<body><script type="text/javascript"> function setAttributeOnload(object, attribute, val) { if(window.addEventListener) { window.addEventListener('load', function(){ object[attribute] = val; }, false); } else { window.attachEvent('onload', function(){ object[attribute] = val; }); } } </script> <div id="navbar-iframe-container"></div> <script type="text/javascript" src="https://apis.google.com/js/platform.js"></script> <script type="text/javascript"> gapi.load("gapi.iframes:gapi.iframes.style.bubble", function() { if (gapi.iframes && gapi.iframes.getContext) { gapi.iframes.getContext().openChild({ url: 'https://www.blogger.com/navbar.g?targetBlogID\x3d10127388\x26blogName\x3dTin+T%E1%BB%A9c+Ph%E1%BA%ADt+Gi%C3%A1o\x26publishMode\x3dPUBLISH_MODE_BLOGSPOT\x26navbarType\x3dBLUE\x26layoutType\x3dCLASSIC\x26searchRoot\x3dhttps://roomdieuphap.blogspot.com/search\x26blogLocale\x3dvi_VN\x26v\x3d2\x26homepageUrl\x3dhttp://roomdieuphap.blogspot.com/\x26vt\x3d-3702944493927259419', where: document.getElementById("navbar-iframe-container"), id: "navbar-iframe", messageHandlersFilter: gapi.iframes.CROSS_ORIGIN_IFRAMES_FILTER, messageHandlers: { 'blogger-ping': function() {} } }); } }); </script><!-- --><div id="flagi" style="visibility:hidden; position:absolute;" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><div id="flagtop"></div><div id="top-filler"></div><div id="flagi-body">Notify Blogger about objectionable content.<br /><a href="http://help.blogger.com/bin/answer.py?answer=1200"> What does this mean? </a> </div></div><div id="b-navbar"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-logo" title="Go to Blogger.com"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/logobar.gif" alt="Blogger" width="80" height="24" /></a><div id="b-sms" class="b-mobile"><a href="sms:?body=Hi%2C%20check%20out%20Thong%20Bao%20at%20trangthongbao.blogspot.com">Send As SMS</a></div><form id="b-search" name="b-search" action="http://search.blogger.com/"><div id="b-more"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-getorpost"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_getblog.gif" alt="Get your own blog" width="112" height="15" /></a><a id="flagButton" style="display:none;" href="javascript:toggleFlag();" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif" name="flag" alt="Flag Blog" width="55" height="15" /></a><a href="http://www.blogger.com/redirect/next_blog.pyra?navBar=true" id="b-next"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_nextblog.gif" alt="Next blog" width="72" height="15" /></a></div><div id="b-this"><input type="text" id="b-query" name="as_q" /><input type="hidden" name="ie" value="UTF-8" /><input type="hidden" name="ui" value="blg" /><input type="hidden" name="bl_url" value="trangthongbao.blogspot.com" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_this.gif" alt="Search This Blog" id="b-searchbtn" title="Search this blog with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value='trangthongbao.blogspot.com'" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_all.gif" alt="Search All Blogs" value="Search" id="b-searchallbtn" title="Search all blogs with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value=''" /><a href="javascript:BlogThis();" id="b-blogthis">BlogThis!</a></div></form></div><script type="text/javascript"><!-- var ID = 10977212;var HATE_INTERSTITIAL_COOKIE_NAME = 'dismissedInterstitial';var FLAG_COOKIE_NAME = 'flaggedBlog';var FLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/flag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var UNFLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/unflag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var FLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif';var UNFLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/unflag.gif';var ncHasFlagged = false;var servletTarget = new Image(); function BlogThis() {Q='';x=document;y=window;if(x.selection) {Q=x.selection.createRange().text;} else if (y.getSelection) { Q=y.getSelection();} else if (x.getSelection) { Q=x.getSelection();}popw = y.open('http://www.blogger.com/blog_this.pyra?t=' + escape(Q) + '&u=' + escape(location.href) + '&n=' + escape(document.title),'bloggerForm','scrollbars=no,width=475,height=300,top=175,left=75,status=yes,resizable=yes');void(0);} function blogspotInit() {initFlag();} function hasFlagged() {return getCookie(FLAG_COOKIE_NAME) || ncHasFlagged;} function toggleFlag() {var date = new Date();var id = 10977212;if (hasFlagged()) {removeCookie(FLAG_COOKIE_NAME);servletTarget.src = UNFLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = false;} else { setBlogspotCookie(FLAG_COOKIE_NAME, 'true');servletTarget.src = FLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = true;}} function initFlag() {document.getElementById('flagButton').style.display = 'inline';if (hasFlagged()) {document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;} else {document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;}} function showDrop() {if (!hasFlagged()) {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'visible';}} function hideDrop() {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'hidden';} function setBlogspotCookie(name, val) {var expire = new Date((new Date()).getTime() + 5 * 24 * 60 * 60 * 1000);var path = '/';setCookie(name, val, null, expire, path, null);} function removeCookie(name){var expire = new Date((new Date()).getTime() - 1000); setCookie(name,'',null,expire,'/',null);} --></script><script type="text/javascript"> blogspotInit();</script><div id="space-for-ie"></div>

 

Thứ Ba, tháng 2 28, 2006

No. 0789 ( ÐÐ Nguyên Tạng)

Phật Giáo tại Ái Nhĩ Lan


Ái Nhĩ Lan (Ireland) là một quốc gia nằm ở miền Bắc châu Âu, thủ đô Dublin, với diện tích 70.280 km2, dân số 3.720.000 người. Ngôn ngữ chính là Anh và Ái Nhĩ Lan. Phật giáo là một trong tám tôn giáo (bao gồm: Ca tô giáo, Anh giáo, Tin lành, Do thái giáo, Bahai, Hồi giáo, Ấn giáo, Phật giáo) có mặt tại Ái Nhĩ Lan.

Trong một cuộc thống kê gần đây tại Ái Nhĩ Lan, có khoảng 1.500 người tự nhận mình là Phật tử, phần lớn trong số đó đều theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng (PG TT) và PG Nam tông. Tính đến nay có khoảng 15 tự viện và Trung Tâm Phật giáo trên khắp Ái Nhĩ Lan và Bắc Ái Nhĩ Lan.

Phật giáo được truyền vào Ái Nhĩ Lan vào đầu thập niên bốn mươi của thế kỷ này, do công của những nhà truyền giáo cư sĩ người Anh thuộc Hội Thiện Hữu Phật Giáo Phương Tây (The Friends of the Western Buddhist Order). Hội này đã xây dựng một Trung tâm PG tại thủ đô Dublin vào năm 1944 với mục đích đưa lời Phật dạy vào thế giới phương Tây. Chủ trương của Hội này kết hợp nhiều truyền thống Phật giáo ở phương Đông để mang lại những lợi ích thiết thực cho xã hội phương Tây. Hiện tại Hội này vẫn còn hoạt động mạnh.

Đến năm 1977, Tu viện Samyedzong được thành lập do nhu cầu ngày càng đông của người Phật tử tại nơi này. Thành viên ban đầu của tu viện phần lớn là người theo Ái Nhĩ Lan và người theo đạo Ky Tô. Họ đến với tu viện trước hết là tò mò hơn là học hỏi, vì họ quá chán ngán những cảnh xung đột giữa các tôn giáo tại xứ sở này. Lần hồi họ phát hiện ra rằng trong Phật giáo có một cái gì đó rất bao dung và thoải mái trong cách xử thế của người tín đồ Phật giáo đối với người theo đạo khác. Họ tìm thấy ở đạo Phật có một sự hài hòa và sẵn sàng hợp tác với tôn giáo khác để có thể mang lại sự bình an và công bằng cho xã hội. Đây là một trong những thuận lợi của Phật giáo khi được truyền sang những vùng đất mới như Ái Nhĩ Lan này. Vì đây là trung tâm có tăng sĩ hoạt động đầu tiên tại Ái Nhĩ Lan, cho nên nó thu hút rất nhiều sắc dân khác nhau kéo đến như Tây Tạng, Trung Hoa, Việt Nam và người bản xứ.

Nhờ vào chủ trương phóng khoáng, không tông phái, chẳng bao lâu Tu viện Samydzong đã trở nên một trung tâm PG lớn nhất tại Ái Nhĩ Lan trong việc truyền bá Chánh Pháp. Hội viên thường trực hiện nay khoảng từ ba đến bốn trăm người đến Tu viện sinh hoạt hàng tuần. Anh John O'Neill, thư ký của Tu viện kể lại những khởi đầu của Tu Viện vào cuối thập niên bảy mươi: ''Trong những năm đầu, Samyedzong gặp nhiều khó khăn trong việc tìm một nơi để xây dựng Trung tâm và cứ phải dời đi dời lại nhiều nơi khác nhau giữa Dublin và những thành phố lân cận. Từ năm 1981, mọi sinh hoạt tụng kinh, ngồi thiền, nghe pháp đều diễn ra trong một ngôi chánh điện và một thư viện nhỏ trong một căn nhà ở Inchicore. Tuy nhiên, các cuộc hoằng Pháp vẫn được tổ chức khắp các nơi ở Ái Nhĩ Lan như tỉnh Bray, Galway và Waterford. Từ năm 1977 đến 1993, Tu viện đã tổ chức tất cả được sáu mươi chuyến đi hoằng Pháp trên khắp Ái Nhĩ Lan''.

Năm 1991, Tu viện góp phần thành công với chương trình lễ nhạc truyền thống của Tây Tạng và Mông Cổ trong dịp cung đón Đức Đạt Lai Lạt Ma viếng thăm Ái Nhĩ Lan. Tu viện cũng đã bảo trợ cho bảy tăng sĩ Tây Tạng đang theo đuổi chương trình Cao học tại Ấn Độ, và Tu viện cũng đã ấn tống nhiều kinh sách phổ biến cho mọi giới độc giả ở đây. Tu viện cũng được mời nói chuyện trên hệ thống truyền thông đại chúng và được mời diễn thuyết tại nhiều trường học và nhiều viện nghiên cứu khác nhau ở Ái Nhĩ Lan.

Đến tháng giêng năm 1994, Tu viện mua được một tòa nhà lớn tại trung tâm thành phố Kilmainham và Tu viện được dời về đây. Tòa nhà chỉ được sửa sang lại chút đỉnh cho phù hợp với Tu viện và sự tu học được thiết lập trở lại như cũ mà không có một sự xáo trộn nào. Hiện tại, Tu viện đang theo đuổi một chương trình tu học như sau: thứ ba từ 8 giờ tối: ngồi thiền và thảo luận về triết học Phật giáo, bao gồm cả việc hỏi và giải đáp; thứ năm từ 8 giờ tối, lớp giáo lý cho người sơ cơ, thảo luận, tọa thiền và trà đạo; sáng thứ bảy từ 9 giờ: lớp giáo lý, nghi thức và thiền tập theo truyền thống của PG Tây Tạng.

Người lãnh đạo tinh thần Phật giáo Ireland nói chung và Tu viện Samtdzong, là Thượng toạ Akong Rinpoche, một tăng sĩ người Tây Tạng. Ngài xuất gia năm 1941, lúc chỉ mới hai tuổi sau khi được thừa nhận là hậu thân của vị trụ trì chùa Dolma Lhakang ở Tây Tạng. Ngài đã được nuôi dạy rất kỹ theo truyền thống PGTT để có thể trở thành nhà truyền giáo sau này. Ngài cũng được đào tạo như một bác sĩ để chữa bệnh theo truyền thống y học Tây Tạng. Năm 1959, ngài đã lánh nạn khỏi quê hương của mình và sang tị nạn tại Ấn Độ khi quân lính Trung Hoa xâm chiếm Tây Tạng. Ngài tiếp tục tu học tại Ấn cho đến đầu những năm sáu mươi, ngài bắt đầu chuyến hoằng Pháp đến châu Âu. Sau chuyến du hóa này, ngài đã xây dựng Tu viện Samye Ling tại Tô Cách Lan (Scottland), đây là một những cơ sở truyền truyền giáo đầu tiên của PGTT ở phương Tây thời bấy giờ.

Đại sư Akong Rinpoche là một lạt ma tu theo Hoàng Mạo phái của Tây Tạng. Ngoài việc chăm nom hai cơ sở tại Ái Nhĩ Lan và Tô Cách Lan, ngài còn bận rộn cho những chuyến hoằng Pháp ở khắp châu Âu và đang xây dựng một số Trung tâm PG tại Trung Âu và Nam Phi.

Một cơ sở Phật giáo được nhiều người biết tại Ái Nhĩ Lan là Nhóm Tu Thiền Quán Niệm (Insight Medition Group), nhóm này thành lập vào năm 1976 tại thành phố Glenageary, theo truyền thống của Phật giáo Nam Tông. Hội viên của nhóm này nằm rải rác khắp Ái Nhĩ Lan và Anh quốc. Hàng tuần, vào tối thứ tư và thứ bảy, từ 8 đến 9 giờ, đều có lớp dạy thiền quán niệm (cả lý thuyết lẫn thực hành), thu hút rất nhiều tín đồ đến tham dự, đặc biệt gần đây có rất nhiều người theo đạo Ky Tô cũng tìm đến học hỏi.

Song song với đà phát triển PG tại Ái Nhĩ Lan , PG tại Bắc Ái Nhĩ Lan cũng từng bướùc thành lập và phát triển. Hiện tại nơi này có tất cả năm trung tâm PG đang làm công tác truyền bá Chánh Pháp. Nổi bật nhất trong Trung Tâm Phật giáo Tây Tạng Tashi Khyil, được Thượng tọa Panchen Otrul thành lập vào năm 1990 tại vùng Crossgar, để làm nơi tu học cho tín đồ trong vùng, đặc biệt là người Tây Tạng và Ấn Độ tập trung tại nơi này rất đông. Một trung tâm PG khác là Viện Phật Học Asanga, được thành lập vào năm 1979 tại Belfast, theo truyền thống PG Theravada. Hội viên thường trực hiện nay là 50 người, phần đông là người Ái Nhĩ Lan. Mỗi tuần gặp nhau một lần vào ngày chủ nhật từ 11 giờ đến 13 giờ để học giáo lý, tụng kinh và tọa thiền.

Theo các bản báo cáo của các cộng đồng sắc tộc, thì mọi người dường như hiền hòa hơn và ít gây hấn hơn từ khi họ trở về với PG. Một số vùng thôn quê ở Ái Nhĩ Lan có vẽ chưa hiểu gì nhiều về giáo lý nhà Phật nhưng điều mà ai cũng biết đó là tinh thần từ bi và trí tuệ luôn được nuôi dưỡng và khuyến khích phát triển trong mọi cộng đồng. Một lý do khác khiến cho người Ái Nhĩ Lan thích thú PG, bởi vì PG không nhắm vào việc đi tìm và khuyến khích người khác đổi đạo, đây là một nguyên tắc độc đáo của PG giúp tránh khỏi mọi xung đột và tôn trọng tín ngưỡng của người bản xứ. Một vài ý kiến cho rằng có một số giới luật của PG hơi kỳ lạ đối với đời sống vật chất và văn hóa của Ái Nhĩ Lan, tuy nhiên đó không phải là tất cả. Như là một cộng đồng, PG tại Ái Nhĩ Lan vừa làm công tác truyền bá và bảo vệ truyền thống vốn có của mình nhằm đem lại những nhu cầu thiết thực cho xứ sở này. Một phát ngôn viên của PG Ái Nhĩ Lan , anh John O' Neill phát biểu: ''Tôi tự hào để nói rằng, tôi chưa bao giờ nghe thấy bất kỳ một sự xung đột, thù hằn nào xảy ra giữa các cộng đồng Phật giáo ở trên đất nước này''.

Nhìn chung, Phật giáo tại Ái Nhĩ Lan so với các quốc gia ở châu Âu, như Đức, Anh, Pháp, thì vẫn còn quá non trẻ, và phát triển một cách chậm chạp từ khi được truyền vào, điều này cũng dễ hiểu, vì thiếu quá nhiều phương tiện truyền bá cũng như quý tăng sĩ không thường xuyên lui tới nơi này, việc học và tu Phật tại xứ này xưa nay, phần lớn đều nhờ vào các vị cư sĩ có tâm đạo. Mong rằng các nhà truyền bá Chánh Pháp trong thời hiện đại này để tâm cho những xứ sở Phật giáo quá non kém như Ái Nhĩ Lan ./.

(Tổng hợp theo tài liệu: - ANOTHER IRELAND, An Introduction to Ireland 's Ethnic-Religious Minority Communities. Belfast, 1996)
No. 0788 ( Hạt Cát dịch)
Phát hiện thêm di sản Phật giáo ở Ấn Ðộ
Newindpress, February 26 2006

ATHAGARH, India -- Cái tên lạ lẫm của ngôi làng Koranga tại Athagarh-Dhenkanal bỗng dưng được sự của mọi ngườichú ý . Một số di vật, nằm khuất lấp trong tàn dư hoang phế nhiều năm, đã trở thành mục tiêu thú vị sau khi được các sử gia địa phương xác nhận đó là di sản thuộc kỷ nguyên Phật giáo.

Hai hang động, một số bi văn, một giếng nước, mảnh vỡ mái hiên và đồ gốm, giữa những thứ khác, được trông thấy trên một ngọn đồi cao 60 ft ở gần ngôi làng. Dân địa phương nói rằng những bằng chứng lịch sử này vẫn thường xuyên được họ trông thấy sau khi một nhóm người đục đá bất hợp pháp vứt bỏ ở khu đất khi công việc của họ chấm dứt. Nhưng họ đã không lưu ý đến ý nghĩa của nó.

Các nhà sử học tại đây xác nhận rằng đài kỷ niệm phản ảnh văn hóa Phật Giáo thuộc thế kỷ thứ 4 sau Tây Lịch. Một số tu sĩ đã trú ngụ và thuyết giảng trong hang động khoảng vài năm.

Số cư dân Phật tử lớn lao thuộc các khu vực Maniabandha, Nuapatna
Và Rasraskipur cùng với Ragadi thuộc Banki làm chứng cho sự phát hiện của các nhà sử học. Các mẫu tự dùng trong bi văn tại đây giống như các mẫu tự ghi khắc trên ngọn đồi Dhauligiri.
Nhà nghiên cứu S.N Girish đã thúc hối Nha Khảo Cổ nên lập tức thực hiện những bước bảo tồn và nghiên cứu chi tiết về các công trình này.

Buddhist marvel traced

Newindpress, February 26 2006

ATHAGARH, India -- The non-descript Koranga village in Athagarh-Dhenkanal revenue area is suddenly hogging attention. Some relics, lying in ruins over the years, have become objects of interest after local historians claimed those to be that of the Buddhist era.

Two caves, rock inscriptions, a well, broken verandah and earthen pots, among others, are seen on a 60-ft high hill near the village. Locals say these historic evidences were often sighted by them after illegal stone-cutters abandon the area once their job was done. But they were not aware of their significance.

Historians here maintain that the monuments reflect Buddhist culture of the 4th Century AD. Some Buddhist monks inhabited the caves and preached the faith for a few years, they believe.

Largely populated Buddhist areas of Maniabandha, Nuapatna and Rasraskipur of Athagarh sub-division and Ragadi of Banki sub-division justify the findings of the historians. The letters used in the inscriptions here resemble those on Dhauligiri hill.

Sub-Collector S.N. Girish has urged the Archaeological Survey of India to take immediate steps for preservation and detailed study.

http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=4,2367,0,0,1,0