LỊCH SỬ XÁ LƠI RĂNG
(http://www.mysrilanka.com)
Xá lợi răng được đem từ Ấn Độ qua Sri Lanka năm 371 sau Công nguyên. Vào thời đó ở Ấn độ có một vị vua tên là Buhasiva. Khi đi đánh trận ông giao xá lợi răng cho vị phò mã tên là Dantha và dặn dò rằng nếu ông thua trận thì hãy đem xá lợi răng này qua Sri Lanka nơi bạn của ông đang trị vì. Khi nhà vua thất trận, con gái của ông là công chúa Hemamali và phò mã Dantha đem xá lợi răng qua Sri Lanka. Xá lợi được giâú trong búi tóc của công chúa cho an toàn. Khi họ đến Sri Lanka thì vua Mahasen, bạn của vua Buhasiva đã băng hà. Vì vậy họ dâng xá lợi đến đức vua Megavan trị vì ở Anuradhapura. Sau đó xá lợi răng được chuyển đến chư tăng ở Abhyagiriya để bảo tồn và tôn thờ.
Sau đó theo truyền thống, xá lợi răng được xem là quốc bảo, là biểu tượng của ngôi vua, và được tôn thờ trong một ngôi bảo điện trong một ngôi chùa ở hoàng cung ngay trong kinh đô, được chính nhà vua bảo vệ. Khi kinh đô được chuyển từ Anuradhapura đến Polonnaruwa, Vua Vijayabahu đệ nhất đem xá lợi theo đến Polonnaruwa và xây một ngôi tháp để thờ xá lợi. Sau đó một thời gian, Hoàng hậu Sugala đem xá lợi đến Vịnh Amsterdam và giấu trong một pháo đài ở đó. Sau cuộc chiến tranh rất dài, vua Parakramabahu đệ nhất lại đem xá lợi về lại Polonnaruwa. Vua Nissankamalla cũng xây một ngôi tháp gọi là Hatadage để thờ xá lợi. Sau đó xá lợi lại được mang đi Dambadeniya,Yapahuwa, Kurunegala, rồi từ Kurunegala đến Kotte. Trong thời Mayadunna, xá lợi được đưa đến Seethawaka. Đến thời vua Rajasinghe đệ nhất, thế lực Bồ Đào Nha xâm chiếm vùng bờ biển, và xá lợi được đưa đến chùa Delgamuwa ở Kuruwita thuộc quận Rathnapura và đến năm 1593, xá lợi được đưa về Kandy dưới sự bảo hộ của vua Wimaladharmasuriya. Năm 1753, lễ hội Kandy Perahara được bắt đầu để tôn vinh xá lợi, và xá lợi được rước đi khắp thành phố Kandy. Sau khi Sri Lanka ký Hiệp Ước với Anh năm 1815, xá lợi được giao cho 3 người gìn giữ, đó là các hoà thượng thượng thủ chùa Asgiriya, chùa Malwatta và chùa Diyawadana Nilame, cho đến tận ngày nay.
Trong thời vua Wimaladharmasuriya, tháp thờ xá lợi răng được xây dựng. Đó là một ngôi tháp gồm 2 tầng. Sau đó vua Wimaladharmasuriya đệ nhị lại cho xây thêm một ngôi tháp 3 tầng. Vua Narendrasingha trùng tu và cho vẽ tranh minh hoạ 32 câu chuyên bổn sanh trên tường của sân chùa.
Đền bát giác Paththirippuva vốn là một phần của cung điện, nơi nhà vua thường đến để chỉ thị cho dân chúng. Đền này được Devendra Moolachari xây dựng dưới thời vua Sri Wickrama Rajasingha. Ngôi đền này được dâng cúng đến chùa thờ xá lợi, và được dùng làm thư viện tàng chứa các bộ kinh viết trên lá bối.
Có 2 vòng tường thành bao quanh chùa. Vòng thứ nhất được gọi là “diyareli bemma”, có dạng hình gợn sóng. Khi không có điện thì có thể để đèn dầu dọc theo tường này. Vòng tường sát với chùa được gọi là “walakulu bemma”. Bước vào cổng chùa sẽ thấy một vòng bán nguyệt và hai bên có hình những con voi được chạm trổ rất đẹp. Khi bước qua cổng sẽ thấy tượng một người đứng gác cổng chùa. Đi qua một cái động gọi là Ambarawa thì sẽ đến một cái sân dành cho những người đánh trống, ngay trước tháp thờ xá lợi. Tầng dưới của tháp gọi là pallemaluwa, tầng trên gọi là uda mahala. Bên tay phải của đền bát giác là chánh điện thờ Phật. Tầng dưới gồm có 2 gian phòng, rồi đến phòng kho là nơi chứa những lễ vật người ta đem đến cúng dường. Những tấm cửa gỗ được trang hoàng với những cái đĩa bạc với biểu tượng mặt trăng và mặt trời ở hai bên. Tầng trên có 3 gian. Gian thứ nhất và gian thứ hai được gọi là hương thất. Chính trong gian thứ nhất này xá lợi được trưng bày. Gian thứ ba được gọi là wadahitina maligawa, nơi cất giữ xá lợi. Những khung cửa của 3 gian này được khảm ngà voi. Có bảy cái hộp tráp bằng vàng bao quanh xá lợi răng, mỗi hộp đều có nạm ngọc quý. Hộp ngoài cùng đụng những thứ trân bảo do các vị vua và các vị khách quý cúng dường đến xá lợi. Có một cái khung thờ xá lợi do Ấn độ tặng với xá lợi Phật lấy từ tháp Dharmajika ở Thaksala. Bình đựng xá lợi được bao bọc bởi khung kiếng chống đạn. Phía trước khung thờ xá lợi là một bàn thờ gỗ khảm bạc. Phía trên từ trần nhà có treo hoa sen làm bằng vàng vơí những viên ngọc quý ở giữa. Hàng ngày có ba khoá lễ. Khoá lễ buổi sáng bắt đầu lúc 4h30, khoá lễ thứ hai lúc 10h30 và khoá lễ thứ ba lúc 6h30. Vào 4h30 sáng và 10h30 sáng, 32 phần cơm và rau được nấu để dâng cúng, và buổi chiều các loại nước như trà, nước trái cây, v.v… được dâng cúng, vì người ta tin rằng cúng dường xá lợi Phật cũng như cúng dường Đức Phật còn tại thế. (Liễu Pháp dịch)
History of Tooth Relic
http://www.mysrilanka.com
The tooth relic was brought to Sri Lanka in 371 A.D. from India. In India there was a king called Buhasiva. He has instructed his son in law Dhantha supposing if he lost in the battle take the tooth relic to Sri Lanka where his friend was living. He handed over this tooth relic to his son in law DhanthaThe king lost the battle and his daughter princes Hemamali and son in law Dhantha brought the tooth relic to Sri Lanka, and it was hidden in her knot of hair foe safety. When they reached Sri Lanka King Buhasiva’s friendly king Mahasen had died. So they handed the sacred tooth relic to king Megavan who was ruling in Anuradhapura. The sacred tooth relic was then handed over to bikku, buddhist monk’s of Abayagiriya for safe keeping and also object of worship for Buddha’s. Traditionally thereafter the sacred tooth relic was regarded as a royal treasure and symbol of kingship and was enshrined in the private shrine room of temple in the royal palace complex of Capital and protected by the king himself. When the capital was shifted from Anuradhapura to Polonnaruwa the tooth relic was taken to Polonnaruwa by king Vijayabahu 1 and he constructed “Atadage”and enshrined it.Aftertsome time Queen Sugala has taken the tooth to Amsterdam bay.There was a fortress and it was hidden there. After a long battle king Parakramabahu the 1st brought the tooth relic again to Polonnaruwa. And king Nissankamalla constructed the tooth relic temple called "Hatadage" and enshrined it. After that it was brought to Dmbadeniya,Yapahuwa, Kurunegala from Kurunegala they brought to Kotte. During the period of Mayadunna it was taken to Seethawaka.During period of Rajasinghe 1, portugues power spread in the costal area and it was taken to Delgamuwa Viharaya, which is situated at Kuruwita in Rathnapura district, and it was taken to Kandy in 1593 and kept by king Wimaladharmasuriya. In 1753 the Kandy Perahara started to honour the tooth relic, and it was taken around the Kandy town.After Sri Lanka was concord by British in 1815 the custody of the sacred tooth relic given over to three custodians. The venerable mahanayaka thero of Asgiriya and malwatta chapters and to the Diyawadana Nilame, the chief custodian, and continue even to day. During the period of king wimaladhrmasuriya the temple of tooth relic constructed.he made it a two storied building. Later king wimaladhrmasuriya the 2nd, have constructed three storied building. King Narendrasingha re-built and had paintings of 32 jathaka stories of Depict of the wall of court yard.Paththirippuva (octagan) is part of the royal palace. King used to come and address the people from there. It was constructed by Devendra Moolachari during the period of king Sri Wickrama Rajasingha. Now it’s handed over to the temple of tooth relic, and uses as a library of ola leaves. In front of the Daladha Maligava you get the “diyarelibemma”. as soon as you come out side in the wall you get the diyarelibemma, in the shape of a waves get in the lake. When the electricity is not there you can keep the oil lamp and light in the “diyarelibemma”. There are two walls. First one is calld “diyareli bemma”. The one close to the temple calls “walakulu bemma” at the entrance you get the “maha wahalkada” one of the entrance to the palace area. At the entrance you get a moonstone and by both sides you get nicely carved elephant figures. When you enter the wahalkada you come through a door – way, with makara thorana. And a figur of dhorotupala.(door man) When you pass through a cave called ambarawa. Then you come to the hevisi mandapaya (drumers' courtyard) in front of the sacred tooth relic temple. The lower chamber of the temple call pallemaluwa. Upper chamber call uda mahala or wedahitina mahala. To the right side of the octagon is aramudal ge in which you get the Buddha's image house. then you get pirith mandapaya. Lower chamber of this building have two rooms called dig ge, long house. Other one is maha aramudhala. The treasure room, where the gifts offered are housed. The wooden doors framed over late with rich silver plates with the sun and moon symbol either sides. That is in the lover floor. In the upper chamber there are three rooms. handhun hunama, is the name given to first and second room, or sandal wood shed or gandhakutiya, or perfume chamber. It is the first room that the exposition of the tooth relic take place. The third room is called wadahitina maligawa , where the tooth relic reside. Door frames in these chambers are late with ivory. There are seven golden caskets enclosed for the tooth relic and each studded with precious gems. The outer most caster is embedded by jewellery offered to the relic by various kings and other distinguished quest. on the right hand of the tooth relic is the perahera karaduwa. There is a relic chamber presented by India with the Buddha's relic from dharmajika sthoopa in Thaksala the relic casket is covered with bullet proof glass frame. In front of it is the wooden alter mal asana in late with silver. over it from the ceiling hangs lotus flower made out of gold with gems at the center.Daily rituals are performed three times a day. One is early morning at 4.30 a.m. second is at 10.30. a.m. and the third is at 6.30. p.m. in the evening at 4.30 a.m. and 10.30 a.m. 32 measures of rice are cooked as offering for Breakfast and Lunch every day. 32 vegetables are cooked for alms and in the evening various medicinal drinks like koththamalli, tea, fruit juice, with beetle and banana are offered as Buddhist's believe treating Buddha's relic is like treating Buddha alive.