No.0094
THIỀN PHẬT GIÁO CÓ THỂ ĐEM LẠI NHỮNG THAY ĐỔI LÂU DÀI TRONG NÃO BỘ
(Bài viết của Jennifer Warner, đăng trên WebMD Medical News, ngày 10 tháng 11 năm 2004)
Thiền không chỉ có tác dụng làm tâm an tịnh, mà những nghiên cứu gần đây còn cho thấy việc hành thiền theo truyền thống Phật giáo còn đem lại những thay đổi lâu dài trong não bộ.
Các nhà nghiên cứu tìm thấy rằng những vị sư tu tập thiền Phật giáo lâu năm có những hoạt động của não bộ mạnh hơn rất nhiều trong các phần của não liên quan đến việc học tập và sống hạnh phúc so với những người không bao giờ hành thiền.
Kết quả cho thấy rằng việc rèn luyện tâm lâu dài, như là việc hành thiền Phật giáo, có thể đem lại những thay đổi ngắn hạn cũng như dài hạn trong các hoạt động và chức năng của não bộ.
Trong nghiên cứu được đăng trong bản tin điện tử Biên Bản của Viện Hàn Lâm Khoa Học Quốc Gia, các nhà nghiên cứu đã so sánh hoạt động não của 8 vị sư Phật giáo có quá trình tu tập lâu năm với 10 sinh viên khoẻ mạnh. Tuổi trung bình của các vị sư là 49 tuổi, và mỗi người đều đã ngồi thiền từ 10.000 đến 50.000 giờ trong thời gian từ 15 đến 40 năm.
Tuổi trung bình của các sinh viên là 21 tuổi. Họ không hề có kinh nghiệm gì về thiền, và chỉ được hướng dẫn hành thiền 1 tuần trước khi bắt đầu cuộc nghiên cứu.
Cả 2 nhóm được yêu cầu hành thiền tâm từ, là một phương pháp thiền không đòi hỏi phải tập trung vào một đề mục đặc biệt nào. Thay vào đó, những người tham gia chỉ cần phát ra tâm từ và tâm bi, mà không chú ý vào một đối tượng cụ thể nào.
Các nhà nghiên cứu dùng điện não đồ đo hoạt động của não bộ trước, trong và sau khi hành thiền. Họ tìm thấy sự khác biệt rất lớn giữa 2 nhóm trong một loại hoạt động của não gọi là hoạt động của sóng gamma, vốn liên quan đến các tiến trình tâm lý bao gồm việc chú ý, ghi nhớ, học hỏi, và nhận thức hữu thức.
Các vị sư Phật giáo có độ hoạt động của sóng gamma cao hơn trước khi bắt đầu hành thiền, và sự khác biệt này càng gia tăng đáng kể trong suốt thời gian hành thiền. Các nhà nghiên cứu cho biết là mức độ hoạt động của sóng gamma ở các vị sư cực kỳ cao, và là mức độ cao nhất mà họ từng gặp.
Các vị sư cũng có độ hoạt động cao hơn trong các bộ phận của não liên quan đến những cảm xúc lành mạnh, như là cảm giác hạnh phúc. Sự kiện rằng các vị sư có mức độ hoạt động của não rất cao ngay cả trước khi hành thiền cho thấy việc tu tập thiền lâu năm có thể làm thay đổi não bộ.
Mặc dầu sự khác biệt về tuổi tác có thể ảnh hưởng đến một vài sự khác biệt tìm thấy trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu nói rằng số lượng thời gian hành thiền, chứ không phải tuổi tác, ảnh hưởng đến hoạt động của sóng gamma. Họ cho biết cần phải tiến hành thêm vài cuộc nghiên cứu nữa để xác định xem sự khác biệt của hoạt động não bộ là do việc hành thiền lâu năm hay là do sự khác biệt của từng cá nhân trước khi tu tập.
(Liễu Pháp dịch)
Buddhist Meditation May Produce Lasting Changes in the Brain
By Jennifer Warner, WebMD Medical News, Nov. 10, 2004
New York, USA -- Meditation may not only produce a calming effect, but new research suggests that the practice of Buddhist meditation may produce lasting changes in the brain.
Researchers found that monks who spent many years in Buddhist meditation training show significantly greater brain activity in areas associated with learning and happiness than those who have never practiced meditation.
The results suggest that long-term mental training, such as Buddhist meditation, may prompt both short and long-term changes in brain activity and function.
Buddhist Meditation May Change the Brain
In the study, which appears in this week's online edition of the Proceedings of the National Academy of Science, researchers compared the brain activity of eight long-time Buddhist monks and 10 healthy students.
The average age of the monks was 49, and each had undergone mental training in meditation for 10,000 to 50,000 hours over the course of 15 to 40 years.
The students' average age was 21. They had no prior experience in meditation and received one week of meditative training before the start of the study.
Both groups were asked to practice compassionate meditation, which does not require concentration on specific things. Instead, the participants are instructed to generate a feeling of love and compassion without drawing attention to a particular object.
Researchers measured brain activity before, during, and after meditation using electroencephalograms. They found striking differences between the two groups in a type of brain activity called gamma wave activity, which is involved in mental processes including attention, working memory, learning, and conscious perception.
The Buddhist monks had a higher level of this sort of gamma wave activity before they began meditation, and this difference increased dramatically during meditation. In fact, researchers say the extremely high levels of gamma wave activity are the highest ever reported.
The monks also had more activity in areas associated with positive emotions, such as happiness.Researchers say the fact that the monks had higher levels of this type of brain activity before meditation began suggests that long-term practice of Buddhist or other forms of meditation may alter the brain.
Although age differences may also account for some of the differences found by this study, researchers say that the hours of meditation practice, rather than age, significantly predicted gamma wave activity.Researchers say more studies are needed to look at whether differences in brain activity are caused by long-term meditation training itself or by individual differences before training.
THIỀN PHẬT GIÁO CÓ THỂ ĐEM LẠI NHỮNG THAY ĐỔI LÂU DÀI TRONG NÃO BỘ
(Bài viết của Jennifer Warner, đăng trên WebMD Medical News, ngày 10 tháng 11 năm 2004)
Thiền không chỉ có tác dụng làm tâm an tịnh, mà những nghiên cứu gần đây còn cho thấy việc hành thiền theo truyền thống Phật giáo còn đem lại những thay đổi lâu dài trong não bộ.
Các nhà nghiên cứu tìm thấy rằng những vị sư tu tập thiền Phật giáo lâu năm có những hoạt động của não bộ mạnh hơn rất nhiều trong các phần của não liên quan đến việc học tập và sống hạnh phúc so với những người không bao giờ hành thiền.
Kết quả cho thấy rằng việc rèn luyện tâm lâu dài, như là việc hành thiền Phật giáo, có thể đem lại những thay đổi ngắn hạn cũng như dài hạn trong các hoạt động và chức năng của não bộ.
Trong nghiên cứu được đăng trong bản tin điện tử Biên Bản của Viện Hàn Lâm Khoa Học Quốc Gia, các nhà nghiên cứu đã so sánh hoạt động não của 8 vị sư Phật giáo có quá trình tu tập lâu năm với 10 sinh viên khoẻ mạnh. Tuổi trung bình của các vị sư là 49 tuổi, và mỗi người đều đã ngồi thiền từ 10.000 đến 50.000 giờ trong thời gian từ 15 đến 40 năm.
Tuổi trung bình của các sinh viên là 21 tuổi. Họ không hề có kinh nghiệm gì về thiền, và chỉ được hướng dẫn hành thiền 1 tuần trước khi bắt đầu cuộc nghiên cứu.
Cả 2 nhóm được yêu cầu hành thiền tâm từ, là một phương pháp thiền không đòi hỏi phải tập trung vào một đề mục đặc biệt nào. Thay vào đó, những người tham gia chỉ cần phát ra tâm từ và tâm bi, mà không chú ý vào một đối tượng cụ thể nào.
Các nhà nghiên cứu dùng điện não đồ đo hoạt động của não bộ trước, trong và sau khi hành thiền. Họ tìm thấy sự khác biệt rất lớn giữa 2 nhóm trong một loại hoạt động của não gọi là hoạt động của sóng gamma, vốn liên quan đến các tiến trình tâm lý bao gồm việc chú ý, ghi nhớ, học hỏi, và nhận thức hữu thức.
Các vị sư Phật giáo có độ hoạt động của sóng gamma cao hơn trước khi bắt đầu hành thiền, và sự khác biệt này càng gia tăng đáng kể trong suốt thời gian hành thiền. Các nhà nghiên cứu cho biết là mức độ hoạt động của sóng gamma ở các vị sư cực kỳ cao, và là mức độ cao nhất mà họ từng gặp.
Các vị sư cũng có độ hoạt động cao hơn trong các bộ phận của não liên quan đến những cảm xúc lành mạnh, như là cảm giác hạnh phúc. Sự kiện rằng các vị sư có mức độ hoạt động của não rất cao ngay cả trước khi hành thiền cho thấy việc tu tập thiền lâu năm có thể làm thay đổi não bộ.
Mặc dầu sự khác biệt về tuổi tác có thể ảnh hưởng đến một vài sự khác biệt tìm thấy trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu nói rằng số lượng thời gian hành thiền, chứ không phải tuổi tác, ảnh hưởng đến hoạt động của sóng gamma. Họ cho biết cần phải tiến hành thêm vài cuộc nghiên cứu nữa để xác định xem sự khác biệt của hoạt động não bộ là do việc hành thiền lâu năm hay là do sự khác biệt của từng cá nhân trước khi tu tập.
(Liễu Pháp dịch)
Buddhist Meditation May Produce Lasting Changes in the Brain
By Jennifer Warner, WebMD Medical News, Nov. 10, 2004
New York, USA -- Meditation may not only produce a calming effect, but new research suggests that the practice of Buddhist meditation may produce lasting changes in the brain.
Researchers found that monks who spent many years in Buddhist meditation training show significantly greater brain activity in areas associated with learning and happiness than those who have never practiced meditation.
The results suggest that long-term mental training, such as Buddhist meditation, may prompt both short and long-term changes in brain activity and function.
Buddhist Meditation May Change the Brain
In the study, which appears in this week's online edition of the Proceedings of the National Academy of Science, researchers compared the brain activity of eight long-time Buddhist monks and 10 healthy students.
The average age of the monks was 49, and each had undergone mental training in meditation for 10,000 to 50,000 hours over the course of 15 to 40 years.
The students' average age was 21. They had no prior experience in meditation and received one week of meditative training before the start of the study.
Both groups were asked to practice compassionate meditation, which does not require concentration on specific things. Instead, the participants are instructed to generate a feeling of love and compassion without drawing attention to a particular object.
Researchers measured brain activity before, during, and after meditation using electroencephalograms. They found striking differences between the two groups in a type of brain activity called gamma wave activity, which is involved in mental processes including attention, working memory, learning, and conscious perception.
The Buddhist monks had a higher level of this sort of gamma wave activity before they began meditation, and this difference increased dramatically during meditation. In fact, researchers say the extremely high levels of gamma wave activity are the highest ever reported.
The monks also had more activity in areas associated with positive emotions, such as happiness.Researchers say the fact that the monks had higher levels of this type of brain activity before meditation began suggests that long-term practice of Buddhist or other forms of meditation may alter the brain.
Although age differences may also account for some of the differences found by this study, researchers say that the hours of meditation practice, rather than age, significantly predicted gamma wave activity.Researchers say more studies are needed to look at whether differences in brain activity are caused by long-term meditation training itself or by individual differences before training.