<body><script type="text/javascript"> function setAttributeOnload(object, attribute, val) { if(window.addEventListener) { window.addEventListener('load', function(){ object[attribute] = val; }, false); } else { window.attachEvent('onload', function(){ object[attribute] = val; }); } } </script> <div id="navbar-iframe-container"></div> <script type="text/javascript" src="https://apis.google.com/js/platform.js"></script> <script type="text/javascript"> gapi.load("gapi.iframes:gapi.iframes.style.bubble", function() { if (gapi.iframes && gapi.iframes.getContext) { gapi.iframes.getContext().openChild({ url: 'https://www.blogger.com/navbar.g?targetBlogID\x3d10127388\x26blogName\x3dTin+T%E1%BB%A9c+Ph%E1%BA%ADt+Gi%C3%A1o\x26publishMode\x3dPUBLISH_MODE_BLOGSPOT\x26navbarType\x3dBLUE\x26layoutType\x3dCLASSIC\x26searchRoot\x3dhttps://roomdieuphap.blogspot.com/search\x26blogLocale\x3dvi_VN\x26v\x3d2\x26homepageUrl\x3dhttp://roomdieuphap.blogspot.com/\x26vt\x3d-3702944493927259419', where: document.getElementById("navbar-iframe-container"), id: "navbar-iframe" }); } }); </script><!-- --><div id="flagi" style="visibility:hidden; position:absolute;" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><div id="flagtop"></div><div id="top-filler"></div><div id="flagi-body">Notify Blogger about objectionable content.<br /><a href="http://help.blogger.com/bin/answer.py?answer=1200"> What does this mean? </a> </div></div><div id="b-navbar"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-logo" title="Go to Blogger.com"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/logobar.gif" alt="Blogger" width="80" height="24" /></a><div id="b-sms" class="b-mobile"><a href="sms:?body=Hi%2C%20check%20out%20Thong%20Bao%20at%20trangthongbao.blogspot.com">Send As SMS</a></div><form id="b-search" name="b-search" action="http://search.blogger.com/"><div id="b-more"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-getorpost"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_getblog.gif" alt="Get your own blog" width="112" height="15" /></a><a id="flagButton" style="display:none;" href="javascript:toggleFlag();" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif" name="flag" alt="Flag Blog" width="55" height="15" /></a><a href="http://www.blogger.com/redirect/next_blog.pyra?navBar=true" id="b-next"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_nextblog.gif" alt="Next blog" width="72" height="15" /></a></div><div id="b-this"><input type="text" id="b-query" name="as_q" /><input type="hidden" name="ie" value="UTF-8" /><input type="hidden" name="ui" value="blg" /><input type="hidden" name="bl_url" value="trangthongbao.blogspot.com" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_this.gif" alt="Search This Blog" id="b-searchbtn" title="Search this blog with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value='trangthongbao.blogspot.com'" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_all.gif" alt="Search All Blogs" value="Search" id="b-searchallbtn" title="Search all blogs with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value=''" /><a href="javascript:BlogThis();" id="b-blogthis">BlogThis!</a></div></form></div><script type="text/javascript"><!-- var ID = 10977212;var HATE_INTERSTITIAL_COOKIE_NAME = 'dismissedInterstitial';var FLAG_COOKIE_NAME = 'flaggedBlog';var FLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/flag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var UNFLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/unflag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var FLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif';var UNFLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/unflag.gif';var ncHasFlagged = false;var servletTarget = new Image(); function BlogThis() {Q='';x=document;y=window;if(x.selection) {Q=x.selection.createRange().text;} else if (y.getSelection) { Q=y.getSelection();} else if (x.getSelection) { Q=x.getSelection();}popw = y.open('http://www.blogger.com/blog_this.pyra?t=' + escape(Q) + '&u=' + escape(location.href) + '&n=' + escape(document.title),'bloggerForm','scrollbars=no,width=475,height=300,top=175,left=75,status=yes,resizable=yes');void(0);} function blogspotInit() {initFlag();} function hasFlagged() {return getCookie(FLAG_COOKIE_NAME) || ncHasFlagged;} function toggleFlag() {var date = new Date();var id = 10977212;if (hasFlagged()) {removeCookie(FLAG_COOKIE_NAME);servletTarget.src = UNFLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = false;} else { setBlogspotCookie(FLAG_COOKIE_NAME, 'true');servletTarget.src = FLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = true;}} function initFlag() {document.getElementById('flagButton').style.display = 'inline';if (hasFlagged()) {document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;} else {document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;}} function showDrop() {if (!hasFlagged()) {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'visible';}} function hideDrop() {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'hidden';} function setBlogspotCookie(name, val) {var expire = new Date((new Date()).getTime() + 5 * 24 * 60 * 60 * 1000);var path = '/';setCookie(name, val, null, expire, path, null);} function removeCookie(name){var expire = new Date((new Date()).getTime() - 1000); setCookie(name,'',null,expire,'/',null);} --></script><script type="text/javascript"> blogspotInit();</script><div id="space-for-ie"></div>

 

Thứ Năm, tháng 1 05, 2006

No. 726:Thành lập Ban Đại diện GHPGVNTN thứ 10 tại tỉnh Bạc Liêu

Thành lập Ban Đại diện GHPGVNTN thứ 10 tại tỉnh Bạc Liêu – Trước các cuộc sách nhiễu và hăm dọa các Ban Đại diện tại các tỉnh Khánh Hòa, An Giang, Bạc Liêu, Quảng Nam – Đà Nẵng, chư Tăng Ni, Phật tử trả lời : "Các ông không cho chúng tôi đến chùa, thì chúng tôi về nhà thờ Phật kính Tăng. Là Phật tử, chúng tôi không biết chuyện Thầy tố trò, đệ tử tố Tăng Ni !"

2006-01-02 | | PTTPGQT

PARIS - Viện Hóa Ðạo trong nước vừa gửi đến Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế để phổ biến bản Quyết định mang số 10/VHÐ/QÐ/VT do Hòa thượng Thích Quảng Ðộ, Viện trưởng Viện Hóa Ðạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN), ký ngày 21.12.2005 chuẩn y thành phần nhân sự Ban Ðại diện GHPGVNTN tỉnh Bạc Liêu nhiệm kỳ 2005-2007.

Ðây là Ban Ðại diện Giáo hội thứ mười ra đời trong khoảng thời gian trên năm tháng vừa qua : Ban Ðại diện GHPGVNTN Quảng Nam - Ðà Nẵng (8.7.2005) ; Ban Ðại diện GHPGVNTN Thừa thiên - Huế (18.7.2005) ; Ban Ðại diện tỉnh Bình Ðịnh (9.8., 005) ; Ban Ðại diện tỉnh Khánh Hòa (27.8.2005) ; Ban Ðại diện tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (19.9.2005) ; Ban Ðại diện tỉnh Đồng Nai (20.10.2005) ; Ban Ðại diện Miền Quảng Đức (Saigon – Gia Định - 5.11.2005) ; Ban Đại diện Miền Khánh Anh (Hậu Giang - 5.11.2005) ; Ban Đại diện tỉnh An Giang (5.11.2005) ; (xin xem chi tiết qua các bản Thông cáo báo chí trên Trang nhà : http://www.queme.net) ; và nay là Ban Ðại diện tỉnh Bạc Liêu.

Ðồng bào Phật tử trong và ngoài nước vô cùng phấn khởi trước tin tức phục hồi trong thực tế các sinh hoạt tôn giáo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tại các tỉnh cơ sở kể từ Ðại hội Bất thường của Giáo hội tổ chức ở Tu viện Nguyên Thiều, tỉnh Bình Ðịnh, ngày 1.10.2003, mặc dù nhà cầm quyền cộng sản còn liên tục đàn áp, bắt bớ, quản chế hàng giáo phẩm cao cấp và sách nhiễu, hăm dọa các Ban Đại diện mới ra đời. Tuy nhiên, cho đến nay, các Ban Đại diện vẫn đứng vững không úy phục các áp lực.

Nguyên văn bản Quyết định công nhận Ban Ðại diện GHPGVNTN tỉnh Bạc Liêu được viết như sau :


Vien Hoa DaoGIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
VIỆN HÓA ÐẠO
Phật lịch 2549
Số : 10/VHÐ/QÐ/VT

VIỆN TRƯỞNG VIỆN HÓA ÐẠO

- Chiếu Hiến Chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) được tu chỉnh tại Ðại hội Khoáng đại kỳ V ngày 12.12.1973.
- Chiếu Giáo chỉ số 04 ngày 17.7.2003 Ðại hội Bất thường tại Tu viện Nguyên Thiều tỉnh Bình Ðịnh về việc cung thỉnh, bổ sung và kiện toàn nhân sự Hội đồng Lưỡng Viện GHPGVNTN.
- Chiếu Tờ trình ngày 06.12.2005 của Thượng tọa Chánh Đại diện Miền Khánh Anh, đệ trình danh sách Ban Ðại diện lâm thời GHPGVNTN tỉnh Bạc Liêu.
- Chiếu nhu cầu Phật sự trong việc phục hồi sinh hoạt GHPGVNTN tại địa phương.

QUYẾT ÐỊNH

Ðiều 1 : Nay chuẩn y thành phần nhân sự Ban Ðại diện Lâm thời GHPGVNTN tỉnh Bạc Liêu nhiệm kỳ 2005-2007 như sau :

Chánh Ðại diện : Thượng tọa Thích Giác Huệ
Phó Ðại diện : Thượng tọa Thích Thiện Lộc
Chánh thư ký : Thượng tọa Thích Thiện Lộc (kiêm)
Phó thư ký : Đạo hữu pháp danh Diệu Từ
Ðặc ủy Tăng sự : Thượng tọa Thích Giác Huệ (kiêm)
Ðặc ủy Giáo dục : Đạo hữu pháp danh Phúc Trường
Ðặc ủy Từ thiện Xã hội : Đạo hữu pháp danh Giới Ngọc
Ðặc ủy Cư sĩ : Đạo hữu pháp danh Chân Thành
Thủ quỹ : Đạo hữu pháp danh Diệu Từ (kiêm)

Ðiều 2 : Ðể Phật sự Giáo hội được viên mãn, trong thời gian nhiệm kỳ, Ban Ðại diện lâm thời có bổn phận cung thỉnh bổ sung Ban Cố vấn cùng các Ðặc ủy - đúng theo Hiến chương đã qui định.

Ðiều 3 : Các Quyết định trước đây khác với Quyết định này đều hủy bỏ.

Ðiều 4 : Quý Hòa thượng và Thượng tọa Phó Viện trưởng, Tổng thư ký, Tổng vụ trưởng và Vụ trưởng các Tổng vụ chiếu nhiệm thi hành quyết định này.

Thanh Minh Thiền viện - Ngày 21 tháng 12 năm 2005
Viện trưởng Viện Hóa Ðạo
(ấn ký)
Sa môn Thích Quảng Ðộ

Nơi nhận :
- Chư Tôn giáo phẩm Hội đồng Lưỡng Viện
- VP.2 VHÐ và Quý GHPGVNTN Hải ngoại
- Ban Ðại diện các Miền, Tỉnh, Thành phố, Quận (Huyện) trong nước
"để kính tường và liên lạc hỗ trợ Phật sự”
- BÐD GHPGVNTN tỉnh Bạc Liêu "để chiếu hành”
- Quý UBND tỉnh Bạc Liêu "để trình việc”
- Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế tại Paris "để phổ biến”
- VP. VHÐ. Lưu


NHÀ CẦM QUYỀN CỘNG SẢN SÁCH NHIỄU VÀ HĂM DỌA CÁC BAN ĐẠI DIỆN TỈNH KHÁNH HÒA, AN GIANG, BẠC LIÊU, VÀ QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG

Kể từ khi 10 Ban Đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) được thiết lập tại các tỉnh miền Trung và miền Nam, thì đồng lọat các Ủy ban Nhân dân các tỉnh, Ban Tôn giáo tỉnh, Mặt trận Tổ quốc, Công an... phản ứng bằng văn thư tố cáo tính cách "bất hợp pháp" của GHPGVNTN, tiếp đấy là triệu tập các thành viên Ban Đại diện đi "làm việc", khủng bố tinh thần, hăm dọa chư vị Tăng Ni phải giải tán Ban Đại diện và không được liên hệ với GHPGVNTN. Trước đây, Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế đã loan tải các tin tức khủng bố xẩy ra tại các tỉnh Bình Định, Khánh Hòa, Thừa Thiên – Huế, An Giang.

Nay chúng tôi vừa nhận thêm tin tức mới về các cuộc sách nhiễu tại các tỉnh Khánh Hòa, An Giang, Bạc Liêu, Quảng Nam – Đà Nẵng :

l Thượng tọa Thích Tâm Trí, Chánh Ban Đại diện tỉnh Khánh Hòa vừa gửi trình Hòa thượng Thích Quảng Độ bản Tường thuật về tình trạng nhà cầm quyền và Ban Tôn giáo tỉnh chống phá và đàn áp Ban Đại diện GHPGVNTN. Sau đợt tấn công thứ nhất của Phòng An ninh điều tra đặc trách Phật giáo (A38) tỉnh Khánh Hòa thất bại vào cuối tháng 9.2005 trước sức phản kháng quyết liệt của toàn Ban Đại diện. Nay nhà cầm quyền chuyển sang thủ thuật "dùng Sư đánh Sư", ngày 5.12.2005, công an áp lực Hòa thượng Thích Thiện Bình, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Nhà nước ra Thông báo "bác bỏ quyết định sai trái của Viện Hóa Đạo" thành lập Ban Đại diện tỉnh Khánh Hòa ; áp lực Thượng tọa Thích Ngộ Tánh, Chánh Đại diện Giáo hội Phật giáo Nhà nước huyện Ninh Hòa, đến thuyết phục Sư Cô Thích Nữ Thông Mẫn, Trú trì chùa Địch Quang, xã Ninh Hòa, đồng thời là Thủ qũy Ban Đại diện GHPGVNTN, phải rút tên khỏi GHPGVNTN. Nhưng Sư Cô đáp lại rằng : "Trước hồn thiêng của Dân tộc và Đạo pháp, trước Lịch đại Tổ sư, chư Thánh Tử đạo, trước Giác linh Ân sư giáo dưỡng và sự truyền thừa lý tưởng cao cả của Ni trưởng Bổn sư Thích Nữ Hạnh Viên chúng con, dù có nguy hiểm đến tánh mạng, con cũng không thể nào phản bội lại lý tưởng và lập trường theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất được".

23 giờ đêm 8.12.2005, lực lượng công an xã Ninh Hòa đột nhập chùa Địch Quang, nơi Sư Cô Thích Nữ Thông Mẫn trú trì, kiểm tra hộ khẩu đồng thời hăm dọa các điệu Ni đang tuổi vị thành niên.

Ngày hôm sau, 9.12.2005, ông Bùi Hữu Thành, Trưởng ban Tôn giáo Khánh Hòa ra lệnh xã Ninh Hòa triệu tập Hội nghị cấp xã bao gồm các giới và đồng bào Phật tử. Nhà cầm quyền xã triệu tập 100 người, ai chịu đến thì được chính quyền trả cho 30.000 đồng. Nội dung Hội nghị là để ông Thành tuyên truyền, vu khống, chụp mũ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và đấu tố Sư cô Thích Nữ Thông Mẫn. Ban Tôn giáo và Công an áp lực Phật tử và Ban Hộ tự chùa Địch Quang tẩy chay Sư cô nếu Sư cô không chịu rút tên ra khỏi Ban Đại diện GHPGVNTN. Nhưng Ban Hộ tự đã khẳng khái tuyên bố : "Các ông không cho chúng tôi đến chùa, thì chúng tôi về nhà thờ Phật kính Tăng. Từ xưa đến nay, là Phật tử, chúng tôi không biết chuyện Thầy tố trò, đệ tử tố Ni Sư !" Trước đó công an đã đến từng gia đình thuộc Ban Hộ tự hăm dọa nếu không theo chỉ thị Nhà nước tố Sư Cô Thông Mẫn thì từ công ăn việc làm cho đến con cái học hành sẽ bị ảnh hưởng.

Kết thúc bản Tường thuật, Thượng tọa Thích Tâm Trí viết :

"Kính bạch Hòa thượng Viện trưởng và chư Tôn đức Ban Chỉ đạo Viện Hóa Đạo, chúng con, toàn Ban Đại diện GHPGVNTN tỉnh Khánh Hòa, cùng toàn thể Tăng Ni, đồng bào Phật tử trong tỉnh nói chung, và Ni chúng, Phật tử chùa Địch Quang huyện Ninh Hòa nói riêng, nguyện quyết giữ vững đạo tâm, lập trường của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và hết lòng bảo vệ Đạo pháp, Dân tộc".

l Tại tỉnh Bạc Liêu, ngày 21.12.2005, một phái đoàn gồm 6 người đến gặp Thượng tọa Thích Thiện Minh tại nhà gọi là "thăm viếng", nhưng mục tiêu cốt ly gián nội bộ Tăng đoàn và khuyên Thượng tọa gia nhập Giáo hội Phật giáo Nhà nước. Phái đoàn gồm : ông Chấn từ Bộ Công an ở Hà Nội, ông Nguyễn Hiền Lương, Phó chủ tịch Mặt trận tỉnh Bạc Liêu, ông Danh Thánh Hiền, Phó Trưởng ban Tôn giáo và Dân tộc tỉnh, ông Nhẫn, Phó Trưởng ban Dân vận tỉnh, 1 công an tỉnh và 1 công an thị xã. Cuộc tiếp xúc kéo dài 2 tiếng đồng hồ. Nội dung xoay quanh việc phê phán hàng giáo phẩm lãnh đạo GHPGVNTN mà mục tiêu là "đâm bị thóc chọc bị gạo" nhằm ly gián nội bộ. Thượng tọa Thiện Minh đã thẳng thắn nói rằng : "Trước tới nay, người ta đã bịa đặt rất nhiều tin tức về lãnh đạo Giáo hội chúng tôi nhằm phân hóa nội bộ. Nhưng thưa các ông, chúng tôi rất quen với những thủ đoạn hạ cấp này. Thủ thuật này còn chưa qua mắt được chúng tôi, thì thử hỏi làm sao qua mắt được chư tôn túc trong Hội đồng Lưỡng viện ở trong và ngoài nước ? !"

Câu chuyện lại xoay quanh hai đề tài khác, là khuyên Thượng tọa Thích Thiện Minh đăng ký hộ khẩu để hợp thức hóa thủ tục địa phương, và khuyên Thượng tọa nên xin vào Giáo hội Phật giáo Việt Nam (tức Giáo hội Nhà nước) để dễ dàng đi đứng các chùa trong tỉnh nhà. Thượng tọa trả lời : "Từ khi được trả tự do, tôi về trình diện chính quyền địa phương nhưng chẳng ai ký nhận tôi có trình diện. Mỗi khi di chuyển đi đâu, tôi đều có xin phép hợp pháp, nhưng chẳng ai ký giấy cho đi. Trong giấy ra trại ghi rõ là : thường trú tại chùa Vĩnh Bình, còn tạm trú tại nhà em tôi, Huỳnh Hữu Nhiều. Vậy cho nên, tôi chờ đến khi nào Nhà nước trả lại chùa Vĩnh Bình, lúc ấy tôi sẽ đăng ký hộ khẩu chính thức". Còn việc gia nhập tổ chức Phật giáo Nhà nước, Thượng tọa khẳng định : "Chỉ có một tổ chức Phật giáo Việt Nam duy nhất có truyền thống lịch sử 2000 năm và do chư Tăng Ni, Phật tử thành lập, gọi là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Tôi chỉ theo Giáo hội thuần túy dân tộc và thuần túy tôn giáo, nhưng không theo các tổ chức tôn giáo làm tay sai cho chính trị. Ngay trong Hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam (tức Giáo hội Nhà nước) cũng ghi rõ ở điều 4 :"Mục đích là điều hòa hợp nhất", chứ không phải thống nhất, và điều 6 : "Các thành phần Giáo hội Phật giáo Việt Nam tự nguyện tham gia", chứ không bắt buộc ai cũng phải vào đó".

Trước thái độ khẳng khái của Thượng tọa Thích Thiện Minh, ông Chấn, Bộ Công an ở Hà Nội, đành khuyên "Yêu cầu đừng âm mưu lật đổ chính quyền, đừng làm chính trị". Thượng tọa liền đáp : "Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất không chủ trương làm chính trị, cũng không chủ trương lật đổ ai cả. Nếu Nhà nước thật sự ủng hộ chúng tôi có tự do tôn giáo để tu hành, chẳng lẽ chúng tôi lại chống chính quyền sao ? Nếu quý vị thương chúng tôi, chẳng lẽ chúng tôi ghét quý vị sao ?"

l Ngày 20.12.2005, Thượng tọa Thích Chơn Tâm, Chánh Đại diện GHPGVNTN tỉnh An Giang kiêm Tổng vụ trưởng Tổng vụ Giáo dục Viện Hóa Đạo, được mời đến "làm việc" tại Ủy ban Nhân dân phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Hiện diện phía chính quyền có 8 người : ông Hảo, Chủ tịch UBND phường Núi Sam, ông Mai Văn Tòng, Chủ tỉnh Mặt trận Tổ quốc phường, ông Hiển, Trưởng khóm Vĩnh Tây I, bà Nguyễn Kim Tha, Chủ tịch Hội Phụ nữ, ông Chủ tịch Hội Nông dân UBND phường Núi Sam, ông Ủy viên Văn phòng phường Núi Sam, ông Cao Văn Hầu, đoàn viên Đoàn Thanh niên phường Núi Sam, và Sư cô Thích Nữ Huệ Liên, Ủy viên Ban Trị sự Hiệp hội Phật giáo Việt Nam.

Mở đầu buổi họp, ông Chủ tịch Mặt trận tuyên bố lý do là yêu cầu ông Đinh Ngọc Diệp (tức Thượng tọa Thích Chơn Tâm) trình bày tiếp việc tham gia Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.

Thượng tọa Chơn Tâm đã phản kháng ngay : "UBND phường yêu cầu tôi trình bày việc tôi tham gia GHPGVNTN. Đây là việc tôn giáo, như vậy, trước hết Phường phải công nhận tư cách tôn giáo của tôi và phải gọi bằng tên pháp danh của tôi là Thích Chơn Tâm. Còn thế danh Diệp của tôi chỉ là tên công dân, công dân không có tư cách trình bày việc tham gia GHPGVNTN. Việc tôi phản đối thứ hai, là sự có mặt của Sư cô Thích Nữ Huệ Liên, với tư cách Ủy viên Ban Trị sự Hiệp hội Phật giáo Việt Nam chẳng dính gì đến buổi nói chuyện hôm nay. Sư cô có thể tham dự như quan sát viên nhưng không đưọc quyền chất vấn.

Dù không bằng lòng với 2 ý kiến Thượng tọa nêu ra, UBND Phường cũng bắt đầu cuộc họp với sự lên án Thượng tọa Thích Chơn Tâm tham gia GHPGVNTN là vi phạm pháp luật vì tổ chức này không được chính quyền thừa nhận. Ngoài ra còn nặng lời tố cáo Thượng tọa "chạy theo đế quốc", "tu mà còn ham chức quyền, danh lợi", v.v... Thượng tọa Thích Chơn Tâm chất vấn UBND hãy trưng dẫn văn bản hướng dẫn cụ thể kết tội tham gia GHPGVNTN là vi phạm điều khoản nào trong Hiến pháp ? Nhưng UBND không trả lời và chỉ nói "Chúng tôi chỉ khuyến cáo ông không nên tham gia GHPGVNTN là tổ chức bất hợp pháp, nếu ông tiếp tục hoạt động cho GHPGVNTN thì Phường sẽ có biện pháp xử lý".

Thượng tọa Thích Chơn Tâm đã viết Bản Tường trình lần 3 gửi Viện Hóa Đạo, Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế và Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam yêu cầu can thiệp. Qua Bản Tường trình lần 3 này, Thượng tọa tố cáo 5 điểm :

1. Cực lực lên án chính quyền Phường Núi Sam tước đoạt quyền tự do tôn giáo qua việc không thừa nhận cương vị tu sĩ thuộc GHPGVNTN ;

2. Cực lực lên án chính quyền Phường Núi Sam vi phạm Hiến pháp CHXHCNVN khi cướp đoạt quyền tu sĩ mà không thông qua quyết định của tòa án có hiệu lực thi hành ;

3. Vì chính quyền Phường Núi Sam không công nhận tôi là tu sĩ của một tôn giáo theo pháp luật hiện hành, thì từ nay, tôi cũng từ chối vai trò chính quyền của chính quyền Phường Núi Sam ;

4. Tố cáo trước công luận và Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam việc chính quyền Phường Núi Sam đe dọa sinh hoạt tôn giáo của thành viên GHPGVNTN ; và

5. Tố cáo trước LHQ, các Cơ quan quốc tế Nhân quyền, Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam việc Công an đóng chốt suốt cả ngày lẫn đêm trước và sau Chùa Tây Huê, nơi tôi cư trú ; suốt hơn một tháng nay, sinh hoạt của chùa tôi bị cấm đoán, không một tín đồ nào dám đến chùa.

l Ngày 12.12.2005, hồi đáp hai bức thư của ông Trần Văn Hào, Chánh văn phòng Ủy ban Nhân Dân Đà Nẵng và ông Đào Duy Phổ, Trưởng ban Tôn giáo Quảng Nam tố cáo Hòa thượng Thích Quảng Độ "vi phạm pháp luật" khi ký Quyết Định chuẩn y thành phần nhân sự Ban Đại diện GHPGVNTN Quảng Nam – Đà Nẵng, Thượng tọa Thích Thanh Quang, Chánh Đại diện, đã trình bày tính cách hợp pháp, hợp hiến và truyền thừa lịch sử của GHPGVNTN. Thượng tọa cũng yêu sách rằng, nếu nhà cầm quyền Quảng Nam – Đà Nẵng không trưng dẫn văn kiện nào cho thấy Nhà nước CHXHCNVN giải thể GHPGVNTN, thì các luận điểm đưa ra trong 2 văn thư dẫn thượng đều vô giá trị.
DươngTiêu trích từ www.queme.net
No. 0720 (Hạt Cát dịch)

Ðêm năm mới tĩnh mịch
Ðón chào năm mới với sự yên lặng trong thiền quán
By Dan Linehan
The Free Press
Bản tin được đăng tải trên trang Web mankatofreepress.com ngày 02 tháng 01, 2006.

MANKATO, Minesota — Năm mới. Hàng ngàn người cỗ võ đón mừng ở New York và hằng khối lượng pháo bông rực rỡ tỏa sáng tại Las Vegas.

Nhưng tại một trú xứ nhỏ bé tại Mankato, Minesota, năm mới được đón mừng bằng một sự gần như- tuyệt đối yên lặng- theo sau một lời nguyện ước là làm quen và nuôi dưỡng một tập quán tích cực để từ bỏ tiêu cực.
Bhante Sathi, một tu sĩ Phật Giáo 31 tuổi từ Tích Lan, hướng dẫn một nhóm khoảng hai mươi người - Phật tử, Cơ Ðốc nhân v.v.. trong một nghi lễ chúc phúc và niệm kinh hôm tối thứ Hai tại trụ sở Ái Hữu Unitarian Universalist ở Mankato thuộc tiểu bang Minesota, Hoa Kỳ.

Sự khác biệt giữa buổi lễ này và nghi thức truyền thống, Lee Weston, một người tham dự 22 tuổi, tự nhận bản thân mình là một Phật tử, nói rằng, “Tôi muốn làm cho cả thế giới này khá hơn, tốt hơn là chỉ bỏ hút thuốc hay là chuyện gì khác”.

Amy Zoet, 35. “Việc này mới thực là chú trọng vào sự phát triển từ bi, không chỉ riêng cho đau khổ của cá nhân tôi mà còn cho những người khác trên thế giới, những ai đang khổ đau.”

Su Sathi nói những giải pháp tiêu cực đưa đến lo âu, trong khi kinh nghiệm Phật Giáo kêu gọi phản ảnh nhiều hơn.

“Ðây là lúc suy gẫm về năm mới trong một đường hướng tích cực”.

Sư Sathi trong chiếc tăng y quấn quanh mình và một nụ cười nhẹ nhàng bắt đầu với vài phút hành thiền.

Ðó một sự thư giản thu hút nhiều người, dù Phật tử hay không, trong một buổi hành trì như thế này.

Sau buổi hành thiền, Sư Sathi tháo sợi chỉ trắng từ một cuộn gỗ, mắc vòng quanh các chiếc ghế cho mỗi người đều có thể nắm lấy.

Vị khách lần đầu tiên tham dự buổi lễ Mike Stori, 45 tuổi, nói ông ta thích thú với việc trông thấy “mọi người đã được kết nối với nhau” như thế nào. Ông nói “Ðó là một điều rất tinh tế”.

Buổi lễ chúc phúc gồm cả phần kệ kinh bằng ngôn ngữ cổ xưa của Ðức Phật. Một số kệ theo ngữ điệu của Sư Sathi trong khi số khác ngồi yên lặng với đôi mắt nhắm lại.

Sư Sathi nói việc kệ kinh nhằm xưng tán Ân Ðức Tam Bảo để chúc phúc lành cho năm mới.
Buổi lễ hôm nay có nhiều người tham dự hơn bình thường.

- Vậy thì Sư Sathi đã nói gì để thuyết phục số người tham dự nhiều hơn.
Sư đáp “ Không nói gì cả”

Silent night
Published: January 02, 2006 10:35 pm

new year greeted with silent meditation

By Dan Linehan
The Free Press
MANKATO — It’s greeted to the cheers of thousands in New York and to a massive fireworks display in Las Vegas.

But, in a small enclave in Mankato, the new year was ushered in with near-absolute silence — followed by a pledge to introduce and foster positive habits while disavowing and tempering negative ones.

Bhante Sathi, a 31-year-old Buddhist Monk from Sri Lanka, led just under two dozen people — Buddhist, Christian or neither — in a blessing and chanting ceremony Monday evening at the Unitarian Universalist Fellowship in Mankato.

The difference between this ceremony and traditional resolutions, attendees said, was all about the focus: “I want to make the whole world better, rather than just quit smoking, or whatever,” said Lee Weston, a 22-year-old who says he considers himself a Buddhist.

“This was really focused on developing compassion,” said Amy Zoet, 35. It was about recognizing “not just my own personal suffering, but others around the world who suffer.”

Sathi said typical resolutions lead to worry, while the Buddhist experience calls for more reflection.

“It’s time to think about the new year in a very positive way,” he said.

The monk, wearing a scarlet robe and an ever-present soft smile, began with several minutes of meditation.

It’s a relaxation that draws many, Buddhist or not, to prayer sessions like this one.

“My life is fast-paced,” said Adam Kieffer, a 22-year-old Minnesota State University student who has been attending meetings since August. “This gives me a chance to stop, relax, and see what’s really important.”

After the meditation, Sathi threaded white string from a wooden spool, winding around the pews so that each person grasped the same line.

First-time visitor Mike Stori, 45, said he liked how “everybody was connected.”

“It was kind of neat,” he said.

The prayer session was concluded with a chant in the archaic language of the Buddha, founder of Buddhism. Some followed along to Sathi’s rhythmic intonation while others sat silently with their eyes closed.

He said the chant invoked the three precepts of Buddhism — called the Buddha, Dharma and the Sangha, or the Three Jewels — in a blessing for security in the new year.

There were a few more people at this prayer session than usual.

So, what would Sathi say to convince more people to attend?

“Nothing.”

http://www.mankatofreepress.com/features/local_story_002223502.html?keyword=topstory
No. 0723

Buddhist temple aspires to inspire

Monday, January 2, 2006

BY KARI BANACH

Copyright © 2006 Republican-American

NEW HARTFORD -- Dae San Su Nim and Sue Yen Su Nim were divinely inspired to build a Buddhist temple outside of their home on Kinsey Road.

And since the completion of the Dae Yen Sa International Buddhist Temple five years ago, 200 other Koreans have been moved to join them for weekly services.

Some are local; others make pilgrimages from as far as New York and New Jersey to worship on the couple's wooded property off Route 202 near the Torrington line.

While Dae San and Sue Yen are grateful for the enthusiastic response, they were more recently inspired again, this time to target a new audience: Americans.

The temple has recently begun an "American Buddhist" program: weekly services in English for anyone who wants to learn more about the religion, or relax and meditate.

The group, so far, is small: Between five and 20 attend the Saturday morning service, which includes yoga, tea, meditation, discussion and a vegetarian lunch.

"We're a very open, affirming group," said the Rev. Brian Vaughn, the temple's English-speaking monk. "They don't necessarily become Buddhists. We're more interested in providing a spiritual space. I don't want it to be more formal."

Vaughn, a former Catholic monk who converted to Buddhism a decade ago and started his work in New Hartford two years ago, is considered a divine intervention at this little temple.

The idea of the service hit a snag early on: Dae San speaks hardly a word of English; Sue Yen knows some, but preferred an fluent English-speaking monk. So they prayed for one.

Shortly after, Sue Yen, a nurse at Waterbury Hospital, was praying at the bedside of a dying patient. Vaughn, a chaplain at the hospital, saw her fingering a bracelet he recognized as Buddhist prayer beads. When he later approached her, she told him she had been praying for an American monk to lead her temple.

Vaughn, surprised, told her he was also a Buddhist.

Soon he was ordained as the temple's priest. Since then, the congregation has grown slowly, and recently hosted its first American Buddhist wedding.

But Vaughn said he hopes for a larger congregation as he makes a concerted effort to gather publicity through the Internet and local media.

Not many people know about the temple, set back from Kinsey Road down a winding, wooded dirt path. Its exterior architectural design is unassuming.

Inside is a large, silent room with an altar bearing three large gold-plated Buddhas and incense. Shoes must be removed before entering, as per Buddhist tradition. Guests sit on the floor atop large brown pillows.

Vaughn said while the temple's design is very traditional, his service within the space is a liberal interpretation designed to appeal to American culture.

"We're looking for something greater than ourselves," Vaughn said. "We're looking for answers. ... We need to look upward, outward and inward. I think that's what spirituality is."

The temple's English service focuses on using meditation to lessen stress and teaching basic Buddhist principles to those who are interested, Vaughn said.

The most basic of those tenets is the concept of "Buddha," which for some is a worshipped entity and for others means "the light within a person," Vaughn said.

Buddhists here are focused on trying to find the light within themselves and each other, Vaughn said. They are taught to practice kindness.

"Buddhists want everyone to go to heaven," Vaughn said. "We're all in this together, so we pray for peace and salvation for everyone in the world."
Attendees who happened upon the temple's Web site, www.gobuddhism.com, said they feel fortunate to have discovered the temple.

"This place is a beautiful place to sit and meditate; it's very peaceful," said Farmington resident John Brooks, who has been a member for a year.

"I don't mind the hour's commute," said Plainville resident Eric Hohfeld, who recently began attending regularly. "I find when I leave I'm a lot more calm."

The Dae Yen Sa International Buddhist Temple's English service is open to the public each Saturday. Yoga starts at 9 a.m.; discussion runs between 10 and 10:30 a.m.; and meditation is from 10:30 to 11:30 a.m.

http://www.rep-am.com/story.php?id=965
No. 0721 (Hạt Cát dịch)
Ðức Ðạt Lai Lạt Ma kêu gọi dung hợp tôn giáo

Amarvathi, Andhra Pradesh, ngày 04 tháng Giêng, 2006 (UNI). Ðức Ðạt Lai Lạt Ma ngày hôm nay đã kêu gọi sự hài hòa và dung hợp tôn giáo trong dịp lễ hội quán đảnh Kalachakra tại Andhra Pradesh, Ấn Ðộ.

Trao đổi với các phóng viên tại đây, Ðức Ðạt Lai đã liên tục đề nghị sự đối thọai và giao lưu giữa các học giả của nhiều tôn giáo khác nhau để chấm dứt xung đột và quảng bá thông điệp của tình thương và dung hợp.

Trả lời cho những câu hỏi về trào lưu chính thống, Ngài đã nói rằng có một số yếu tố chung của tất cả tôn giáo. Tôn giáo này nên thông cảm và tán thán những tôn giáo khác. Ngài cũng đề nghị các nhóm hành hương nên viếng thăm thánh địa của tất cả các tôn giáo.

Ðức Ðạt Lai đã không đồng ý với cái nhìn rằng trào lưu chính thống đã gia tăng trên thế giới. Ngài nói “Bởi vì sự phát triển của truyền thông, tranh chấp và xung đột đang trở nên công khai lan rộng.

Ngài cho rằng hạnh phúc không phải chỉ đến từ tiền bạc và nâng cao giá trị hình thức của con người là quan trọng. Mục đích của lễ quán đảnh Kalachakra nhằm phát triển tính chất giá trị nội tại của nhân loại. Sau đó, Ngài đã chính thức khai mạc chương trình quán đảnh Kalachara 12 ngày. Một nghi thức chú nguyện Phật giáo du già .

Dalai Lama calls for religious harmony

Amarvathi, Andhra Pradesh, Jan 4 (UNI) The Dalai Lama today called for religious harmony and tolerance.

Speaking to reporters here, the Dalai Lama suggested constant dialogue and interaction between scholars of various religions to end strife and spread the message of love and tolerance.

Answering at length questions on fundamentalism, he pointed out that there were several common factors in all religions. One should understand and appreciate them. He also suggested group pilgrimages to holy places of all religions.

The Dalai lama did not agree with the view that fundamentalism was increasing in the world. ''Due to growth of media, conflicts and strife are getting wider publicity,'' he observed.

He contended that happiness did not come from money alone and promotion of human values were important. The aim of the Kalachakra was to develop inner values of human beings, Later, he formally inaugurated the 12-day Kalachakra programme, a Buddhist tantric yoga ritual.

Union Minister for Urban Development S Jaipal Reddy and State Ministers K Rosaiah and J Geetha Reddy were among those who spoke.

http://www.deepikaglobal.com/ENG3_sub.asp?ccode=ENG3&newscode=128670
No. 0722( Hạt Cát dịch)

Ðức Ðạt Lai Lạt Ma có thể không được cấp chiếu khán đến Tích Lan.
By Munza Mushtaq, Asian Tribune, Jan 5, 2006

Bản tin được đăng tải trên trang Web Asian Tribune ngày 05 tháng 01, 2006
Colombo, Sri Lanka -- Giữa những báo cáo của một cuộc thăm viếng Tích Lan bởi vị lãnh đạo tâm linh Tây Tạng lưu vong có thể xảy ra, Bộ Ngoại Giao vẫn chưa nhận được một lá đơn thỉnh cầu phê chuẩn chiếu khán nào cho một cuộc viếng thăm như thế.

Hội Ðại Bồ Ðề báo cáo rằng hội dự định mời thỉnh Ðức Ðạt Lai tham dự chương trình Ðại lễ Khánh Ðản Ðức Phật lần thứ 2550 tại Tích Lan.

Nhưng các nguồn tin cho hay rằng trong sự kiện Ðức Ðạt Lai Lat ma dự định thăm viếng TíchLan, giới chức có thẩm quyền dường như ngăn cản chuyến viếng thăm lần thứ nhì. Trong năm 1999, khi bà Chandrika Kumaratunga làm Tổng Thống, một thỉnh nguyện thư được soạn thảo bởi vài hội đoàn Phật Giáo mời Ðức Ðạt Lai Lạt Ma thăm viếng TíchLan đã bị bác bỏ trên nên tảng rằng Chính Phủ không muốn làm Trung Quốc bất bình.

Bộ phó Bộ Ngoại Giao Lakshman Kiriella nói “Chúng ta có quan hệ rất rốt với Trung Quốc, bất cứ quyết định nào chúng ta chấp nhận cũng đều phải được suy nghĩ chính chắn”.

Chíng phủ Tích Lan trong thời điểm đó đã tuyên bố một thông cáo rằng họ tôn trọng “Chính sách chỉ có một Trung Quốc”.

Các nguồn tin nói thêm “Ngay cả chính phủ hiện nay dường như cũng sẽ nắm giữ lập trường như thế đặc biệt với nhiều dự án ống dẫn dầu được Trung Quốc tài trợ, sẽ không có ai muốn bị …phê điểm xấu với Trung Quốc, một quốc gia cũng rất thân thiện với Tích Lan”.

Dalai Lama may not get visa to Sri Lanka

By Munza Mushtaq, Asian Tribune, Jan 5, 2006

Colombo, Sri Lanka -- Amidst reports of a possible visit by the exiled Tibetan spiritual leader the to Sri Lanka, the Foreign Ministry is yet to receive a request seeking approval for such a visit.

The Mahabodhi Society reportedly intends to invite the Tibetan spiritual leader Dalai Lama for the 2550 Buddha Jayanthi commemoration programme.

The Mahabodhi Society reportedly intends to invite the Tibetan spiritual leader for the 2550 Buddha Jayanthi commemoration programme.

But sources noted that in the event the Dalai Lama was planning to visit Sri Lanka, authorities are likely to stall the visit for a second time. In 1999 when Chandrika Kumaratunga was the President, a request made by several Buddhist organizations to invite the Tibetan spiritual leader was turned down on grounds that the Government did not want to 'upset the Chinese'.

The then Deputy Foreign Minister Lakshman Kiriella said, "We have very good relations with China. Any decision we take must be well thought of."

Dalai Lama, fled Tibet in 1959 after an abortive uprising against Communist rule and is now living in exile in India.

The Sri Lankan Government at that time made a statement to the effect that they respected the "one China policy" and integrity of China.

"It is likely that even the present Government will take such a stand specially with so many Chinese funded projects in the pipeline, no one will obviously want to be on bad terms with China, which has also been a 'very good' friend to Sri Lanka," sources noted.

http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=1,2155,0,0,1,0