<body><script type="text/javascript"> function setAttributeOnload(object, attribute, val) { if(window.addEventListener) { window.addEventListener('load', function(){ object[attribute] = val; }, false); } else { window.attachEvent('onload', function(){ object[attribute] = val; }); } } </script> <div id="navbar-iframe-container"></div> <script type="text/javascript" src="https://apis.google.com/js/platform.js"></script> <script type="text/javascript"> gapi.load("gapi.iframes:gapi.iframes.style.bubble", function() { if (gapi.iframes && gapi.iframes.getContext) { gapi.iframes.getContext().openChild({ url: 'https://www.blogger.com/navbar.g?targetBlogID\x3d10127388\x26blogName\x3dTin+T%E1%BB%A9c+Ph%E1%BA%ADt+Gi%C3%A1o\x26publishMode\x3dPUBLISH_MODE_BLOGSPOT\x26navbarType\x3dBLUE\x26layoutType\x3dCLASSIC\x26searchRoot\x3dhttps://roomdieuphap.blogspot.com/search\x26blogLocale\x3dvi_VN\x26v\x3d2\x26homepageUrl\x3dhttp://roomdieuphap.blogspot.com/\x26vt\x3d-3702944493927259419', where: document.getElementById("navbar-iframe-container"), id: "navbar-iframe" }); } }); </script><!-- --><div id="flagi" style="visibility:hidden; position:absolute;" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><div id="flagtop"></div><div id="top-filler"></div><div id="flagi-body">Notify Blogger about objectionable content.<br /><a href="http://help.blogger.com/bin/answer.py?answer=1200"> What does this mean? </a> </div></div><div id="b-navbar"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-logo" title="Go to Blogger.com"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/logobar.gif" alt="Blogger" width="80" height="24" /></a><div id="b-sms" class="b-mobile"><a href="sms:?body=Hi%2C%20check%20out%20Thong%20Bao%20at%20trangthongbao.blogspot.com">Send As SMS</a></div><form id="b-search" name="b-search" action="http://search.blogger.com/"><div id="b-more"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-getorpost"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_getblog.gif" alt="Get your own blog" width="112" height="15" /></a><a id="flagButton" style="display:none;" href="javascript:toggleFlag();" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif" name="flag" alt="Flag Blog" width="55" height="15" /></a><a href="http://www.blogger.com/redirect/next_blog.pyra?navBar=true" id="b-next"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_nextblog.gif" alt="Next blog" width="72" height="15" /></a></div><div id="b-this"><input type="text" id="b-query" name="as_q" /><input type="hidden" name="ie" value="UTF-8" /><input type="hidden" name="ui" value="blg" /><input type="hidden" name="bl_url" value="trangthongbao.blogspot.com" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_this.gif" alt="Search This Blog" id="b-searchbtn" title="Search this blog with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value='trangthongbao.blogspot.com'" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_all.gif" alt="Search All Blogs" value="Search" id="b-searchallbtn" title="Search all blogs with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value=''" /><a href="javascript:BlogThis();" id="b-blogthis">BlogThis!</a></div></form></div><script type="text/javascript"><!-- var ID = 10977212;var HATE_INTERSTITIAL_COOKIE_NAME = 'dismissedInterstitial';var FLAG_COOKIE_NAME = 'flaggedBlog';var FLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/flag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var UNFLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/unflag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var FLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif';var UNFLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/unflag.gif';var ncHasFlagged = false;var servletTarget = new Image(); function BlogThis() {Q='';x=document;y=window;if(x.selection) {Q=x.selection.createRange().text;} else if (y.getSelection) { Q=y.getSelection();} else if (x.getSelection) { Q=x.getSelection();}popw = y.open('http://www.blogger.com/blog_this.pyra?t=' + escape(Q) + '&u=' + escape(location.href) + '&n=' + escape(document.title),'bloggerForm','scrollbars=no,width=475,height=300,top=175,left=75,status=yes,resizable=yes');void(0);} function blogspotInit() {initFlag();} function hasFlagged() {return getCookie(FLAG_COOKIE_NAME) || ncHasFlagged;} function toggleFlag() {var date = new Date();var id = 10977212;if (hasFlagged()) {removeCookie(FLAG_COOKIE_NAME);servletTarget.src = UNFLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = false;} else { setBlogspotCookie(FLAG_COOKIE_NAME, 'true');servletTarget.src = FLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = true;}} function initFlag() {document.getElementById('flagButton').style.display = 'inline';if (hasFlagged()) {document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;} else {document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;}} function showDrop() {if (!hasFlagged()) {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'visible';}} function hideDrop() {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'hidden';} function setBlogspotCookie(name, val) {var expire = new Date((new Date()).getTime() + 5 * 24 * 60 * 60 * 1000);var path = '/';setCookie(name, val, null, expire, path, null);} function removeCookie(name){var expire = new Date((new Date()).getTime() - 1000); setCookie(name,'',null,expire,'/',null);} --></script><script type="text/javascript"> blogspotInit();</script><div id="space-for-ie"></div>

 

Thứ Sáu, tháng 12 02, 2005

No. 0651 (ÐÐ Uyên Minh dịch)

TRƯỞNG LÃO U THITILA
(Bài viết của bà Claudine W. Iggleden năm 1985 )

Ngài sinh năm 1896 tại Pyawbwe, miền trung Miến Ðiện. Ngài sống ở chùa từ năm lên mười tuổi và được phương trượng U Kavinda Sayadaw giáo dưỡng cẩn thận. Vị này cũng là một học giả nổi tiếng.Tuổi thơ của ngài Thitila khá kỳ lạ, ngài có thể ghi nhớ kinh điển dễ dàng như ôn lại những bài học đã thuộc lòng. Năm lên 12 tuổi ngài đã thuộc làu nguyên tác Pali cuốn cẩm nang A Tỳ Ðàm của Phật Giáo Theravada là tập Abhidhammatthasangaha (Thắng Pháp Tập Yếu Luận ), Ðại Kinh Tứ Niệm Xứ và bộ sách văn phạm Pali Kaccayanaveyyakarana, dỉ nhiên đều là nguyên tác Pali.

Ðiều phi thường là cũng vào năm này, theo chân ngài U Kavinda lên Mandalay, ngài Thitila ( chỉ mới mười hai tuổi ) sau khi nghe xong một thời giảng về A Tỳ Ðàm cho những người lớn, ngài Thitila đã phát tâm xuất gia trọn đời. ( Về sau khi đã lớn tuổi ngài mới kể lại chuyện này cho những người thân tín ). Sau đó ngài thọ giới Sa Di năm mười lăm tuổi và sau khi tu xong vài tháng, ngài đã cùng ba vị Sa Di trang lứa theo thầy hoà thượng bổn sư vào sống tám tháng trời trong một khu rừng nổi tiếng nhiều rắn độc.

Năm hai mươi tuổi (1916) ngài thọ Ðại Giới với hoà thượng U Okkantha Sayadaw tại Moulmein. Sau khi thọ giới Tỳ Kheo không bao lâu, ngài Thitila vào học ở trường Masoyein Monastery College với sự hướng dẫn đặc biệt của ngài U Adiccavamsa Sayadaw. Năm 1918 ngài đậu thủ khoa toàn quốc ở kỳ thi Pathamagyaw (Trung Ðẳng Phật Học) trong số 500 thí sinh từ các nơi đổ về. Năm 1923 ngài lại đạt số điểm cao nhất trong bốn tăng sinh thi đậu kỳ khảo hạch Cao Ðẳng Phật Học (Pannattisasanahita) ở Mandalay trong số 150 thí sinh.

Tưởng cũng nên thưa rõ ở đây là các khoá thi Phật học ở Miến Ðiện thời đó cực kỳ khó khăn. Trong một kỳ thi cho các tăng sinh Cao Ðẳng Phật Học như vậy, từng thí sinh phải thuộc làu ít nhất mười lăm cuốn Tam Tạng vốn đã được chọn làm giáo trình trước đó. Ngoài phần thi viết, các thí sinh còn phải đọc thuộc lòng những đoạn kinh văn được đề nghị tại chỗ. Với thành quả xuất sắc đó của ngài, giáo hội Miến Ðiện đã xây dựng ở Rangoon một học viện có ba trăm tăng sinh Tỳ Kheo và giao quyền tuyên huấn cho ngài và sư phụ là hoà thượng U Adiccavamsa Sayadaw. Mấy năm sau, vào năm 1933, ngài Thitila sang Ấn Ðộ học tiếng Sanskrit và Anh Ngữ trong một năm tại Santiniketa (học viện do thi hào Rabindranath Tagore sáng lập ). Sau đó ngài thực hiện một chuyến đi sang Tích Lan. Do tình trạng sức khoẻ, ngài phải trở về Ấn Ðộ dưỡng bệnh tại Adyar.

Trong cái rủi lại có cái may, chính trong thời gian này ngài Thitila lại có cơ hội học thêm tiếng Anh trực tiếp với người Anh và đặc biệt là làm quen được với văn hoá Anh Cát Lợi mà một năm trước đó vẫn còn là cái gì xa lạ với ngài.Trong những năm tháng lưu trú tại Ấn Ðộ, ngoài việc giảng dạy cho một trường tiểu học miễn phí ở Perambur của Phật Giáo Ấn Ðộ, ngài Thitila còn phục vụ tận tụy ở Hội Phật Giáo Nam Ấn (South India Buddhist Association ) và được tuyên dương là một người đã quên mình cho công cuộc quang phục Phật Giáo ở Nam Ấn. Tên tuổi của ngài được tô son trong cộng đồng Phật tử ở khắp nơi trên đất Ấn : Bangalore, Kolar, Wallaja, Wanniveda, Chakra Malla, Konjivaram,...

Ðể trau dồi thêm Anh ngữ, mùa hè năm 1938 ngài Thitila lại rời Adyar để sang Anh Quốc và tiếng Anh của ngài lúc này đã tương đối trôi chảy. Chỉ non một năm sau ngày đếnAnh, ngài đã được hội Phật giáo London mời đến nói chuyện ở trụ sở của hội và sau đó, năm 1939, theo lời mời của Sir Francis Younghusband (chủ tịch và cũng là người sáng lập tổ chức World Congress Faith ) ngài đã sang Paris thuyết giảng tại đại học Sorbonne, dĩ nhiên bằng Anh ngữ.

Tháng Ba năm 1939 ngài ghi danh vào học ở trường London Polytechnic để tiếp tục học thêm tiếng Anh. Thế rồi vì hoàn cảnh, hai người bạn thân theo ngài qua Anh và giúp đỡ tài chánh buổi đầu đã chia tay để rời Anh quốc và ngài Thitila rơi vào tình trạng túng quẩn thê thảm. Một phần vì lúc đó Âu Châu đang sôi động chiến tranh, lại thêm hình thức tỳ kheo của Phật giáo Nam Tông vốn rất bất tiện trong việc hòa nhập đời sống Tây phương và đã vậy giáo hội Miến Ðiện cũng như Phật giáo Anh quốc lại không có một tài trợ cụ thể nào cho trường hợp của ngài, nên ngài Thitila phải tự mình tìm lấy con đường tồn tại bằng tất cả công việc mà giới luật cho phép, kể cả công việc ở Ban Miến Ngữ của đài BBC và cộng tác với tiến sĩ Stewart trong công trình biên soạn bộ tự điển Burmese- English Dictionary để kiếm sống qua ngày.

Trong hoàn cảnh bi đát đó, ngài vẫn lặng lẽ hoằng pháp bằng những buổi nói chuyện đó đây, những cuộc thăm viếng các bệnh viện và nhà tù. Và vẫn không một ai biết ngài đang đói khổ thế nào. Bên cạnh đời sống khả kính đó, một trong những công tích lớn nhất của ngài Thitila là việc giới thiệu giáo lý A Tỳ Ðàm của Tam Tạng Pali cho giới trí thức Tây Phương. Trong cô đơn và thiếu thốn, ngài đã âm thầm phôi dựng một nhóm nghiên cứu Abhidhamma mà hội viên là những trí thức Anh Quốc trẻ tuổi.

Tháng Ba năm 1949, trung tâm Sasanakari Vihara ở London đã được chính thức thành lập với sự tài trợ của chín người đàn tín Miến Ðiện nhằm mục đích hổ trợ công cuộc truyền bá Abhidhamma do ngài Thitila khởi xướng. Chỉ tiếc là vì tình trạng chính trị rối rắm giữa Anh Quốc và Miến Ðiện sau đó, nên hoạt động của hội chỉ kéo dài tới năm 1951. Sang năm 1952, ngài Thitila được chính phủ Miến Ðiện mời về giảng dạy A Tỳ Ðàm cho hai lớp B.A và M.A ở viện đại học quốc gia Rangoon University.

Ngài đã hồi hương sau mười bốn năm trôi giạt ở xứ người và để lại trong lòng những người học trò ở Anh Quốc một khoảng trống không sao lấp đầy. Trong lời hứa ban đầu với trường đại học Rangoon, ngài chỉ nhận lời dạy một năm, nhưng theo thỉnh cầu sau đó của trường , ngài đã đứng lớp suốt tám năm trời. Bằng vào sở học và những đóng góp lớn lao của ngài cho Phật giáo, năm 1956 chính phủ đã trao tặng ngài tước hiệu Aggamahapandita (Ðệ Nhất Hiền Giả ).

Năm 1959 ngài Thitila được Phân Khoa Châu Á Học của đại học Michigan (Hoa Kỳ) mời sang thuyết giảng Phật Pháp. Ngoài phần đài thọ thật căn bản của trường Michigan, ngài không nhận được bất cứ một trợ giúp nào khác. Nhưng trong 6 tháng lưu trú tại nội địa Hoa Kỳ, ngài đã thực hiện 160 buổi giảng và sau đó là chuyến viếng thăm đại học Honolulu ở Hawaii ( một tiểu bang của Mỹ ngoài Thái Bình Dương). Trong mười hai buổi giảng của ngài tại đây theo lời yêu cầu, đã có mười buổi nói đặc biệt về đề tài A Tỳ Ðàm. Và khi chưa rời khỏi Hoa Kỳ, ngài đã được một số trí thức ở Toronto (Canada) mời sang thuyết pháp.

Từ đó đến năm 1964, vẫn theo lời mời của các nơi, ngài Thitila đã lần lượt thuyết giảng ở Úc, Singapore, Hong Kong, Indonesia, Cambodge, Nepal, Thái Lan, Bỉ, Ý, Thụy sĩ, Pháp, Ðức, Hoà Lan, Na Uy, Thụy Ðiển, Ðan Mạch. Năm 1964, theo lời mời của hai học trò người Anh năm xưa, ngài trở qua thăm viếng Anh Quốc để mở lớp hướng dẫn A Tỳ Ðàm. Tại Anh Quốc,hai năm sau ngài đã dịch xong tập thứ hai trong bảy tập Abhidhamma là Vibhanga từ Pali sang Anh Ngữ.

Ngài trở về Miến Ðiện năm 1966. Năm 1969 Hội Pali Text Society ở London đã ấn hành bản dịch này của ngài , cuốn The Book Of Analysis. Sau lần trở về từ Anh Quốc năm 1966, ngài Thitila không xuất ngoại thêm lần nào nữa. Rồi trong hai năm 1982-83 , ngài sang Anh hai lần. Dầu đã ở tuổi 87, ngài vẫn dành trọn mùa hè năm 1983 để đứng giảng các lớp A Tỳ Ðàm mỗi tuần.

Do những nỗ lực hoằng pháp xuất sắc của ngài, Giáo Hội Phật Giáo Miến Ðiện đã vinh danh ngài bằng việc trao tặng hai tước hiệu Cố Vấn Tối Cao (Ovadacariya) và Thượng Thủ Tăng Già (Mahasanghanayaka) của toàn cõi Miến Ðiện. Ðồng thời ngài còn là Chánh Chủ Khảo của Abhidhamma Propagation Society, trung tâm truyền bá A Tỳ Ðàm của Phật giáo Miến Ðiện. Không kể sở tri bạt chúng về Phật học, ngài Thitila có cùng lúc cái tài hoa của một học giả, biện tài của một giảng sư và khả năng thấu suốt lòng người của một thiền sư. Ngài Thitila đã qua đời ngày 03 tháng 01 năm 1997 tại Miến Ðiện ở tuổi 100. Sau một thế kỷ góp mặt để hoằng truyền Phật Giáo, ngài đã ra đi thanh thản như một cánh chim bỏ phố về rừng, nhưng bóng dáng của ngài để lại Miến Ðiện hôm nay cứ sừng sững ngút ngàn như một ngọn núi.
No. 0650 (Hạt Cát dịch)
Hai trung tâm thương mại cúng dường địa điểm để làm những góc giáo pháp
Friday 02 December 2005
Như tin đã loan trong tuần trước và ngày hôm qua, bộ Văn Hóa Thái Lan đang nghiên cứu kế hoạch thực hiện dự án một góc giáo pháp trong các trung tâm thương mại. Cho đến hôm nay thì diễn tiến của dự án có vẻ khả quan. Dưới đây là bản tin cập nhật mới nhất đăng tải trên trang Web BangkokPost ngày 02 tháng 12, 2005.

Bangkok- Thái Lan. Hai trung tâm thương mại đã đồng ý cung cấp địa điểm cho Phật giáo để làm “Góc Giáo Pháp”như bộ trưởng Văn Hóa Uraiwan đã đề nghị hồi tuần trước.

Trung tâm thương mại Siam Discovery sẽ cúng dường chỗ miễn phí, nhưng trung tâm chi nhánh Pinklao định giá tô phí khoảng 300,000 baht mỗi tháng.

Thư ký thừa hành thường trực Veera Rojphotjarat đã được ủy nhiệm công việc tìm hiểu các trung tâm thương mại xem có thể thực thi dự án ưu tiên này hay không. Trung Tâm Siam Discovery và Pinklao đã sẵn sàng hợp tác.

Ông Veera nói rằng bộ sẽ thương lượng với quản lý trung tâm cho một chi phí thấp hơn, nơi có sẵn 300 mét vuông trên lầu 6 với giá 800 baht một mét vuông, tổng cộng khoảng 300,000 baht kể cả phí tổn cho các tiện ích khác.

Vị trí này được thuê bởi một trung tâm ca nhạc karaoke mà hợp đồng chấm dứt vào tháng Tư.

Trung Tâm Siam Discovery cúng dường miễn phí một khu vực đa diện trên tầng lầu ba vào cuối tuần và sau giờ làm việc hàng ngày trong tuần.

Ông Veera nói “Siam Discovery sẵn sàng cho phép sử dụng địa điểm trong những dịp đặc biệt coi như tặng ân huệ cho khách hàng của họ. Chúng tôi sẽ sắp xếp thuyết giảng, không chỉ tu sĩ Phật Giáo mà gồm cả những ai sinh sống hành trì theo giới luật giáo pháp”.

Tại trung tâm, bộ văn hóa muốn thành lập một thư viện và một góc đa diện và góc khác nơi mà các viện sĩ, tu sĩ và Phật tử thuần thành có thể được mời thỉnh đến giảng thuyết.

Ðại diện các trung tâm thương mại, công ty tư nhân, các nhà dịch vụ, tu sĩ và thiện nam tín nữ đã được mời tham gia hội nghị vào ngày 8 tháng 12 để thảo luận xúc tiến dự án “ Góc Giáo Pháp”.

Các trung tâm thương mại ở ngoại ô Bangkok cũng cúng dường địa điểm miễn phí, kể cả các trung tâm Diana Hat Yai, Mall Korat và Trung Tâm Chang Mai.

Two city malls offer space for solace corners
Friday 02 December 2005

Two department stores have agreed to provide space for the Buddhist "solace corners" suggested by Culture Minister Uraiwan Thienthong.

Siam Discovery Centre will donate space free, but Central Department Store's Pinklao branch quoted a monthly charge of about 300,000 baht.

Mrs Uraiwan floated the idea last week, saying it would bring the Lord Buddha's teachings closer to youngsters and help them to learn about Buddhism.

Deputy permanent secretary Veera Rojphotjarat was told to find out if shopping malls would go along with a pilot project. Siam Discovery and Central Pinklao were willing.

Mr Veera said the ministry would negotiate for a lower rental with the Central management, which offered 300 square metres of space on the sixth floor at 800 baht a month per square metre - about 300,000 baht including utilities.

The space is rented by a karaoke centre whose lease ends in April.

Siam Discovery Centre offered free use of a multi-purpose area on its third floor on weekends and after normal working hours on weekdays.

"Siam Discovery is willing to allow occassional use of space to return profits to its customers. We will arrange lectures, not only by Buddhist monks but also by those whose lives follow dhamma principles," Mr Veera said.

"At Central, the culture minister wants to open a library and set up a multi-purpose corner and another corner where academics, monks and people who follow dhamma can be invited to give lectures."

Representatives of shopping malls, private firms, agencies, monks and laymen have been invited to a meeting on Dec 8 to discuss the solace corner project.

Malls outside Bangkok have also offered free space, including Diana Hat Yai, the Mall Korat and Central Chiang Mai.

http://www.bangkokpost.com/News/02Dec2005_news61.php