<body><script type="text/javascript"> function setAttributeOnload(object, attribute, val) { if(window.addEventListener) { window.addEventListener('load', function(){ object[attribute] = val; }, false); } else { window.attachEvent('onload', function(){ object[attribute] = val; }); } } </script> <div id="navbar-iframe-container"></div> <script type="text/javascript" src="https://apis.google.com/js/platform.js"></script> <script type="text/javascript"> gapi.load("gapi.iframes:gapi.iframes.style.bubble", function() { if (gapi.iframes && gapi.iframes.getContext) { gapi.iframes.getContext().openChild({ url: 'https://www.blogger.com/navbar.g?targetBlogID\x3d10127388\x26blogName\x3dTin+T%E1%BB%A9c+Ph%E1%BA%ADt+Gi%C3%A1o\x26publishMode\x3dPUBLISH_MODE_BLOGSPOT\x26navbarType\x3dBLUE\x26layoutType\x3dCLASSIC\x26searchRoot\x3dhttps://roomdieuphap.blogspot.com/search\x26blogLocale\x3dvi_VN\x26v\x3d2\x26homepageUrl\x3dhttp://roomdieuphap.blogspot.com/\x26vt\x3d-3702944493927259419', where: document.getElementById("navbar-iframe-container"), id: "navbar-iframe" }); } }); </script><!-- --><div id="flagi" style="visibility:hidden; position:absolute;" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><div id="flagtop"></div><div id="top-filler"></div><div id="flagi-body">Notify Blogger about objectionable content.<br /><a href="http://help.blogger.com/bin/answer.py?answer=1200"> What does this mean? </a> </div></div><div id="b-navbar"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-logo" title="Go to Blogger.com"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/logobar.gif" alt="Blogger" width="80" height="24" /></a><div id="b-sms" class="b-mobile"><a href="sms:?body=Hi%2C%20check%20out%20Thong%20Bao%20at%20trangthongbao.blogspot.com">Send As SMS</a></div><form id="b-search" name="b-search" action="http://search.blogger.com/"><div id="b-more"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-getorpost"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_getblog.gif" alt="Get your own blog" width="112" height="15" /></a><a id="flagButton" style="display:none;" href="javascript:toggleFlag();" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif" name="flag" alt="Flag Blog" width="55" height="15" /></a><a href="http://www.blogger.com/redirect/next_blog.pyra?navBar=true" id="b-next"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_nextblog.gif" alt="Next blog" width="72" height="15" /></a></div><div id="b-this"><input type="text" id="b-query" name="as_q" /><input type="hidden" name="ie" value="UTF-8" /><input type="hidden" name="ui" value="blg" /><input type="hidden" name="bl_url" value="trangthongbao.blogspot.com" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_this.gif" alt="Search This Blog" id="b-searchbtn" title="Search this blog with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value='trangthongbao.blogspot.com'" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_all.gif" alt="Search All Blogs" value="Search" id="b-searchallbtn" title="Search all blogs with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value=''" /><a href="javascript:BlogThis();" id="b-blogthis">BlogThis!</a></div></form></div><script type="text/javascript"><!-- var ID = 10977212;var HATE_INTERSTITIAL_COOKIE_NAME = 'dismissedInterstitial';var FLAG_COOKIE_NAME = 'flaggedBlog';var FLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/flag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var UNFLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/unflag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var FLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif';var UNFLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/unflag.gif';var ncHasFlagged = false;var servletTarget = new Image(); function BlogThis() {Q='';x=document;y=window;if(x.selection) {Q=x.selection.createRange().text;} else if (y.getSelection) { Q=y.getSelection();} else if (x.getSelection) { Q=x.getSelection();}popw = y.open('http://www.blogger.com/blog_this.pyra?t=' + escape(Q) + '&u=' + escape(location.href) + '&n=' + escape(document.title),'bloggerForm','scrollbars=no,width=475,height=300,top=175,left=75,status=yes,resizable=yes');void(0);} function blogspotInit() {initFlag();} function hasFlagged() {return getCookie(FLAG_COOKIE_NAME) || ncHasFlagged;} function toggleFlag() {var date = new Date();var id = 10977212;if (hasFlagged()) {removeCookie(FLAG_COOKIE_NAME);servletTarget.src = UNFLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = false;} else { setBlogspotCookie(FLAG_COOKIE_NAME, 'true');servletTarget.src = FLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = true;}} function initFlag() {document.getElementById('flagButton').style.display = 'inline';if (hasFlagged()) {document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;} else {document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;}} function showDrop() {if (!hasFlagged()) {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'visible';}} function hideDrop() {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'hidden';} function setBlogspotCookie(name, val) {var expire = new Date((new Date()).getTime() + 5 * 24 * 60 * 60 * 1000);var path = '/';setCookie(name, val, null, expire, path, null);} function removeCookie(name){var expire = new Date((new Date()).getTime() - 1000); setCookie(name,'',null,expire,'/',null);} --></script><script type="text/javascript"> blogspotInit();</script><div id="space-for-ie"></div>

 

Thứ Tư, tháng 6 14, 2006

No. 0999 (Hạt Cát dịch)

Di chuyển chùa cổ đến địa điểm mới an toàn không hư hại
Xinhua News Agency June 9, 2006)
Hà Nam, Trung Quốc- Ngôi chùa cổ Từ Nguyên (Ciyuan) thuộc huyện Lâm Châu tỉnh Hà Nam, được di chuyển theo một đường rây đến địa điểm mới cách đó 1,200 mét nhưng đã phải mất 5 tháng trời ròng rã để hoàn tất tổng thể ba tòa nhà nặng khoảng 3,500 tấn được an vị trên mặt đất lần nữa. Một viên chức chính phủ Tỉnh Hà Nam cho biết như trên.

Những người có trách nhiệm trong công trình tái an vị ngôi chùa 1,500 năm tuổi có ba cơ sở tách biệt đã nói rằng công việc di chuyển ngôi chùa chẳng khác nào như là “di chuyển một đĩa cát”

Tổng thể chùa Ciyuan được xây dựng vào thời Sơ Ðường ( 627-649) và được tân trang một lần vào triều đại nhà Thanh (1644-1911).

Ðây là lần đầu tiên, chưa bao giờ có chuyện một ngôi chùa cổ ở Trung Quốc được nhấc lên khỏi mặt đất kể cả nền móng và di chuyển toàn bộ cấu trúc không chút hư hại nào đến đặt xuống vị trí mới.

Sở dĩ ngôi chùa phải dời đến địa điểm mới bởi vì tuyến đường giao thông An Dương –Lâm Châu sắp thực hiện sẽ chạy ngang qua đó. “Sự di chuyển có quá nhiều khó khăn không dự đoán được”. Ông Giám Ðốc Viện Nghiên Cứu Bảo Toàn Kiến Trúc Cổ, người chịu trách nhiệm trong công trình di dời này đã nói như trên

Các chuyên viên kỹ thuật trách nhiệm chuyện di dời đã phải lái chiếc wagon chở ngôi chùa gạch và gỗ cao 9 mét đi qua một đoạn đường rây khúc khuỷu gồ ghề có 13 cua quẹo.


Ancient Temple Moved Intact to New Home

Henan, China - Following a trek of just 1.2 kilometers which took five months to complete the 3,500-ton Ciyuan Temple is on solid ground again, an official in central China's Henan Province said on Thursday.

Those responsible for relocating the three, 1,500-year-old temple buildings said the operation was like "moving a plate of sand".

The Ciyuan Temple complex in Linzhou of Henan was built at the beginning of the Tang Dynasty (627-649) and renovated during the Qing Dynasty (1644-1911).

It's the first time ever that an ancient temple in China has been lifted off its foundations and moved intact to a new location.

The move was necessary to make way for the Anyang-Linzhou Highway which runs between coal mines in the area. "The move had many unprecedented difficulties," said Du Qiming, director of the Henan Research Institute of Ancient Architecture Protection who were responsible for the project.

Those involved in the move had to steer the brick and wooden temple which is nine meters tall around 13 bends and over undulating ground.

(

http://en.ce.cn/Life/arts&heritage/200603/15/t20060315_6381801.shtml
No. 0987 ( Sưu tầm Internet)

An Giang: Chùa Xà Tón - Một di tích văn hóa Khmer

An Giang- VN. Có thể nói, An Giang là một tỉnh có số lượng danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hóa quốc gia nhiều nhất ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Là một tỉnh có bốn dân tộc anh em sinh sống từ lâu đời (Việt, Hoa, Khmer, Chăm), nên An Giang còn có những danh lam thắng cảnh mang đậm bản sắc văn hóa của từng dân tộc.

Ngoài những Khu lưu niệm, đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành, lăng Thoại Ngọc Hầu, miếu Bà Chúa Xứ, Thánh đường Hồi Giáo Mubarak, An Giang còn có nhiều ngôi chùa Khmer ẩn trong những hàng sao dầu cổ thụ luôn tỏa bóng mát quanh năm. Trong số rất nhiều ngôi chùa ấy, có chùa Xà Tón. Chùa Xà Tón được xây dựng cách nay khoảng ba trăm năm, tọa lạc trên một khu đất rộng nằm ngay trung tâm thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn (An Giang). Theo lời kể, thuở đó, vùng này còn là khu đất hoang vu. Trên những ngọn cây, từng đàn khỉ chuyền cành, đôi lúc chúng còn cả gan chọc ghẹo, níu kéo khách qua đường. Cảnh quan đẹp, u tịch xứng đáng là nơi thờ tự tôn nghiêm, bấy giờ người Khmer quyết định chọn khu đất này làm nơi lập chùa. Đầu tiên chùa được xây bằng gỗ, lợp lá, nền đất đơn sơ. Với đặc thù có nhiều khỉ sinh sống, nên chùa được đặt tên là Xà Tón (Xvayton: Xvay là khỉ và ton là kéo). Tên này về sau dùng gọi luôn thị trấn và huyện lỵ miền biên giới này trong một thời gian dài. Cũng giống như bất cứ ngôi chùa Khmer nào khác, chùa Xà Tón được các vị sư cho xây dựng lần hồi, theo kiểu “tàm thực”. Nghĩa là khi con sóc (bổn đạo) quyên cúng tiền đến đâu thì chùa được tiến hành xây cất đến đó cho tới khi hoàn tất.

Chùa Xà Tón hiện nay được xây dựng (tính từ năm 1896) theo kiến trúc cổ truyền của người Khmer Đồng bằng sông Cửu Long: nóc nhọn và hai mái cong gộp lại. Trên nóc tháp chùa chính có tượng rắn thần Naga nằm dài, tượng trưng cho sự bất diệt và dũng mãnh. Mái chùa được cấu trúc hình tam cấp ngói đỏ, xanh, vàng đẹp mắt. Quanh ngôi chính điện có khá nhiều những ngôi tháp nhỏ, trên đỉnh chạm tượng thần Bayon (Thần Bốn Mặt, thần Sáng Tạo), là nơi thờ tự hài cốt của các vị sư trụ trì đã viên tịch. Các tháp cùng với chính điện, và một ao trồng sen súng trước chính điện, nằm u tịch trong bóng mát của một “rừng” dừa và lâm vồ (bồ đề). Hiện nay chùa Xà Tón còn lưu giữ một bộ kinh bằng chữ Phạn được viết trên những chiếc lá thốt nốt. Năm 1986, chùa Xà Tón được Bộ Văn hóa công nhận là di tích lịch sử văn hóa.

Cũng giống như các ngôi chùa Khmer khác, theo truyền thống, mỗi năm chùa Xà Tón đều tổ chức các lễ: Chôl Chnam Thmây (tết mừng năm mới) vào các ngày 13, 14, 15 tháng Tư Dương lịch; lễ Pi-sát bô-chia ( Vesak Puja) vào ngày rằm tháng Tư âm lịch nhằm nhớ ơn Phật tổ (ngày Phật đản sinh). Đặc biệt, lễ Dolta (còn gọi là Pha chun bênh), lễ ông bà (giống như lễ Thanh minh), kéo dài từ mồng 1 đến 15 tháng 10 âm lịch. Suốt những ngày này, con sóc mang bánh tét, hoa quả, cơm canh đến chùa cúng tế để tỏ lòng biết ơn người quá cố cũng như cầu an, cầu phúc cho gia đình... Với nhiều lễ hội truyền thống ấy, với vị trí địa lý thuận lợi, với giá trị lịch sử văn hóa dân tộc, nên chùa Xà Tón là điểm tham quan của hầu như tất cả mọi du khách đi đến khu vực này.
No. 0988 ( Sưu tầm Internet)

Rừng thiền Viên Không, Tâm và Cảnh

Vũng Tàu- VN- Nằm ẩn mình trên ngọn núi giáp ranh giữa hai xã Tân Hòa và Tóc Tiên thuộc huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; Rừng Thiền Viên Không tĩnh lặng trong một môi trường sinh thái trong lành, thoáng sạch. Với nét kiến trúc lấy thiên nhiên làm chủ thể, nên không mất di vẻ đẹp nguyên thủy của núi rừng, bên cạnh đó là cách bài trí giản đơn nhưng ẩn tàng một công phu tinh tế.

Về thăm núi Dinh, chúng tôi tình cờ lạc vào chốn Rừng Thiền ngập tràn đạo vị, mặc tình thả hồn hòa nhập vào cảnh trí thiên nhiên, thong thả dạo bước theo con đường lát đá ẩn hiện giữa rừng cây uốn khúc, vòng theo chân một hòn núi nhỏ với những tảng đá dựng uy nghi, rồi lượn quanh giữa hai hồ nước đầy hoa súng tím, một con dốc nhỏ rợp bóng tùng dương liễu dẫn đến khu vườn xanh mướt thật bất ngờ… Cứ thế, tiếp tục thả bước theo con đường len lỏi giữa những vườn cây diều, mít, nhãn, xoài. Qua những bậc thang tiến dẫn lên đồi đá, hiển bày trước mắt là toàn cảnh Rừng Thiền với phong cách bài trí giản đơn, không một dấu vết cầu kỳ, hình như ý tưởng tạo thành chỉ để điểm xuyết cho vẻ đẹp thiên nhiên thêm thiêng liêng hùng vĩ, thêm hoang sơ huyễn hoặc.

Từ đỉnh núi cao, thả tầm mắt đắm mình trong cảnh vật Viên Không : những khóm cây được cắt tỉa tinh tế như tôn tạo thêm vẻ đẹp hiền hòa cho mặt hồ tĩnh lặng, những tảng đá tự nhiên bên đám cỏ xanh được điểm xuyết với giàn hoa giấy lung lung màu trắn, đỏ khiến cho vẻ đẹp của Rừng Thiền như chiêu hồn người. Đằng kia, mấy cội sứ già nghiêng bóng rướn mình theo những bậc thang lát đá càng tạo thêm chiều sâu cho lối vào ngôi nhà lục giác tọa lạc giữa trung tâm. Nhìn xuống, những thiền thất gỗ ngả màu nâu sẫm, nằm rải rác dưới chân núi nép mình giữa rừng cây rợp bóng…

Toàn cảnh Viên Không bỗng trở thành kiệt tác nghệ thuật đầy tính nhân văn, mà mỗi cách bài trí ở đây, dù đơn sơ hay tinh tế, cũng đều cảm hóa lòng người vào cõi nguyên sơ thánh thiện. Có thể nói đây là lần đầu tiên tôi biết đến một ngôi chùa mang tính văn hóa hơn là tín ngưỡng, trong chính sự biểu hiện của nó, chứ không phải trong ngôn từ lý luận.

“Chúng tôi chỉ muốn có một nơi yên tỉnh, gần gũi thiên nhiên, phù hợp với nếp sống thiền. Ở các nước Đông Nam Á, Phật giáo Nguyên thủy phát triển rất mạnh, nhất là thiền học, có nhiều rừng thiền quy mô rộng lớn có thể đáp ứng nhu cầu tâm linh cho quần chúng nhằm đem lại sự quân bình đời sống vật chất và tinh thần trong thời đại công nghiệp và kinh tế thị trường đầy căng thẳng như hiện nay. Vì vậy tâm nguyện chúng tôi là thành lập một rừng thiền tương đối quy mô cho mục đích nói trên. Tên chùa là Rừng Thiền Viên Không xuất phát từ ý nghĩa như vậy đó”. Thượng tọa Viên Minh- “chủ nhân” Rừng Thiền cho biết.

Qua mấy chén trà nóng ấm, tình người tình đạo thâm trầm, sâu lắng, thầy bộc bạch nỗi lòng : “Nếu được Giáo hội và chính quyền cho phép, chúng tôi sẽ tiến hành xây dựng một thiền viện trong rừng thiền này. Khuynh hướng kiến trúc ở đây là lấy thiên nhiên và môi trường sinh thái làm chính, nên không phá hỏng cảnh quan thiên nhiên, nhất là đá và rừng”. Trong xu thế “bê tông hóa” chùa chiền hiện nay, ý tưởng về một thiền viện trong rừng thiền thiên nhiên và sinh thái để tu tập thật tuyệt vời. Mong sao những dự án của Thượng tọa Viên Minh sớm thành hiện thực.

Chúng tôi từ giã Rừng Thiền Viên Không với một cảm tình sâu đậm và chắc chắn sẽ trở lại để tận hưởng không khí trong lành, thanh thóat nơi đây.

(Theo Giác Ngộ)