No. 0871 (DD Nguyên Tạng)
Vài nét về lịch sử đất nước Mông Cổ
PHẬT ĐIỂN
---o0o---
Vùng đất hiện nay được gọi là Mông Cổ cho mãi đến thế kỷ XIII mới có được lịch sử theo tư liệu văn bản. Vào khoảng thế kỷ IX-X, bộ lạc Khiết Đan (Kidans), một bộ lạc nói tiếng Mông Cổ, thành lập nước Đại Liêu ở miền Bắc Trung Quốc. Đến thế kỷ XI-XII, tất cả các bộ lạc Mông bước vào lịch sử được biết dưới các tên Nguyên Mông, Tartar, Kerait và Jalair; họ thường gây hấn và chém giết lẫn nhau cho đến khi một lạc trưởng tên Temudjin chinh phục và thống nhất tất cả, đặt tên chung là Mongol và tự xưng là Thành Cát Tư Hãn (Genghis Khan). Sự hình thành đế quốc này được ghi trong sử liệu trứ danh Nuuts Tovchoo (Mật sử dân tộc Mông Cổ). Thế kỷ thứ XIII, Mông Cổ là một trong những quốc gia hùng cường nhất thế giới, trải dài từ Đông Hải cho đến miền Tây châu Âu, tiến chiếm Trung Quốc và lập nên nhà Nguyên.
Sau khi nhà Nguyên bị thất bại vào năm 1367 bởi Chu Nguyên Chương, thái tổ nhà Minh, bộ tộc Khiết Đan rút lui về bản địa, tuy vẫn giữ được cương thổ nhưng không còn là trung tâm văn hóa và giao dịch quốc tế nữa. Qua đến thế kỷ XIV-XV, Mông Cổ bị phân chia thành hai nước, Đông Mông và Tây Mông (còn được gọi là Oirat); rồi đến thế kỷ XVI, Đông Mông lại chia thành Ngoại Mông (Khalh Mongolia) và Nội Mông. Những tộc Mông này vẫn chém giết lẫn nhau, cuối cùng thì dân Oirat Tây Mông chiếm ưu thế, sau đó lại phải thua Đông Mông. Đến đầu thế kỷ XVII, bộ lạc Zurchid của Mãn Châu trở nên hùng mạnh nhất, đánh chiếm Trung Nguyên và lật đổ nhà Minh lập nên nhà Thanh, (Mãn Châu là dịch âm của từ Man䪵sri, Văn Thù, vì tộc dân này tôn thờ Văn Thù Bồ tát). Mãn Châu nhiếp phục Nội Mông vào những năm 1630, Ngoại Mông năm 1691 và Oirat Tây Mông năm 1757.
Vào thế kỷ XIII, dưới triều của Hốt Tất Liệt, Phật giáo được tôn sùng là quốc giáo; cho đến thế kỷ XVI thì hầu như toàn thể dân Mông đều theo đạo Phật. Năm 1838, tự viện Gandantegchinlen được kiến lập tại Urga (Ulanbator), trên đồi Dalkha, là trung tâm sinh hoạt của Mật tông Phật giáo. Nơi đây có trường dạy và nghiên cứu Phật học, chiêm tinh học và y học; trở thành trung tâm lớn nhất của Phật giáo Mông Cổ. Tự viện Gandantegchilen (gọi tắt là Gandan) cũng bảo quản một bộ Đại Tạng Mông Cổ (Gangiur) gồm 108 quyển mà vào giữa thập niên 1970, đã cho ấn hành 200 bản sao duy nhất để phân phối cho các thư viện đại học lớn trên thế giới. Hiện nay, tự viện vẫn còn một Tàng kinh các chứa hơn 50 ngàn bộ kinh sách Phật giáo .
---o0o---
Vài nét về lịch sử đất nước Mông Cổ
PHẬT ĐIỂN
---o0o---
Vùng đất hiện nay được gọi là Mông Cổ cho mãi đến thế kỷ XIII mới có được lịch sử theo tư liệu văn bản. Vào khoảng thế kỷ IX-X, bộ lạc Khiết Đan (Kidans), một bộ lạc nói tiếng Mông Cổ, thành lập nước Đại Liêu ở miền Bắc Trung Quốc. Đến thế kỷ XI-XII, tất cả các bộ lạc Mông bước vào lịch sử được biết dưới các tên Nguyên Mông, Tartar, Kerait và Jalair; họ thường gây hấn và chém giết lẫn nhau cho đến khi một lạc trưởng tên Temudjin chinh phục và thống nhất tất cả, đặt tên chung là Mongol và tự xưng là Thành Cát Tư Hãn (Genghis Khan). Sự hình thành đế quốc này được ghi trong sử liệu trứ danh Nuuts Tovchoo (Mật sử dân tộc Mông Cổ). Thế kỷ thứ XIII, Mông Cổ là một trong những quốc gia hùng cường nhất thế giới, trải dài từ Đông Hải cho đến miền Tây châu Âu, tiến chiếm Trung Quốc và lập nên nhà Nguyên.
Sau khi nhà Nguyên bị thất bại vào năm 1367 bởi Chu Nguyên Chương, thái tổ nhà Minh, bộ tộc Khiết Đan rút lui về bản địa, tuy vẫn giữ được cương thổ nhưng không còn là trung tâm văn hóa và giao dịch quốc tế nữa. Qua đến thế kỷ XIV-XV, Mông Cổ bị phân chia thành hai nước, Đông Mông và Tây Mông (còn được gọi là Oirat); rồi đến thế kỷ XVI, Đông Mông lại chia thành Ngoại Mông (Khalh Mongolia) và Nội Mông. Những tộc Mông này vẫn chém giết lẫn nhau, cuối cùng thì dân Oirat Tây Mông chiếm ưu thế, sau đó lại phải thua Đông Mông. Đến đầu thế kỷ XVII, bộ lạc Zurchid của Mãn Châu trở nên hùng mạnh nhất, đánh chiếm Trung Nguyên và lật đổ nhà Minh lập nên nhà Thanh, (Mãn Châu là dịch âm của từ Man䪵sri, Văn Thù, vì tộc dân này tôn thờ Văn Thù Bồ tát). Mãn Châu nhiếp phục Nội Mông vào những năm 1630, Ngoại Mông năm 1691 và Oirat Tây Mông năm 1757.
Vào thế kỷ XIII, dưới triều của Hốt Tất Liệt, Phật giáo được tôn sùng là quốc giáo; cho đến thế kỷ XVI thì hầu như toàn thể dân Mông đều theo đạo Phật. Năm 1838, tự viện Gandantegchinlen được kiến lập tại Urga (Ulanbator), trên đồi Dalkha, là trung tâm sinh hoạt của Mật tông Phật giáo. Nơi đây có trường dạy và nghiên cứu Phật học, chiêm tinh học và y học; trở thành trung tâm lớn nhất của Phật giáo Mông Cổ. Tự viện Gandantegchilen (gọi tắt là Gandan) cũng bảo quản một bộ Đại Tạng Mông Cổ (Gangiur) gồm 108 quyển mà vào giữa thập niên 1970, đã cho ấn hành 200 bản sao duy nhất để phân phối cho các thư viện đại học lớn trên thế giới. Hiện nay, tự viện vẫn còn một Tàng kinh các chứa hơn 50 ngàn bộ kinh sách Phật giáo .
---o0o---