<body><script type="text/javascript"> function setAttributeOnload(object, attribute, val) { if(window.addEventListener) { window.addEventListener('load', function(){ object[attribute] = val; }, false); } else { window.attachEvent('onload', function(){ object[attribute] = val; }); } } </script> <div id="navbar-iframe-container"></div> <script type="text/javascript" src="https://apis.google.com/js/platform.js"></script> <script type="text/javascript"> gapi.load("gapi.iframes:gapi.iframes.style.bubble", function() { if (gapi.iframes && gapi.iframes.getContext) { gapi.iframes.getContext().openChild({ url: 'https://www.blogger.com/navbar.g?targetBlogID\x3d10127388\x26blogName\x3dTin+T%E1%BB%A9c+Ph%E1%BA%ADt+Gi%C3%A1o\x26publishMode\x3dPUBLISH_MODE_BLOGSPOT\x26navbarType\x3dBLUE\x26layoutType\x3dCLASSIC\x26searchRoot\x3dhttps://roomdieuphap.blogspot.com/search\x26blogLocale\x3dvi_VN\x26v\x3d2\x26homepageUrl\x3dhttp://roomdieuphap.blogspot.com/\x26vt\x3d-3702944493927259419', where: document.getElementById("navbar-iframe-container"), id: "navbar-iframe" }); } }); </script><!-- --><div id="flagi" style="visibility:hidden; position:absolute;" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><div id="flagtop"></div><div id="top-filler"></div><div id="flagi-body">Notify Blogger about objectionable content.<br /><a href="http://help.blogger.com/bin/answer.py?answer=1200"> What does this mean? </a> </div></div><div id="b-navbar"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-logo" title="Go to Blogger.com"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/logobar.gif" alt="Blogger" width="80" height="24" /></a><div id="b-sms" class="b-mobile"><a href="sms:?body=Hi%2C%20check%20out%20Thong%20Bao%20at%20trangthongbao.blogspot.com">Send As SMS</a></div><form id="b-search" name="b-search" action="http://search.blogger.com/"><div id="b-more"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-getorpost"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_getblog.gif" alt="Get your own blog" width="112" height="15" /></a><a id="flagButton" style="display:none;" href="javascript:toggleFlag();" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif" name="flag" alt="Flag Blog" width="55" height="15" /></a><a href="http://www.blogger.com/redirect/next_blog.pyra?navBar=true" id="b-next"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_nextblog.gif" alt="Next blog" width="72" height="15" /></a></div><div id="b-this"><input type="text" id="b-query" name="as_q" /><input type="hidden" name="ie" value="UTF-8" /><input type="hidden" name="ui" value="blg" /><input type="hidden" name="bl_url" value="trangthongbao.blogspot.com" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_this.gif" alt="Search This Blog" id="b-searchbtn" title="Search this blog with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value='trangthongbao.blogspot.com'" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_all.gif" alt="Search All Blogs" value="Search" id="b-searchallbtn" title="Search all blogs with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value=''" /><a href="javascript:BlogThis();" id="b-blogthis">BlogThis!</a></div></form></div><script type="text/javascript"><!-- var ID = 10977212;var HATE_INTERSTITIAL_COOKIE_NAME = 'dismissedInterstitial';var FLAG_COOKIE_NAME = 'flaggedBlog';var FLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/flag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var UNFLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/unflag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var FLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif';var UNFLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/unflag.gif';var ncHasFlagged = false;var servletTarget = new Image(); function BlogThis() {Q='';x=document;y=window;if(x.selection) {Q=x.selection.createRange().text;} else if (y.getSelection) { Q=y.getSelection();} else if (x.getSelection) { Q=x.getSelection();}popw = y.open('http://www.blogger.com/blog_this.pyra?t=' + escape(Q) + '&u=' + escape(location.href) + '&n=' + escape(document.title),'bloggerForm','scrollbars=no,width=475,height=300,top=175,left=75,status=yes,resizable=yes');void(0);} function blogspotInit() {initFlag();} function hasFlagged() {return getCookie(FLAG_COOKIE_NAME) || ncHasFlagged;} function toggleFlag() {var date = new Date();var id = 10977212;if (hasFlagged()) {removeCookie(FLAG_COOKIE_NAME);servletTarget.src = UNFLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = false;} else { setBlogspotCookie(FLAG_COOKIE_NAME, 'true');servletTarget.src = FLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = true;}} function initFlag() {document.getElementById('flagButton').style.display = 'inline';if (hasFlagged()) {document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;} else {document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;}} function showDrop() {if (!hasFlagged()) {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'visible';}} function hideDrop() {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'hidden';} function setBlogspotCookie(name, val) {var expire = new Date((new Date()).getTime() + 5 * 24 * 60 * 60 * 1000);var path = '/';setCookie(name, val, null, expire, path, null);} function removeCookie(name){var expire = new Date((new Date()).getTime() - 1000); setCookie(name,'',null,expire,'/',null);} --></script><script type="text/javascript"> blogspotInit();</script><div id="space-for-ie"></div>

 

Thứ Bảy, tháng 11 05, 2005

No. 0600 (DD Uyên Minh dịch)

ÐỨC TĂNG VƯƠNG CAMBODGE CHUON NATH (PREAH JOTINANA SUMEDHADHIPATI)

Không kể ngôi vị lãnh đạo tối cao của Phật giáo Cambodge một thời, ngài là một nhà văn hoá kiệt xuất, một học giả uyên thâm về nhiều ngành học thuật khác nhau. Ðối với dân tộc Cambodge, ngài là người đã làm phục sinh nền văn hoá vốn chỉ còn le lói trên đống tro tàn của một nền văn minh Angkor cơ hồ đã chìm hẳn vào bóng đêm lịch sử. Ðối với Phật giáo Cambodge, ngài đã vun xén và khoát lên đó một vầng hào quang rực rỡ với những công trình Phật học có giá trị quốc tế.

Ngài là một trong bốn vị trưởng lão đã thiết định chương trình Kiết Tập Tam Tạng kỳ VI tại Miến Ðiện ( 1954-1956), bên cạnh ba đức tăng vương Miến Ðiện, Tích Lan và Thái Lan. Ngài sinh ngày 11 tháng Ba năm 1883 tại làng Komrieng, huyện Kong Pisey, tỉnh Kompong Spueh ( Cambodge), con của ông Chuon và bà Yuok. Thế danh của ngài là Chuon Nath, em trai của ngài tên Chuon Nuth. Ngài học tiếng Khmer và Số học từ bé. Ðến năm 14 tuổi (1897) thì thọ giới Sa Di tại chùa Bodhibriks ( còn gọi chùa Poulivang ), huyện Kondal Steung, tỉnh Kondal.

Năm 1899 ngài lên học khóa Phật học tại chùa Unnalom ở Nam Vang (Phnom Penh). Năm 1904 ngài trở về chùa cũ Bodhibriks để thọ Ðại giới với hoà thượng bổn sư là ngài phương trượng Buddhaghosa Ma Keit (Suvannapanno mahathero). Hai thầy Yết Ma
tụng tuyên ngôn cho ngài là thượng tọa Keh Morm (Missanakau) và thượng tọa In Khem (Tikkhapanno ). Ngài được hoà thượng bổn sư đặt cho pháp danh là Jotanano. Sau khi thọ giới Tỳ Kheo, ngài đã trở về chùa Unnalom để tiếp tục theo học.

Do năng khiếu bẩm sinh, từ lúc còn là một học tăng trẻ tuổi, ngài Chuon Nath đã am tường nhiều nhiều ngôn ngữ Châu Á. Ngài có thể truy nguyên gốc tích Pali và Sanskrit không những trong tiếng Khmer, mà còn cả các thứ ngôn ngữ có liên quan như tiếng Tích Lan, tiếng Miến Ðiện, tiếng Mon, tiếng Thái, tiếng Lào ( rất giỏi hai ngôn ngữ này ) và đặc biệt còn có thể sử dụng thành thạo hai thứ tiếng Anh, Pháp ( và một ít tiếng Việt ! ). Phải nhận rằng ngài Chuon Nath là một thiên tài về ngôn ngữ học.

Năm 1922 ngài nhận được tước hiệu Giáo Thọ Sư (sanghasattha) và được người Pháp gửi sang Hà Nội ( Bắc Việt ) học một năm về tiếng Sanskrit và chữ Khmer cổ ( từ các bia ký Angkor) với giáo sư Louis Finnot tại French University. Năm 1923 ngài trở về Cambodge.

Từ lúc còn rất trẻ tuổi, ngài Chuon Nath đã sớm có những ưu tư về tiền đồ Phật giáo và văn hoá dân tộc. Từ năm 1913 ngài đã được quốc vuơng Cambodge thời đó là vua Sisowat mời vào hoàng cung bàn thảo chương trình khai đạo và đào tạo tăng tài cho Phật giáo. Ngài Chuon Nath đã đề đạt lên vua nhiều sáng kiến quan trọng. Năm 1915 ngài được bổ nhiệm làm giảng sư trường cao đẳng Pali, tức tiền thân của đại học Phật giáo Cambodge sau này là Soramarit University ( thành lập vào thập niên 1960).

Năm 1919 ngài được mời làm thành viên chủ chốt của ủy ban biên soạn bộ tự điển Khmer đầu tiên của Cambodge có giá trị hàn lâm. Chính ngài đã chia công trình ra thành nhiều phần để lần lượt hoàn chỉnh từng công đoạn. Bộ tự điển (gồm hai cuốn lớn, trên hai ngàn trang ) sau khi hoàn tất (vào thập niên 1960) đã trở thành gia tài văn hoá cho dân tộc Khmer và cho đến nay vẫn được xem là bộ tự điển tiêu chuẩn của ngôn ngữ Khmer có giá trị quốc tế.

Ngay khi hoà bình vãn hồi trên đất Cambodge sau đại nạn hủy diệt văn hoá của Pol Pot, chính phủ Nhật bản đã cho in lại bộ Ðại Tạng tiếng Khmer và cả bộ tự điển trên đây. Năm 1925 ngài Chuon Nath là thành viên trong ủy ban ấn hành Ðại Tạng Khmer và sang năm sau, 1926, ngài được mời làm chánh chủ khảo các kỳ thi Phật học thường niên của chư tăng toàn quốc trên hai ngôn ngữ Pháp và Khmer.

Năm 1927 bộ tự điển tiếng Khmer hoàn tất được hai phần đầu và ngài cho ấn hành ngay năm này. Từ đó cho đến lúc qua đời, ngài đã đảm nhiệm nhiều trọng trách trong cả hai lĩnh vực Phật học và văn hoá :

- Năm 1927 thành viên sáng lập viện nghiên cứu Phật học hoàng gia Cambodge ( Royal Buddhist Institute )
- 1930 Phó hiệu trưởng trường Cao Ðẳng Pali, thành viên cao cấp của hội đồng phiên dịch Ðại Tạng Kinh Khmer.
- 1932 chủ tịch Ủy Ban Nghiên Cứu Cổ Ngữ Khmer trên các di tích Angkor để bổ sung tiếng Khmer hiện đại.
- 1933 trưởng ban ấn hành của Bộ Giáo Dục.
- 1934 thành viên của Viện Ngôn Ngữ Học hoàng gia.
- 1935 giáo sư tiếng Pali, Sanskrit, Khmer và Lào tại Preah Sisowath University ở Phnom Penh.
- 1942 hiệu trưởng trường Cao Ðẳng Pali Buddhika Vidyalay Preah Soramarit.
- 1944 được bổ nhiệm phương trượng chùa Unnalom.
- 1945 được tấn phong chức vị tăng vương.
- 1947 quyền thứ trưởng Bộ Giáo Dục Cambodge.
- 1948 chủ tịch Hội Ðồng Kiểm Duyệt Văn Hoá Hoàng Gia.
- 1954 trưởng đoàn phái bộ Tăng già Cambodge trong Ðại Hội Kiết Tập kỳ VI tại Miến Ðiện, thành viên tối cao trong Hội Ðồng Tôn Ðức Chứng Minh, một trong bốn vị trưởng lão cố vấn tối cao cho Ðại Hội Kiết Tập.
- 1961 nhận lời mời của Hội Văn Sĩ (Khmer Writers Association) đảm nhận mục Giải Ðáp Ngôn Ngữ trên đài phát thanh vào ngày thứ Sáu mỗi tuần.
- 1968 Trưởng ban ấn hành Sử Học.
- 1969 được mời phác họa quốc kỳ Cambodge. Và ngài cũng đã qua đời vào năm này. Vài tháng sau khi ngài mất, đất nước Cambodge đi vào bóng đêm nội chiến và diệt chủng. Ðược biết có khá nhiều vị trưởng lão thuộc hệ phái Nam Tông (Theravada) Việt Nam đã là đệ tử đích truyền của đức Tăng Vương Chuon Nath, trong đó có cả ngài sơ tổ hệ phái Nam Tông Việt Nam là hòa thượng Hộ Tông.

TOẠI KHANH tổng hợp từ các nguồn Internet
No. 0599 (Hạt Cát dịch)
Thêm một ngôi chùa Việt Nam mới xây cất tại Florida.
Troy Moon
@PensacolaNewsJournal.com
Bản tin được đăng tải trên trang Web PensacolaNewsJournal ngày 04 tháng 11, 2005.

Pensacola- Florida -Vào đầu thập niên 90, Phật tử tại Pensacola, Florida không có trụ sở để lễ bái nên họ đã mang hình ảnh Ðức Phật từ nhà này đến nhà khác để sinh hoạt Phật sự.

Năm 1993, Chùa Diệu Ðế được hình thành trên đường Nine Mile.Vấn đề là trụ sở này không có cấu trúc của một ngôi chùa. Một ngôi nhà hai tầng cũ kỹ đã được dùng làm nơi thờ phượng lễ bái cho đến khi công trình xây dựng bắt đầu vào khoảng ba năm trước trên đồ án một ngôi chùa rộng rãi xây cất bằng gạch đúc.

Hôm Chủ Nhật, giữa nhang khói và hình ảnh của thân nhân quá cố, 150 gia đình đã tụ tập chính thức khai trương ngôi chùa mới với buổi lễ cắt băng khánh thành được tham dự bởi chư Tăng đến từ khắp nơi trên nước Mỹ.

Kim Nguyen, một thành viên của ngôi chùa nói “Chúng tôi đã tích lũy tài chánh trong nhiều năm cho công trình này, khi mới bắt đầu, ngân quỹ của chúng tôi trong ngân hàng là $375.00 USD.( ba trăm bảy mươi lăm Mỹ Kim).

Phí tổn xây cất ngôi chùa mới khoảng $350,000, ngân khoản được đóng góp bởi Phật tử vùng Pensacola và nhiều nơi khác trên nước Mỹ trong vài năm qua.

Bên trong ngôi chùa, một trái kính minh châu rực rỡ ánh đèn màu tràn ngập chánh điện cùng với nghi ngút khói hương trước các biểu tượng khác nhau của Ðức Phật.

Tô điểm cho một bức tường đằng sau chánh điện là hình ảnh các vong linh thân nhân của nhiều thành viên ngôi chùa. Hương khói lượn lờ trong không khí trước các bức ảnh.

Trong một phòng gần đó, một vị khách tăng từ California, TT Thích Tri Chon, ngồi xếp bằng trên một chiếc giường nhỏ nghiên cứu kinh điển.

Kim Nguyen nói ngôi chùa mới có hai phòng dành cho chư khách tăng trú ngụ.

Bên ngoài, một tu sĩ khác, DD Thich Tam Van, đang thu dọn hoa lá mùa thu đầy màu sắc rơi rụng trên sân chùa.

Thầy nói qua một thông dịch viên “Mặc dù là một cộng đồng Việt Nam nhỏ bé, chúng tôi cũng đang lớn mạnh dần dần, và chúng tôi đón chào tất cả mọi người đến với ngôi chùa.”.

Buddhist temple set to open Sunday

Troy Moon
@PensacolaNewsJournal.com

In the early 1990s, Pensacola Buddhists had no place to worship, so they took pictures of Buddha from home to home for services.

In 1993, the Dieu De Buddhist Temple was formed off Nine Mile Road.

Problem was, there was no real temple structure. An old two-story house served as a place of worship until construction began about three years ago on a spacious brick temple.

On Sunday, amid incense and pictures of departed relatives, the 150-family congregation officially will open the new temple with a ribbon-cutting ceremony attended by Buddhist monks from throughout the nation.

"For years, we saved up money for this," said temple member Kim Nguyen of Pensacola. "When we started, we had $375 in the bank."

The new temple cost about $350,000 to construct and was funded with donations collected over several years from Buddhists in Pensacola and across the United States.

Inside the temple, a kaleidoscope of color fills the room, along with the thick scent of incense that burns in front of various representations of Buddha.

For the uninitiated, Buddha was Siddhartha Gautama -- sometimes spelled "Gotama" -- who, according to believers, found true religious enlightenment around 500 B.C. The word Buddha means "Enlightened One" or "Awakened One." Among Buddha's main teachings -- called "the dharma" -- is the belief that existence is a continuing cycle of death and rebirth.

Adorning a wall behind the main worship room are pictures of the deceased relatives of many temple members. In front of the pictures, small ropes of incense smoke snake through the air.

In a nearby room, a visiting monk from California, the Venerable Thich Tri Chon, sits with legs crossed on a small bed studying Buddhist text.

Nguyen said the new temple has two small rooms to house visiting monks.

Outside, another monk, the Venerable Thich Tam Van, tends to the many colorful fall blooms that dot the temple grounds.

"Even though we are a small Vietnamese community, we are growing," he said through a translator. "And we are pleased to welcome all people to our temple."

http://feeds.bignewsnetwork.com/redir.php?jid=d96591fc5e69b0ee&cat=f97ff7b11934dbb6
No. 0601 ( Hạt Cát dịch)

Chùa Hải Ấn Ðại Hàn và Tam Tạng Kinh Ðiển Mộc Bản
Chùa Hải Ấn

Mỗi một ngọn núi danh tiếng ở Hàn Quốc đều có một ngôi chùa danh tiếng. Chùa Haein-sa (Hải Ấn) là một trong ba ngôi chùa chính ở Nam Hàn, thuộc hệ phái Phật Giáo Thiền Tông Tào Khê tại Già Da Sơn. Chùa Hải Ấn khởi thủy được xây dựng vào năm 802 nhằm Tân La thời đại.

Tuy bị hỏa hoạn nhiều phen vì chiến tranh và được xây dựng lại, Hải Ấn vẫn còn là một trong những ngôi chùa đẹp nhất tại Nam Hàn kể từ giữa thế kỷ thứ 10 đến nay nhờ cảnh trí thâm tịch u nhã của Công Viên Quốc Gia Già Da Sơn.

Chùa Hải Ấn trở nên nổi tiếng bởi vì Bộ Tam Tạng Kinh Ðiển Mộc Bản tiếng Ðại Hàn gồm 81,258 bản gỗ được khắc vào thời đại Cao Ly (năm 918 đến 1392 sau Tây Lịch), mộc bản này được xem như xưa cổ nhất, hầu như đầy đủ nhất và là bộ sưu tập kinh tạng Phật giáo trên thế giới được bảo lưu hoàn hảo nhất.

Tam Tạng Kinh Ðại Hàn.
Bộ kinh đầu tiên mất 77 năm mới khắc xong vào năm 1087, nhưng đã bị hỏa hoạn thiêu rụi bởi cuộc xâm lăng của Mông Cổ vào năm 1232. Bộ kinh đang trưng bày hiện nay được khắc vào khoảng giữa những năm 1237 và 1248 để thay thế cho bộ trước đó và được di chuyển từ Chichon-sa đến Seoul, đến ngôi chùa Hải Ấn yên tĩnh năm 1398 để bảo vệ chúng từ bọn hải khấu Nhật Bản.

Chư Tăng đã dùng các loại gỗ như bạch mộc lan, bạch hoa và gỗ đào ở miền duyên hải phía Nam. Họ ngâm gỗ tươi trong nước 3 năm, sau đó xẻ ra từng mảnh, mỗi mảnh được đun với nước muối để ngăn ngừa mục rã và côn trùng, sau đó gỗ được phơi khô trước khi được vẽ vời khắc chạm.
Mỗi mảnh gỗ có chiều rộng khỏang 68 đến 78 cm, chiều cao 24 cm, dầy khoảng từ 2.6 đến 4 cm và cân nặng từ 2.6 đến 3.8 kg.
Tổng cộng 81,258 mảnh gỗ tương đương với 6,791 đơn vị ấn loát và chứa đựng 52,382,960 chữ theo dạng tự Hán. Ðã phải mất hết 16 năm để hoàn thành công trình khắc chạm bằng tay này. Ðược xem là Quốc Bảo số 32 của Ðại hàn, Bộ Kinh này cũng đã được Cơ Quan Unesco nhìn nhận là Di Sản Văn Hóa Thế Giới song song với chùa Hải Ấn.

Tất cả các bản gỗ này được lưu trữ tại 4 tàng kinh các ở phía bắc khuôn viên ngôi chùa Hải Ấn. Bốn tòa nhà này có kiến trúc thuộc ảnh hưởng thời đại Triều Tiên với mái có mép bờ cùng cột nâng đỡ và đã được nhìn nhận là Quốc Bảo số 52 của Ðại Hàn.

Các nhà sáng lập đã bảo vệ bộ kinh bằng than đá, vôi và đất sét, giúp đỡ duy trì nhiệt độ liên tục và kiểm soát mức độ ẩm của không khí. Hệ thống kiểm soát nhiệt độ hiệu quả này đã giúp cho việc bảo tồn Tạng Kinh Nguyên Thủy Ðại Hàn trong hơn 750 năm. Trong tàng kinh các, các bản kinh gỗ được sắp xếp trên hai dãy kệ dài . Vào năm 1995, Chùa Hải Ấn và Bộ Tam Tạng Kinh Hàn Ngữ được UNESCO đưa vào danh sách Di Sản Thế Giới.

Tripitaka Koreana at Haeinsa Temple

Haeinsa Temple

Every famous mountain in Korea has a famous temple. The Haein-sa Temple is one of the three main temples in South-Korea. Its name means "Reflection on a calm sea". It belongs to the Chogye Order, a Zen school of Buddhism. Haeinsa, on Mount Gayasan, was originally built in AD 802 by the monks, Sunung and Ijong, during the reign of King Aejang of the Silla Kingdom. Even with many fires and reconstructions, the temple remains one of the most beautiful in Korea, due to its idyllic location deep in Gayasan National Park. It reached its present-day size during the mid-tenth century. The temple has become known for housing the Tripitaka Koreana – 81,258 wooden printing blocks carved during the Goryo Dynasty (AD 918-1392), that make up the oldest, most complete, and best-preserved collection of Buddhist scriptures in the world. . Inscribed are the rules for monks, the teachings of the Buddha and the commentaries added down the ages. As well as the Tripitaka Koreana, the temple houses many other artifacts that have been designated national treasures including the Seated Stone Buddha, found at Cheongyangsa Temple, and the Stone Pagoda at Wolgwang Temple.
Tripitaka Koreana

leftThe Tripitaka Koreana consists of 81,258 blocks are the equivalent of 6,791 printed volumes, and contain 52,382,960 characters (Hanja).





leftDetaill of carved block and detail of a print



leftPrint from one block
The text is about 9" high by 20" wide



leftVentilation System to control humidity


leftStorage Halls

The first set of blocks took 77 year to carve and was completed in 1087, but they were lost in a fire during the Mongol invasion of Korea in 1232. The blocks on display today were carved between 1237 and 1248 to replace the earlier set and were moved from Chichon-sa in Seoul to the remote temple at Haeinsa in 1398 to be protect them from Japanese sea robbers.

Monks used wood from silver magnolias, white birches, and cherry trees from Korea's southern coast. They soaked the raw wood in water for 3 years, then cut the individual blocks. Each section was then boiled in salt water to prevent decay and insect damage. Then they were thoroughly dried before being planed and carved.

Each wood block is 68 to 78 cm wide, 24 cm high, 2.6 to 4 cm thick, and weighs 2.6 to 3.8 kg. Together, the 81,258 blocks are the equivalent of 6,791 printed volumes, and contain 52,382,960 characters (Hanja). The hand carved blocks took over 16 years to complete. Designated as National Treasure #32, UNESCO has also identified the set as a World Cultural Heritage Site.

Storage
All the bocks are stored in 4 storage halls in the northern side of Haein-sa: Sudarajangjon, Poppojon, Dongpandang, Seopandang. The buildings are typical of the Joseon period in which they were built- hipped roofs with supporting pillars, and have been designated as National Treasure #52. The foundations have been reinforced with charcoal, lime powder, and clay to help maintain a constant temperature and control humidity. The effective climate control has helped preserve the Tripitaka Koreana for over 750 years! Inside each building, the wood blocks are arranged along 2 lines of shelves with 5 tiers each.


In 1995 Haeinsa Temple and the Tripitaka Koreana wereinscribed by UNESCO as a World Cultural Heritage Site.

http://media.graniteschools.org/Curriculum/korea/haeinsa.htm