<body><script type="text/javascript"> function setAttributeOnload(object, attribute, val) { if(window.addEventListener) { window.addEventListener('load', function(){ object[attribute] = val; }, false); } else { window.attachEvent('onload', function(){ object[attribute] = val; }); } } </script> <div id="navbar-iframe-container"></div> <script type="text/javascript" src="https://apis.google.com/js/platform.js"></script> <script type="text/javascript"> gapi.load("gapi.iframes:gapi.iframes.style.bubble", function() { if (gapi.iframes && gapi.iframes.getContext) { gapi.iframes.getContext().openChild({ url: 'https://www.blogger.com/navbar.g?targetBlogID\x3d10127388\x26blogName\x3dTin+T%E1%BB%A9c+Ph%E1%BA%ADt+Gi%C3%A1o\x26publishMode\x3dPUBLISH_MODE_BLOGSPOT\x26navbarType\x3dBLUE\x26layoutType\x3dCLASSIC\x26searchRoot\x3dhttps://roomdieuphap.blogspot.com/search\x26blogLocale\x3dvi_VN\x26v\x3d2\x26homepageUrl\x3dhttp://roomdieuphap.blogspot.com/\x26vt\x3d-3702944493927259419', where: document.getElementById("navbar-iframe-container"), id: "navbar-iframe", messageHandlersFilter: gapi.iframes.CROSS_ORIGIN_IFRAMES_FILTER, messageHandlers: { 'blogger-ping': function() {} } }); } }); </script><!-- --><div id="flagi" style="visibility:hidden; position:absolute;" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><div id="flagtop"></div><div id="top-filler"></div><div id="flagi-body">Notify Blogger about objectionable content.<br /><a href="http://help.blogger.com/bin/answer.py?answer=1200"> What does this mean? </a> </div></div><div id="b-navbar"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-logo" title="Go to Blogger.com"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/logobar.gif" alt="Blogger" width="80" height="24" /></a><div id="b-sms" class="b-mobile"><a href="sms:?body=Hi%2C%20check%20out%20Thong%20Bao%20at%20trangthongbao.blogspot.com">Send As SMS</a></div><form id="b-search" name="b-search" action="http://search.blogger.com/"><div id="b-more"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-getorpost"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_getblog.gif" alt="Get your own blog" width="112" height="15" /></a><a id="flagButton" style="display:none;" href="javascript:toggleFlag();" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif" name="flag" alt="Flag Blog" width="55" height="15" /></a><a href="http://www.blogger.com/redirect/next_blog.pyra?navBar=true" id="b-next"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_nextblog.gif" alt="Next blog" width="72" height="15" /></a></div><div id="b-this"><input type="text" id="b-query" name="as_q" /><input type="hidden" name="ie" value="UTF-8" /><input type="hidden" name="ui" value="blg" /><input type="hidden" name="bl_url" value="trangthongbao.blogspot.com" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_this.gif" alt="Search This Blog" id="b-searchbtn" title="Search this blog with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value='trangthongbao.blogspot.com'" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_all.gif" alt="Search All Blogs" value="Search" id="b-searchallbtn" title="Search all blogs with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value=''" /><a href="javascript:BlogThis();" id="b-blogthis">BlogThis!</a></div></form></div><script type="text/javascript"><!-- var ID = 10977212;var HATE_INTERSTITIAL_COOKIE_NAME = 'dismissedInterstitial';var FLAG_COOKIE_NAME = 'flaggedBlog';var FLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/flag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var UNFLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/unflag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var FLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif';var UNFLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/unflag.gif';var ncHasFlagged = false;var servletTarget = new Image(); function BlogThis() {Q='';x=document;y=window;if(x.selection) {Q=x.selection.createRange().text;} else if (y.getSelection) { Q=y.getSelection();} else if (x.getSelection) { Q=x.getSelection();}popw = y.open('http://www.blogger.com/blog_this.pyra?t=' + escape(Q) + '&u=' + escape(location.href) + '&n=' + escape(document.title),'bloggerForm','scrollbars=no,width=475,height=300,top=175,left=75,status=yes,resizable=yes');void(0);} function blogspotInit() {initFlag();} function hasFlagged() {return getCookie(FLAG_COOKIE_NAME) || ncHasFlagged;} function toggleFlag() {var date = new Date();var id = 10977212;if (hasFlagged()) {removeCookie(FLAG_COOKIE_NAME);servletTarget.src = UNFLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = false;} else { setBlogspotCookie(FLAG_COOKIE_NAME, 'true');servletTarget.src = FLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = true;}} function initFlag() {document.getElementById('flagButton').style.display = 'inline';if (hasFlagged()) {document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;} else {document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;}} function showDrop() {if (!hasFlagged()) {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'visible';}} function hideDrop() {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'hidden';} function setBlogspotCookie(name, val) {var expire = new Date((new Date()).getTime() + 5 * 24 * 60 * 60 * 1000);var path = '/';setCookie(name, val, null, expire, path, null);} function removeCookie(name){var expire = new Date((new Date()).getTime() - 1000); setCookie(name,'',null,expire,'/',null);} --></script><script type="text/javascript"> blogspotInit();</script><div id="space-for-ie"></div>

 

Thứ Bảy, tháng 12 31, 2005

No. 0709 ( ÐÐ Nguyên Tạng dịch)

Phật Giáo Tại Ý

Ý ( Italy) một quốc gia ở phía Nam châu AÂu. Tôn giáo chính: Cõ Ðốc giáo, các tôn giáo khác gồm có Phật giáo, Do Thái, Hồi Giáo. Ngôn ngữ: tiếng Ý, Ðức, Pháp, Slovene. Tỷ lệ đọc, viết: từ tuổi 15 trở lên có thể đọc-viết: toàn dân: 97%, nam giới: 98%, nữ giới : 96%. Tiền tệ: đồng Lira; Thủ đô Rome ( Roma); Dân số: 58 triệu ( 1988). Diện tích : 301.277 km2 . Kể từ sau thế chiến thứ II, Ý đã trở thành một quốc gia có nền kinh tế nông nghiệp tầm cỡ, với tổng sản lượng quốc dân tính theo đầu người: 13.320 đô la. Hàng hóa xuất khẩu của Ý gồm có hóa chất, hàng dệt và quần áo, kim loại, xe hõi, rau quả và rượu vang.

Phật giáo lần đầu tiên được nghe đến ở Ý là năm 1295 sau một phiên tòa xử tội Marco Polo khi ông này viết một cuốn sách du lịch về Á Châu, trong đó có đề cập đền Ðạo Phật. Ông bị tống giam sau phiên xử. Không có bằng chứng nào cho thấy người ta quan tâm đến Phật giáo từ đó cho đến đầu thế kỷ thế 20.

Hai nhà học giả Phật giáo người Ý được nhắc đến nhiều nhất hiện nay là Giuseppe De Lorenzo và Giuseppe Tucci. Cả hai vị này đều đóng góp công sức trong việc chuyển dịch Trung Bô Kinh ( Majjhima Nikaya /Middle-length Discourses) sang tiếng Ý.

Hội Phật Giáo Ý (Italian Buddhist Union) đã nỗ lực vận động trong nhiều năm qua để Phật giáo tại Ý được nhà nước công nhận là một tôn giáo ở tại đất nước này.

Sự nỗ lực vận động bởi Hội Phật giáo Ý trong các năm qua đã đạt được chính thức công nhận là một niềm vui lớn cho Phật tử Ý. Kết quả này đã được công bố tại cuộc họp báo do Hội Phật giáo Ý tổ chức tại trụ sở của Hội Báo Chí Italy ở Rome vào ngày mùng tám tháng 11 năm 1995. Quốc hội đã yêu cầu chính phủ Ý thừa nhận Phật giáo và cấp chiếu khán nhập cảnh cũng như tạo mọi điều kiện dễ dàng cho tất cả tăng tín đồ Phật giáo nước ngoài.

Chủ tịch Hội Phật Giáo Ý, Thượng tọa Thanavaro cho biết rằng Ngài rất ngạc nhiên và vui mừng về số lượng tín đồ Ðạo Phật 70.000 người ở Italy (trong số này có khoảng 20.000 người đến từ Ðông và Nam châu Á). Ngài nói : "đã đến lúc chúng ta phải làm một cái gì đó để cải thiện sự không cân bằng giữa chính phủ và Phật tử Italy ". Ngài cũng cho biết bước tích cực sắp tới sẽ thiết lập mối quan hệ mật thiết giữa chính quyền và Hội Phật giáo Ý. Ông Pethiyagoda, đại sứ quán Sri Lanka và cũng là đại diện thường trú thuộc Tổ Chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) đã ủng hộ việc này.

Trong những năm qua, Hội Phật giáo Ý đã thường xuyên có những cuộc gặp gỡ cấp cao với các bộ trưởng thuộc bộ nội vụ để làm việc với họ về vấn đế Tôn giáo.

Công tác vận động này phải kể đến công của ông Aldo Trione, giáo sý khoa Triết thuộc Ðại học Naples và là một dân biểu quốc hội, người đã đệ trình lên quốc hội xem xét điều 3 và điều 8 của Hiến Pháp Italy, những quy định về tính bình đẳng đối với mọi công dân Ý mà trong đó không có sự phân biệt nào về màu da, ngôn ngữ hoặc tín ngưỡng.

Trong điều 8 của Hiến Pháp Ý ghi rõ : " Tất cả các tôn giáo đều có quyền tự tổ chức theo những quy chế của mình (...) và mối quan hệ của họ phải được giải quyết qua sự chấp thuận giữa Chính Phủ và Ban Tôn giáo". Ông Trione tuyên bố rằng sự quan tâm của ông là đặt trên nền tảng văn hóa " Tôi thấy rằng giáo lý Ðạo Phật là một chân lý vĩ đại có thể giúp cho phương Tây vượt qua được những khủng hoảng của cuộc sống".

Chính phủ Italy đã từng thừa nhận đạo Thiên Chúa, Tin Lành và Do Thái. Và đến nay đạo Phật cũng đã được tổng thống phê chuẩn như là một tôn giáo chính thức có mặt tại Ý vào năm 1991.

Theo Dharma World, 12/1992

www.quangduc.com
No. 0707 (Hạt Cát dịch)

Một năm mới, một cơ hội phát triển tiềm lực tâm linh
Originally published December 31, 2005
Tish Turgeon
Bản tin đăng tải trên trang Web thebignews.cpm ngày 31 tháng 12, 2005
Tish Turgeon là một bà thân mẫu/kế mẫu của năm người con, một người bà của bốn đứa cháu, bà thực tập Phật pháp ở trung tâm Thiền Ðịnh và Giáo Pháp Muncie. Bà cũng là người triển khai pháp thiền qua việc đan áo, móc áo.Dưới đây là bài viết của bà trong dịp đầu năm.

Như một việc khó tin nhưng nó đã xảy ra, một năm khác đã để lại dấu chân trong ký ức của chúng ta.

“Vô thường” là nền tảng của Phật Giáo. Người ta vào và ra khỏi đời sống của mình xuyên qua những đổi dời, phân ly hoặc chết chóc. Ngay cả bản thân chúng ta cũng thay đổi từ thơ ấu cho đến trưởng thành, trải qua bệnh tật và già nua. Hy vọng rằng đâu đó trong tiến trình sinh tử, người ta có thể nắm lấy cơ hội phát triển tiềm lực của chính mình.

Năm đặc biệt đáng ghi nhớ 2005 này là một năm mà vô thường đã nổi bật trong những tin tức thế giới. Tuần lễ này là tuần lễ đánh dấu một năm sóng thần Châu Á. Tám tháng sau cơn bão Katrina san bằng New Orleans, và, cơn bão Wilma để lại dấu vết vào tháng 10. Chắc chắn rằng nhân loại đã chia sẻ những nổi thống khổ của con người trong năm này.

Vô thường cũng phủ bóng trên đời sống cá nhân của tôi. Ðầu năm bận bịu việc di chuyển ông anh trở lại Indiana với gia đình để chiến đấu với chứng bệnh ung thư. Mùa thu giúp đỡ một người bạn thân thiết đóng gói vật dụng để di chuyển đi nơi khác. Hai đứa con cuối cùng tốt nghiệp đại học, một chương khác của quyển sách cuộc đời chúng tôi đã được đóng lại.

Bỏ qua tất cả những điều trên , ngày 01 tháng Giêng hình như vẫn là một khởi sự mới- một cơ hội khác trong đời sống. Ngày mai bắt đầu với một tình trạng không có chút vướng bận nào, với tất cả những hứa hẹn và dự tính của năm mới. Ðó là một điều bí mật đối với chúng ta, nhưng chúng ta biết rằng những việc trọng đại có thể và sẽ xảy ra.

Tôi dự định dành nhiều thời giờ hơn cho việc hành thiền và phát triển tâm linh. Tôi cũng dự định dành nhiều thời giờ hơn cho những công việc mà tôi ưa thích, đọc nhiều hơn, đan nhiều hơn và chắc chắn là dành thời giờ cho gia đình và bạn bè nhiều hơn. Khi tôi nhìn vào lịch trình năm 2006, tôi hy vọng tôi có thể nói với bạn rằng tôi đã nắm lấy cơ hội phát triển hướng tới tiềm năng của tôi. Tôi hy vọng bạn cũng có thể làm như vậy.

Another year, another chance to grow toward your potential

Originally published December 31, 2005
Tish Turgeon

As unbelievable as it seems, another year has left its footprints in our memories.

"Impermanence" is a cornerstone to Buddhist teachings. People move in and out of your life through relocation, disassociation or death. Even your own body changes from child to adult, experiences sickness and old age, and hopefully somewhere during the process you take the opportunity to grow into your own potential.

This particular year has been a year in which impermanence has been prominent in world news. This week marks the one-year anniversary of the devastating Asian tsunami. Eight months later Hurricane Katrina flattened New Orleans, and in October Hurricane Wilma left its mark. It certainly seems as if humankind has had its share of suffering this year.

Impermanence has cast its shadow over my personal life as well. The beginning of the year was spent moving my brother back to Indiana to be with family as he battles cancer. The fall was spent helping one of my best friends pack to move to New York. A sad time for certain: This family will be missed by many of us who have been left behind. Our last two children graduated from college, closing another chapter in our book.

Despite it all, Jan. 1 always seems like a new beginning -- another chance at life. Tomorrow starts with a clean slate, with all the promise and expectation of a new year. It is a mystery to us, but we know great things can and will happen. A June wedding is planned for one of the children. Spring will follow the dreaded Indiana winter. Travel will bring loved ones that are far from us near again. Grandbabies will grow and learn and delight their grandparents.

I plan to dedicate more time to meditation and spiritual growth. I also plan to take more time to do the things I love: more quilting, more reading, and certainly more time with family and friends. When I look in retrospect at 2006, I hope I can tell you I've taken that opportunity to grow toward my potential.

I hope you can, too.

Tish Turgeon is a mother/stepmother of five, grandmother of four, and practicing Buddhist at Muncie Meditation and Dharma. She also explores Zen through quilting and cross-stitch.

http://feeds.bignewsnetwork.com/redir.php?jid=8ede42c73cc5faa8&cat=f97ff7b11934dbb6