<body><script type="text/javascript"> function setAttributeOnload(object, attribute, val) { if(window.addEventListener) { window.addEventListener('load', function(){ object[attribute] = val; }, false); } else { window.attachEvent('onload', function(){ object[attribute] = val; }); } } </script> <div id="navbar-iframe-container"></div> <script type="text/javascript" src="https://apis.google.com/js/platform.js"></script> <script type="text/javascript"> gapi.load("gapi.iframes:gapi.iframes.style.bubble", function() { if (gapi.iframes && gapi.iframes.getContext) { gapi.iframes.getContext().openChild({ url: 'https://www.blogger.com/navbar.g?targetBlogID\x3d10127388\x26blogName\x3dTin+T%E1%BB%A9c+Ph%E1%BA%ADt+Gi%C3%A1o\x26publishMode\x3dPUBLISH_MODE_BLOGSPOT\x26navbarType\x3dBLUE\x26layoutType\x3dCLASSIC\x26searchRoot\x3dhttps://roomdieuphap.blogspot.com/search\x26blogLocale\x3dvi_VN\x26v\x3d2\x26homepageUrl\x3dhttp://roomdieuphap.blogspot.com/\x26vt\x3d-3702944493927259419', where: document.getElementById("navbar-iframe-container"), id: "navbar-iframe" }); } }); </script><!-- --><div id="flagi" style="visibility:hidden; position:absolute;" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><div id="flagtop"></div><div id="top-filler"></div><div id="flagi-body">Notify Blogger about objectionable content.<br /><a href="http://help.blogger.com/bin/answer.py?answer=1200"> What does this mean? </a> </div></div><div id="b-navbar"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-logo" title="Go to Blogger.com"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/logobar.gif" alt="Blogger" width="80" height="24" /></a><div id="b-sms" class="b-mobile"><a href="sms:?body=Hi%2C%20check%20out%20Thong%20Bao%20at%20trangthongbao.blogspot.com">Send As SMS</a></div><form id="b-search" name="b-search" action="http://search.blogger.com/"><div id="b-more"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-getorpost"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_getblog.gif" alt="Get your own blog" width="112" height="15" /></a><a id="flagButton" style="display:none;" href="javascript:toggleFlag();" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif" name="flag" alt="Flag Blog" width="55" height="15" /></a><a href="http://www.blogger.com/redirect/next_blog.pyra?navBar=true" id="b-next"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_nextblog.gif" alt="Next blog" width="72" height="15" /></a></div><div id="b-this"><input type="text" id="b-query" name="as_q" /><input type="hidden" name="ie" value="UTF-8" /><input type="hidden" name="ui" value="blg" /><input type="hidden" name="bl_url" value="trangthongbao.blogspot.com" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_this.gif" alt="Search This Blog" id="b-searchbtn" title="Search this blog with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value='trangthongbao.blogspot.com'" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_all.gif" alt="Search All Blogs" value="Search" id="b-searchallbtn" title="Search all blogs with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value=''" /><a href="javascript:BlogThis();" id="b-blogthis">BlogThis!</a></div></form></div><script type="text/javascript"><!-- var ID = 10977212;var HATE_INTERSTITIAL_COOKIE_NAME = 'dismissedInterstitial';var FLAG_COOKIE_NAME = 'flaggedBlog';var FLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/flag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var UNFLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/unflag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var FLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif';var UNFLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/unflag.gif';var ncHasFlagged = false;var servletTarget = new Image(); function BlogThis() {Q='';x=document;y=window;if(x.selection) {Q=x.selection.createRange().text;} else if (y.getSelection) { Q=y.getSelection();} else if (x.getSelection) { Q=x.getSelection();}popw = y.open('http://www.blogger.com/blog_this.pyra?t=' + escape(Q) + '&u=' + escape(location.href) + '&n=' + escape(document.title),'bloggerForm','scrollbars=no,width=475,height=300,top=175,left=75,status=yes,resizable=yes');void(0);} function blogspotInit() {initFlag();} function hasFlagged() {return getCookie(FLAG_COOKIE_NAME) || ncHasFlagged;} function toggleFlag() {var date = new Date();var id = 10977212;if (hasFlagged()) {removeCookie(FLAG_COOKIE_NAME);servletTarget.src = UNFLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = false;} else { setBlogspotCookie(FLAG_COOKIE_NAME, 'true');servletTarget.src = FLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = true;}} function initFlag() {document.getElementById('flagButton').style.display = 'inline';if (hasFlagged()) {document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;} else {document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;}} function showDrop() {if (!hasFlagged()) {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'visible';}} function hideDrop() {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'hidden';} function setBlogspotCookie(name, val) {var expire = new Date((new Date()).getTime() + 5 * 24 * 60 * 60 * 1000);var path = '/';setCookie(name, val, null, expire, path, null);} function removeCookie(name){var expire = new Date((new Date()).getTime() - 1000); setCookie(name,'',null,expire,'/',null);} --></script><script type="text/javascript"> blogspotInit();</script><div id="space-for-ie"></div>

 

Thứ Ba, tháng 2 21, 2006

No. 0778 (DD Uyên MInh dịch thuật)

THIỀN SƯ ACHAHN MUN (BHURIDATTA)

Mặc dầu thuở sinh tiền ngài đã sống lặng lẽ như một nhà sư vô danh trong rừng núi, nhưng có lẽ không là quá đáng khi nói rằng ngài chính là sư phụ của các thế hệ thiền sư Thái Lan trong thế kỷ này, một cách trực tiếp hay gián tiếp. Ngài Ajahn Mun sinh năm 1870 ở làng Kham Bong, tỉnh Ubon Rajathani (Thái Lan) và thọ Ðại giới năm 1892. Phật giáo Thái Lan vào thời kỳ đó đại khái gồm trong hai đại phái. Phái thứ nhất tạm gọi là Cổ Sơn Môn (Porana-Customary) với hầu hết tăng chúng chấp nhận những chuyện làm thuốc, hoạ phù, bói toán, cúng kiếng để kiếm sống, và đôi khi cũng là phương tiện hoằng pháp.

Dù vẫn tự nhận tu học theo Tam Tạng Pali, nhưng chư tăng phái này thường đặt nặng về huyền thuật (Vijjagama), cái gì cũng được giải thích theo khuynh hướng thần bí, kể cả Niết Bàn. Bằng vào phương thức thầy trò kế tục nhau truyền thừa qua bao đời kiếp nên dù nội dung hành hoạt của Cổ Sơn Môn hầu hết chỉ là những cổ tục nhưng phái này đã tồn tại suốt mấy thế kỷ như một nền quốc đạo. Bên cạnh phần lớn những vị sống theo các chùa làng, chư tăng phái này cũng có nhiều vị thích sống lang thang trong núi rừng và đây chính là hạt giống khai sinh ra truyền thống ẩn lâm về sau này của Phật giáo Thái Lan. Phái Phật giáo thứ hai ở Thái Lan lúc đó là phái Dhammayutta vốn được hoàng tử Mongkut thành lập từ đầu thế kỷ 19 (1820).

Trước khi lên ngôi vua, hoàng tử này đã đi tu suốt
hai mươi bảy năm trời và vì bất mãn trước nội tình Phật giáo Thái Lan lúc đó nên ông đã tái thọ Ðại giới với chư tăng người Môn ở biên giới Miến –Thái rồi đi theo học Luật Tạng và trì hạnh Ðầu Ðà với một vị thầy cũng người Môn. Về sau, vì không muốn hoàng tử Mongkut tới lui với người Môn vốn bị xem là dân tộc thiểu số, nên anh ruột của ông là vua Rama III đã thỉnh ông về Bangkok rồi cất cho một ngôi chùa riêng. Buổi đầu hoàng tử Mongkut chỉ được một ít tăng chúng và cư sĩ đồng tình về cách nhìn đối với chư tăng cựu phái, nhưng do uy tín hoàng gia, dần dần ông có được chổ đứng riêng tư và phái Dhammayutta được khai sinh từ đó.

Lý tưởng hành đạo của Dhammayutta đại khái là y cứ Tam Tạng Pali và theo chủ trương của hoàng tử Mongkut mọi người chỉ nên trông mong giải thoát vào thời kỳ đức Phật Di Lạc.Trong thực tế, phải nhận rằng chư tăng phái Dhammayutta phần lớn thuộc giới quyền quý nên nạn kỳ thị cũng khá rõ nét. Lúc ngài Ajahn Mun đi tu thì phái Cổ Sơn Môn đang lúc suy tàn nên ngài đã xuất gia theo phái Dhammayutta, và hoà thượng bổn sư của ngài vốn là một học trò của hoàng tử Mongkut ngày trước.

Sau khi xuất gia, tự cảm thấy không thích hợp với lối tu học kinh viện của Dhammayutta, ngài xin về sống với hoà thượng Ajahn Sao Kantasilo (1861-1941) ở một ngôi chùa nhỏ ngoài ngoại ô. Ngài Ajahn Sao có một đường lối tu tập khá khắt khe, chuộng nếp sống cơ cực ngoài thiên nhiên và xem trọng công phu thiền định hơn là khả năng kiến thức uyên bác.

Ngài Ajahn Mun đã hấp thụ trọn vẹn tư tưởng hành đạo của thầy. Sau vài năm sống gần ngài Ajahn Sao như với một người thầy khai tâm trong phép tu Ðầu Ðà, ngài Ajahn Mun lại một mình lang thang suốt hai mươi năm trời qua khắp các khu rừng già dọc theo biên giới Miến Ðiện, Thái Lan, Lào và từng đặt chân lên biên giới Việt –Lào, một nơi vào thời đó vẫn còn vài bộ lạc ăn thịt người.

Ðây là một giai đoạn được xem là ly kỳ nhất trong đời hành cước của ngài Ajahn Mun mà hậu tấn khi viết lại đã gắn vào đó nhiều sự tình gay cấn nhuốm màu huyền thoại như cho ngài có những khả năng hàng long phục hổ, trừ tà tróc yêu. Nhưng chẵng sao hết, bên trong màn sương giai thoại mờ ảo đó, đạo hạnh và lý tưởng của ngài Ajahn Mun vẫn là một hiện thực chói ngời. Sau khi tham cứu qua nhiều thầy bạn gặp qua trên đường, ngài Ajahn Mun quyết định tìm về miền núi non ở trung bộ Thái Lan và ẩn tu trong một hang đá.

Chỗ sở đắc của ngài Ajahn Mun lúc này chỉ gói gọn trong vài điều mà nội dung hầu như đi ngược lại lý tưởng của phần lớn tăng chúng Thái Lan đương thời là con đường giải thoát không nằm ngoài một nội tâm thuần thục, Chánh Pháp cần được chứng nghiệm tự thân hơn là sự thọ trì từ chương và Luật Tạng chính là phương tiện tốt nhất cho công phu nội tĩnh.

Ngay sau lúc ngài Ajahn Mun quyết định tọa ẩn sơn lâm thì Phật giáo Thái Lan bước sang một giai đoạn mới. Vì muốn đối phó và ngăn chận làn sóng Cơ Ðốc giáo đang theo chân người Anh tràn vào xứ Thái, triều đình đã phát động phong trào hiện đại hoá Phật giáo với quy mô toàn quốc. Một số tăng chúng đã tham chính và vì lúc đó chỉ có chư tăng phái Dhammayutta mới có khả năng tân học nên phái này coi như trở thành quốc giáo. Năm 1928, một vị giáo phẩm của Dhammayutta vì muốn dẹp bỏ nếp sống lang thang rừng núi của các vị Ðầu Ðà miền Ðông Bắc Thái Lan nên đã trực tiếp đề nghị ngài Ajahn Mun cùng các học trò về sống ở chùa và chịu sự điều hành của chính phủ. Ngài Ajahn Mun không phản đối nhưng lặng lẽ dắt học trò về miền bắc để tiếp tục trì hạnh Ðầu Ðà không tự viện.

Giữa thập niên 1930 ngài Ajahn Mun được thỉnh về trụ trì một ngôi chùa lớn ở Chieng Mai, nhưng ngài chỉ qua đêm trong chùa và mỗi sáng lại bỏ đi đâu đó trong rừng. Trong những năm ngài sắp mất, giáo hội có những chiếu cố đối với các vị Ðầu Ðà. Ngài Ajahn Mun có trở về Ðông Bắc Thái Lan trong ít lâu, và tiếp tục giữ hạnh Ðầu Ðà cho đến lúc qua đời vào năm 1949 tại chùa Suddhavasa, tỉnh Sakon Pathon. Các thiền sư thời danh của Thái Lan sau này như ngài Ajahn Chah, ngài Ajahn Mahaboowa, Ajahn Lee, Ajahn Khamdee, Ajahn Sim, Ajahn Fuang, Ajahn Suwat,…đều là học trò đích truyền hoặc thứ truyền của ngài Ajahn Mun. Trong Who’s Who of Religion năm 1990 cũng dành cho ngài một chổ đứng trang trọng.

Một điều hết sức thú vị là đông đảo tuổi trẻ trí thức Tây Phương hôm nay đã tỏ ra rất thích thú với nếp sống Ðầu Ðà theo truyền thống ẩn lâm của Phật giáo Thái Lan mà ngài Ajahn Mun đã xác lập từ nửa thế kỷ trước. Có lẽ họ cũng biết đó là cách tốt nhất để hiểu thêm một góc cạnh khác của Phật giáo mà các đại học và thư viện Tây Phương không sao đáp ứng thỏa đáng. Một lần nào đó hãy về thăm núi rừng Chieng Mai, núi rừng Ðông Bắc Thái Lan để sáng sáng ta được nhìn thấy từng nhóm tăng sĩ Tây Phương sau buổi hoá duyên dưới làng lại toả đi các nẻo đường rừng như một cuộc về nguồn của tâm linh nhân loại.

www.luylau,com
No. 0777 (Hạt Cát dịch)

Nữ Tu PG với dự án khai phóng tâm thức phạm nhân trong trại giam
By DANIELLE FURFARO, Staff writer
First published: Tuesday, February 21, 2006

TROY -- Ni Sư Robina Courtin thật xa vời với dự kiến trở thành một nữ tu vào thời xa xưa đó. Là môt người nghiện ngập, thường hay bị phạt vì lái xe quá tốc độ, ưa nghe nhạc jazz hạ tải xuống máy iPod v.v... Bà cũng chọn lựa một con đường gai góc để trở thành một nữ tu và thích thú nói về những giai đoạn khác nhau mà bà đã trải qua như lớn lên ở Úc Châu, là tội phạm, lập dị, tả khuynh và hô hào nam nữ bình quyền.

Ngày nay, Ni Sư du hành đó đây trên thế giới, hoạt động như là một nhà tuyên úy tôn giáo, giảng thuyết và hướng dẫn cho phạm nhân trong các trại giam. Bà đã tới nhà giam Sanctuary thực hiện một chương trình truyền thông hôm tối thứ Hai để nói về công việc của bà và trình chiếu “ Theo dấu chân Ðức Phật”, tập phim tài liệu về cuộc đời của ni sư.

Tập phim dài 50 phút, được chiếu trước đám đông nghẹt cứng, miêu tả cuộc đời bà từ một thiếu nữ chuyên chơi môn thể thao hooky trong trường học đến giáo đường, đến một phụ nữ trẻ gan góc sống trên đường phố, đến một triết gia cứng cỏi như …đinh óc hiện nay.

Caterina De Re, người tổ chức sự kiện nói “ Tôi luôn mường tượng Phật tử là những người thanh thản thong dong, nhưng Ni sư, với sự nhanh nhẹn, hoạt bát pha lẫn giữa Phật Pháp và công việc trong trại giam rất đáng ngạc nhiên.

Trong cuốn phim, Ni Sư được thấy như là một cận vệ cho Ðức Ðạt Lai khi Ngài đi du hành Hoa Kỳ. Rồi thì bà xông vào trại giam với hệ thống bảo vệ chặt chẽ ở Kentucky, nơi mà một người đàn ông bị hình phạt tù chung thân không thể tha kể lại chuyện thiền tập mà anh đã thực hành kể từ chuyến viếng thăm lần cuối của bà. Anh ta nói “ Nếu bà dạy tôi phải làm gì, tôi sẽ làm theo giống y chang như vậy.

Sau khi cuộn phim chấm dứt, Ni Sư trả lời những câu hỏi với phong cách của bà, chớp nhoáng. Bà miêu tả bằng cách nào bà đã thành lập tổ chức Dự Án Khai Phóng Tâm Thứức Tù Nhân, đặt cơ sở tại San Fransisco.

Hội thiện nguyện bất vụ lợi tồn tại được trên ngân quỹ khiêm tốn và được điều hành từ Úc Châu và những nơi khác trên thế giới cũng như tại Mỹ..

“Mục đích của chúng tôi không phải là muốn tù nhân cải đạo mà là giúp cho họ có một điểm tựa tâm linh để tập trung trong suốt thời gian bị giam giữ và ngăn chận họ rơi vào khuynh hướng bạo động và hoài nghi bản thân chính họ.

Trong pháp phục màu đỏ và cái đầu cạo nhẵn, Ni Sư nói “Công việc chính là dùng những phương tiện này để khơi cho họ sự dũng cảm, Tôi đang cho họ biết rằng họ có thể thay đổi cuộc đời của họ”.

Bà kết luận “Những gì tôi đã đạt được từ Phật pháp là sự thấu suốt tâm thức của chính mình. Ba mươi năm trước, tôi đã ngao ngán với những gì tôi đang làm hiện nay, nhưng khi bạn thực hiện, sự thay đổi càng trở nên sâu sắc hơn.


Nun frees inmates' minds
Australia native airs documentary on her life, explains work in prisons

By DANIELLE FURFARO, Staff writer
First published: Tuesday, February 21, 2006

TROY -- The Venerable Robina Courtin is far from the typical vision of a nun. She is addicted to lattes, occasionally gets speeding tickets and listens to jazz she has downloaded onto her iPod.
She also took an odd route to becoming a Buddhist nun and enjoys talking about the various phases she went through to get there -- growing up in Australia -- criminal, hippie, left-wing radical and feminist.

Today, Courtin travels the world, acting as a minister to prison inmates, teaching and giving lectures. She came to the Sanctuary for Independent Media on Monday night to talk about her work and give a screening of "Chasing Buddha," the documentary on her life.

The 50-minute film, which played before an overflow crowd, traces the nun's life from a teenager who played hooky from school to go to church, to a gritty young woman living in the streets, to the tough-as-nails philosopher she is today.

"I always pictured Buddhists to be serene and relaxing," said Caterina De Re, who organized the event. "She is anything but. Her strange, quirky mix of Buddhism and prison work is quite amazing."

In the film, Courtin is shown acting as a bodyguard for the Dalai Lama as he tours the United States. Then, she is seen entering a maximum security prison in Kentucky, where a man serving a life sentence without the possibility of parole recounts the meditation he's been doing since she last visited him. He tells her: "If you tell me to do something, that's exactly the way I do it."

After the film ended, Courtin came out to answer questions in her typical, rapid-fire delivery. She described how she started her organization, the San Fransisco-based Liberation Prison Project, as a response to letters she began receiving from an inmate who had read her books.

"It happened and I ran with it," she said.

The not-for-profit survives on a shoestring budget and operates in Australia and other parts of the world, as well as in U.S. prisons.

The goal is not to convert the inmates to Buddhism, said Courtin. Rather, it is to give them spirituality to focus on as they serve their time and keep them from getting wrapped up in violence and self-doubt.

"The main thing is to use these tools to give them encouragement," said Courtin, dressed in the red robe and sash she wears every day and sporting a shaved head. "I'm letting them know that they can change their lives."

Courtin understands violence and said she has worked to tackle her own anger and aggression.

"What I have gotten from Buddhism is an understanding of my own mind," she said. "Thirty years ago, I would have been frustrated with what I'm doing now, working one-on-one. But when you do that, the change is more profound."

http://timesunion.com/AspStories/story.asp?storyID=452889&category=REGIONOTHER&BCCode=&newsdate=2/21/2006