<body><script type="text/javascript"> function setAttributeOnload(object, attribute, val) { if(window.addEventListener) { window.addEventListener('load', function(){ object[attribute] = val; }, false); } else { window.attachEvent('onload', function(){ object[attribute] = val; }); } } </script> <div id="navbar-iframe-container"></div> <script type="text/javascript" src="https://apis.google.com/js/platform.js"></script> <script type="text/javascript"> gapi.load("gapi.iframes:gapi.iframes.style.bubble", function() { if (gapi.iframes && gapi.iframes.getContext) { gapi.iframes.getContext().openChild({ url: 'https://www.blogger.com/navbar.g?targetBlogID\x3d10127388\x26blogName\x3dTin+T%E1%BB%A9c+Ph%E1%BA%ADt+Gi%C3%A1o\x26publishMode\x3dPUBLISH_MODE_BLOGSPOT\x26navbarType\x3dBLUE\x26layoutType\x3dCLASSIC\x26searchRoot\x3dhttps://roomdieuphap.blogspot.com/search\x26blogLocale\x3dvi_VN\x26v\x3d2\x26homepageUrl\x3dhttp://roomdieuphap.blogspot.com/\x26vt\x3d-3702944493927259419', where: document.getElementById("navbar-iframe-container"), id: "navbar-iframe", messageHandlersFilter: gapi.iframes.CROSS_ORIGIN_IFRAMES_FILTER, messageHandlers: { 'blogger-ping': function() {} } }); } }); </script><!-- --><div id="flagi" style="visibility:hidden; position:absolute;" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><div id="flagtop"></div><div id="top-filler"></div><div id="flagi-body">Notify Blogger about objectionable content.<br /><a href="http://help.blogger.com/bin/answer.py?answer=1200"> What does this mean? </a> </div></div><div id="b-navbar"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-logo" title="Go to Blogger.com"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/logobar.gif" alt="Blogger" width="80" height="24" /></a><div id="b-sms" class="b-mobile"><a href="sms:?body=Hi%2C%20check%20out%20Thong%20Bao%20at%20trangthongbao.blogspot.com">Send As SMS</a></div><form id="b-search" name="b-search" action="http://search.blogger.com/"><div id="b-more"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-getorpost"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_getblog.gif" alt="Get your own blog" width="112" height="15" /></a><a id="flagButton" style="display:none;" href="javascript:toggleFlag();" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif" name="flag" alt="Flag Blog" width="55" height="15" /></a><a href="http://www.blogger.com/redirect/next_blog.pyra?navBar=true" id="b-next"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_nextblog.gif" alt="Next blog" width="72" height="15" /></a></div><div id="b-this"><input type="text" id="b-query" name="as_q" /><input type="hidden" name="ie" value="UTF-8" /><input type="hidden" name="ui" value="blg" /><input type="hidden" name="bl_url" value="trangthongbao.blogspot.com" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_this.gif" alt="Search This Blog" id="b-searchbtn" title="Search this blog with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value='trangthongbao.blogspot.com'" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_all.gif" alt="Search All Blogs" value="Search" id="b-searchallbtn" title="Search all blogs with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value=''" /><a href="javascript:BlogThis();" id="b-blogthis">BlogThis!</a></div></form></div><script type="text/javascript"><!-- var ID = 10977212;var HATE_INTERSTITIAL_COOKIE_NAME = 'dismissedInterstitial';var FLAG_COOKIE_NAME = 'flaggedBlog';var FLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/flag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var UNFLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/unflag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var FLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif';var UNFLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/unflag.gif';var ncHasFlagged = false;var servletTarget = new Image(); function BlogThis() {Q='';x=document;y=window;if(x.selection) {Q=x.selection.createRange().text;} else if (y.getSelection) { Q=y.getSelection();} else if (x.getSelection) { Q=x.getSelection();}popw = y.open('http://www.blogger.com/blog_this.pyra?t=' + escape(Q) + '&u=' + escape(location.href) + '&n=' + escape(document.title),'bloggerForm','scrollbars=no,width=475,height=300,top=175,left=75,status=yes,resizable=yes');void(0);} function blogspotInit() {initFlag();} function hasFlagged() {return getCookie(FLAG_COOKIE_NAME) || ncHasFlagged;} function toggleFlag() {var date = new Date();var id = 10977212;if (hasFlagged()) {removeCookie(FLAG_COOKIE_NAME);servletTarget.src = UNFLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = false;} else { setBlogspotCookie(FLAG_COOKIE_NAME, 'true');servletTarget.src = FLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = true;}} function initFlag() {document.getElementById('flagButton').style.display = 'inline';if (hasFlagged()) {document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;} else {document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;}} function showDrop() {if (!hasFlagged()) {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'visible';}} function hideDrop() {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'hidden';} function setBlogspotCookie(name, val) {var expire = new Date((new Date()).getTime() + 5 * 24 * 60 * 60 * 1000);var path = '/';setCookie(name, val, null, expire, path, null);} function removeCookie(name){var expire = new Date((new Date()).getTime() - 1000); setCookie(name,'',null,expire,'/',null);} --></script><script type="text/javascript"> blogspotInit();</script><div id="space-for-ie"></div>

 

Chủ Nhật, tháng 7 02, 2006

No. 1016 ( Hạt Cát dịch)
Phim Samsara (Luân Hồi) và đạo diễn Pan Nalin
By Arpana, Indo-Asian News Service, June 15, 2006

BollyWood, India- Có đôi khi đam mê dẫn đến sự thay đổi một quan kiến mới mẻ có thể mang đến cho người ta tiếng tăm và vinh quang. Ðó là những gì xảy ra với đạo diễn Pan Nalin, người đã thực hiện cuốn phim truyện đầu tiên Samsara hồi năm 2001 và được phát hành trên đĩa DVD cũng như Video Tape trong tháng Sáu, 2006 này.

Trước khi thực hiện cuốn phim đầu tay này, một cuốn phim về tâm linh và ái dục được thu hình toàn bộ ở Ladakh, Nalin đã trải qua mấy năm trường sinh sống ở miền Hi Mã Lạp Sơn thu thập tài liệu kể cả câu chuyện về Tulkus, một câu chuyện về tái sinh của tu sĩ Phật Giáo.

“Tôi tìm kiếm những gì khác thường cho cuốn phim đầu tiên của tôi. Tôi đã sống một cuộc đời lang thang và đã làm một vài cuốn phim tài liệu về Ladakh. Ý tưởng về cuốn phim Sasara nảy sinh từ đấy”, Nalin, một nhà làm phim tự học nói với phóng viên tờ báo IANS như trên từ Mumbai.

“Samsara” không chỉ mang đến cho Nalin sự nổi tiếng toàn cầu mà còn mang về hơn 30 giải thưởng tại vài liên hoan phim ảnh quốc tế.

Nalin nói “Ðó là một cuốn phim có tính cách đại chúng, một câu chuyện tình và sự chọn lựa – khi nào nên yêu và nên sống ở đâu – và tính chất của cuốn phim là sự chọn lựa giữa đời sống tu viện và đời sống thế gian. Cuốn phim có một kết cục mở rộng, tôi dành sự quyết định lại cho khán giả”.

Samsara là một câu chuyện tình có thể chấp nhận được. Nó giống như một tấm gương mà mọi người có thể nhìn thấy bản thân mình trong đó.

Tôi trải qua rất nhiều thời gian trong tu viện, không chỉ ở Ấn Ðộ mà còn ở TrungQuốc cũng như Thái Lan. Tôi nghĩ rằng đây là câu chuyện có nhận định về Phật giáo hay nhất. Bên cạnh những kinh nghiệm cá nhân, Nalin còn nhận được nhiều sự giúp đỡ của chư Tăng”.

Một số bằng hữu thân thích của tôi là tu sĩ Phật Gíao đã chia sẻ với tôi kinh nghiệm của họ một cách rộng rãi.

Trước khi bắt đầu cuốn phim Samsara, Nalin cũng đã cho diễn viên của ông làm quen với đời sống trong các tu viện.

“ Tất cả diễn viên của tôi đã trải qua hai tháng sống với chư tăng để tìm hiểu nếp sống của họ, và rất nhiều vai trò trong cuốn phim được diễn xuất bởi cư dân Ladakh”.

Samsara, cuốn phim được trên 30 giải thưởng quốc tế, đã được trình chiếu trên 60 quốc gia và được khán giả tán thưởng nồng nhiệt. Nhưng trình chiếu được cuốn phim này ở Ân Ðộ thì giống như một giấc mộng trở thành sự thực đối với đạo diễn.

“Tôi không bao giờ nghĩ cuốn phim của tôi sẽ được trình chiếu tại Ấn Ðộ bởi vì nó không có minh tinh gạo cội hoặc ca vũ nhạc. Ðã có một nỗ lực lớn để mang nó vào Ấn Ðộ”.

Tôi không đánh giá thấp bất cứ khán giả nào và tôi hy vọng khán giả Ấn Ðộ sẵn sàng cho các loại phim ảnh loại này và tiếp nhận cuốn phim của tôi. Mặc dù khó đưa khán giả đến hí viện để xem những loại phim này nhưng khi họ đi ra khỏi rạp hát, họ tìm thấy sự hài lòng.

Một ít đạo diễn đã thu hình các bộ phim của họ ở Hy Mã Lạp Sơn nhưng Nalin bảo đảm rằng anh là đạo diễn duy nhất thu hình toàn bộ cuốn phim tại Hy Mã Lạp Sơn.

"Tôi đồng ý rằng người ta thu hình các bộ phim ở đó, nhưng không có một ai thử thu hình toàn bộ cuốn phim nơi đó. Chúng tôi là người đầu tiên thu hình phim ảnh ở độ cao 156,000 feet, đó là một khổ hình cho diễn viên và đội ngũ kỹ thuật".

"Chúng tôi chắc chắn đã đối diện nhiều trở ngại. Trước tiên thì máy phát điện bị rơi, và sau đó thì trận lụt trong thung lũng Ấn Hà đã làm ướt đẫm lều trại của chúng tôi. Bên cạnh đó, không có phương tiên truyền thông, chúng tôi hoàn toàn bị cô lập với thế giới bên ngoài". Nalin đã báo trước với các cộng tác viên về những điều kiện khó khăn này.

“Chúng tôi đã báo trước với các diễn viên và đội ngũ kỹ thuật về những khó khăn và tình trạng phim trường ở đó. Chúng tôi thuê diễn viên Trung Quốc Christy Chung, người đóng vai Rani Mukerji, chúng tôi đã nói với Cô ấy rằng “Chúng ta sẽ không có các thiết bị năm sao mà phải chia sẻ phòng ốc và thực phẩm đơn điệu với nhau” Cô ta đã đồng ý chấp nhận các tình trạng như trên.

Nalin hiện nay đang đẩy mạnh chương trình ra mắt cuốn phimn thứ nhì của anh , phim “ Valley of Flowers - Thung Lũng Ngàn Hoa” với các diễn viên Naseeruddin Shad và Milind Soman trong các vai trò chính.

'Samsara' is all about choices, says Pan Nalin
By Arpana, Indo-Asian News Service, June 15, 2006
New Delhi, India -- Sometimes passion leads to a renewed vision, which in turn brings glory and fame. That's what happened with Gujarati director Pan Nalin whose first feature film 'Samsara' is releasing June 23.

Before making his first film, a spiritual and sexual romance shot entirely in Ladakh, Nalin spent several years in the Himalayas and churned out documentaries on the region, including 'The Tulkus', a story of reincarnation of Buddhist monks.

'I was looking for something unusual for my first feature film. I have been living a life of a wanderer and have made a couple of documentaries on Ladakh. The idea of 'Samsara' was born there,' Nalin, a self taught filmmaker, told IANS on phone from Mumbai.

'Samsara' not only earned Nalin global fame but also bagged more than 30 awards at several international film festivals.

Nalin said: 'It is a universal film, a love story about choices - when to love and where to live - and the main character in my film chooses between a monastery and a worldly life. The film has an open ending. I have left it to the audience to decide the climax.

''Samsara' is an exceptional love story. It is like a mirror where you can see your own reflection.

'I spent a lot of time in monasteries, not only in India but also in China and Thailand. I felt this was the best story to situate in the region.'

Apart from his personal experiences Nalin took help from monks too.

'Some of my very close friends are Buddhist monks and they shared their experiences generously with me.'

Before he started filming 'Samsara', Nalin familiarised his artistes also with the way of life in Monasteries.

'All my artistes spent two months with monks to understand their lifestyle, and many of the roles in the film are played by people living in Ladakh.'

'Samsara' has been screened in 60 countries and received well by the audience. But its screening in India is like a dream come true for the director.

'I never thought my film would be screened in India because it doesn't have a star or songs. It has been an effort to bring it to India.

'I don't underestimate any audience. And I hope Indian audiences are ready for such movies and will accept my film. Though it is difficult to bring spectators to hall to see these films, when they come out of the theatre they are found cheering.'

Quite a few directors have shot their films on Himalayas, but Nalin insists that he is the only director to shoot an entire film in Ladakh.

'I agree people have shot films there, but no one has ever attempted to make the entire film there. We are the first ones to shoot the film at the altitude of 156,000 feet - which was an expedition for the cast and crew.

'We certainly faced problems. First our generator fell down, and then floods in the Indus river swamped our camps. Besides, there was no communication facility; we were totally cut off from the outside world.'

Nalin had informed the team about the adversities in advance.

'We had informed the cast and crew in advance about the problems and conditions there. We hired Chinese actress Christy Chung, who is Rani Mukerji of China. We told her, 'you won't get five star facilities and will have to bear with simple food, room, etc'. She was ok with it.'

Nalin is now gearing up for the premiere of his second film, 'Valley of Flowers', starring Naseeruddin Shah and Milind Soman in lead roles.

'I am giving finishing touches to 'Valley of Flowers'. I want to premiere it at Osian's - Cinefan Film Festival. My film will probably open the festival.

'It is a love story spanning across two centuries. It starts on Himalayas and ends in modern day Tokyo. It is an Asian version of 'Rome', and Naseer plays Yati - there is a myth that there is a snowman on Himalayas who maintains the balance between the Mother Nature and mankind.

'Milind plays a bandit who falls in love with a mysterious girl, who is actually a demon. Yati knows it and he cannot allow such relationships to grow so he tries to stop them.
http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=12,2827,0,0,1,0
No. 1027 NEW (Sưu tầm Internet)

Chùa Đất Sét: một công trình văn hóa, tôn giáo mang đậm nét văn hóa Việt Nam.

Sóc Trăng- Việt Nam: Chùa Đất Sét mang đậm nét văn hóa Việt Nam vì nguyên thủy, chùa chỉ thờ Phật. Nhưng triết lý của chùa Đất Sét và rất nhiều ngôi chùa khác trên khắp VN là " tam giáo đồng qui" ( Phật - Lão - Nho). Cho nên, tại chùa Đất Sét ( Bửu Sơn Tự), các bạn sẽ thấy chùa vừa thờ các vị phật như Thích Ca Mâu Ni, Như Lai, Quán Thế Âm lại có các vị thần Thiện , Ác ( đạo Lão) và cũng có các "Mẫu" đặc trưng của người Việt.

* Những nét đặc biệt của chùa Đất Sét

Chùa Đất Sét là một ngôi chùa của dòng họ Ngô. Lúc ban đầu, chùa được xây dựng bằng những vật liệu đơn sơ sẵn có tại địa phương như cây, tre, lá. Qua bao năm tháng, chùa cũng hư mục nhiều lần và đã được con cháu dòng họ Ngô tu bổ nhiều lần. Xin nói thêm, khi ra đời, Bửu Sơn Tự là một ngôi chùa nghèo nên không có tiền mua tượng Phật về thờ. Nhưng với lòng mến mộ Phật pháp, ông Ngô Kim Tòng ( trụ trì đời thứ 5) đã miệt mài xây dựng ngôi chùa Đất Sét hiện nay trong suốt 42 năm ròng rã.

Theo lời kể của người giữ chùa hiện nay, khi còn trẻ, ông Ngô Kim Tòng là một người hay đau yếu nhưng rất mộ đạo. Vì lòng mộ đạo nhưng lại không có tiền nên một hôm, ông Ngô Kim Tòng nằm mơ thấy Phật đến chỉ bảo cho ông đi về hướng tây để lấy đất sét về xây đắp tượng mà thờ. Có lẽ do đức tin cùng với lao động mà sức khỏe của ông ngày một cải thiện. Trong suốt 42 năm miệt mài sáng tạo, ông Ngô Kim Tòng đã dùng đất sét trộn với "mạt cưa làm nhang" ( bột hương) và keo Ô Dước để ngày nay, theo thống kê, chùa Đất Sét có 1991 tượng đất sét lớn nhỏ do một tay ông Ngô Kim Tòng làm ra. Trong đó, có những tác phẩm hết sức kỳ công như: 3 đỉnh; 6 lư hương; 1 toà sen nghìn cánh, mỗi cánh có 1 tượng Phật; 1 tháp Gia Bảo 13 tầng có 208 cửa, 208 tượng Phật và 156 con rồng nâng toà tháp. Tòa bảo tháp là một kỳ công mà ông Ngô Kim Tòng đã tạo ra để thỉnh Xá Lợi Phật về làm lễ trong vòng 2 giờ đồng hồ rồi mang trả lại. Tòa bảo tháp này có hình bát giác, theo nhiều người,hình bát giác là tượng trưng cho triết lý bát quái của Á Đông và đạo giáo ( càn, khảm, cấn, chấn, tốn, ly, khôn, đoài) nhưng theo tôi, hình bát giác đó là tượng trưng cho Bát Chánh Đạo ( Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm & Chánh định ) của Phật giáo hơn là Đạo Giáo.

Ngoài hàng ngàn bức tượng bằng Đất Sét ra, chùa còn có 8 đôi đèn "cầy" ( nến) khổng lồ rất đặc biệt. Để đổ được 8 đôi đèn này, ông Ngô Kim Tòng đã phải mua sáp "thiệt" ( sáp nguyên chất, không lẫn tạp) từ "Sài Gòn" về nấu chảy ra rồi mới "đúc" đèn. Do các đôi đèn này có kích thước quá to nên ông Ngô Kim Tòng không tìm được khuôn thích hợp nên ông đã dùng tôn lợp nhà làm khuôn "đúc" đèn. Sau một tháng, các đôi đèn mới khô hẵn, khi dở bỏ khuôn, các đôi đèn này tự nhiên có hình dợn sóng của các tấm tôn!!!!! Sau đó, một đôi đèn nhỏ đã được thắp lên ròng rã trong 32 năm mà không tắt kể từ ngày ông Ngô Kim Tòng viên tịch.

Một chi tiết khá thú vị khác là người giữ chùa hiện tai là một ông lão tuổi đã ngoài 80 nhưng vẫn còn rất khỏe mạnh và minh mẫn. Năm 2001, tôi có dẫn một người bạn, lúc đó là phó giám đốc viện bảo tàng tỉnh An Giang và một đoàn khách cùng đi tham quan chùa. Đến chùa, ngoài sự độc đáo của ngôi chùa ra, sự am hiểu của người giữ chùa cùng với vốn tiếng Pháp điêu luyện của ông cũng làm cho mọi người thán phục. Lúc tôi đưa đoàn khách tỉnh an Giang đến viếng, ông lão giữ chùa đang bận thuyết minh về ngôi chùa cho một đoàn khách đến từ Thụy Sĩ. Các ngưòi bạn tôi đã thốt lên " nói tiếng tây như bẻ cây".

Sau khi nghe thuyết minh xong, các vị khách đã hết sức thán phục trước tài năng, sự sáng tạo và lòng kiên trì của ông Ngô Kim Tòng để ngần ấy hiện vật ra đời trong suốt 42 năm ròng rã.

* Vấn đề bảo tồn di tích

Trải qua bao năm tháng, ngôi chùa có nhiều hiện vật bi xuống cấp do ý thức giữ gìn của một số du khách chưa cao. Do ông Ngô Kim Tòng khéo tay, các tượng "đất sét do ông nặn ra khá tinh xảo lại được sơn phủ bên ngoài bằng sơn, kim nhũ nên các hiện vật trông rất giống đồng thao, thạch cao hay xi măng. Có nhiều du khách hiếu kỳ đã bẻ gãy hiện vật để xác định xem tượng làm bằng vàng!!!!! hay đất sét. Trên các đôi đèn sáp thì có "hằng hà sa số" vết vân móng tay của du khách như ghi dấu lại kỷ niệm của những lần viếng thăm.
(Sưu tầm Internet)