<body><script type="text/javascript"> function setAttributeOnload(object, attribute, val) { if(window.addEventListener) { window.addEventListener('load', function(){ object[attribute] = val; }, false); } else { window.attachEvent('onload', function(){ object[attribute] = val; }); } } </script> <div id="navbar-iframe-container"></div> <script type="text/javascript" src="https://apis.google.com/js/platform.js"></script> <script type="text/javascript"> gapi.load("gapi.iframes:gapi.iframes.style.bubble", function() { if (gapi.iframes && gapi.iframes.getContext) { gapi.iframes.getContext().openChild({ url: 'https://www.blogger.com/navbar.g?targetBlogID\x3d10127388\x26blogName\x3dTin+T%E1%BB%A9c+Ph%E1%BA%ADt+Gi%C3%A1o\x26publishMode\x3dPUBLISH_MODE_BLOGSPOT\x26navbarType\x3dBLUE\x26layoutType\x3dCLASSIC\x26searchRoot\x3dhttps://roomdieuphap.blogspot.com/search\x26blogLocale\x3dvi_VN\x26v\x3d2\x26homepageUrl\x3dhttp://roomdieuphap.blogspot.com/\x26vt\x3d-3702944493927259419', where: document.getElementById("navbar-iframe-container"), id: "navbar-iframe" }); } }); </script><!-- --><div id="flagi" style="visibility:hidden; position:absolute;" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><div id="flagtop"></div><div id="top-filler"></div><div id="flagi-body">Notify Blogger about objectionable content.<br /><a href="http://help.blogger.com/bin/answer.py?answer=1200"> What does this mean? </a> </div></div><div id="b-navbar"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-logo" title="Go to Blogger.com"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/logobar.gif" alt="Blogger" width="80" height="24" /></a><div id="b-sms" class="b-mobile"><a href="sms:?body=Hi%2C%20check%20out%20Thong%20Bao%20at%20trangthongbao.blogspot.com">Send As SMS</a></div><form id="b-search" name="b-search" action="http://search.blogger.com/"><div id="b-more"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-getorpost"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_getblog.gif" alt="Get your own blog" width="112" height="15" /></a><a id="flagButton" style="display:none;" href="javascript:toggleFlag();" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif" name="flag" alt="Flag Blog" width="55" height="15" /></a><a href="http://www.blogger.com/redirect/next_blog.pyra?navBar=true" id="b-next"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_nextblog.gif" alt="Next blog" width="72" height="15" /></a></div><div id="b-this"><input type="text" id="b-query" name="as_q" /><input type="hidden" name="ie" value="UTF-8" /><input type="hidden" name="ui" value="blg" /><input type="hidden" name="bl_url" value="trangthongbao.blogspot.com" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_this.gif" alt="Search This Blog" id="b-searchbtn" title="Search this blog with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value='trangthongbao.blogspot.com'" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_all.gif" alt="Search All Blogs" value="Search" id="b-searchallbtn" title="Search all blogs with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value=''" /><a href="javascript:BlogThis();" id="b-blogthis">BlogThis!</a></div></form></div><script type="text/javascript"><!-- var ID = 10977212;var HATE_INTERSTITIAL_COOKIE_NAME = 'dismissedInterstitial';var FLAG_COOKIE_NAME = 'flaggedBlog';var FLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/flag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var UNFLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/unflag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var FLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif';var UNFLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/unflag.gif';var ncHasFlagged = false;var servletTarget = new Image(); function BlogThis() {Q='';x=document;y=window;if(x.selection) {Q=x.selection.createRange().text;} else if (y.getSelection) { Q=y.getSelection();} else if (x.getSelection) { Q=x.getSelection();}popw = y.open('http://www.blogger.com/blog_this.pyra?t=' + escape(Q) + '&u=' + escape(location.href) + '&n=' + escape(document.title),'bloggerForm','scrollbars=no,width=475,height=300,top=175,left=75,status=yes,resizable=yes');void(0);} function blogspotInit() {initFlag();} function hasFlagged() {return getCookie(FLAG_COOKIE_NAME) || ncHasFlagged;} function toggleFlag() {var date = new Date();var id = 10977212;if (hasFlagged()) {removeCookie(FLAG_COOKIE_NAME);servletTarget.src = UNFLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = false;} else { setBlogspotCookie(FLAG_COOKIE_NAME, 'true');servletTarget.src = FLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = true;}} function initFlag() {document.getElementById('flagButton').style.display = 'inline';if (hasFlagged()) {document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;} else {document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;}} function showDrop() {if (!hasFlagged()) {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'visible';}} function hideDrop() {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'hidden';} function setBlogspotCookie(name, val) {var expire = new Date((new Date()).getTime() + 5 * 24 * 60 * 60 * 1000);var path = '/';setCookie(name, val, null, expire, path, null);} function removeCookie(name){var expire = new Date((new Date()).getTime() - 1000); setCookie(name,'',null,expire,'/',null);} --></script><script type="text/javascript"> blogspotInit();</script><div id="space-for-ie"></div>

 

Thứ Hai, tháng 2 20, 2006

No. 0766 (Nhị Ðộ Mai dịch)

Ðại Học British Columbia, Canada thực hiện chương trình nghiên cứu Phật Giáo.
Trường học được ủng bộ 4 triệu đồng từ thương gia miền tây Vancouver.

VANCOUVER, Canada, Feb 4, 2006—Chỉ vài năm sau cuộc cách mạng văn hóa của Trung Quốc chấm dứt, Pitman Potter nhìn thấy điều lạ kỳ: Chùa Phật Giáo, tuy vẫn dán đầy những bức tranh cuả Mao Trạch Đông, nhưng một lần nữa nông dân lại tụ tập chiêm bái lễ lạy trong niềm tin Phật pháp.

Giáo sư Potter, người đã tốt nghiệp đại học trong chuyến thăm viếng Trung Quốc và hiện tại là giám đốc học viện nghiên cứu Á Châu tại Đại học British Columbia nói “Đó là sức mạnh điển hình trong việc làm thế nào để có thể tồn tại của tôn giáo”.

Sự tương phản gây ấn tượng sâu sắc, Ông nói. “ Những ngôi chùa đã bị đóng cửa trong cuộc Cách Mạng Văn hóa, và nhiều nơi bị phá hủy cho bộ mặt mới của xã hội. Nhưng vào giây phút được giải tỏa và quần chúng được tự do đôi chút, nhưng không hoàn toàn tự do, họ đã dấn thân và hành động".

Giáo sư Potter nói thêm “Ðiều đó khiến tôi hiểu rằng đức tin sâu thẳm của người Phật Tử hoàn toàn bền vững và mặc dầu tất cả điều khủng khiếp của Cách Mạng Văn Hóa còn thừa lại rõ ràng tiếp nối đời sống tại Trung Quốc".

Việc bắt bớ của chủ nghĩa Mao Trạch Đông đã kết thúc bởi vì xã hội không thể nào tách rời sức mạnh truyền thống của Đạo Phật, Ông nói.

Hiểu được điều đó tức là hiểu được sinh họat của Á Châu ngày nay, Ông nói, nhưng việc học hỏi kinh điển, tục lệ và những nghi lễ của Đạo Phật chỉ là một phần của nan đề.

Ông nói “Các học giả phải khảo sát ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo đến tầm nhìn thế giới, đến giá trị xã hội , đến thực hành bảo vệ sức khỏe, đến giáo dục và phát triển nhân sinh, đến thương mại v.v...như thế nào”.

Đế kết thúc, UBC tuyên bố trong tuần này sẽ thành lập một chương trình Phật Giáo và Xã Hội hiện đại, được yểm trợ bởi 4 triệu Gia Kim từ thương gia Robert Ho ở West Vancouver

Ông Ho, 73, là người đứng sau sự thành hình trung tâm nghiên cứu tại trường Đại học Hong Kong vào năm 2000, và dự trù hiến tặng 4 triệu đồng khác đến trường Đại Học Toronto để bắt đầu một chương trình nghiên cưú Phật Giáo tại đây.

Ông cũng hiến tặng 25 triệu đồng đến Colgate University tại tiểu bang New York để xây dựng một trung tâm khoa học đa khoa với tên của ông, sẽ hoàn thành vào năm 2008.

Ông Ho là một trong những gia đình tiếng tăm nhất tại Hong Kong, một gia đình giàu có nhờ kinh doanh và phát triển ngành địa ốc và bất động sản. Nội tổ của ông, Sir Robert Ho Tung, người yểm trợ tài chánh cho Bác Sĩ Tôn Dật Tiên trong nỗ lực hình thành một Trung Quốc Cộng Hòa và được phong tước hầu do sự phục vụ của ông cho Vương Quốc Anh.

Ông Ho cũng là chủ tịch Hiệp Hội Từ Thiện Tung Lin Kok Yuen Canada, điều hành một ngôi chùa hoạt động trên đường Victoria Drive tại Vancouver. Trong năm 2004, ông đã thành lập hội từ thiện với cùng tên .

Univ of British Columbia to launch Buddhism study program

by JONATHAN WOODWARD, Globe and Mail, Feb 4, 2006

School backed by $4-million endowment from West Vancouver businessman

VANCOUVER, Canada -- It was a strange sight for Pitman Potter to behold, only a few years after the end of China's Cultural Revolution: A Buddhist temple, still plastered with pictures of Mao Zedong, surrounded by peasants once again practising devotions.

That was a powerful example of how religion could survive even the repression and Maoist purges in the late 1960s and 1970s, said Prof. Potter, who was then a graduate student on a visit to China and is now the director of the Institute of Asian Research at the University of British Columbia.

"The contrast was striking," he said. "Temples were closed in the Cultural Revolution, and many were destroyed in the name of a creation of a new society.

"But the minute the lid came off, and people were slightly freer, not entirely free, they were out there doing this.

"That persuaded me that the depth of Buddhist belief is quite strong and despite all the horrors of the Cultural Revolution remained strongly linked to life in China."

Mao's quest was doomed because the society could not be separated from its strong Buddhist traditions, he said.

Understanding that is vital to understanding Asia today, he said, but studying the texts, customs and ceremonies of Buddhism is only part of the puzzle.

Scholars must also examine how religion's deeply ingrained world views influence a society's values, its practices in health care, education and human development, and how it does business, he said.

To that end, UBC announced this week it would create a Buddhism and Contemporary Society program, funded by a $4-million endowment from West Vancouver businessman Robert Ho.

Mr. Ho, 73, was behind the establishment of a centre for Buddhist studies at the University of Hong Kong in 2000, and is expected to donate another $4-million to the University of Toronto to start a Buddhist studies program there.

He has also donated $25-million to Colgate University in New York State, his alma mater, to build an interdisciplinary science centre in his name, to be completed in 2008.

Mr. Ho is from one of Hong Kong's most influential families, which made its wealth from land purchase and development. His grandfather, Sir Robert Ho Tung, financed Sun Yat-sen's efforts to establish China as a republic and was knighted for his services to the British Crown.

Mr. Ho is also the president of the Tung Lin Kok Yuen Canada Society, which runs a temple on Victoria Drive in Vancouver. In 2004, he established a charitable foundation of the same name.

"Buddhism stresses the need for kindness at every level from person-to-person relations to global action," Mr. Ho said in a statement. "I believe this powerful practice fosters peace and change within ourselves and in the world."

Prof. Potter said that $3-million of Mr. Ho's donation will be used to finance the Tung Lin Kok Yuen Canada Foundation Chair. UBC is currently searching for a professor to fill the post.

The program itself will be funded by a $1-million endowment, adding new graduate seminars and undergraduate classes to UBC's slate of classes in Asian and Buddhist studies, he said. Professors will be screened beginning in March, Prof. Potter said. Possible subjects a student could look at would include how policies of water use, environment and economics are forged in the light of Buddhist teachings.

Adding to the links that UBC has created with Asia is part of the attitude that brought the Dalai Lama to UBC in 2004, he said.

http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=2,2277,0,0,1,0

No. 0776(ÐÐ Nguyên Tạng dịch thuật)

Phật Giáo tại Na-Uy

Na Uy (Norway), một quốc gia nằm ở mạn Bắc châu Âu; thủ đô Oslo, diện tích 324.220 km2 , dân số 4.21.000 người với ngôn ngữ chính là Na Uy ngữ.

Hầu hết tín đồ Phật giáo tại đây đều là người Trung Hoa, Việt Nam, Triều Tiên, Thái Lan, Tây Tạng, Campuchia, Nhật Bản... và cũng có một số ít khác là người bản xứ, những người đã quan tâm đến tôn giáo đầy thu hút này và con số đang gia tăng một cách chậm chạp trong hai thập niên qua. Thật khó mà biết được tổng số tín đồ Phật giáo ở Na Uy là bao nhiêu, bởi vì có nhiều chủng tộc khác nhau, lại thành lập những tổ chức riêng biệt. Về phần người Na Uy có một số thành lập hội và một số khác thì gia nhập vào các nhóm đặc biệt, chính yếu là ở tại thủ đô Oslo. Do chưa có sự thống nhất về mặt tổ chức, nên người Phật tử ở đây học tập, nghiên cứu và thực hành giáo lý đạo Phật theo cách nhìn của riêng họ. Tuy nhiên tại Oslo, có Hội Phật giáo Theravada, các nhóm khác thuộc Đại Thừa Phật giáo Tây Tạng. Vì thế, có thể phỏng đoán tổng số tín đồ Phật giáo ở Na Uy có lẽ xấp xỉ trên dưới 10.000 người.

Người đầu tiên có công đưa Phật giáo vào Na Uy là một nhà truyền giáo Ky Tô, giáo sĩ Karl Ludvig Reichelt (1877-1952), một trong số nhiều tu sĩ Ky Tô giáo được đưa đến làm việc ở Đông Nam Á. Trong lớp người của ông, nhiều người đã chống đối lại Lão giáo, Phật giáo... nhưng một số khác lại quan tâm đến các tín ngưỡng này vì sự bao dung và tính phóng khoáng của nó. Đặc biệt trong số những người này phải kể đến giáo sĩ Karl L. Reichelt.

Karl L. Reichelt được giáo dục để trở thành một thầy giáo dạy tiểu học. Sau đó ông học một trường truyền giáo ở Stavanger, khi tốt nghiệp, ông được cử đến truyền giáo ở Ninsiang, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc vào năm 1902. Ông ở lại nơi đó được tám năm thì được đưa đi học ở Leipzeg, Đức quốc, trước khi trở lại Trung Quốc như là một giáo viên dạy ở một trường đạo gần Hán Khẩu. Trong thời gian ở Na Uy giữa năm 1920 đến năm 1922, ông đã đưa ra một số dự án về công việc truyền giáo cho một số Tăng sĩ người Hoa. Mối quan hệ chính của ông là dựa vào sự công nhận của công chúng về giá trị tôn giáo được tìm thấy trong đạo Phật, và ông cũng muốn thống nhất những giá trị này cùng với lễ nghi và các quan điểm tương tự đối với người Hoa. Nhưng ông không thành công, vì các Tăng sĩ người Hoa vẫn truyền giáo theo cách của riêng họ. Do vậy, Reichelt đã thành lập một Trung tâm truyền đạo dựa trên nguyên tắc của ông vào năm 1922, nhưng đến năm 1929 thì Trung tâm này mới được hoàn thành với danh xưng là Đạo Phong Sơn, tọa lạc gần ở Hồng Kông.

Ngài Reichelt đã sống nhiều năm ở Trung Hoa, ông nói và viết rất thông thạo ngôn ngữ của xứ sở này. Trong thời gian lưu trú nơi đây, ông đã viết nhiều sách bằng tiếng Trung Quốc về đời sống tu hành của người phương Đông.
Tất cả tác phẩm của ông đều được phiên dịch sang tiếng Na Uy, tiếng Anh và tiếng Đức. Đến năm 1949, một cuốn sách của ông viết về Lão tử bao gồm cả bản dịch quyển Đạo Đức Kinh được ấn hành. Trong phần giới thiệu quyển sách này, một giáo sư người Na Uy, ông Henry Henne viết: "Reichelt là một nhà truyền giáo, nhưng ông là một người có tư tưởng phóng khoáng. Trong thời của ông, các đồng nghiệp đã chê bai và xem thường những truyền thống văn hóa và tôn giáo ở Trung Quốc, nhưng chính ông là người thích thú và khâm phục con người, đất nước và ngôn ngữ của họ (...), sự nghiên cứu lễ nghi và kinh điển của các tôn giáo phương Đông đã chiếm mất nhiều thời giờ của ông. Nhưng qua việc nghiên cứu này đã giúp ông có được sự hiểu biết sâu sắc về giáo điển và đời sống tu hành của người phương Đông (...). Chính nhờ sự hiểu biết sâu sắc đạt được từ trong Phật giáo đã giúp ông nhìn thấy được giá trị tôn giáo và triết lý mạnh mẽ bên trong tôn giáo này".

Vào năm 1947, một người họ hàng của giáo sĩ Reichelt là Gerhard M. Reichelt đã phiên dịch và viết lời giới thiệu một cuốn sách của ông viết về Lục Tổ Huệ Năng và bản dịch kinh Pháp Bảo Đàn. Cùng với sách Thiền của ngài D. T. Suzuki, các tác phẩm của giáo sĩ Reichelt đã đóng góp rất nhiều trong phong trào học và tu Thiền đối với người dân ở vùng Bắc Âu và bán đảo Scandinavia.

Một số người Scandinavian khác có công phiên dịch và truyền bá kinh điển Phật giáo, phải được kể đến là ông Poul Tuxen, một học giả người Đan Mạch, đã chuyển ngữ và bình giải nhiều bộ kinh Phật giáo. Một bản dịch Kinh Pháp Cú (Dhammapala) được ấn hành tại Đan Mạch. Một học giả khác là ông Chr. Lindt, một người đã phiên dịch nhiều tác phẩm của ngài Long Thọ (Nagarjunas), việc làm này đã giúp cho giáo điển đạo Phật được tìm thấy trong ngôn ngữ của người Bắc Âu (gồm người Na Uy, Đan Mạch, Thụy Điển và Aixolen), vì hầu hết dân chúng ở Bắc Âu đều nói và đọc tiếng Anh rất tốt, nên kinh sách Phật giáo được tìm đọc qua các bản dịch này. Có thể nói, tiếng Anh đang được khẳng định là một ngôn ngữ của Phật giáo ở phương Tây.

Về kiến thức Phật học ở Na Uy ngày nay thì có phần phấn khởi vì giáo lý căn bản của Phật giáo được đưa vào dạy ở hệ thống giáo dục trung học. Một số bài giới thiệu về lịch sử và giáo lý Phật giáo được phát hành trong giáo trình học cùng với các Tôn giáo khác như Ky Tô giáo, Hồi giáo, Lão giáo, Do Thái giáo, Ấn Độ giáo, Thần đạo...

Về tình hình Phật giáo Việt Nam tại Na Uy, hiện nay được biết có khoảng 10.000 người định tại đất nước này, có một ngôi Chùa và bốn Trung Tâm Tu học. Lãnh đạo tinh thần PGVN hiện nay tại Na Uy là Thượng Tọa Thích Trí Minh, viện chủ Chùa Khuông Việt, ở vùng Lovenstad, ngài được xem là một giảng sư tận tụy với công cuộc hoàng dương Phật Pháp tại Na Uy nói riêng và khắp Châu Âu nói chung. Phật giáo VN tại Na Uy đang từng bước phát triển và hòa nhập vào xã hội của đất nước ở miền Bắc Âu châu này.

Giống như các quốc gia Tây phương khác, Na Uy đã trải qua một thời kỳ thay đổi và biến chuyển, mất đi những gì trước kia của nó kể từ khi tôn giáo, triết học và các nền văn hóa khác được đưa vào. Nhưng sự biến đổi này đã đến lúc chấm dứt. Hay nói khác hơn, sự đam mê và tận hưởng vật chất đã dần dần rơi vào lãng quên và hầu hết giới trẻ Na Uy ngày nay đang bắt đầu tìm về giá trị tinh thần và đạo đức của các tôn giáo để làm nền tảng cho cuộc sống của họ. Trong sự đổi thay và phát triển mới này, Phật giáo là một tôn giáo đóng vai trò chủ đạo.

(Theo Haarvard Lorentzen's Newsletter, Sjovegan, Norway, 02/1995)