại hội, Ngài cũng được tuyên dương là một danh tăng của PG Mã Lai.

Vào năm 1970, HT. Dhammananda khởi xướng và làm cố vấn tinh thần cho Hội Thanh Niên Phật Tử Mã Lai (The Young Buddhist Association of Malaysia (YBAM) đây là một tổ chức đại diện cho tất cả các hội đoàn Phật tử trẻ tuổi tại Mã Lai, hiện nay vẫn còn hoạt động rất mạnh.

Từ năm 1970 đến 1975, HT. Dhammananda khởi đầu những chuyến đi hoằng Pháp thế giới. Trước hết ngài đến Anh quốc giảng tại Lancaster University, Hull University, Manchester University và Oxford University. Sau đó Ngài đến Hoa Kỳ và được thỉnh giảng tại Dhamma Realm University và Trường University of Oriental Studies, trong dịp này Trường đại học Pháp giới (Dhamma Realm University) đã phong tặng bằng Tiến sĩ danh dự (Honorary Doctor of Philosophy degree) để ghi nhận và tán thán công hạnh hoằng Pháp và những công trình sáng tác của ngài. Bằng cấp này cũng được các đại học khác phong tăng cho ngài, đại học Đông Phương (University of Oriental Studies) năm 1975, đại học Nalanda ở Pháp vào năm 1976 và đại học Benares Hindu, Ấn Độ năm 1980, và đại học ở Sri Lanka vào năm 1991, ban tặng cấp bằng Tiến sĩ văn chương (D. Litt.) để thừa nhận những tác phẩm Phật học giá trị của Ngài đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực nền giáo dục tôn giáo tại Tích Lan.

Thiết lập chương trình đào tạo tăng tài ở Mã Lai:

Vào tháng 12 năm 1976, HT. Dhammananda đã khởi xướng và làm giám đốc chương trình đào tạo tăng tài cho PG Mã Lai, chương trình đã được khắp nơi ở Mã Lai áp dụng và thành công đáng kể, ngay cả ở Singapore cũng làm theo mô hình này. Đến nay chương trình vẫn được duy trì và số thanh niên Mã Lai phát tâm xuất gia ngắn hạn ngày càng đông.

Vào ngày 25 tháng 3 năm 1977, HT. Dhammananda đã thành lập Viện Phật Học Paramadhamma ở Tích Lan để tăng sĩ khắp nơi trên thế giới về tu học. Chương trình đào tạo từ ba đến năm năm, hoặc những khóa ngắn hạn cho những tăng sĩ hoặc cư sĩ lớn tuổi để đưa đi hoằng pháp ngay sau khóa học.

Những đóng góp cho xã hội:

Ngoài những hoạt động Phật sự, HT. Dhammananda còn có nhiều đóng góp để phát triển cộng đồng. Năm 1960, Ngài là một trong những vị lãnh đạo PG Mã Lai đứng lên đòi hỏi chính phủ Mã Lai tuyên bố ngày lễ Phật Đản là ngày nghỉ của toàn dân, lời yêu cầu đã được chấp thuận và vẫn duy trì cho đến ngày nay. Giữa những năm 1960, Ngài hoạt động tích cực với Tổ chức liên tôn giáo Mã Lai (Malaysian Inter-Religious Organisation MIRO) để kêu gọi các tôn giáo có mặt ở Mã Lai nên sinh hoạt trong sự hài hòa và tương kính lẫn nhau.

Năm 1984, Ngài là một trong những thành viên sáng lập của Hội đồng Tư Vấn Tôn giáo (Religious Consultative Council), bao gồm PG, Hồi giáo, Ky Tô giáo để giúp cho chính quyền có những chính sách đúng đắn đối với các tôn giáo. Do những hoạt động tích cực đóng góp cho xã hội này mà ngày 7 tháng 6 năm 1991, Hoàng đế của Mã Lai đã phong tặng cho Ngài tước vị cao quý "Johan Setia Mahkota".

Sự nghiệp trước tác:

Ngoài những thời thuyết giảng giáo lý sâu sắc, rõ ràng và dễ hiểu, Hòa thượng Dhammananda còn cống hiến cho hàng vạn độc giả trên khắp thế giới qua những tác phẩm Phật học của ngài. Từ những tập sách nhỏ bỏ túi cho đến những tập sách dày mấy trăm trang với nội dung phổ cập cho mọi tầng lớp, từ học giả uyên bác cho đến học sinh tiểu học đều có thể đọc và tiếp nhận lời dạy của ngài. Qua ngòi bút của ngài, giáo lý thâm diệu của Đạo Phật trở nên dễ hiểu, gần gũi và giải quyết thỏa đáng từng vần đề của đời sống hiện tại. Tác phẩm của ngài đã được chuyển ngữ ra nhiều thứ tiếng trên thế giới, không những nó được Phật tử tìm đọc mà những người không Phật tử cũng say mê không kém. Sau đây là một số tác phẩm của ngài:

Tại sao phải lo âu (Why worry?)

Hạnh phúc lứa đôi (A Happy Married life).

Tại sao phải có Đạo Phật (Why Buddhism?)

Tại sao phải có Tôn giáo ? (Why Religion ?)

Những gì người Phật tử tin (What Buddhists believe).

Nhân loại hướng về đâu (Whither Mankind).

Tôn giáo nầy là gì (What is this Religion)

Kho báu của Chánh pháp (Treasure of the Dhamma)

Phật giáo như một Tôn giáo (Buddhism as a Religion)

Kinh Nhật Tụng của Phật Tử (Daily Buddhist Devotions)

Bạn có tin tái sinh không ? (Do you believe in Rebirth ?)

Thiền định, con đường duy nhất (Meditation, the only way)

Cẩm nang của Phật tử (Handbook of Buddhists)

Tôn giáo trong thời đại khoa học (Religion in a Scientific Age)

Những viên ngọc của trí tuệ PG (Gems of Buddhist Wisdom)

Tại sao phải có bao dung về Tôn giáo (Why Religion tolerance ?)

Địa vị của Nữ giới trong Phật giáo (Status of Women in Buddhism)

Cuộc sống con người và những vấn nạn (Human life and Problems)

Phật giáo và những nhà Tư Tưởng Tự do (Buddhism and the Free Thinkers)

Những nhân vật vĩ đại trong Phật giáo (Great personalities on Buddhism)

Làm sao sống mà không sợ hãi và lo âu (How to live without fear and worry)

Phật giáo dưới con mắt của các nhà trí thức (Buddhism in the Eyes of Intellectuals)

Nguyên tắc đạo đức của PG đối với phẩm cách của con người (Buddhist Principles for Human Dignity).

Kinh Pháp Cú với tranh minh hoạ và truyện tích (The Dhammapada with illustrations and stories)
( Trích từ trang nhà www.quangduc.com)
No. 1106 (Hạt Cát dịch)
Một cái tang chung cho Phật Giáo Thế Giới : Ngài K. Sri Dhammananda đã viên tịch.
Friday September 1, 2006
Petaling, Jaya: Vị Tăng Trưởng, lãnh đạo tinh thần tối cao của Phật Giáo Mã Lai và Tân Gia Ba, Trưởng Lão K.Sri Dhammananda đã viên tịch tại Trung Tâm Y Tế Subang Jaya, Malaysia lúc 12.42 pm ngày thứ Năm 31 tháng 08, 2006, hưởng thọ 87 tuổi với 66 năm hạ lạp.

Những ai muốn thăm viếng đảnh lễ Ngài lần cuối cùng có thể đến Tu Viện Maha Vihara tại Brickfields, Kuala Lumpur cho đến 2.00 pm ngày Chủ Nhật.

Một buổi lễ điếu tang sẽ được tổ chức vào lúc 1:00 pm Chủ Nhật 03 tháng 09 và kim quan sẽ được di chuyển đến Nirvana Memorial Park ở Semenyih vào lúc 3 giờ chiều.

Tín chúng được khuyên là nên dùng phương tiện giao thông công cộng và không nên gửi vòng hoa phúng điếu trong thời gian cử hành tang lễ.

Ðược kính trọng bởi Phật tử và kể cả những người không phải Phật tử, Ngài Dhammananda đã viết trên 47 quyển sách về Phật Pháp đã được phổ biến khắp thế giới và được dịch ra nhiều ngôn ngữ khác nhau.

Chủ tịch chùa Maha Vihara, Ông Sarath W. Sirende miêu tả Ngài Dhammananda như một người trí tuệ và chu đáo, người liên hệ tốt đẹp với cả giới già lẫn trẻ.
-----------

Tóm tắt Lời phân ưu của TT Thích Quảng Ba, Phó hội chủ Giáo Hội Phật Giáo Viet Nam Thống Nhất Úc Châu và Tân Tây Lan.

Tôi cảm thấy bắt buộc phải biểu lộ sự tôn kính của tôi với Ngài lần cuối (bằng cách trở lại Kuala Lumpur lần nữa để tham dự tang lễ của Ngài) thay mặt cho các đoàn thể Tăng Già Việt Nam và Phật tử trong cũng như ngoài nước.

Sự cống hiến của Ngài, trực tiếp hoăc gián tiếp, đã ảnh hưởng đến rất nhiều người trong chúng tôi qua sách vở của Ngài, qua lời giảng dậy của Ngài và qua sự tiếp xúc thân cận với Ngài. Mỗi bận du hành đến Mã lai, tôi đều đến tạm trú chùa Maha Vihara ở Brickfield, và từ đó, đã phát triển một sự tôn kính của tôi đối với Ngài qua trí tuệ, từ tâm và sự cởi mở của Ngài. Mặc dù trong hệ thống tôn ti trật tự của Tăng Ðòan, tôi thuộc hàng hậu bối so với Ngài, sự đơn giản, khiêm tốn, thẳng thắn, cẩn trọng và sự ủng hộ của Ngài đến cho tôi, một khách tăng năm khi mười họa, đã khiến tôi nghĩ rằng Ngài là một sư phụ khác của tôi.

Trong một chuyến du hành đến Kuala Lumpur hồi cuối thập niên 80, Ngài đã yêu cầu tôi ngồi chung với Ngài cùng với một tăng sĩ Sinhala khác tại chùa Maha Vihara trong buổi lễ Truyền Giới Sa Di hằng năm. Tôi là một tỳ kheo đã thọ giới năm 1974 theo truyên thống Ðại Thừa, tôi đã không biết chắc được bao nhiêu lần Ngài đã yêu cầu tăng sĩ Ðại Thừa ngồi chung tham dự lễ thọ giới của tu sĩ Theravada như Ngài đã làm với tôi.

Tôi rất lấy làm ân hận rằng trong chuyến du hành đến Bangkok hồi đâu tháng 8 để tham dự buổi họp trù bị tổ chức lễ hội Vesak Liên Hiệp Quốc năm 2007, tôi đã được biết Ngài sang Tân Gia Ba vì lý do sức khỏe nhưng tôi đã không thể làm một chuyến du hành phụ sang Tân Gia Ba để vấn an Ngài( Trong một tai nạn té ngã hồi cuối tháng giêng, 2006, tôi bị gãy cả hai chân phải ngồi xe lăn sau 2 tháng nằm viện). Trong những ngày ngắn ngủi ở Bangkok, tôi có cái cảm giác rằng có thể đó là cơ hội cuối cùng để viếng thăm trong khi Ngài vẫn còn tại thế. Nơi đây tôi xin sám hối một cách sâu xa về thái độ lưỡng lự của tôi đối với một bậc đạo sư gương mẫu đáng kỉnh mộ của tôi.

Sư Cả, cầu xin Ngài lượng thứ cho tầm nhìn hạn hẹp của con.

Cuộc đời Ngài, việc làm Ngài, trí tuệ Ngài đã khắc sâu vào tâm khảm và cuộc đời con.

54 năm sự nghiệp hoằng pháp của Ngài tại Mã Lai, Tân Gia Ba và thế giới đã để lại cho chúng con sự giác ngộ cao thượng, từ tâm vô biên, trí tuệ vô ngần và công đức vô lượng của Ngài

Ba lạy kính đảnh lễ Ngài hôm nay. Con hẹn sẽ đến tận Kuala Lumpur để tiễn đưa Ngài lần cuối.

Thich Quang Ba



Buddhist chief monk K. Sri Dhammananda dies
Friday September 1, 2006


Rev Dhammananda: A wise and caring man who related well to the young and the old.
PETALING JAYA: The Chief High Priest of Malaysia and Singapore, Venerable Dr K. Sri Dhammananda Nayaka Maha Thera, passed away peacefully at the Subang Jaya Medical Centre at 12.42pm yesterday. He was 87.

Those who wish to pay their last respects may do so at the Buddhist Maha Vihara in Brickfields, Kuala Lumpur, until 2pm on Sunday.

A eulogy ceremony will be held at 1pm on Sunday and the cortege will leave at 3pm for the Nirvana Memorial Park in Semenyih.

Devotees are advised to use public transport and also not to send wreaths during the funeral ceremony. They are also advised to wear white.

Rev Dhammananda was born on March 18, 1919, in southern Sri Lanka. He came to Malaya on Jan 2, 1952, to administer to the needs of the Buddhist community here.

Revered by both Buddhists and non-Buddhists throughout the world, Rev Dhammananda wrote more than 47 books on Buddhism which were distributed worldwide and translated into various languages.

For further information, the public may call 03-2274 1141/ 86, or contact Leslie Tilak at 012-212 0154.

Buddhist Maha Vihara president Sarath W. Surendre described Rev Dhammananda as a wise and caring man who related well to both the young and the old.
http://thestar.com.my/news/story.asp?file=/2006/9/1/nation/15302190&sec=nation

---------------

Malaysia and Singapore's Chief Monk passes away
The Buddhist Channel, Aug 31, 2006
Kuala Lumpur, Malaysia -- The Chief monk of Malaysia and Singapore, Ven. Dr K Sri Dhammananda Maha Nayaka Thera passed away peacefully at 12.42 pm today. He was 87.

Born in the small village of Kirinde, Matara in southern Sri Lanka on March 18, 1919, Ven. Dr K Sri Dhammananda or "Chief" as he is fondly called, was ordained at the age of 12. He was given the name "Dhammananda" which means "one who experiences happiness through Dhamma." At the age of 22. he received higher ordination (upasampada) under Venerable K Ratanapala Maha Thera, the Chief abbot of Kotawila Vihara. Ven. Dr K Sri Dhammananda came to Malaya (now Malaysia) in January 1952. He has since then made Malaysia his adopted home. His contribution to the development of Buddhism in pre-independence Malaya and then modern Malaysia is beyond measure.
He was foremost in promoting Buddhist education to the grassroot and was responsible to bring basic Buddha-Dharma teachings to the lay people. The venerable's impact was especially felt amongst the English speaking local Buddhists.

Meanwhile at the Buddhist Maha Vihara in Kuala Lumpur, the venerable's body was brought back to the vihara at around 5.30 pm today local time. The temple has declared 3 days of official mourning.

Members of the public can pay their last respect to the venerable at the "Dewan Asoka". The funeral will take place on Sunday.

http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=56,3100,0,0,1,0
------------------

Not time to grief, says Ajahn Brahmavamso
The Buddhist Channel, Aug 31, 2006
Perth, Australia -- Well known Dharma teacher Ajahn Brahmavamso in a condolence message from Australia has advised devotees in Malaysia that now is not the time to grief over the loss of their much beloved Chief Venerable Dr K Sri Dhammananda, who passed away today.

He said that people should instead feel grateful that they have come to know such a great being and how they have benefited from his teachings.

Ajahn also said that it is timely to reflect on impermanence, non-satisfactoriness and non-self characteristics in ourselves, on our loved ones and all conditioned things.

He also advised that it is a good time to observe the Eight Precepts and to share merits with our the late Chief Venerable.
http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=49,3103,0,0,1,0
----------

08/31/2006 14:17
Most Venerable THICH QUANG BA quangba@tpg.com.au
Venerables Dhammaratana, Mahinda and other Friends in Brickfield Vihara, KL

Please inform me the Chief funeral services procedures. I felt compel to show my last respect to him (by coming to KL again for attending his memorial services) on behalf of many Vietnamese Sangha and lay Buddhists, living abroad and in Vietnam.

Both by direct and by distant contributions, the Chief had influenced many of us thru his books, his teachings and his contacts.

Since 1985 onward, I had come to KL for seeing Vietnamese refugees in Pulau Bidong (bringing to thoudsands of boatpeole Dhamma and gifts that I could afford, since I was also a boatmonk myself, just escaping Communist persecutions and landed Malaysia shore on 22/3/1983, only resettled in Sydney on 2/11/2983) and Sungei Besi, KL outskirt. Every trip to Malaysia, with theI came to stay at Brickfield temple and have since then developed anormous respect to the Chief thru his wisdom, compassion, open-minded approach to life (and to me, in a sence) and so on. Despite the fac that I am much in juniority to him in Sangha ranking, his simple, modest, straithforward, considerate, and supportive toward me, an occasional guest monk, that made me thinking of him as another Master of mine with his universally mastering character/conduct.

Once in a late 1980s trip to KL, he even asked me to sit with him and other Sinhalese Sangha at the KL Temple annual Novitiate Program's Ordination Preceptor Council!! I am a Bikkhu ordained in Vietnam in 1974 -with Dhammagupta Vinaya Patimokkha version, that had made me to be labelled as 'Mahayana' , a view I am sure that was not shared by the Chief. I am not sure that how often he had asked other 'mahayana' Sangha sitting with him for jointly ordaining 'theravada' monks like he did with me.

I am very much in regret that during my early August 2006 trip to Bangkok for attending the UN Vesak 2007 Preparatory Meeting, I had been informed about the Chief travelling to Singapore for his health problems, but not be able (due to a terrible fall accident in late Jan 2006 with 2 months hospitalised and 3 operations for my both broken legs and smashed kneels and ankles that had made me now a wheelchair-bound monk who has to be looked after by few attending sangha disciples at all times) to made a side trip to Sangapore/KL for seeing him. For those few days in Bangko, I have got a sense that that may be my last chance to visit him while he was still alive. I am hereby deeply confessing my undecisive attitude toward a noble, model, admirable Master of mine.

Please the Chief, forgive me for my shortsight.

Your life, your works, your wisdom had deeply engraved to my mind and my life.

Your 54 years of Dhamma missions in Malaysia, Singapore and the world have left to us your supreme enlightenment, your borderless compassion, your unsurpassed wisdom and your uncountable services.

Three deep bow for now. I am looking to be arriving KL on the due course.

Thich Quang Ba
- International Council, Unified Buddhist Church of Vietnam
- Deputy Chair, Unified Vietnamese Buddhist Congregation of Australia-New Zealand
- Council of the Elders, Australian Sangha Association
- Founder/Abbot, Sakyamuni Buddhist Centre-Canberra & Nguyen Thieu Monastery, Sydney

http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=78,3098,0,0,1,1
No. 1104 ( Hạt Cát dịch)
Ngài K. Sri Dhammananda lâm trọng bệnh

The Star/Buddhist Channel, August 30, 2006

Petaling Java, Malaysia- Ngài Tăng Trưởng của Phật Giáo Mã Lai và Tân Gia Ba, Venerable Dr. K.Sri Dhammananda, 87 tuổi, đang lâm trọng bệnh và đang được điều trị tại một bệnh viện tư nhân ở Petaling Jaya hơn một tuần lễ nay. Tuy nhiên, quần chúng được khuyến cáo không nên thăm viếng Ngài tại bệnh viện.

Ngài đã phải nhờ ống dẫn đưa thực phẩm vào cơ thể trong sáu tuần sau một cơn đột quỵ.

Ngài hiện đang rất yếu sức, chúng tôi có yêu cầu các bác sĩ giúp đỡ Ngài vượt qua cơn trọng bệnh. Ngài vừa mới trở về từ Tân Gia Ba hôm thứ Hai vừa rồi sau ba tuần lễ ở bệnh viện Mount Elizabeth, nơi Ngài đã được chữa trị sau một cơn đột quỵ nhẹ lần thứ hai.

Thay vì trở lại Chùa Buddhist Mahavihara ở Brickfields, Ngài yêu cầu được nhập viện trở lại, Sư Phó chùa Maha Vihara cho biết như trên.

Ngài Dhammananda là tăng trưởng của tu viện Maha Vihara, một cách thân mật, người ta hay gọi Ngài là Sư Cả hay Sư Trưởng, Ngài đã tham gia làm việc trong công cuộc truyền bá Phật pháp 54

Trang Web The Buddhist Channel tường trình rằng Ông Sarath Surende, Chủ tịch Hiệp Hội SasanaAbhiwurdhi Wardhana đã yêu cầu quần chúng không nên đến bệnh viện , nơi Sư đang phục hồi sức khỏe, để viếng thăm.

Ông nói rằng nhiều người thăm viếng sẽ khiến Ngài không thể nghỉ ngơi. Ông Suende cũng nói rằng ban điều hành bệnh viện đã yêu cầu các đại diện Phât tử khuyến cáo đại chúng rằng không nên hạ trại chờ đợi trong khuôn viên bệnh viện vốn có giới hạn.
Chúng tôi hiểu rằng Phật tử quan tâm đến Ngài Sư Cả thân yêu khả kính của chúng ta, nhưng vì lợi ích của Ngài cũng như để duy trì trật tự công cộng tại bệnh viện, chúng tôi tha thiết kêu gọi công chúng hãy trân trọng .

Ông Surende cũng khuyến cáo rằng “Nếu tín chúng thật sự quan tâm đến Ngài, xin hãy tác ý phóng niệm tâm từ gửi đến cho Ngài”.

Ông cũng yêu cầu giới truyền thông hãy nhận lấy vai trò trách nhiệm đối với thông tin được cung cấp như những tin đồn vô căn cứ đang lan truyền chung quanh tình trạng sức khỏe của Ngài.

Trang Web The Buddhist Channel đã được ủy thác như một tiếng nói chính thức phổ biến những thông tin liên hệ đến tình hình mới mẻ nhất của Sư Cả. Thông tin cũng sẽ được chuyển tải qua email và SMS- nhắn tin qua điện thoại di động.

Malaysia's Chief monk critically ill

The Star/Buddhist Channel, August 30, 2006

Petaling Jaya, Malaysia -- The Chief Monk of Malaysia and Singapore Venerable Dr K. Sri Dhammananda, 87, is critically ill and has been in a private hospital in Petaling Jaya for more than a week. The public however, is advised not to visit him at the hospital.

He has been on tube feeding for about six weeks following a stroke.

“He is very weak and we have asked the doctors to help him fight on. He flew back from Singapore last Monday after three weeks at the Mount Elizabeth Hospital where he sought treatment after a second mild stroke.

Instead of returning to the Buddhist Maha Vihara in Brickfields, he requested to be readmitted to a hospital,” said Rev K. Dhammaratana, deputy chief monk of the temple.

Rev Dhammananda is the chief monk of Buddhist Maha Vihara. Affectionately referred to as Chief Reverend, he has been involved in Buddhist missionary work for 54 years.

Meanwhile the Buddhist Channel reports that Mr. Sarath Surendre, President of the Sasana Abhiwurdhi Wardhana Society, have requested the public not to make visits to the private hospital where the Chief venerable is currently recuperating.

The numerous visitors he said had disrupted the venerable's much needed rest. Mr Surendre also said that the hospital's administrators have requested Buddhist representatives to inform the public not to camp at the hospital as space there was limited.

"We understand the devotee's concern for our much beloved Chief Venerable," said Mr Surendre, "but for the venerable's sake as well as to maintain public order at the hospital, we implore the people to be considerate."

Mr Surendre also advised that "if devotees are really concerned for the venerable, they are encouraged to radiate thoughts of loving kindness (metta) to him."

He requested the media to play the role as responsible information provider as unfounded rumours have been circulating about the health situation of the venerable.

The Buddhist Channel has been assigned as the official media to disseminate information relating to the latest situation of the venerable. Information will also be distributed via emails and SMS.

http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=56,3096,0,0,1,0