<body><script type="text/javascript"> function setAttributeOnload(object, attribute, val) { if(window.addEventListener) { window.addEventListener('load', function(){ object[attribute] = val; }, false); } else { window.attachEvent('onload', function(){ object[attribute] = val; }); } } </script> <div id="navbar-iframe-container"></div> <script type="text/javascript" src="https://apis.google.com/js/platform.js"></script> <script type="text/javascript"> gapi.load("gapi.iframes:gapi.iframes.style.bubble", function() { if (gapi.iframes && gapi.iframes.getContext) { gapi.iframes.getContext().openChild({ url: 'https://www.blogger.com/navbar.g?targetBlogID\x3d10127388\x26blogName\x3dTin+T%E1%BB%A9c+Ph%E1%BA%ADt+Gi%C3%A1o\x26publishMode\x3dPUBLISH_MODE_BLOGSPOT\x26navbarType\x3dBLUE\x26layoutType\x3dCLASSIC\x26searchRoot\x3dhttps://roomdieuphap.blogspot.com/search\x26blogLocale\x3dvi_VN\x26v\x3d2\x26homepageUrl\x3dhttp://roomdieuphap.blogspot.com/\x26vt\x3d-3702944493927259419', where: document.getElementById("navbar-iframe-container"), id: "navbar-iframe" }); } }); </script><!-- --><div id="flagi" style="visibility:hidden; position:absolute;" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><div id="flagtop"></div><div id="top-filler"></div><div id="flagi-body">Notify Blogger about objectionable content.<br /><a href="http://help.blogger.com/bin/answer.py?answer=1200"> What does this mean? </a> </div></div><div id="b-navbar"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-logo" title="Go to Blogger.com"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/logobar.gif" alt="Blogger" width="80" height="24" /></a><div id="b-sms" class="b-mobile"><a href="sms:?body=Hi%2C%20check%20out%20Thong%20Bao%20at%20trangthongbao.blogspot.com">Send As SMS</a></div><form id="b-search" name="b-search" action="http://search.blogger.com/"><div id="b-more"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-getorpost"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_getblog.gif" alt="Get your own blog" width="112" height="15" /></a><a id="flagButton" style="display:none;" href="javascript:toggleFlag();" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif" name="flag" alt="Flag Blog" width="55" height="15" /></a><a href="http://www.blogger.com/redirect/next_blog.pyra?navBar=true" id="b-next"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_nextblog.gif" alt="Next blog" width="72" height="15" /></a></div><div id="b-this"><input type="text" id="b-query" name="as_q" /><input type="hidden" name="ie" value="UTF-8" /><input type="hidden" name="ui" value="blg" /><input type="hidden" name="bl_url" value="trangthongbao.blogspot.com" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_this.gif" alt="Search This Blog" id="b-searchbtn" title="Search this blog with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value='trangthongbao.blogspot.com'" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_all.gif" alt="Search All Blogs" value="Search" id="b-searchallbtn" title="Search all blogs with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value=''" /><a href="javascript:BlogThis();" id="b-blogthis">BlogThis!</a></div></form></div><script type="text/javascript"><!-- var ID = 10977212;var HATE_INTERSTITIAL_COOKIE_NAME = 'dismissedInterstitial';var FLAG_COOKIE_NAME = 'flaggedBlog';var FLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/flag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var UNFLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/unflag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var FLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif';var UNFLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/unflag.gif';var ncHasFlagged = false;var servletTarget = new Image(); function BlogThis() {Q='';x=document;y=window;if(x.selection) {Q=x.selection.createRange().text;} else if (y.getSelection) { Q=y.getSelection();} else if (x.getSelection) { Q=x.getSelection();}popw = y.open('http://www.blogger.com/blog_this.pyra?t=' + escape(Q) + '&u=' + escape(location.href) + '&n=' + escape(document.title),'bloggerForm','scrollbars=no,width=475,height=300,top=175,left=75,status=yes,resizable=yes');void(0);} function blogspotInit() {initFlag();} function hasFlagged() {return getCookie(FLAG_COOKIE_NAME) || ncHasFlagged;} function toggleFlag() {var date = new Date();var id = 10977212;if (hasFlagged()) {removeCookie(FLAG_COOKIE_NAME);servletTarget.src = UNFLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = false;} else { setBlogspotCookie(FLAG_COOKIE_NAME, 'true');servletTarget.src = FLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = true;}} function initFlag() {document.getElementById('flagButton').style.display = 'inline';if (hasFlagged()) {document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;} else {document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;}} function showDrop() {if (!hasFlagged()) {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'visible';}} function hideDrop() {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'hidden';} function setBlogspotCookie(name, val) {var expire = new Date((new Date()).getTime() + 5 * 24 * 60 * 60 * 1000);var path = '/';setCookie(name, val, null, expire, path, null);} function removeCookie(name){var expire = new Date((new Date()).getTime() - 1000); setCookie(name,'',null,expire,'/',null);} --></script><script type="text/javascript"> blogspotInit();</script><div id="space-for-ie"></div>

 

Thứ Bảy, tháng 5 06, 2006

No. 0921 (Bình An Sơn dịch)

Sư Brahm thuyết giảng tại Đại học Curtin, Tây Úc

Bản tin của Hội Phật Giáo Tây Úc, ngày 5 tháng 5, 2006
(Bình Anson dịch, 06-05-2006)

Perth, Australia - May 05, 2006. Khi thế giới quanh ta ngày càng bận tâm với ý tưởng "làm thế nào để thành công", chữ "thành công" này đã có thêm một ý nghĩa mới: đó là ý nghĩa giới hạn trong phạm vi có tiền, quyền lực và danh vọng. Nhưng không hẳn phải như thế.

Vào ngày thứ Tư, 15 tháng 3 vừa qua, sinh viên, giáo sư và quan khách tại Đại học Curtin đã có được cơ hội để đến nghe Sư Brahm thuyết giảng về đề tài "Thành công là một trạng thái tâm lý". Đại học Curtin là một đại học lớn ở Tây Úc, nổi tiếng trong lãnh vực giáo dục, và có lẽ đây là một đề tài rất có ý nghĩa, vì thế, chẳng mấy chốc mà đầy chật người đến nghe, sau cùng đạt đến giới hạn tối đa của giảng đường là 160 người.

Sư Brahm vừa trở về thành phố Perth, thủ phủ bang Tây Úc, sau khi dự tiệc chào đón Nữ hoàng Anh quốc tại thủ đô Canberra của liên bang Úc trong đêm trước. Sư bắt đầu bài giảng bằng cách nói về kinh nghiệm của Sư tại Trụ sở Quốc hội Liên bang. Mặc dù là một tu sĩ, không có tiền bạc của cải, không có gì để gọi là "thành công" theo quan niệm thông thường, Sư đã được mời dự tiệc với những người nổi tiếng nhất trên thế giới. Sở dĩ được như thế là vì "ta không cần phải giàu có và nổi tiếng trong cuộc sống, mà ta chỉ cần có tâm an bình".

Như thế, làm thế nào ta được thành công, nếu ta không có thói quen tích lũy tiền của hay thu đạt quyền lực? Lời giải đáp là sự hạnh phúc. Sư nói: "Đó là vì người thành công không hẳn đã hạnh phúc, nhưng người hạnh phúc là người thành công".

Trong thời đại ngày nay, khi tầm quan trọng được đặt vào tính hiệu quả và sản xuất, các cá thể rất khó được phép tạm dừng lại trong đời sống của họ, để có thì giờ thấu hiểu những gì đã thật sự hiện hữu trong thế giới quanh họ. Khi kể lại một câu chuyện có thật khi Sư rảo bước lên dốc đồi, hướng đến tu viện Giác Minh mà Sư là vị trụ trì, Sư Brahm nhớ lại là Sư đã đứng lại và cảm thấy lạc hướng. Không phải là vì Sư không biết rằng mình đang ở đâu, nhưng bởi vì Sư thường đi qua đó bằng xe hơi, nên Sư không có được một kinh nghiệm để ghi nhận thật sự những gì đang hiện hữu trong bối cảnh đó. Khi dừng lại bên đồi, bấy giờ Sư mới thấy rằng nếu để tâm mình có đủ thì giờ chuyên chú ghi nhận khung cảnh chung quanh, màu sắc và âm thanh sẽ trở nên rõ ràng và sâu đậm hơn.

Sư nói: "Trong cuộc sống của chúng ta, đôi khi chúng ta lướt đi nhanh quá và không dành đủ thì giờ để hiểu rõ ràng những gì ta thấy và cảm nhận; và vì thế, ta sống một cuộc đời u ám."

Sư tiếp tục ý tưởng nầy bằng cách nói về cách thức mà tâm ta lúc nào cũng muốn phản ứng, lúc nào cũng muốn can dự. Tuy nhiên, tâm ta thể nghiệm nhiều chi tiết và hấp thu nhiều thông tin hơn nếu tâm ta có cơ hội được thư dãn và an định. Tâm lúc nào cũng phản ứng là tâm thiêu đốt nhiều năng lực, và từ đó đưa đến mệt mõi. Nếu ta để cho tâm được lắng đọng và trong suốt, năng lực sẽ được phục hồi và đưa đến kết quả là một sự hạnh phúc bên trong.

Qua một giờ thuyết giảng, các thính giả từ nhiều nguồn gốc khác nhau đã nghe Sư kể nhiều câu chuyện nhỏ về sức mạnh của tâm thức. Bài giảng của Sư Brahm khuyến khích mọi người nên có lòng tin vào khả năng của tâm mình, và nên dành thời gian và không gian cho tâm được an định. Qua an định, ta sẽ có minh triết; qua minh triết, ta sẽ tìm được hạnh phúc; và qua hạnh phúc, ta sẽ đạt mọi thành công.
------------

Ajahn Brahm Gives Lecture At Curtin University
Newsletter, Buddhist Society of Western Australia, 4 May 2006

As the world around us becomes increasingly preoccupied with the concept of being ‘successful’, the word has taken on a new meaning; one that is supposedly bound in money, power and superiority. Yet this does not have to be so.

On Wednesday, March 15th, students, teachers and visitors were given the opportunity to attend a lecture given by Ajahn Brahm on ‘Success is a state of mind’. Given Curtin’s reputation as a prestigious education institution, this seemed a very relevant topic and the lecture theatre filled up quickly – finally reaching capacity of 160 people.

Ajahn Brahm had only just arrived in Perth after dining with the Queen of England in Canberra the night before. He began his lecture by speaking of his experience at Parliament House. Although he, as a monk with no possessions or monetary wealth, does not fit the classical template of success, he was dining with some of the most prestigious people in the world. He said that this was because “one does not need to be rich and famous in life to be successful, they just need to be peaceful.”

So how does one become successful, if they are not in the habit of acquiring wealth or gaining power? The solution – happiness. “It is not that successful people are happy,” Ajahn Brahm said, “it is that happy people are successful.”

In this modern age, such importance is placed on efficiency and production, yet this hardly allows individuals to pause in their life, and understand what it actually is that fills the world around them. When relating a story about walking up the hill to his monastery, Ajahn Brahm recalled stopping and feeling disorientated. It was not that he did not know where he was, rather, he had driven past the landscape so often in a car, that he had not had the experience of seeing things as they were in real time. Upon stopping on the hillside, he realised that if the mind could take the time to focus on its surroundings, then the colours and the sounds became clearer and more vivid.

“In our life, sometimes we speed around so much and do not linger long enough to fully understand what we are seeing and feeling, and we live a life in greyness,” he said.

He continued with this thought by speaking of how the mind is forever trying to react, to be involved. Yet the mind experiences much more detail and absorbs much more information if it is given the opportunity to relax and be still. Reactive minds consume so much energy, which results in tiredness. If humans allow their minds to be still and become clear, then the energy is restored and results in a sense of inner happiness.

Over the hour long lecture, people from all walks of life were presented with many anecdotes which revealed the power of the mind. Ajahn Brahm’s lecture encouraged people to have faith in the ability of their own mind, and to allow it time and space to be still. Through stillness we can find clarity, through clarity we can find happiness, and through happiness we can all find success.


No. 0923 (Hạt Cát dịch)

Sri Lanka bans open display of meat in the market in view of 2,550th anniversary of Buddha's Parinibbana
ColomboPage News Desk, May 5, 2006

Colombo, Sri Lanka -- The Sri Lankan government announced yesterday that has it imposed a ban on the open display of meat in markets to coincide with the 2,550th anniversary of the Buddha's death, which falls on May 12, Vesak Day.

Cabinet spokesperson Minister Anura Priyadharshana Yapa said the Cabinet has granted approval to a memorandum by Environmental Minister Maithripala Sirisena to take action to stop selling animal flesh in stalls openly displaying the meat to the public. Instructions will be given to the trade community in urban areas by the heads of local government institutions.

The heads of local government institutions are already vested with powers to take necessary action in this regard, he said. “Selling of openly displayed animal flesh has become a common practice in meat stalls and this practice should be changed from now onwards,” Yapa said.

http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=1,2656,0,0,1,0
No. 0920 ( Hạt Cát dịch)
Thông Ðiệp Liên Hiệp Quốc Ngày Vesak :Cảm thông, dung hợp và hài hòa

Dưới đây là thông điệp của Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan trong dịp Ðại Lễ Tam Hợp Vesak.

"Tôi lấy làm hoan hỷ gửi đến các bạn lời chúc mừng nồng nhiệt nhất của tôi trong ngày Ðại Lễ Vesak khi chúng ta tưởng niệm các sự kiện đản sinh, thành đạo và niết bàn của Ðức Phật.

Những lý tưởng mà chúng ta chào mừng trong ngày lễ trọng đại này rất gần gũi với những lý tưởng của Liên Hiệp Quốc: Cảm thông giữa con người với nhau, mở rộng tấm lòng dung hợp nhau và đẩy mạnh tiến trình tìm kiếm hòa bình.

Ðại Lễ Ngày Vesak đến nhằm lúc Liên Hiệp Quốc tiếp tục nỗ lực chỉnh đốn mọi mặt để thích ứng với những thách thức của thế kỷ 21, và đặc biệt là thi hành các bản tuyên cáo chung được ký kết bởi các nhà lãnh đạo tại Hội Nghị Thượng Ðỉnh Thế giới 2005 hồi tháng 09 năm rồi. Thành công của chúng ta trong việc đề bạt chương trình nghị sự canh tân này sẽ tùy thuộc không chỉ vào các đại diện chính phủ và viên chức quốc tế. Nó sẽ còn phải dựa lên trên các cử tri, khách hàng tiêu thụ, các tổ chức xã hội dân sự và những cá nhân quan tâm tới nó trong mọi lứa tuổi, cũng như trong các quốc gia giàu hay nghèo, suy nghĩ và hành động như là những công dân của hành tinh địa cầu.

Ðể đánh dấu lễ hội Vesak của năm nay, chúng ta hãy công nhận, như Phật giáo đã làm, tính chất phụ thuộc lẫn nhau của chúng ta. Và chúng ta hãy kiên quyết làm việc với nhau để cùng hướng về sự thiện lành chung, cho sự khoan dung và sống chung hòa bình của tất cả mọi người trên thế giới. Tôi chân thành cảm ơn tất cả mọi người về sự thực thi các lý tưởng trên, và xin chúc tất cả một mùa lễ hội Vesak thật tuyệt vời.
------------------
SECRETARY-GENERAL UNDERLINES IMPORTANCE OF UNDERSTANDING AMONG PEOPLES, PURSUIT OF HARMONY, PROMOTION OF PEACE, IN MESSAGE ON DAY OF VESAK

Following is the text of the message by UN Secretary-General Kofi Annan on the occasion of the Day of Vesak, 11 May 2006:

It gives me pleasure to send you my warmest greetings on the Day of Vesak, when we commemorate the birth, enlightenment and passing of the Buddha.

The ideals celebrated on this day are close to those of the United Nations: understanding among peoples, the pursuit of harmony, the promotion of peace.

This Day of Vesak falls as the United Nations continues its efforts to adapt the United Nations to meet the challenges of the twenty-first century, and in particular to implement the commitments made by leaders at the 2005 World Summit last September. Our success in advancing this agenda of renewal will depend not only on Government representatives and international officials. It will rest on voters, consumers, civil society groups and concerned individuals of all ages, in rich and poor countries alike, thinking and acting as global citizens.

As we mark this year’s Day of Vesak, let us recognize, as Buddhism does, our essential interdependence. And let us resolve to work together towards the common good, and for the harmonious and peaceful coexistence of all the world’s people. I thank all of you for your commitment to those ideals, and wish you a wonderful celebration for the Day of Vesak.

http://www.un.org/News/Press/docs/2006/sgsm10441.doc.htm