<body><script type="text/javascript"> function setAttributeOnload(object, attribute, val) { if(window.addEventListener) { window.addEventListener('load', function(){ object[attribute] = val; }, false); } else { window.attachEvent('onload', function(){ object[attribute] = val; }); } } </script> <div id="navbar-iframe-container"></div> <script type="text/javascript" src="https://apis.google.com/js/platform.js"></script> <script type="text/javascript"> gapi.load("gapi.iframes:gapi.iframes.style.bubble", function() { if (gapi.iframes && gapi.iframes.getContext) { gapi.iframes.getContext().openChild({ url: 'https://draft.blogger.com/navbar.g?targetBlogID\x3d10127388\x26blogName\x3dTin+T%E1%BB%A9c+Ph%E1%BA%ADt+Gi%C3%A1o\x26publishMode\x3dPUBLISH_MODE_BLOGSPOT\x26navbarType\x3dBLUE\x26layoutType\x3dCLASSIC\x26searchRoot\x3dhttps://roomdieuphap.blogspot.com/search\x26blogLocale\x3dvi_VN\x26v\x3d2\x26homepageUrl\x3dhttp://roomdieuphap.blogspot.com/\x26vt\x3d-3702944493927259419', where: document.getElementById("navbar-iframe-container"), id: "navbar-iframe", messageHandlersFilter: gapi.iframes.CROSS_ORIGIN_IFRAMES_FILTER, messageHandlers: { 'blogger-ping': function() {} } }); } }); </script><!-- --><div id="flagi" style="visibility:hidden; position:absolute;" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><div id="flagtop"></div><div id="top-filler"></div><div id="flagi-body">Notify Blogger about objectionable content.<br /><a href="http://help.blogger.com/bin/answer.py?answer=1200"> What does this mean? </a> </div></div><div id="b-navbar"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-logo" title="Go to Blogger.com"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/logobar.gif" alt="Blogger" width="80" height="24" /></a><div id="b-sms" class="b-mobile"><a href="sms:?body=Hi%2C%20check%20out%20Thong%20Bao%20at%20trangthongbao.blogspot.com">Send As SMS</a></div><form id="b-search" name="b-search" action="http://search.blogger.com/"><div id="b-more"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-getorpost"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_getblog.gif" alt="Get your own blog" width="112" height="15" /></a><a id="flagButton" style="display:none;" href="javascript:toggleFlag();" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif" name="flag" alt="Flag Blog" width="55" height="15" /></a><a href="http://www.blogger.com/redirect/next_blog.pyra?navBar=true" id="b-next"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_nextblog.gif" alt="Next blog" width="72" height="15" /></a></div><div id="b-this"><input type="text" id="b-query" name="as_q" /><input type="hidden" name="ie" value="UTF-8" /><input type="hidden" name="ui" value="blg" /><input type="hidden" name="bl_url" value="trangthongbao.blogspot.com" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_this.gif" alt="Search This Blog" id="b-searchbtn" title="Search this blog with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value='trangthongbao.blogspot.com'" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_all.gif" alt="Search All Blogs" value="Search" id="b-searchallbtn" title="Search all blogs with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value=''" /><a href="javascript:BlogThis();" id="b-blogthis">BlogThis!</a></div></form></div><script type="text/javascript"><!-- var ID = 10977212;var HATE_INTERSTITIAL_COOKIE_NAME = 'dismissedInterstitial';var FLAG_COOKIE_NAME = 'flaggedBlog';var FLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/flag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var UNFLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/unflag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var FLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif';var UNFLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/unflag.gif';var ncHasFlagged = false;var servletTarget = new Image(); function BlogThis() {Q='';x=document;y=window;if(x.selection) {Q=x.selection.createRange().text;} else if (y.getSelection) { Q=y.getSelection();} else if (x.getSelection) { Q=x.getSelection();}popw = y.open('http://www.blogger.com/blog_this.pyra?t=' + escape(Q) + '&u=' + escape(location.href) + '&n=' + escape(document.title),'bloggerForm','scrollbars=no,width=475,height=300,top=175,left=75,status=yes,resizable=yes');void(0);} function blogspotInit() {initFlag();} function hasFlagged() {return getCookie(FLAG_COOKIE_NAME) || ncHasFlagged;} function toggleFlag() {var date = new Date();var id = 10977212;if (hasFlagged()) {removeCookie(FLAG_COOKIE_NAME);servletTarget.src = UNFLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = false;} else { setBlogspotCookie(FLAG_COOKIE_NAME, 'true');servletTarget.src = FLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = true;}} function initFlag() {document.getElementById('flagButton').style.display = 'inline';if (hasFlagged()) {document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;} else {document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;}} function showDrop() {if (!hasFlagged()) {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'visible';}} function hideDrop() {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'hidden';} function setBlogspotCookie(name, val) {var expire = new Date((new Date()).getTime() + 5 * 24 * 60 * 60 * 1000);var path = '/';setCookie(name, val, null, expire, path, null);} function removeCookie(name){var expire = new Date((new Date()).getTime() - 1000); setCookie(name,'',null,expire,'/',null);} --></script><script type="text/javascript"> blogspotInit();</script><div id="space-for-ie"></div>

 

Thứ Hai, tháng 11 21, 2005

No. 0639 (Hạt Cát dịch)

Pass to a better world with Buddhist degree

Nov 21 2005
By Shahid Naqvi, Education Correspondent

Britain's first Buddhist University offering degree courses in the teachings of the Buddha will be launched in Birmingham this week.

The ground-breaking centre is to offer full-time and parttime undergraduate study for initially about 20 students, based at the Buddhist Pagoda in Ladywood.

A respected Buddhist monk from Burma has been recruited to head courses which will tackle issues such as finding the path to enlightenment and the art of meditation.

He will be supported by a further five Buddhist masters, dressed in traditional robes, who live at the Vihara Pagoda in Olser Street.

The Birmingham Buddhist Vihara Trust, which was established in Birmingham during the 1960s to promote the teachings of Buddha, is to run the university.

An open day is to take place this Saturday and organisers hope students from all over the world will enrol.

Trustee John Beard, who is masterminding the creation of the university, said: "We haven't done a recruitment drive yet, but we are confident because of the inquiries we have had that there is an interest."

The university will aim to pass on Buddha's message of peace and enlightenment in a bid to help create "a better world" while also offering students a vigorous degree study programme.

According to Mr Beard, the 2,500-year-old religion had a lot to offer in today's world.

"Buddha was a man who tried to find the meaning of life. If you think of any situation, it is relevant today," he said.

"A lot of people will say Buddhism isn't a religion, it is a way of life. It says you are not allowed to kill anything. All life is precious. The secret for a good life is a lack of material desire.

"We are all chasing the dollar in search of a better life. But if you can slow down and say 'I have got what I want' you will be happy."

Mr Beard, a retired hotelier who has been a Buddhist since his teens, said at a time of religious conflict, Buddhism offered a philosophy that could help heal divisions. "The thing about Buddhism is it doesn't matter what religion you are. We don't proselytize. You can practise your religion and Buddhism as well," he said.

"It can be built on to someone's religion. The idea is to create a better world."

Dr Ottara Nyana, a worldknown authority on the religion, will lead the programme following the Vihara strain of Buddhism.

The University of Birmingham will work in partnership with the Buddhist University validating courses and helping construct the curriculum.

Dr David Cheetham, a lecturer in theology and international religious relations within Birmingham University's theology and religion department, said: "Ultimately, it would be an honours degree in Buddhist studies that would be awarded.

"There will be teaching in all details of Buddhist philosophies including understanding Buddhist scriptures. There will be quite advanced study going on.

"It will be able to offer practical teaching and tuition in mediation techniques and Buddhist practices which will be quite unique."

http://icbirmingham.icnetwork.co.uk/birminghampost/news/

tm_objectid=16396198&method=full&siteid
=50002&headline=pass-to-a-better-world-with-buddhist-degree--name_page.html
No. 0634 (Hạt Cát dịch)
Ðem giáo pháp vào đời sống hằng ngày bằng một tờ nhật báo.
Published on November 21, 2005
Bản tin được đăng tải trên tờ báo The Nation,Thái Lan ngày 21 tháng 11, 2005.
Bangkok - Sư Payom là một trong những tăng sĩ nổi tiếng nhất tại Thái Lan, nổi tiếng về biện tài, Phật pháp uyên thâm và khả năng nhận thức thế giới hiện hữu.

Gần đây Sư vừa phát hành một quyển sách và một đĩa VCD diễn giảng pháp thoại của Sư qua tranh hoạt họa khôi hài.

Nhưng còn tốt hơn nữa là trong dự án của Sư về vấn đề tìm hiểu thế giới là chủ trương một tờ nhật báo, tên tiếng Thái Phra Payom Wanni, tiếng Anh Phra Payom Today, tiếng Việt “Sư Payom Ngày Nay.”

Tờ báo thuộc loại khổ giấy trung bình, nội dung có tính chất hài hước. Như từ trước đến giờ, Sư khéo léo hướng dẫn bằng cách nào giáo pháp có thể giúp con người tìm được an lạc trong đời sống hằng ngày.

Trong ấn bản phát hành ngày thứ Sáu 11 tháng 11, bài viết thứ nhất chung quanh một chuyện tình tam giác đầu mối dẫn đến án mạng. Lời khuyên luân lý hằng ngày là quần chúng nên ở yên trên con đường Trung Ðạo “hãy ở yên chỗ bạn đang ở, vui vẻ với một chồng một hoặc một vợ một, không nên tìm kiếm ái tình …phụ trội”.

Câu chuyện thứ hai về vấn đề gia tăng mắc nợ thẻ tín dụng của dân chúng Thái, kết quả là tự tử tăng lên cấp số nhân. Với sự thấu suốt các mánh khóe đằng sau thẻ tín dụng, lời khuyên hằng ngày là mọi người hãy suy gẫm đến giáo pháp trước khi sử dụng nó. Người ta sẽ không phải tự tử nếu họ chịu suy nghĩ cẩn thận trước khi sử dụng và sử dụng một cách khôn khéo.

Sư Payom thật sự là một tu sĩ viên toàn.

Street WISE: Wise monk is also media-savvy
Published on November 21, 2005

Phra Payom is one of Thailand’s most popular monks, famous for his sharp tongue, deep understanding of Buddhism and ability to see the world as it is.

Recently he launched a comic book and VCD illustrating his teachings through cartoon characters.

But even better in projecting his understanding of the world is the launch of a daily newspaper, Phra Payom Wanni (Phra Payom Today).

Coming in the “Berliner” size, smaller than a broadsheet but bigger than a tabloid, it is a fun read. The monk is, as ever, clever in showing how dharma can help all humans find peace in their everyday lives.

The lead story on Friday, the 11th issue, was about a love triangle that inspired murders. The moral, the daily suggested, was that people should remain in the Middle Way, “to stay where you are, happy with a single husband or a single wife, without having to seek extra love”.

The second story is about rising credit-card debt among Thais, resulting at times in suicide. While understanding the rationale behind credit cards, the daily urged everyone to reflect on religious principles before using them. People would not have to kill themselves if they thought hard before using their cards and did so wisely, the daily said.

Phra Payom is a truly well-rounded monk.


http://www.nationmultimedia.com/2005/11/21/business/index.php?news=business_19210914.html
No. 0633 (Hạt Cát dịch)
Tish Turgeon: Bằng cách nào tôi trở thành Phật tử.
Originally published November 19, 2005
Bản tin được đăng tải trên trang Web TheStarpress.com ngày 19 tháng 11, 2005
Tish Turgeon là một người mẹ, một kế mẫu của năm, một người bà của bốn và thực hành Phật pháp tại trung tâm Hành Thiền và Giáo Pháp Muncie thuộc tiểu bang Indiana, Hoa Kỳ. Dưới đây là bài viết của bà.

Muncie, Indiana Hoa Kỳ- Tôi đang tìm kiếm một nơi mà tôi có thể học hỏi hành thiền bằng cách nào. Ðó là một trong những giai đoạn khó khăn trong cuộc đời tôi. Tôi biết bạn cũng từng ở trong những trường hợp ấy, những giai đoạn khó khăn thường xảy ra trong dời sống mỗi người. Tôi chỉ muốn tìm một sự an lạc - để cho tâm trí tôi có thể thư giản và phục hồi.

Tôi được người ta cho biết có một khóa học tại nhà thờ Unitarian nhưng khi tôi điện thoại đến thì đã quá trễ. Rồi thì một thông tin đã đến thay đổi cuộc đời của tôi mãi mãi: Có một nhóm Phật tử hội họp tại nhà thờ, và họ có hướng dẫn hành thiền.

Ðêm đầu tiên tôi được hướng dẫn cách thức hành thiền, ngồi với nhóm người hành thiền, và chú ý lắng nghe trong suốt buổi thảo luận, tôi phát hiện bản thân tôi đang ngồi trong vòng tròn của những người bàn bạc quanh một khung cảnh của đời sống mà tôi đã từng trải qua từ khi còn là một cô gái trẻ trung. Trong một giây phút khai mở tâm thức, tôi đi từ là một cá nhân đến là một thành viên của một trong bốn tôn giáo lớn lao nhất thế giới.

Hành thiền đã đem đến cho tôi sự an bình. Học hỏi một cách cẩn thận cách thức lắng động tâm thức rất có giá trị cho thời gian mà sự thực hành đòi hỏi. Mang chánh niệm vào đời sống chỉ đơn giản làm cho hình ảnh sắc nét như khi chúng ta điều chỉnh ống kính của máy ảnh cho đến khi ống kính nắm bắt được r õ ràng tất cả những chi tiết nhỏ nhặt bị mờ nhạt trước kia.

Với mỗi ngày mới lúc bắt đầu bình minh, tôi cám ơn được sống trong một nơi chốn và một thời điểm mà niềm tin của tôi ít bị sách nhiễu. Tôi tự do gặp gỡ hội chúng tăng già, tự do học hỏi giáo pháp và chia sẻ ý kiến một cách cởi mở mà không hề phải sợ sệt một sự trừng phạt nào. Tôi hy vọng rằng tất cả mọi người của mọi quốc gia và mọi niềm tin có thể chia sẻ cùng một sự dung hòa và tự do như thế này.

Ðây là một tặng phẩm quý giá nhất, để tìm kiếm một điều rất thân thuộc với bạn. Tôi đã có thể đi xuống mồ với niềm tin mà tôi thực chỉ là một cá nhân, thay vì là một thành viên của một cộng đồng rộng lớn toàn thế giới.


Tish Turgeon: How I became a Buddhist

Originally published November 19, 2005

I was just looking for a place where I could learn how to meditate. It was one of those difficult periods in my life. I know you've been there too; those difficult periods frequent everyone's life. I just wanted to find some peace -- to let my mind could rest and recover.

I was told about a class at the Unitarian church, but when I called, I found I was too late. Then came the news that has changed my life forever: There is a Buddhist group that meets at the church, and they teach meditation.

The first night I received meditation instruction, sat with the group to meditate, then listened intently during discussion. I found myself sitting within a circle of people who were discussing a view of life that I had held since I was very young girl. In that one mind-opening moment, I went from being one to being a member of the fourth largest religion in the world.

Meditation does bring me peace. Slowly learning to still the mind is worth the time the practice requires. Bringing mindfulness to life just simply sharpens the picture, like turning the lens on your camera until the image reveals all of the tiny details that were previously missed.

With every new day that dawns, I am thankful to be living in a place and a time where I am rarely harassed for my beliefs. I am free to meet with my sangha (Buddhist community), to study the dharma (teachings), and share our ideas openly and without fear of retribution. It is my hope that all people of all nations and beliefs can share in this same tolerance and freedom.

It is a most precious gift, to find the one thing that is so dear to you. I could have gone to the grave with the belief that I was indeed one, instead of one of a world-wide community.

Tish Turgeon is a mother/stepmother of five, grandmother of four and practicing Buddhist at Muncie Meditation and Dharma.

http://www.thestarpress.com/apps/pbcs.dll/article?AID=/20051119/LIFESTYLE/511190304/1024

No 0638:Hội luận trong và ngoài nước về quyết định đưa Việt Nam trở vào danh sách CPC


2005.11.20
Việt Hùng, phóng viên đài RFA

Quyết định đưa Việt Nam trở lại vào danh sách những quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do Tôn Giáo của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hiện vẫn được gây được sự quan tâm của dư luận trong và ngoài nước. Phải chăng thực tế tại Việt Nam đã nói được hết những gì đã và đang xảy ra hay chưa? Dư luận trong và ngoài nước nghĩ gì khi Việt Nam lại có tên trong danh sách này?
• Bấm vào đây để nghe cuộc hội luận này
Việt Nam vẫn bị liệt vào trong danh sách CPC. AFP PHOTO
Mời quí vị theo dõi cuộc Hội Luận trong ngoài nước do Việt Hùng điều hợp với sự tham dự của Giáo sư Nguyễn Chính Kết, từng nhiều năm giảng dạy bộ môn Triết học tại các Tu Viện Công Giáo ở Việt Nam, người thứ hai là Mục sư Trần Mai, Tổng quản nhiệm Liên Ðoàn Truyền Giáo Phúc Âm Việt Nam, người cuối cùng là ông Vũ Quốc Dụng, đại diện Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế (ISHR). Từ Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Chính Kết đưa ra cái nhìn.
Giáo sư Nguyễn Chính Kết: Tôi cảm thấy buồn khi nghe tên đất nước mình bị liệt vào danh sách CPC, đó là điều nhục nhã đối với dân tộc của mình. Tuy nhiên lý do khiến Việt Nam bị như vậy không phải đến từ dân tộc Việt Nam mà đến từ những kẻ đang nắm quyền cai trị đất nước này. Dân tộc Việt Nam chỉ là nạn nhân của những kẻ nắm quyền này mà thôi.
Tuy nhiên nếu việc giữ Việt Nam lại danh sách CPC có lợi cho tự do Tôn giáo và Dân chủ đa nguyên tại Việt Nam thì đó là điều đáng mừng theo tôi nghĩ như vậy. Vì tự do và dân chủ là điều rất đáng quí cho dân tộc Việt Nam hiện nay.
Việt Hùng: Thế đó là cái nhìn của Giáo sư Nguyễn Chính Kết, người thường theo dõi và quan tâm đến đạo Thiên Chúa tại Việt Nam, thế còn về phía đạo Tin Lành, Mục sư Trần Mai, với tư cách là Tổng quản nhiệm Liên Ðoàn Truyền Giáo Phúc Âm và cũng là Phó Chủ tịch Hiệp Hội Thông Công Tin Lành Việt Nam, cái nhìn của Mục sư ra sao?
Mục sư Trần Mai: Thứ nhất, tôi cũng đồng tình với Giáo sư Kết. Tôi cảm thấy hổ thẹn và đau buồn vì tại sao Việt Nam mình lại bị xếp vào trong danh sách này. Tôi cũng cảm thấy hổ thẹn là tại sao lãnh đạo Việt Nam mình cứ hàng năm cứ phải bị nhắc đi nhắc lại vì những chuyện như vậy. Sao không thoát ra đi cho dân được nhờ mà danh dự của lãnh đạo cũng được đó.
Việt Hùng: Ðó là quan điểm của Liên Ðoàn Truyền Giáo Phúc Âm, thế còn Mục sư ghi nhận phản ứng của các vị Mục sư các Hội Thánh khác trong Hiệp Hội Thông Công thì sao ạ?
Bạn nghĩ gì về việc này? Xin email về Vietnamese@www.rfa.org
Mục sư Trần Mai: Tôi đã được tiếp xúc thường xuyên với các Mục sư thuộc Hiệp Hội Thông Công (VEF) thì các Mục sư trong VEF của chúng tôi đều đoán biết trước là Việt Nam sẽ vẫn còn được liệt vào trong danh sách CPC.
Việt Hùng: Thế đó là cái nhìn từ Việt Nam, thế còn từ bên ngoài thưa ông Vũ Quốc Dụng từ Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế, trước đây các ông từng lên tiếng nói Việt Nam có thành tích đàn áp nhân quyền nay Việt Nam lại có thành tích đàn áp Tôn Giáo, về phía Hiệp Hội, phản ứng của các ông như thế nào?
Ông Vũ Quốc Dụng: Trước ngày 8-11 thì Hiệp Hội của chúng tôi có kêu gọi Hoa Kỳ nên gia hạn để tên Việt Nam thêm một năm nữa trên danh sách những quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do Tôn Giáo để mà có thể theo dõi tình hình tự do Tôn Giáo ở Việt Nam một cách kỹ lưỡng hơn. Chúng tôi cho rằng, nếu thiếu phương diện áp lực thì e rằng Việt Nam sẽ không tiếp tục thay đổi nữa.
Vừa rồi là phần đầu cuộc Hội Luận trong ngoài nước có liên quan đến việc Hoa Kỳ đưa tên Việt Nam trở lại danh sách những quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do Tôn Giáo.
Trong buổi phát thanh tới phần hai của cuộc Hội Luận sẽ đề cập đến những thực tâm của chính phủ Việt Nam trong vấn đề tự do Tôn Giáo cũng như các diễn giả sẽ bàn đến một hướng ra cho Việt Nam để cái tên Việt Nam không phải bị nằm trong danh sách đặc biệt này, mời quí vị nhớ đón nghe.
DươngTiêu trích từ
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2005/11/20/VietnamStillInTheListofCPC_VHung/

No 0637: Phỏng vấn hai nhân chứng cuộc xô xát giữa công an với Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ


Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ.
Ỷ Lan, đặc phái viên đài RFA
Bấm vào đây để nghe cuộc phỏng vấn này

Hôm qua tại Thanh Minh Thiền Viện đã xảy ra cuộc xô xát giữa công an với Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ. Nguyên nhân vì sao? mời quý vị nghe đặc phái viên Ỷ Lan tường trình.
Nhà cầm quyền Việt Nam ngăn cấm chư tăng ni Phật giáo làm lễ giỗ tổ Nguyên Thiều và cuộc xô xát với Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ tại Sài Gòn. Tổ Nguyên Thiều là vị thiền sư thuộc phái thiền Lâm Tế, lần đầu tiên đến truyền đạo tại hai tỉnh Bình Ðịnh và Huế cách đây 4 thế kỷ dưới thời Chúa Nguyễn và dựng lập những ngôi chùa lớn như Thập Tháp, Di Ðà ở Bình Ðịnh, Hà Trung, Từ Ðàn, Thiền Lâm ở Huế.
Vì vậy, lệ thường hàng năm đến ngày 18-10 âm lịch, tức là dương lịch 19-11-2005. Chư tăng thuộc thiền phái Nguyên Thiều đều quy tập về Bình Ðịnh kính lễ tưởng niệm. Nhưng năm nay, nhà cầm quyền tỉnh Bình Ðịnh đã yêu sách Ðức tăng thống Thích Huyền Quang không được tổ chức cuộc lễ, khiến Ðức tăng thống đã phải viết bức phổ cáo về sự kiện ngăn cấm này.
Ðức tăng thống viết bức phổ cáo hôm 13-11 vừa qua cho biết rằng: “Trong thời điểm cận ngày húy kỵ tổ sư Nguyên Thiều năm nay, các vị quan chức tỉnh Bình Ðịnh có gặp tôi vá khuyến cáo không nên liên lạc với chư vị giáo phẩm thuộc GHPGVNTN và tổ chức hội họp bàn thảo các việc thuộc về giáo hội, ngay cả trong các việc lễ giỗ, cúng kỵ.
Bạn nghĩ gì về việc này? Xin email về Vietnamese@www.rfa.org
Trước tình cảnh bản thân tôi không được tự do, các cơ sở chùa chiền luôn bị các cơ quan chính quyền theo dõi giám sát, để tránh những rủi ro phiền não có thể đến với các chư tôn đức, năm nay, ngày húy kỵ tưởng niệm tổ sư Nguyên Thiều sẽ không tổ chức thông thường như thường lệ. Vậy chư tôn thiện đức tăng ni, phật tử xa gần có lòng nhớ tổ xin vầng khởi tâm hương vọng hướng về đất đồ bàn Bình Ðịnh, chùa Thập Tháp Di Ðà, nơi tổ cao sơn để cùng tôi kính ngưỡng cao đức của ngài.”
Tại Sài Gòn, lễ giổ Tổ Nguyên Thiều được tổ chức ở chùa Giác Hoa, quận Bình Thạnh, nhưng công an đã tìm đủ cách ngăn cấm gây cuộc xô xát với Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ nhằm ngăn cấm Hòa thượng không được đến chùa Giác Hoa. Chúng tôi vừa phỏng vấn hai thượng tọa Thích Tuệ Minh và Thích Chơn Tâm về sự vụ xảy ra tại Thanh Minh Thiền Viện lúc 8 giờ sáng (giờ Việt Nam) ngày thứ Bảy 19-11-2005.
Xin quý vị theo dõi toàn bộ cuộc phỏng vấn trong phần âm thanh bên trên.
DươngTiêu Trích Từ Đài RFA
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2005/11/20/PoliceViolenceAgainstThichQuangDo_YLan/

No 0636: Công An Vây Chùa Báo Quốc Xô HT Thiện Hạnh Về Phòng

“Hòa Thượng Thiện Hạnh đang gặp khổ nạn” là bài viết do LM Nguyễn Văn Lý gửi ra haỉ ngoại, kể về tình hình công an bao vây, ngăn cản, hạch sách Hòa Thượng Thiện Hạnh. Toàn văn bài viết như sau.

Sáng Thứ Sáu, 18-11-2005, khoảng 9 h 30, một giáo hũu làm nghề chạy xe gắn máy thồ và tôi (Lm Nguyễn Văn Lý) đến thăm Hòa Thượng (HT) Thiện Hạnh, Tổng Thư Ký Viện Tăng Thống GHPGVNTN, Chánh Đại Diện GHPGVNTN vùng Vạn Hạnh (Bắc Miền Trung), Trưởng Ban Đại Diện GHPGVNTN tỉnh Thừa Thiên - Huế tại Chùa Báo Quốc, Lịch Đợi, Huế. Chúng tôi thấy khoảng 20 Công an (CA) mặc thường phục canh gác ngoài cổng Tam quan Chùa. Một số CA thấy tôi đến thì gọi ĐT di động, một số tay cầm sẵn máy ảnh. Chúng tôi vào bên trong sân Chùa thì thấy khoảng 5-6 CA canh gác rải rác trong vườn Chùa, khoảng 3-4 CA đứng ngồi ở Bảo tháp ngay sát phòng riêng của HT. Được biết đằng sau Chùa cũng có khoảng vài chục CA bận thường phục liên tục canh gác ngày đêm như vậy. Tôi vào phòng thăm HT. Ngài đang yếu mệt và tỏ ra rất buồn phiền vì Ngài đã bị CA bao vây, cô lập rất chặt như vậy suốt cả tuần nay rồi. Nhà nước VN không muốn Ngài ra khỏi Chùa, bất cứ để đi đâu, làm gì. Đến mức mỗi khi Ngài bước ra khỏi phòng là các CA nầy án ngữ, xô Ngài lui và sẵn sàng bồng Ngài vào lại cửa phòng ngay, có lẽ cho đến khi 2 Ban Chấp Hành của Viện Tăng Thống và Viện Hóa Đạo sẽ họp Đại hội tại Bình Định xong. Ngài cho biết đó chỉ là tin đồn không biết do ai tung ra, vì thực ra 2 Viện nầy đã họp xong và đã quyết định những điều cần thiết rồi mà chưa tiện công bố. CA còn kiếm cớ xông vào phòng Ngài để quấy rầy, hạch xách và “khuyên bảo” Ngài nữa. Ngài phải đóng cửa suốt đêm ngày, chỉ chừa một cửa sổ nhỏ thông gió về phía tây nam thôi. Ngài rất buồn phiền vì chẳng những không thể đi thăm Chùa nào được mà một số Tăng Ni các Chùa khác cũng e ngại đến gặp Ngài, vì các Vị ấy sợ các Chùa cũng sẽ bị các Đạo hữu e ngại mà ít lui tới Kinh Lễ tại các Chùa ấy.

Tôi thưa là sẽ sẵn sàng cùng Ngài đi thăm bất cứ Chùa nào Ngài muốn, xem thử nhà nước VN làm gì. Nhưng Ngài từ chối, vì cho rằng nguyên việc ra khỏi cổng Chùa đã không thể được rồi. Huống nữa 2 người cùng đến thăm các Chùa như thế thì hầu như không có Chùa nào dám tiếp.

Khoảng 10 h 30, chúng tôi xin bái biệt ra về. HT Thiện Hạnh đưa tiễn chúng tôi ra sân trong khá rộng của Chùa. Thấy 1 CA lén lút quay phim, tôi đi thẳng đến ống kính và đưa tay đòi đoạt giữ máy quay phim loại nhỏ ấy và nói: “Các anh có quyền gì mà chụp hình chúng tôi. Nếu muốn quay phim chụp hình ai, phải xin phép người đó đã”. CA ấy bỏ chạy trốn. 1 CA khác xông đến cản lối và nói dối: “Chúng tôi là sinh viên đến đây học bài, thấy cảnh Chùa đẹp thì chụp vài tấm hình thôi”. Tôi nói: “Chỉ có chế độ phát-xít mới cho CA giả thường dân bao vây một Hòa Thượng và chụp hình khách thăm như vậy. Các anh sao cam lòng làm nô lệ cho một chế độ phát xít như thế?” CA ấy lúng túng trả lời: “Thì anh cũng đang sống trong chế độ đó.”(nghĩa là CA nầy đã thừa nhận chế độ nầy là phát xít). Tôi đáp: “Khác nhau ở chỗ: Chúng tôi đang nỗ lực chuyển đổi chế độ nầy. Còn các anh lại cam lòng phục vụ cách hèn hạ nô bộc nó”. Vừa nói tôi vừa dẫn HT đi dần ra cổng Tam quan Chùa. Các CA tưởng HT đi ra khỏi Chùa thật, hơn 10 CA liền chạy đến ngăn cản, còn các CA chụp hình quay phim thì đứng thật xa. 1 CA buột miệng nói với HT: “Chúng tôi có nhiệm vụ yêu cầu Ngài đừng ra khỏi cổng”. Tôi chụp ngay câu nói hớ hênh đó: “Ngài đây không vi phạm Pháp luật gì, không có Tòa án nào dám kết tội Ngài, các anh lấy quyền gì mà ngăn cản không cho Ngài đây ra khỏi cổng Chùa, trong khi đây là Chùa của Ngài?”. CA ấy lúng túng: “Xin Ngài về phòng nghỉ kẻo Ngài yếu mệt”. HT Thiện Hạnh nói: “Các anh không có văn hóa gì cả, toàn nói dối”. Chúng tôi xá tạm biệt Ngài, xin Ngài vui lòng lui bước.

Rõ ràng Nhà nước VN đang chùng lén bao vây, cô lập và quản chế không văn bản Hòa Thượng Thiện Hạnh (và hầu hết các nhà Dân chủ khác), nhưng không muốn cho Dân chúng chứng kiến và biết đến.

Về đến Nhà Chung Giáo phận Huế khoảng gần 11 h thì một CA tên Phong (mặc thường phục), cảnh sát khu vực đến thăm tôi ngay. CA ấy vừa ra thì một CA tên Việt, an ninh của Sở CA tỉnh Thừa Thiên-Huế lại đến thăm (tất nhiên cũng mặc thường phục) và bảo tôi : “Thầy Thiện Hạnh đang làm nhiều điều sai trái, Chính quyền đang làm việc để Thầy ấy thấy rõ (ý nói rằng Ngài đang nỗ lực phục hoạt GHPGVNTN là xa rời Dân tộc & vi phạm Pháp luật NNCSVN). Linh mục từ nay đi ra khỏi phường là phải xin phép Ủy ban phường đây”. Tôi nói: “Nghĩa là từ nay, tôi bước chân qua khỏi cầu Phủ Cam (chỉ cách Nhà Chung khoảng 30 m) lên Nhà Thờ Chính Tòa Phủ Cam cũng không được, vì đã ra khỏi phường, phải không?” CA Việt đáp: “Đúng như vậy”. Thế mà, dịp 15-8-2005 vừa rồi, CA Lam, cấp trên của CA Việt, đã yêu cầu tôi đi La Vang (đến tỉnh khác) cho được trọn 3 ngày, không cần giấy phép, và xe NN sẵn sàng đưa tôi đi nữa. Tôi đã từ chối. Sau đó, tôi thuê xe và sáng sớm cuối cùng đi với một nhóm nhỏ giáo hữu nghèo không thể tự đi được, chỉ kịp dâng Thánh Lễ bế mạc thôi. Thế mà nay CA Việt lại bảo tôi không được ra khỏi phường (!!!). Tôi thấy nhà nước VN rất quanh co, nên tôi mời CA ấy về ngay. Tôi tự nhủ nếu nhà nước CSVN buộc tôi được điều đó, thì sẽ muôn đời độc quyền tồn tại, còn nếu không ràng buộc tôi được, thì chứng tỏ ĐCSVN buộc lòng sắp phải chuyển giao quyền lực, không thể khác được.

Nhà Chung, Huế, 19-11-2005,

Tù nhân lương tâm,

Lm Tađêô Nguyễn Văn Lý
DươngTiêu trích từ www.vietbao.com

No.0635: Công an Saigon xô xát với Hòa thượng Thích Quảng Ðộ

Ngày hôm qua thứ sáu, 18.11.2005, Hòa thượng Thích Quảng Ðộ nhận Thư mời của Ủy ban Nhân dân Quận Phú Nhuận mời đi "làm việc" vào 8 giờ sáng ngày thứ Bảy. Hầu hết các thành viên thuộc Hội đồng Lưỡng viện, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, đều nhận được Thư mời đi "làm việc" tương tự, như trường hợp của các Thượng tọa Thích Nguyên Lý, Thích Không Tánh, Thích Nhật Ban, v.v...
Sáng nay, ngày 19.11.2005, vào lúc 8 giờ sáng (giờ Việt Nam), khi 6 vị Tăng chùa Giác Hoa sang Thanh Minh Thiền viện thỉnh Hòa thượng Thích Quảng Ðộ, Viện trưởng Viện Hóa Ðạo, sang làm chủ lễ cuộc Giỗ Tổ Nguyên Thiều. Nhưng 50 công an nam và nữ, mặc đồng phục hoặc thường phục, đã bao vây sân Thanh Minh Thiền viện. Lúc Hòa thượng vừa bước xuống thang gác, 10 công an đến chắn ngang đẩy Hòa thượng trở lên. Nhưng các Thượng tọa, Ðại đức đã đẩy lùi Công an và hai vị bảo vệ Hòa thượng bước ra sân chùa. Công an lớn tiếng nói rằng : "Hôm nay Hòa thượng phải lên quận làm việc, không được đi đâu khác !". Hòa thượng ôn tồn đáp : "Hôm nay là ngày Giỗ Tổ Nguyên Thiều tại chùa Giác Hoa, chúng tôi đã sắp đặt từ trước. Chúng tôi phải lo chuyện tôn giáo, tín ngưỡng trước. Mọi việc khác tính sau". Công an đành dịu giọng và khẩn khoản Hòa thượng ở lại chùa "làm việc" cũng được. Nhưng Hòa thượng khước từ rồi ung dung ra khỏi Thanh Minh Thiền viện.



Nhưng công an lại bao vây và chận lại, xô xát với Hòa thượng không cho đi. Chúng kéo áo Hòa thượng đến rách toạt. Chư Tăng bất mãn lên tiếng phản đối thái độ hành hung vô lễ và phi văn hóa của công an cộng sản. Thượng tọa Thích Thiện Minh đi tháp tùng liền lên tiếng nói với công an : "Tôi vừa ở 26 năm tù trong nhà tù của các ông, tôi biết rõ thế nào là chính sách đàn áp tôn giáo của các ông. Nay các ông cản Hòa thượng của chúng tôi đến làm lễ giỗ Tổ Nguyên Thiều thì các ông hãy cứ bắt chúng tôi đi, bắn chúng tôi đi ! Chúng tôi không sợ đâu !". Cuộc xô xát của công an gây ầm ĩ trên đường Trần Huy Liệu khiến dân chúng tụ tập càng lúc càng đông. Khi nghe Thượng tọa Thích Thiện Minh thách thức với công an và nói lớn: "Chính quyền đàn áp tôn giáo ! Công an hành hung Hòa thượng của chúng tôi !", quần chúng bên ngoài la lớn theo : "Ðả đảo Cộng sản ! Ðả đảo Cộng sản đàn áp tôn giáo !".



Thấy bất ổn trước quần chúng, công an đành để Hòa thượng Thích Quảng Ðộ ra đi cùng với chư Tăng chùa Giác Hoa cử sang, nhưng vẫn cho xe chạy theo sát xe phái đoàn Phật giáo. Vào lúc 8 giờ 30 sáng (tức 2 giờ 30 sáng giờ Paris), chư Tăng Viện Hóa Ðạo đã gọi điện sang Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế ở Paris thông báo tình hình và cho biết Hòa thượng Thích Quảng Ðộ đã an toàn đến chùa Giác Hoa ở quận Bình Thạnh, Saigon.



Suốt ngày, hàng trăm công an phong tỏa, canh gác chung quanh chùa Giác Hoa, là nơi Thượng tọa Thích Viên Ðịnh, Phó Viện trưởng Viện Hóa Ðạo, làm viện chủ. Một số công an mặc thường phục giả dạng Phật tử đột nhập vào bên trong chùa kiểm soát, quay phim, chụp hình, từ Chánh điện đến nhà bếp, hành đường, v.v... Từ tối hôm qua, thứ sáu 18.11, các đường dây điện thoại, điện thoại di động, Internet ở chùa Giác Hoa đã bị công an cắt sóng.



Tất cả chư Tăng giáo phẩm thuộc Hội đồng Lưỡng viện (Viện Tăng thống và Viện Hóa Ðạo) từ Huế đến vùng Ðồng bằng sông Cửu Long đều bị nhận giấy mời đi "làm việc" tại các Ủy ban Nhân dân, Ban Tôn giáo hoặc cơ quan Công an. Mục đích thấy rõ, là ngăn chận không cho chư Tăng về chùa Giác Hoa tham dự lễ Giỗ Tổ Nguyên Thiều tổ chức vào ngày thứ bảy 19.11.05.



Tuy nhiên, 100 Tăng Ni đại diện các tỉnh cũng đã thoát ly các trạm canh gác, kiểm soát về đến chùa Giác Hoa tham dự.



Tình trạng bức bách, ngăn cấm cũng xẩy ra tại Tu viện Nguyên Thiều ở Bình Ðịnh. Cơ quan đương quyền Bình Ðịnh yêu sách Ðức Tăng thống "không được tổ chức lễ giỗ, cúng kỵ, không được liên lạc chư vị giáo phẩm thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất". Vì vậy Ðức Tăng thống Thích Huyền Quang phải viết văn thư "Phổ Cáo" đề ngày 13.11.2005, gửi Chư Tôn thiền đức Tăng Ni, Phật tử thuộc hệ phái Tổ sư Nguyên Thiều, giải thích ý nghĩa ngày Giỗ Tổ Nguyên Thiều, lý do nhà cầm quyền cộng sản cấm đoán và khuyên chư Tăng Ni tạm thời ở tại chỗ "vận khởi tâm hương vọng hướng về đất Ðồ Bàn Bình Ðịnh, chùa Thập Tháp Di Ðà nơi Tổ khai sơn để cùng tôi kính ngưỡng cao đức của Ngài", vì không thể tổ chức cúng kỵ tại Tu viện Nguyên Thiều, Bình Ðịnh.



Ðức Tăng thống viết :



"Tổ sư Nguyên Thiều là vị Sơ Tổ Thiền tông của miền Trung và miền Nam Việt Nam (1). Riêng tại Bình Ðịnh, mảnh đất đầu tiên Ngài đặt nền móng cho việc khởi nghiệp hoằng dương chánh pháp, là nơi Ngài khai sơn Tổ đình Thập Tháp Di Ðà thuộc địa phận huyện An Nhơn, Bình Ðịnh. Từ đó Phật Pháp được hoằng xương, nhiều thế hệ Thánh Tăng, Cao Tăng, Danh Tăng nối truyền không dứt. Ngày nay, Tu viện Nguyên Thiều được phước duyên và vinh dự khi cơ sở Tu viện được mang oai danh của Ngài. Bởi vậy, lệ thường hàng năm Chư Tăng thuộc Thiền phái Nguyên Thiều đều quy tập về Tổ đình Thập Tháp kính lễ tưởng niệm Húy kỵ vào ngày 18 tháng 10 âm lịch, và tại Tu viện Nguyên Thiều kính niệm Hậu kỵ ngày 19 tháng 10 âm lịch.



"Tuy nhiên gần đây Chư Tôn Ðức cũng đã biết, do tình trạng Giáo hội bị chính quyền nhà nước Việt Nam không cho sinh hoạt bình thường như bao tổ chức tôn giáo khác, vì vậy mọi Phật sự của Giáo hội cũng như cơ sở Tu viện đã gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại trong sự quan hệ với các cơ quan chính quyền. Tình trạng này có thể nói đã kéo dài gần 30 năm rồi. Ðặc biệt, trong thời điểm cận ngày húy kỵ Tổ Sư Nguyên Thiều năm nay, các vị quan chức trực thuộc chính quyền tỉnh Bình Ðịnh có gặp tôi và khuyến cáo không nên liên lạc với chư vị giáo phẩm thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và tổ chức hội họp, bàn thảo các việc thuộc về Giáo hội, ngay cả trong các việc lễ giỗ, cúng kỵ. Tôi cũng được biết chư vị giáo phẩm của Giáo hội tại Bình Ðịnh cũng nhận được sự khuyến cáo với nội dung và đồng cảnh ngộ như Tu viện.



"Trước tình cảnh bản thân tôi không được tự do, cơ sở chùa viện luôn bị các cơ quan chính quyền theo dõi, giám sát, có thể nòi rằng đó là một cuộc sống nhiều rủi ro, lắm bức xúc đối với sự sinh hoạt của Tu viện cũng như của chư Tăng Ni, Phật tử hệ thuộc Tu viện và Giáo hội. Bởi vậy, theo tôi nghĩ, ngày kỵ tổ Nguyên Thiều tại Tu viện năm nay, Phật lịch 2549, sẽ không tránh khỏi những trở ngại, bất ý trong việc thể hiện sự kính ngưỡng Tổ Tông của Thiền phái chúng ta".



Rồi Ðức Tăng thống Thích Huyền Quang kêu gọi :



"Nay tôi kính phổ cáo đến chư Tôn thiền đức Tăng Ni, Phật tử xa gần - Quốc nội và Hải ngoại thuộc Thiền phái Tổ Sư Nguyên Thiều vài sự trạng như sau :



"1- Ðể tránh những rủi ro phiền não có thể đến với Chư Tôn Ðức, năm nay, ngày húy kỵ tưởng niệm Tổ Sư Nguyện Thiều : 19 tháng 10 Ất Dậu, PL 2549, Tu viện Nguyên Thiều sẽ không tổ chức thông thường như tiền lệ mà chỉ mật niệm hương hoa và ngậm ngùi thành kính trong phạm vi Chư Tăng hệ thuộc Tu viện Nguyên Thiều mà thôi.



"2- Chư Tôn Thiền Ðức Tăng Ni, Phật tử xa gần có lòng nhớ Tổ xin vận khởi tâm hương vọng hướng về đất Ðồ Bàn Bình Ðịnh, chùa Thập Tháp Di Ðà nơi Tổ khai sơn để cùng tôi kính ngưỡng cao đức của Ngài".



Theo tin Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế nhận được từ Bình Ðịnh, thì mấy ngày qua công an siết chặt vòng vây đến tận cổng Tu viện Nguyên Thiều, nội bất xuất ngoại bất nhập, ngăn cấm mọi Phật tử vào tu viện. Số lượng công an đông hơn cả chư Tăng trong Tu viện !



Ðợt tấn công mới vào các Ban Ðại diện GHPGVNTN tại Bình Ðịnh, Huế, Ðà Nẵng, An Giang, Saigon...



Sau khi được tin Hoa Kỳ duy trì Việt Nam trong danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm năm 2005, vì lý do đàn áp tôn giáo nghiêm trọng, Nhà cầm quyền Hà Nội liền phản ứng bằng một đợt tấn công mới vào các Ban Ðại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tại các tỉnh miền Trung và miền Nam. Mặt khác, đẩy các chức sắc thuộc Giáo hội Phật giáo Nhà nước lên tiếng hoặc ra thông bạch phủ nhận các Ban Ðại diện này mà họ cho là "mạo xưng" và "bất hợp pháp" chiếu theo luật lệ phi pháp của Nhà nước cộng sản.



Ngày 9.11.2005, Ban Tôn giáo của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Ðịnh ra Thông báo số 02/TB-BTG xác định rằng : "Thời gian qua tại Bình Ðịnh có một số tu sĩ Phật giáo được Thích Quảng Ðộ công nhận trong cái gọi là "Ban Ðại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tỉnh Bình Ðịnh". Sau khi đề cao tính pháp lý được CHXHCNVN công nhận, Ban Tôn giáo tỉnh đưa "ý kiến" : "Bất cứ ai với danh nghĩa gì để hoạt động trái với Hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam (tức Giáo hội Nhà nước) đều là bất hợp pháp và trái với pháp luật của Nhà nước CHXHCNVN. Mọi hoạt động của cái gọi là "Ban Ðại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tỉnh Bình Ðịnh" phải chấm dứt".



Ngày 11.11.2005, ông Ngô Hòa, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa thiên Huế viết văn thư mang số 3592/UBND-XH gửi "Ông" Thích Quảng Ðộ và "Ông" Thích Thiện Hạnh đưa ra 2 "ý kiến" :



- "Việc ra văn bản số 02/VHÐ/BCÐ/VT ngày 18.7.2005 về việc quyết định chuẩn y thành phần nhân sự "Ban Ðại diện lâm thời Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tỉnh Thừa thiên Huế", nhiệm kỳ 2005-2007 là bất hợp pháp. Vì vậy, yêu cầu Ông Thích Quảng Ðộ tiến hành thu hồi Văn bản số 02/VHÐ/BCÐ/VT nói trên.



- "Mọi hoạt động của "Ban Ðại diện lâm thời Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tỉnh Thừa thiên Huế" do Ông Thích Thiện Hạnh đứng đầu theo Văn bản số 02/VHÐ/BCÐ/VT là bất hợp pháp, vi phạm pháp luật hiện hành của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam".



Cùng ngày 11.11.2005, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (tức Giáo hội Nhà nước) ra Thông bạch mang số 481/TB/HÐTS khẳng định rằng : "Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn tôn trọng quá khứ lịch sử của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất song không chấp nhận việc làm của một vài cá nhân mạo xưng nhân danh lãnh tụ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất dựng lại tổ chức đã là thành viên sáng lập GHPGVN từ tháng 11/1981". Sang ngày 14.11.2005, Ngài Thích Thanh Tứ, Phó chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (tức Giáo hội Nhà nước) tuyên bố với Thông tấn xã Hà Nội rằng : "Việc Hòa thượng Thích Quảng Ðộ nhân danh Viện trưởng Viện Hóa Ðạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ký các quyết định bổ nhiệm Ban Ðại diện GHPGVNTN một số tỉnh, thành phía Nam là mạo xưng (sic), không có giá trị pháp lý, trái với Hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam (tức Gíao hội Nhà nước) và trái với pháp luật của Nhà nước Việt Nam".



Ngày 14.11.2005, sáu cán bộ cầm quyền xã Phường Ðúc, thuộc thành phố Huế, đến chùa Báo Quốc, nơi ở của Hòa thượng Thích Thiện Hạnh, nêu lên 4 "tội" của Hòa thượng :



"1. Ði lại không xin tạm vắng, tạm trú ;



"2. Ði thăm hai vị Hòa thượng Thích Huyền Quang và Hòa thượng Thích Quảng Ðộ mà không xin phép ;



"3. Liên hệ với Hòa thượng Thích Quảng Ðộ, thành lập "Ban Ðại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tại Thừa thiên Huế" ;



"4. Liên hệ với Hòa thượng Thích Quảng Ðộ xin yểm trợ ba lớp học : Phước Thành, Thuyền Lâm, Quốc Ân".



Tiếp theo, công an đọc lệnh quản chế "bằng miệng" rằng : Từ nay về sau Hòa thượng không được ra khỏi chùa. Nếu muốn ra khỏi chùa đi đâu, phải báo cho Chủ hộ biết.



Hiện nay tại Huế, công an tăng cường canh gác 29 ngôi chùa thuộc 29 vị thành viên thuộc Ban Ðại diện Thừa thiên Huế. Mặt khác công an tung tin thất thiệt nói rằng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất là tổ chức "bất hợp pháp" để hăm dọa chư Tăng không nên tham gia, đồng thời tung tin thất thiệt rằng sắp có Ðại hội Phật giáo tại Bình Ðịnh để hăm dọa chư Tăng không được vào tham dự.



Cùng ngày 14.11.2005, Ủy ban Nhân dân thành phố Ðà Nẵng viết văn thư số 5978/VP-NCPC kính gửi "Ông" Thích Quảng Ðộ và khẳng định rằng : "Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất" là một tổ chức không hợp pháp, không được sự công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền" để rồi tuyên bố : "Ủy ban Nhân dân thành phố Ðà Nẵng không thừa nhận việc tổ chức và hoạt động của "Ban Ðại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Quảng Nam - Ðà Nẵng". Mọi hoạt động mang danh nghĩa "Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất" trên địa bàn thành phố Ðà Nẵng đều là bất hợp pháp".



Ngày 15.11.2005, một công an tỉnh An Giang, tên Hiệp, đến chùa Tây Huệ, phường Núi Sam, thị xã Châu Ðốc, tỉnh An Giang, yêu sách Thượng tọa Thích Chơn Tâm viết bản Tường trình về quá trình quan hệ với Hòa thượng Thích Quảng Ðộ, và làm đơn gửi Viện Hóa Ðạo từ khước Quyết định ngày 5.11.2005 công cử Thượng tọa làm Chánh Ðại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tỉnh An Giang và Phó Ðại diện Miền Khánh Anh (Hậu giang). Thượng tọa đã viết văn thư ngày 16.11.2005 gửi Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang nói rằng : "Việc yêu cầu tôi làm đơn trả lại Quyết Ðịnh 09/VHÐ/QÐ/VT cho Viện Hóa Ðạo, điều nầy trái với nguyên tắc hành chánh cho nên tôi không thể làm được. Bởi lẽ một cơ quan tôn giáo (Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất) gởi công văn "Trình Việc" đến Ủy Ban Tỉnh thì Quý Ban phải có công văn trả lời trực tiếp đến Hòa Thượng Thích Quảng-Ðộ, Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo, để giải thích rõ về chánh sách nhà nước đối với tôn giáo. (...) Tôi không có tư cách hay quan hệ gì đến việc trả lời công văn trên. Là một công dân, tôi luôn sống và làm việc theo luật pháp và hiến pháp".



Nhà cầm quyền Hà Nội không ngừng tuyên bố với thế giới là họ luôn "tôn trọng tự do tôn giáo và nhân quyền". Thế nhưng những "ý kiến" và hành xử thô bạo, phi pháp luật trên đây, kể từ ngày 9.11.2005 cho đến hôm nay, là tôn trọng hay đàn áp tôn giáo ?



Hỏi tức đã trả lời.



Trong Thông cáo báo chí sắp tới, chúng tôi sẽ trình bày lập trường của Viện Hóa Ðạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, về những hành động sai trái, vi hiến và phi pháp trưng dẫn trên đây.
----------------------------------
(1) Ngài Nguyên Thiều là vị Tổ truyền phái thiền Lâm Tế đầu tiên ở miền Trung cách đây 4 thế kỷ vào thời Chúa Nguyễn Phúc Tần, năm 1675. Thoạt đầu Ngài đến phủ Quy Ninh (Bình Ðịnh ngày nay) lập chùa Thập Tháp, Di Ðà để truyền dạy đồ chúng. Sau ra Thừa thiên lập chùa Hà Trung, huyện Phú Lộc, rồi lên kinh đô Huế lập chùa Quốc Ân và dựng tháp Phổ Ðồng. Ngài phụng mệnh Chúa Nguyễn Phúc Tăng về Trung quốc thỉnh Pháp tượng, Pháp khí và các bậc Cao Tăng như các Ngài Thạch Liêm, Tử Dung, Từ Lâm... sang Huế mở đàn truyền giới đầu tiên tại chùa Linh Mụ. Sau này các ngài ở lại Huế lập ra các chùa Từ Ðàm, Thuyền Lâm, Từ Lâm, Khánh Vân, v.v... Công đức Tổ Nguyên Thiều rất lớn đối với sự hoằng dương chánh pháp tại niền Trung Việt Nam (PTTPGQT chú).
DươngTiêu trích từ www.queme.net (Phòng thông tin phật giáo quốc tế tại Paris)