No. 0477 (Hạt Cát dịch)
Phiên bản mẫu tự la tinh của Tam Tạng Thánh Ðiển
Bản tin được đăng trên tờ The Nation, Thái Lan, số ra ngày 17 tháng 08, 2005.
Bản tin được đăng trên tờ The Nation, Thái Lan, số ra ngày 17 tháng 08, 2005.
Thái Lan- Phiên bản hiếm quý mẫu tự la tinh của Thánh Ðiển Pali lịch sử được hiến tặng đến Thụy Ðiển trong dự án kế tục công trình của Vua RamaV., được giám sát bởi Quận Chúa Galyani Vadhana, hoàng tỷ của đương kim quốc vương Thái Lan.
Ðúng 112 năm trước, Ðức Vua Chulalongkorn ra lệnh xuất bản Tam Tạng Thánh Ðiển để làm tặng phẩm cho các quốc gia thân hữu với Xiêm Quốc trong thời gian nước này ở dưới sự đe dọa của các quốc gia thực dân Tây Phương.
Trong vai trò bảo vệ niềm tin Phật Giáo, Quốc Vương Xiêm quốc đã gửi tặng 260 bản Tam Tạng Thánh Ðiển Phật Giáo đến 25 quốc gia.
Với sự tôn kính Ðức Vua Chulalongkorn, Quận Chúa Galyani Vadhana đồng ý nhận lãnh chiếc ghế danh dự trong dự án đồ sộ liên hệ đến việc xuất bản bộ Tam Tạng Thánh Ðiển Pali đầu tiên trên thế giới bằng mẫu tự la tinh. Bộ Tam Tạng Thánh Ðiển Pali đã được ấn hành nhưng bằng mẫu tự Thái Lan.
Quỹ Pháp Hội, chủ tịch là Siri Phetchai, đảm nhận dự án la tinh hóa Tam Tạng Pali quan trọng này hồi năm năm trước. Cho đến nay, dự án đã thực hiện giới hạn chỉ ba phiên bản hiếm quý của Tam Tạm Thánh Ðiển, mỗi phiên bản gồm 40 quyển bằng văn tự la tinh.
Ba phiên bản Tam Tạng Kinh này được hiến tặng đến Nội Các của Thái Lan một bộ, một cho quần chúng Tích Lan và một đến Vương quốc Thụy Ðiển.
Ðầu năm nay, Quận Chúa Galyani Vadhana đã trao tặng phiên bản la tinh Tam Tạng cho quần chúng Tích Lan. Bộ này hiện được cất giữ tại Văn Phòng Tổng Thống Tích Lan.
Là một quốc gia Phật Giáo, Tích Lan có một quan hệ rất gần gũi với Thái Lan, đặt biệt là mối tương quan tôn giáo.
Hôm thứ hai ngày 16 tháng 08 Quận chúa Galyani Vadhana đã chủ tọa một buổi lễ tại Khách Sạn Park Nai ở Băng Cốc để trao tặng bộ 40 quyển Tam Tạng Thánh Ðiển văn tự la tinh này đến Thụy Ðiển.
Jan Wihlborg và Johan AfKlimt, cả hai đều là cựu thương gia từ Thụy Ðiển và là thân hữu lâu năm của Thái Lan, góp mặt trong buổi lễ, chính thức nhận lãnh trách nhiệm chuyển giao bộ Tam Tạng Kinh sẽ được gửi trở lại Thụy Ðiển, và sẽ được lưu trữ tại Ðại học Uppsala.
Thụy Ðiển là một trong những quốc gia mà Ðức Vua Chulalongkorn đã ghé viếng thăm trong chuyến du hành Âu Châu hồi cuối thế kỷ 19. Ðây cũng là một nước đã tiếp nhận ba bộ Tam Tạng chính gốc tiếng Pali được quốc vương Thái Lan xuất bản. Bộ thứ nhất được giữ tại Ðại Học Uppasala, bộ thứ nhì tại ThưViện Hoàng Gia và bộ thứ ba tại Ðại học Lund.
Ðại học Uppasala sẽ tiếp nhận phiên bản Tam Tạng kinh mới tiếng la tinh vào mùa thu năm nay.
Phiên bản la tinh của Tam tạng Thánh Ðiển được căn cứ trên phiên bản đã hiệu đính biên soạn bởi chư Tăng hệ phái Phật Giáo Nguyên Thủy ở Ðông Nam Á trong cuộc kết tập kinh tạng lần thứ sáu, đã làm việc từ khoảng năm 1953 đến 1956 trong công trình hiệu đính.
Phiên bản hiệu đính được hoàn tất năm 1957 đúng vào thời điểm kỷ niệm 2,500 năm khai sáng Phật giáo của Ðức Thích Ca. Ðấy là một năm đặc biệt đầy ý nghĩa bởi vì nó đánh dấu thời điểm một nửa đoạn đường của Phật giáo theo truyền thuyết giáo pháp tồn tại 5000 năm sau khi Bồ Tát đản sinh.
Af Klimt, người đã dành hết cuộc đời nghiên cứu Phật pháp nói “ Chúng tôi rất lấy làm vinh dự tiếp nhận bộ Tam Tạng, cũng là một nền tảng tốt đẹp của sự phát triển trí tuệ và văn hóa tại Thái Lan. Ðiều này cũng phản ảnh quan hệ thân hữu gần gũi giữa Vương quốc Thái Lan và Vương quốc Thụy Sĩ”.
Af Klimt nói thêm rằng có khoảng 50,000 Phật tử tại Thụy Ðiển, trong đó 20,000 người Thái, con số còn lại là người Tích Lan lẫn các dân tộc và các nền văn hóa khác đang sinh sống tại Nordic. Wihlborg nói thêm rằng hứng thú của quần chúng đối với Phật giáo đang trên đà tăng gia, không chỉ ở Thụy Ðiển mà còn ở những nơi khác tại Âu Châu.
ROMANISING THE TIPITAKA
Published on August 17, 2005
Thailand- Rare version of historic Buddhist text presented to Sweden under project overseen by HRH Princess Galyani Vadhana, continuing the work of King Rama V. Exactly 112 years ago King Chulalongkorn commissioned publication of the Tipitaka Buddhist canon to present as a gift to Siam’s friendly nations. At the time Siam was under the threat of Western colonisation.
As the defender of the Buddhist faith, the Siamese King handed out 260 volumes of the Tipitaka Buddhist Canon to 25 countries.
In homage to King Chulalongkorn, HRH Princess Galyani Vadhana agreed to act as honorary chair of a grand project involving the publication of the world’s first Tipitaka Buddhist canon in Pali, in romanised script. The Tipitaka Buddhist Canon commissioned by King Chulalongkorn was published in Pali but in Thai script.
The Dhamma Society Fund, chaired by Siri Phetchai, undertook the momentous project of romanising the Tipitaka five years ago. So far the project has lead to the publication of a limited edition of just three handsome sets of the Tipitaka, each consisting of 40 volumes in romanised script.
The Tipitaka sets have been presented to the Constitution Court of Thailand, to the people of Sri Lanka and to the Kingdom of Sweden.
Earlier this year HRH Princess Galyani Vadhana presented the romanised version of the Tipitaka set to the people of Sri Lanka. The set is now being kept at the Office of the President of Sri Lanka.
Predominantly a Buddhist country, Sri Lanka has enjoyed a very close relationship with Thailand, particularly in terms of religious ties.
On Monday HRH Princess Galyani Vadhana presided over a ceremony at the Park Nai Lert Raffles Hotel in Bangkok to present the 40 volumes of the romanised Tipitaka to Sweden.
Jan Wihlborg and Johan Af Klimt, both retired businessmen from Sweden and long-time friends of Thailand, took part in the ceremony to formally take delivery of the Tipitaka set, which will be shipped back to Sweden and kept at Uppsala University.
Sweden was one of the countries that King Chulalongkorn paid a visit to during his European tour in the late 19th century. It was also the recipient of three of the original Tipitaka sets commissioned for publication by the Siamese King. The first copy is now kept at the Uppsala University, the second copy at the Royal Library in Stockholm, and the third copy at the Lund University.
Uppsala University will welcome the new romanised version of the Tipitaka to its library in autumn this year.
The romanised version of the Tipitaka Buddhist Canon is based on the revised version compiled by the Thevarada Buddhists in Southeast Asia, who convened in a grand council between 1953 and 1956 to work on the project.
This revised version was completed in 1957 in time to commemorate the 2,500-year anniversary of the foundation of Buddhism by the Lord Buddha. The year was particularly significant because it also marked the mid-way period of Buddhism, which, according to a Buddhist belief, would last 5,000 years after its birth.
The Tipitaka Buddhist canon consists of three main parts: the vinaya, the suttana and the abhidhamma. The vinaya covers the rules or procedures that Buddhist monks have to follow according to the Lord Buddha’s instruction. These rules clearly define the rigid structure that the Buddhist monks adhere to. The rules are aimed at preventing complications arising from the interaction of Buddhist monks with the outside world.
The suttana represents a collection of the long discourses of the Lord Buddha. There are 34 discourses on morality and wisdom. In suttana, the Lord Buddha takes into consideration the intellectual level of his audience and preaches his dhamma in accessible terms with story lines and examples.
The abhidhamma goes to the heart of the ultimate reality as discovered by the Lord Buddha. In it the Lord Buddha analyses every phenomenon into its ultimate constituents. All relative concepts such as man, animals or other things are reduced to their ultimate elements, which are then clearly defined, systematically classified and arranged.
“We are quite honoured to received the Tipitaka set, which is also a good foundation of the development of the wisdom and culture in Thailand,” said Af Klimt, who has devoted his life to the study of Buddhism. This also reflects the close relationship between the Kingdom of Thailand and the Kingdom of Sweden, he said.
Af Klimt said that there are some 50,000 Buddhists in Sweden, 20,000 of whom are Thais and the others a mix of Sri Lankan and other nationalities and cultures living in the Nordic country.
Wihlborg added that interest in Buddhism is on the increase, not only in Sweden but also elsewhere in Europe.
Thanong Khanthong
The Nation
http://www.nationmultimedia.com/2005/08/17/headlines/index.php?news=headlines_18362209.html