No. 0841 ( ÐÐ Nguyên Tạng)
Phật Giáo tại Nam Triều Tiên
Phật giáo được truyền vào Triều Tiên vào thế kỷ thứ 4 Tây lịch. Vào thời điểm này, bán đảo Triều Tiên được chia thành ba nước nhỏ là Cao Ly (Koguryo), Bách Tế (Paekje) và Tần La (Shilla). Phật giáo được giới thiệu lần đầu tiên ở phía bắc nước Cao Ly (nay là Bắc Triều Tiên), và dần dần lan đến Bách Tế, miền Tây nam và cuối cùng được truyền đến nước Tần La, thuộc miền đông nam vào thế kỷ thứ 5.
* Phật giáo Triều Tiên trong thời Tam Quốc:
Nước Cao Ly ( Koguryo): Vào năm 372 Tây lịch, một tăng sĩ được thỉnh cầu từ Trung Hoa đến nước Cao Ly. Ngài đã mang theo số Kinh và một vài tượng Phật. Phật giáo đã được vua chúa và dân chúng tiếp nhận rất nhanh.
Nước Bách Tế (Paekje):
Phật giáo được truyền vào nước Bách Tế từ Cao Ly vào năm 384 vào, tại đây vua chúa và quần thần cũng rất mộ đạo. Vua Asin (392-450), đã khuyên bảo quần thần và nhân dân rằng: "Nên tin tưởng vào Pháp Phật để mưu tìm hạnh phúc". Trong triều đại của vua Song ( 523-554), có một tăng sĩ tên là Kyomik, trở về từ Ấn Độ với nhiều bản kinh mới . Ngài được xem là vị Tổ khai sơn của một trong những tông phái phật giáo chính tại Triều Tiên. Đầu năm 530, một số tăng sĩ Triều Tiên đã lên đường đi truyền bá Phật Pháp tại Nhật Bản. Trong chuyến đi này có một vài kiến trúc sư và họa sĩ tháp tùng. Nhờ những người này mà những ngôi chùa ở Nhật bản được xây dựng lên không lâu sau khi họ đặt chân đến Nhật .
Nước Tần La (Shilla):
Đối với nước Shilla thì Phật pháp phát triển một cách chậm chạp cho đến thời kỳ vua Pháp Hưng (Pophung, 514-540) thì Phật giáo mới được thừa nhận là quốc giáo ( national religion) của Shilla. Vua Chân Hưng (Chihung, 540-575) đặc biệt khuyến khích phát triển Đạo Phật. Trong thời gian trị vì, ông đã cho thành lập Trường Phật Giáo Hwarangdo, tuyển chọn những người trẻ tuổi rồi đào tạo theo nguyên tắc của Phật giáo để ra phục vụ cho nước nhà. Trong thời đại của Shilla, những tác phẩm nghệ thuật Phật giáo có giá trị đã bắt đầu xuất hiện, chẳng hạn như tượng đá Phật Thích Ca ở Kyongju và chùa Hwangnyong đã được xây dựng trong thời kỳ này.
Phật giáo Hàn quốc từ thời thống nhất của Tần La đến ngày nay:
- Triều đại Tần La ( 668-935):
Năm 668, Triều đại Tần La đã có công thống nhất đất nước, và PG nhờ vậy mà cũng được thống nhất. Trong suốt triều đại Shilla PG đã tiếp tục phát triển cả về mặt học thuật lẫn văn hóa. Trong thời đại này, nhiều tác phẩm nghệ thuật PG đã xuất hiện, nhiều chùa, tháp, tượng Phật có tính lịch sử cũng đã được tạo dựng. Kinh Hoa Nghiêm ( Avatamsaka Sutra) và Kinh Pháp Hoa ( Saddharmapundarika Sutra) đã bắt đầu được nghiên cứu, trong khi Đức Phật Di Đà (the Buddha of Light) và Bồ Tát Quán Âm (the Bodhisattva of Compassion) được thờ phượng khắp nơi. Đến cuối triều đại Tần La Thiền Tông đã được giới thiệu từ Trung Hoa, và chính trường phái này đã giúp cho PGTT lật qua một trang sử mới.
- Triều đại Cao Ly ( 935-1392):
Sau khi triều đại Tần La suy tàn, nhà Cao Ly tiếp nối vào thế kỷ thứ mười. PG tiếp tục là quốc giáo, nhiều vị vua đã phát tâm xây dựng chùa tháp và ủng hộ nhiều mặt cho Chánh Pháp. Tuy nhiên vào thời điểm này có quá nhiều sự tập trung vào lễ nghi và điều này đã tạo ra một tình cảnh không thích hợp cho việc phát triển tâm linh. Trong nỗ lực gạn lọc và tái tạo lãnh vực tu tập tâm linh, nhiều tăng sĩ đã chống lại khuynh hướng lễ nghi này. Một trong ba thiền sư là ngài Nghĩa Định (Ui- chon, 1055-1101), con trai của vua Minh Tôn (Munjong, 1047-1083), người đã mang về cho Triều Tiên 4000 Kinh sách các loại khi ngài còn du học ở Trung Hoa, từ những bộ kinh này mà bộ Đại Tạng Kinh Triều Tiên (Tripitaka Koreana) đã được thành lập vào thế kỷ thứ 11, đây là một trong những thành công rực rỡ của PG dưới triều đại của Koryo. Thiền sư Nghĩa Định cũng được xem là người có công mang hạt giống thiền của tông Thiên Thai về cho TT và thiền phái này đã tạo ra một không khí mới cho PG Triều Tiên thời bấy giờ.
Tiếp đó, thiền sư Tri Nột (Chi-nul, 1158 - 1210), đã trở thành người lãnh đạo cho PG TT. Ngài đã khai sơn chùa Songgwang trên núi Tào Khê (Chogye), đây là một ngôi tổ đình của tông phái thiền hơn 300 năm. Chín tông phái thiền đã được thiền sư Thái Cổ (Tae-go, 1301 - 1382) thống nhất với tên gọi là thiền phái Tào Khê (Chogye), một tông phái chính của PG TT vẫn còn duy trì cho tới ngày hôm nay.
PG vẫn duy trì và ảnh hưởng mạnh mẽ trong giới trí thức vào cuối triều đại Cao Ly. Khổng giáo được truyền đến bán đảo Triều Tiên cùng thời với PG nhưng không đạt được kết quả như vậy.
- Triều đại Triều Tiên (Choson , 1392-1910):
Với sự suy sụp của triều đại Cao Ly vào năm 1392, PG cũng theo đó mà đi xuống khi những vị vua của tân triều đại Triều Tiên theo Khổng giáo. Trong thời kỳ này nhiều tăng sĩ PG đã tham gia vào chính sự. Các vua của triều đại này từng có những chiến lược đàn áp PG một cách thẳng tay. Chùa chiền không được xây dựng gần thành phố mà phải xây ở tận nơi rừng sâu núi thẳm, nhiều ngôi chùa đã bị phá hủy, tăng sĩ bị coi rẽ và không được phép đặt chân đến thành phố. Tuy nhiên cũng có một vài vị vua trong triều đại này đã bảo hộ PG và một điều quan trọng là dân chúng vẫn giữ niềm tin đối với Chánh Pháp.
Đến cuối thế kỷ 16, trong khoảng thời gian Nhật Bản xâm lược Triều Tiên, PG đã trở lại cứu hộ cho đất nước. Ở tuổi 72, thiền sư Tây Sơn (So- san 1520 -1604) và người đệ tử là Tứ Minh Đường (Sa-myong 1544-1610) cùng với 5000 tăng binh ( Buddhist monk soldiers) đã đổ ra chiến trường. Theo sau cuộc chiến bại của Nhật Bản, thiền sư Tứ Minh Đường đã dẫn đầu một phái đoàn tới Nhật Bản vào năm 1604 và ngài đã hoàn tất sứ mạng của mình với một bản hiệp ước hòa bình giữa Nhật và Triều Tiên.
- Từ 1910 - đến nay:
Vào năm 1910 triều đại Triều Tiên đã tàn lụi với sự thôn tính của đế quốc Nhật Bản. Trong thời kỳ thuộc địa, PG đã được thừa nhận và ủng hộ bởi chính quyền Nhật Bản. Tuy nhiên, các tông phái PG bản xứ không được phát triển và tăng sĩ được khuyến khích lấy vợ. Vị trù trì của mỗi chùa phải được bổ nhiệm từ chính quyền. Trong thời kỳ này, nhiều tác phẩm nghệ thuật PG đã bị mang về Nhật Bản. Gần đây, chính quyền TT đã có những cuộc thương thuyết với phía Nhật Bản để đòi lại những bảo vật của Phật Giáo.
Sau cuộc cách mạng 1945, tăng sĩ thanh tịnh của thiền phái Tào Khê đã thay thế cho những tăng sĩ có gia đình để trù trì những ngôi chùa từng bị Nhật Bản chiếm đóng. Trong bốn thập niên qua, nhiều chùa chiền đã được xây dựng trở lại trong thành phố. Có rất nhiều chương trình tu học cho mọi giới trong xã hội. Một nửa dân số TT là Phật Tử. Một số lượng lớn nam nữ Phật Tử TT đã xuất gia và PGTT đã được phục hưng rất nhanh.
- Về các Tông Phái Phật giáo tại Triều Tiên:
Hiện tại ở Triều Tiên có tất cả là 18 tông phái PG khác nhau xuất phát từ bốn tông phái chính là Thiền tông, Mật tông, Pháp Hoa tông và Hoa Nghiêm tông. Tất cả đều theo truyền thống Phật giáo Mahayana và phần lớn được thành lập vào sau năm 1945.
Phật Giáo tại Nam Triều Tiên
Phật giáo được truyền vào Triều Tiên vào thế kỷ thứ 4 Tây lịch. Vào thời điểm này, bán đảo Triều Tiên được chia thành ba nước nhỏ là Cao Ly (Koguryo), Bách Tế (Paekje) và Tần La (Shilla). Phật giáo được giới thiệu lần đầu tiên ở phía bắc nước Cao Ly (nay là Bắc Triều Tiên), và dần dần lan đến Bách Tế, miền Tây nam và cuối cùng được truyền đến nước Tần La, thuộc miền đông nam vào thế kỷ thứ 5.
* Phật giáo Triều Tiên trong thời Tam Quốc:
Nước Cao Ly ( Koguryo): Vào năm 372 Tây lịch, một tăng sĩ được thỉnh cầu từ Trung Hoa đến nước Cao Ly. Ngài đã mang theo số Kinh và một vài tượng Phật. Phật giáo đã được vua chúa và dân chúng tiếp nhận rất nhanh.
Nước Bách Tế (Paekje):
Phật giáo được truyền vào nước Bách Tế từ Cao Ly vào năm 384 vào, tại đây vua chúa và quần thần cũng rất mộ đạo. Vua Asin (392-450), đã khuyên bảo quần thần và nhân dân rằng: "Nên tin tưởng vào Pháp Phật để mưu tìm hạnh phúc". Trong triều đại của vua Song ( 523-554), có một tăng sĩ tên là Kyomik, trở về từ Ấn Độ với nhiều bản kinh mới . Ngài được xem là vị Tổ khai sơn của một trong những tông phái phật giáo chính tại Triều Tiên. Đầu năm 530, một số tăng sĩ Triều Tiên đã lên đường đi truyền bá Phật Pháp tại Nhật Bản. Trong chuyến đi này có một vài kiến trúc sư và họa sĩ tháp tùng. Nhờ những người này mà những ngôi chùa ở Nhật bản được xây dựng lên không lâu sau khi họ đặt chân đến Nhật .
Nước Tần La (Shilla):
Đối với nước Shilla thì Phật pháp phát triển một cách chậm chạp cho đến thời kỳ vua Pháp Hưng (Pophung, 514-540) thì Phật giáo mới được thừa nhận là quốc giáo ( national religion) của Shilla. Vua Chân Hưng (Chihung, 540-575) đặc biệt khuyến khích phát triển Đạo Phật. Trong thời gian trị vì, ông đã cho thành lập Trường Phật Giáo Hwarangdo, tuyển chọn những người trẻ tuổi rồi đào tạo theo nguyên tắc của Phật giáo để ra phục vụ cho nước nhà. Trong thời đại của Shilla, những tác phẩm nghệ thuật Phật giáo có giá trị đã bắt đầu xuất hiện, chẳng hạn như tượng đá Phật Thích Ca ở Kyongju và chùa Hwangnyong đã được xây dựng trong thời kỳ này.
Phật giáo Hàn quốc từ thời thống nhất của Tần La đến ngày nay:
- Triều đại Tần La ( 668-935):
Năm 668, Triều đại Tần La đã có công thống nhất đất nước, và PG nhờ vậy mà cũng được thống nhất. Trong suốt triều đại Shilla PG đã tiếp tục phát triển cả về mặt học thuật lẫn văn hóa. Trong thời đại này, nhiều tác phẩm nghệ thuật PG đã xuất hiện, nhiều chùa, tháp, tượng Phật có tính lịch sử cũng đã được tạo dựng. Kinh Hoa Nghiêm ( Avatamsaka Sutra) và Kinh Pháp Hoa ( Saddharmapundarika Sutra) đã bắt đầu được nghiên cứu, trong khi Đức Phật Di Đà (the Buddha of Light) và Bồ Tát Quán Âm (the Bodhisattva of Compassion) được thờ phượng khắp nơi. Đến cuối triều đại Tần La Thiền Tông đã được giới thiệu từ Trung Hoa, và chính trường phái này đã giúp cho PGTT lật qua một trang sử mới.
- Triều đại Cao Ly ( 935-1392):
Sau khi triều đại Tần La suy tàn, nhà Cao Ly tiếp nối vào thế kỷ thứ mười. PG tiếp tục là quốc giáo, nhiều vị vua đã phát tâm xây dựng chùa tháp và ủng hộ nhiều mặt cho Chánh Pháp. Tuy nhiên vào thời điểm này có quá nhiều sự tập trung vào lễ nghi và điều này đã tạo ra một tình cảnh không thích hợp cho việc phát triển tâm linh. Trong nỗ lực gạn lọc và tái tạo lãnh vực tu tập tâm linh, nhiều tăng sĩ đã chống lại khuynh hướng lễ nghi này. Một trong ba thiền sư là ngài Nghĩa Định (Ui- chon, 1055-1101), con trai của vua Minh Tôn (Munjong, 1047-1083), người đã mang về cho Triều Tiên 4000 Kinh sách các loại khi ngài còn du học ở Trung Hoa, từ những bộ kinh này mà bộ Đại Tạng Kinh Triều Tiên (Tripitaka Koreana) đã được thành lập vào thế kỷ thứ 11, đây là một trong những thành công rực rỡ của PG dưới triều đại của Koryo. Thiền sư Nghĩa Định cũng được xem là người có công mang hạt giống thiền của tông Thiên Thai về cho TT và thiền phái này đã tạo ra một không khí mới cho PG Triều Tiên thời bấy giờ.
Tiếp đó, thiền sư Tri Nột (Chi-nul, 1158 - 1210), đã trở thành người lãnh đạo cho PG TT. Ngài đã khai sơn chùa Songgwang trên núi Tào Khê (Chogye), đây là một ngôi tổ đình của tông phái thiền hơn 300 năm. Chín tông phái thiền đã được thiền sư Thái Cổ (Tae-go, 1301 - 1382) thống nhất với tên gọi là thiền phái Tào Khê (Chogye), một tông phái chính của PG TT vẫn còn duy trì cho tới ngày hôm nay.
PG vẫn duy trì và ảnh hưởng mạnh mẽ trong giới trí thức vào cuối triều đại Cao Ly. Khổng giáo được truyền đến bán đảo Triều Tiên cùng thời với PG nhưng không đạt được kết quả như vậy.
- Triều đại Triều Tiên (Choson , 1392-1910):
Với sự suy sụp của triều đại Cao Ly vào năm 1392, PG cũng theo đó mà đi xuống khi những vị vua của tân triều đại Triều Tiên theo Khổng giáo. Trong thời kỳ này nhiều tăng sĩ PG đã tham gia vào chính sự. Các vua của triều đại này từng có những chiến lược đàn áp PG một cách thẳng tay. Chùa chiền không được xây dựng gần thành phố mà phải xây ở tận nơi rừng sâu núi thẳm, nhiều ngôi chùa đã bị phá hủy, tăng sĩ bị coi rẽ và không được phép đặt chân đến thành phố. Tuy nhiên cũng có một vài vị vua trong triều đại này đã bảo hộ PG và một điều quan trọng là dân chúng vẫn giữ niềm tin đối với Chánh Pháp.
Đến cuối thế kỷ 16, trong khoảng thời gian Nhật Bản xâm lược Triều Tiên, PG đã trở lại cứu hộ cho đất nước. Ở tuổi 72, thiền sư Tây Sơn (So- san 1520 -1604) và người đệ tử là Tứ Minh Đường (Sa-myong 1544-1610) cùng với 5000 tăng binh ( Buddhist monk soldiers) đã đổ ra chiến trường. Theo sau cuộc chiến bại của Nhật Bản, thiền sư Tứ Minh Đường đã dẫn đầu một phái đoàn tới Nhật Bản vào năm 1604 và ngài đã hoàn tất sứ mạng của mình với một bản hiệp ước hòa bình giữa Nhật và Triều Tiên.
- Từ 1910 - đến nay:
Vào năm 1910 triều đại Triều Tiên đã tàn lụi với sự thôn tính của đế quốc Nhật Bản. Trong thời kỳ thuộc địa, PG đã được thừa nhận và ủng hộ bởi chính quyền Nhật Bản. Tuy nhiên, các tông phái PG bản xứ không được phát triển và tăng sĩ được khuyến khích lấy vợ. Vị trù trì của mỗi chùa phải được bổ nhiệm từ chính quyền. Trong thời kỳ này, nhiều tác phẩm nghệ thuật PG đã bị mang về Nhật Bản. Gần đây, chính quyền TT đã có những cuộc thương thuyết với phía Nhật Bản để đòi lại những bảo vật của Phật Giáo.
Sau cuộc cách mạng 1945, tăng sĩ thanh tịnh của thiền phái Tào Khê đã thay thế cho những tăng sĩ có gia đình để trù trì những ngôi chùa từng bị Nhật Bản chiếm đóng. Trong bốn thập niên qua, nhiều chùa chiền đã được xây dựng trở lại trong thành phố. Có rất nhiều chương trình tu học cho mọi giới trong xã hội. Một nửa dân số TT là Phật Tử. Một số lượng lớn nam nữ Phật Tử TT đã xuất gia và PGTT đã được phục hưng rất nhanh.
- Về các Tông Phái Phật giáo tại Triều Tiên:
Hiện tại ở Triều Tiên có tất cả là 18 tông phái PG khác nhau xuất phát từ bốn tông phái chính là Thiền tông, Mật tông, Pháp Hoa tông và Hoa Nghiêm tông. Tất cả đều theo truyền thống Phật giáo Mahayana và phần lớn được thành lập vào sau năm 1945.