No. 0859 ( ÐÐ Nguyên Tạng dịch)
Phật Giáo tại Bangladesh
Thích Nguyên Tạng
Melbourne, Úc Châu 2001
---o0o---
Bangladesh, một quốc gia nằm ở mạn Nam châu Á với 120 triệu dân. Đó là một trong những quốc gia đông dân nhất thế giới (mật độ cư dân: 802,7 người/km2) và tín đồ Hồi giáo chiếm đa số. Chittagong Hill Tracts (CHT, vùng đồi núi Chittagong) là một vùng nằm ở miền Đông Nam quốc gia này nằm cạnh phía Tây Nam nước Miến Điện. Vùng này trải dài khoảng năm ngàn dặm vuông, là nơi cư ngụ của 500.000 tín đồ Phật giáo. Họ phần lớn là cộng đồng người Chakma, Marma, Tonchangy và Ma-rungs thuộc sắc tộc Mông Cổ. Thêm vào đó, có khoảng 200.000 Phật tử người Bengali ở rải rác khắp các tỉnh thành của đất nước này.
Theo truyền thuyết dân gian từ xa xưa của cộng đồng Chakma thì dân chúng Chakma phát xuất từ bộ tộc Shakya (Thích-ca), nơi đức Phật Thích-ca-mâu-ni đản sinh. Sau khi Phật nhập diệt, vua Birurhab nước Kaushala, Ấn Độ đã đem quân đội chống lại bộ tộc Shakya. Bộ tộc Shakya nhỏ nhoi đó đã bất lực không đương đầu nổi với đội quân hùng mạnh này và hầu như bị tiêu diệt. Phần lớn đã chạy thoát thân về hướng núi Himalaya, trong khi một số nhỏ khác bỏ chạy về phía Đông Ấn Độ. Về sau, số đông Phật tử gốc Chakmas này băng qua Miến Điện và đến định cư ở Chittagong, Bangladesh.
Người Miến Điện xưa thường gọi bộ tộc Shakya là tsak, một danh xưng mà có lẽ về sau đã biến đổi dần thành Chakma. Cộng đồng Chakma là một dân tộc bản địa. Giáo điển chính yếu của họ, bộ kinh Agartara, là một phần căn bản trong Tam Tạng Thánh điển Phật giáo. Các tăng sĩ (Roulees) theo truyền thống Bắc tông ngày trước đã đảm nhận những chức vụ trong Giáo hội, cũng như ngoài xã hội. Một trong những cổ truyền của họ là Bhaddha, lễ hội họp toàn gia tộc để dâng cúng lễ Pinda Dana cho thân bằng quyến thuộc đã khuất, và cầu nguyện các vong linh được vĩnh viễn siêu thoát mọi khổ đau.
Những di chỉ của vùng Mohasthan Garh thuộc miền Bắc Bengal và ngôi chùa Phật giáo Comilla Shalban chứng minh rằng Phật giáo đã được truyền bá khắp vùng này. Hòa thượng Shilabhadra người Bangladesh từng là Viện trưởng của Đại học nổi tiếng Nalanda ở Ấn Độ. Học giả Phật giáo Atish Dipankar từ Bangladesh đã đi đến tận Tây Tạng để truyền bá Phật giáo Đại thừa. Tuy nhiên, qua thời gian, Phật giáo đã biến mất khỏi đất nước này ngoại trừ vùng CHT. Song ở vùng tiểu lục địa Ấn Độ vẫn còn một Thánh địa danh tiếng tên là Chitmaram, nằm ở trung tâm CHT bên bờ sông Karnaphulli.
Mãi cho đến giai đoạn cải cách tôn giáo do Hoàng hậu người Chakma là Kalindi khởi xướng cùng với sự giúp đỡ của Tăng sĩ Saramedha Mohasthabira, dân Chakma vẫn chịu ảnh hưởng của Đại thừa Mật giáo (Tây Tạng). Một Tăng sĩ khác đóng vai trò chính trong phong trào chấn hưng Phật giáo giữa dân chúng miền sơn cước này là ngài Karmabir Priya Ratha Mohasthabira. Ngài đã sống đời tu sĩ ba mươi lăm năm trong tu viện, và ngài nghĩ rằng, nếu không có giáo dục thì không thể cải thiện đời sống, đạo giáo và gia đình được. Vì thế, ngài đã từng cung cấp nơi ăn ở cho học sinh và dạy giáo lý cho họ, trong một nỗ lực đương đầu với những hoạt động chống phá xã hội và mê tín dị đoan. Khi các Tăng sĩ Mật tông, các vị Lourees, bắt đầu bị Ba-la-môn giáo và các tôn giáo Tây phương lôi cuốn, thì việc cải cách xã hội đã bị quên lãng. Chính Tỷ-kheo Priya và các đồ đệ của ngài đã có thể che chở cộng đồng Chakma dưới chiếc dù Phật giáo. Trong số những đệ tử của ngài có công này là Ananda Mitra, Bimalananda, Dharma Ratma, Sattya Priya và nhiều Tăng sĩ khác.
Và cuối thập niên 50, một học giả Tam Tạng, Hòa thượng Agrabangsha Mohasthabira hồi hương từ Miến Điện và ngài đã trở thành người lãnh đạo Phật giáo ỡ Rangamati. Lúc đó ngài bắt đầu phát triển Phật giáo ở vùng đồi. Năm 1958, ngài đã thành lập tổ chức Phật giáo phi chính trị với danh xưng là Parbattya Bhikkhu Samity (Hội Tăng-già vùng núi Bangladesh). Tổ chức về sau được Hòa thượng Prajnananda Mohathera cải tổ, ngài là chủ tịch Hội Phật giáo Bangladesh. Vào năm 1982, Hội này đổi thành "Hội Tăng-già Parbattya". Tất cả chư Tăng và cư sĩ tại gia đều là thành viên của Hội này.
Năm 1971, sau cuộc chiến tàn sát đẫm máu và đất nước giải phóng, Bangladesh xuất hiện trên bản đồ của thế giới như một quốc gia thực thụ. Trong thời chiến, nhiều người cơ cực mất hết thân nhân đều tìm đến nhiều tổ chức khác nhau để tìm nơi nương tựa. Nhằm mục đích tạo nhà ở cho người vô gia cư lạc lõng bơ vơ này, Hòa thượng Jnanasri Mohathera và các đệ tử của ngài, ĐĐ Bimaltishya, ĐĐ Prajnananda, ĐĐ Priyatishya, ĐĐ Jinapal và tôi (người viết bài này) đã tìm kiếm một miếng đất ở làng Kangapani, gần Ủy ban quận Rangamati. Ngài đã xây dựng một Cô Nhi Viện Phật giáo CHT, để phục vụ cho dân nghèo khổ bần cùng ở trong vùng núi. Chủ tịch Hội Tăng-già Phật giáo Bangladesh, ngài Prajnananda Mohathera, hiện nay là Tổng thư ký của tổ chức này, và tôi là Hiệu trưởng của Viện.
Có ba trại mồ côi đang được Hội Phật giáo Bangladesh điều hành. Qua các trại mồ côi này, khoảng 2000 trẻ em được giáo dục phổ thông, giáo lý và kỹ thuật. Vào năm 1986, Hội Phật giáo Bangladesh đã gia nhập Hội Liên hữu Phật giáo Quốc tế (World Fellowship of Buddhism). Đó là tổ chức Phật giáo duy nhất ở Bangladesh nhằm xây dựng đời sống thiếu niên con em của những người bần cùng ở xứ sở này.
Hiện nay, tổ chức Phật giáo này đang quan tâm thành lập một trường Đại học Phật giáo, một trường kỹ thuật, một trường phổ thông, một bệnh viện, một trung tâm báo chí và Thiền học. Những dự án khác là sẽ tiến hành thành lập một trung tâm Thiền, một Tu viện, một Viện nghiên cứu, Thư viện, Quỹ bảo trợ của Phật tử, Ban Giáo dục Phật giáo, Hội Pali text, Viện bảo tàng Phật giáo, Trạm xá...
Phật Giáo tại Bangladesh
Thích Nguyên Tạng
Melbourne, Úc Châu 2001
---o0o---
Bangladesh, một quốc gia nằm ở mạn Nam châu Á với 120 triệu dân. Đó là một trong những quốc gia đông dân nhất thế giới (mật độ cư dân: 802,7 người/km2) và tín đồ Hồi giáo chiếm đa số. Chittagong Hill Tracts (CHT, vùng đồi núi Chittagong) là một vùng nằm ở miền Đông Nam quốc gia này nằm cạnh phía Tây Nam nước Miến Điện. Vùng này trải dài khoảng năm ngàn dặm vuông, là nơi cư ngụ của 500.000 tín đồ Phật giáo. Họ phần lớn là cộng đồng người Chakma, Marma, Tonchangy và Ma-rungs thuộc sắc tộc Mông Cổ. Thêm vào đó, có khoảng 200.000 Phật tử người Bengali ở rải rác khắp các tỉnh thành của đất nước này.
Theo truyền thuyết dân gian từ xa xưa của cộng đồng Chakma thì dân chúng Chakma phát xuất từ bộ tộc Shakya (Thích-ca), nơi đức Phật Thích-ca-mâu-ni đản sinh. Sau khi Phật nhập diệt, vua Birurhab nước Kaushala, Ấn Độ đã đem quân đội chống lại bộ tộc Shakya. Bộ tộc Shakya nhỏ nhoi đó đã bất lực không đương đầu nổi với đội quân hùng mạnh này và hầu như bị tiêu diệt. Phần lớn đã chạy thoát thân về hướng núi Himalaya, trong khi một số nhỏ khác bỏ chạy về phía Đông Ấn Độ. Về sau, số đông Phật tử gốc Chakmas này băng qua Miến Điện và đến định cư ở Chittagong, Bangladesh.
Người Miến Điện xưa thường gọi bộ tộc Shakya là tsak, một danh xưng mà có lẽ về sau đã biến đổi dần thành Chakma. Cộng đồng Chakma là một dân tộc bản địa. Giáo điển chính yếu của họ, bộ kinh Agartara, là một phần căn bản trong Tam Tạng Thánh điển Phật giáo. Các tăng sĩ (Roulees) theo truyền thống Bắc tông ngày trước đã đảm nhận những chức vụ trong Giáo hội, cũng như ngoài xã hội. Một trong những cổ truyền của họ là Bhaddha, lễ hội họp toàn gia tộc để dâng cúng lễ Pinda Dana cho thân bằng quyến thuộc đã khuất, và cầu nguyện các vong linh được vĩnh viễn siêu thoát mọi khổ đau.
Những di chỉ của vùng Mohasthan Garh thuộc miền Bắc Bengal và ngôi chùa Phật giáo Comilla Shalban chứng minh rằng Phật giáo đã được truyền bá khắp vùng này. Hòa thượng Shilabhadra người Bangladesh từng là Viện trưởng của Đại học nổi tiếng Nalanda ở Ấn Độ. Học giả Phật giáo Atish Dipankar từ Bangladesh đã đi đến tận Tây Tạng để truyền bá Phật giáo Đại thừa. Tuy nhiên, qua thời gian, Phật giáo đã biến mất khỏi đất nước này ngoại trừ vùng CHT. Song ở vùng tiểu lục địa Ấn Độ vẫn còn một Thánh địa danh tiếng tên là Chitmaram, nằm ở trung tâm CHT bên bờ sông Karnaphulli.
Mãi cho đến giai đoạn cải cách tôn giáo do Hoàng hậu người Chakma là Kalindi khởi xướng cùng với sự giúp đỡ của Tăng sĩ Saramedha Mohasthabira, dân Chakma vẫn chịu ảnh hưởng của Đại thừa Mật giáo (Tây Tạng). Một Tăng sĩ khác đóng vai trò chính trong phong trào chấn hưng Phật giáo giữa dân chúng miền sơn cước này là ngài Karmabir Priya Ratha Mohasthabira. Ngài đã sống đời tu sĩ ba mươi lăm năm trong tu viện, và ngài nghĩ rằng, nếu không có giáo dục thì không thể cải thiện đời sống, đạo giáo và gia đình được. Vì thế, ngài đã từng cung cấp nơi ăn ở cho học sinh và dạy giáo lý cho họ, trong một nỗ lực đương đầu với những hoạt động chống phá xã hội và mê tín dị đoan. Khi các Tăng sĩ Mật tông, các vị Lourees, bắt đầu bị Ba-la-môn giáo và các tôn giáo Tây phương lôi cuốn, thì việc cải cách xã hội đã bị quên lãng. Chính Tỷ-kheo Priya và các đồ đệ của ngài đã có thể che chở cộng đồng Chakma dưới chiếc dù Phật giáo. Trong số những đệ tử của ngài có công này là Ananda Mitra, Bimalananda, Dharma Ratma, Sattya Priya và nhiều Tăng sĩ khác.
Và cuối thập niên 50, một học giả Tam Tạng, Hòa thượng Agrabangsha Mohasthabira hồi hương từ Miến Điện và ngài đã trở thành người lãnh đạo Phật giáo ỡ Rangamati. Lúc đó ngài bắt đầu phát triển Phật giáo ở vùng đồi. Năm 1958, ngài đã thành lập tổ chức Phật giáo phi chính trị với danh xưng là Parbattya Bhikkhu Samity (Hội Tăng-già vùng núi Bangladesh). Tổ chức về sau được Hòa thượng Prajnananda Mohathera cải tổ, ngài là chủ tịch Hội Phật giáo Bangladesh. Vào năm 1982, Hội này đổi thành "Hội Tăng-già Parbattya". Tất cả chư Tăng và cư sĩ tại gia đều là thành viên của Hội này.
Năm 1971, sau cuộc chiến tàn sát đẫm máu và đất nước giải phóng, Bangladesh xuất hiện trên bản đồ của thế giới như một quốc gia thực thụ. Trong thời chiến, nhiều người cơ cực mất hết thân nhân đều tìm đến nhiều tổ chức khác nhau để tìm nơi nương tựa. Nhằm mục đích tạo nhà ở cho người vô gia cư lạc lõng bơ vơ này, Hòa thượng Jnanasri Mohathera và các đệ tử của ngài, ĐĐ Bimaltishya, ĐĐ Prajnananda, ĐĐ Priyatishya, ĐĐ Jinapal và tôi (người viết bài này) đã tìm kiếm một miếng đất ở làng Kangapani, gần Ủy ban quận Rangamati. Ngài đã xây dựng một Cô Nhi Viện Phật giáo CHT, để phục vụ cho dân nghèo khổ bần cùng ở trong vùng núi. Chủ tịch Hội Tăng-già Phật giáo Bangladesh, ngài Prajnananda Mohathera, hiện nay là Tổng thư ký của tổ chức này, và tôi là Hiệu trưởng của Viện.
Có ba trại mồ côi đang được Hội Phật giáo Bangladesh điều hành. Qua các trại mồ côi này, khoảng 2000 trẻ em được giáo dục phổ thông, giáo lý và kỹ thuật. Vào năm 1986, Hội Phật giáo Bangladesh đã gia nhập Hội Liên hữu Phật giáo Quốc tế (World Fellowship of Buddhism). Đó là tổ chức Phật giáo duy nhất ở Bangladesh nhằm xây dựng đời sống thiếu niên con em của những người bần cùng ở xứ sở này.
Hiện nay, tổ chức Phật giáo này đang quan tâm thành lập một trường Đại học Phật giáo, một trường kỹ thuật, một trường phổ thông, một bệnh viện, một trung tâm báo chí và Thiền học. Những dự án khác là sẽ tiến hành thành lập một trung tâm Thiền, một Tu viện, một Viện nghiên cứu, Thư viện, Quỹ bảo trợ của Phật tử, Ban Giáo dục Phật giáo, Hội Pali text, Viện bảo tàng Phật giáo, Trạm xá...