<body><script type="text/javascript"> function setAttributeOnload(object, attribute, val) { if(window.addEventListener) { window.addEventListener('load', function(){ object[attribute] = val; }, false); } else { window.attachEvent('onload', function(){ object[attribute] = val; }); } } </script> <div id="navbar-iframe-container"></div> <script type="text/javascript" src="https://apis.google.com/js/platform.js"></script> <script type="text/javascript"> gapi.load("gapi.iframes:gapi.iframes.style.bubble", function() { if (gapi.iframes && gapi.iframes.getContext) { gapi.iframes.getContext().openChild({ url: 'https://www.blogger.com/navbar.g?targetBlogID\x3d10127388\x26blogName\x3dTin+T%E1%BB%A9c+Ph%E1%BA%ADt+Gi%C3%A1o\x26publishMode\x3dPUBLISH_MODE_BLOGSPOT\x26navbarType\x3dBLUE\x26layoutType\x3dCLASSIC\x26searchRoot\x3dhttps://roomdieuphap.blogspot.com/search\x26blogLocale\x3dvi_VN\x26v\x3d2\x26homepageUrl\x3dhttp://roomdieuphap.blogspot.com/\x26vt\x3d-3702944493927259419', where: document.getElementById("navbar-iframe-container"), id: "navbar-iframe", messageHandlersFilter: gapi.iframes.CROSS_ORIGIN_IFRAMES_FILTER, messageHandlers: { 'blogger-ping': function() {} } }); } }); </script><!-- --><div id="flagi" style="visibility:hidden; position:absolute;" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><div id="flagtop"></div><div id="top-filler"></div><div id="flagi-body">Notify Blogger about objectionable content.<br /><a href="http://help.blogger.com/bin/answer.py?answer=1200"> What does this mean? </a> </div></div><div id="b-navbar"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-logo" title="Go to Blogger.com"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/logobar.gif" alt="Blogger" width="80" height="24" /></a><div id="b-sms" class="b-mobile"><a href="sms:?body=Hi%2C%20check%20out%20Thong%20Bao%20at%20trangthongbao.blogspot.com">Send As SMS</a></div><form id="b-search" name="b-search" action="http://search.blogger.com/"><div id="b-more"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-getorpost"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_getblog.gif" alt="Get your own blog" width="112" height="15" /></a><a id="flagButton" style="display:none;" href="javascript:toggleFlag();" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif" name="flag" alt="Flag Blog" width="55" height="15" /></a><a href="http://www.blogger.com/redirect/next_blog.pyra?navBar=true" id="b-next"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_nextblog.gif" alt="Next blog" width="72" height="15" /></a></div><div id="b-this"><input type="text" id="b-query" name="as_q" /><input type="hidden" name="ie" value="UTF-8" /><input type="hidden" name="ui" value="blg" /><input type="hidden" name="bl_url" value="trangthongbao.blogspot.com" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_this.gif" alt="Search This Blog" id="b-searchbtn" title="Search this blog with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value='trangthongbao.blogspot.com'" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_all.gif" alt="Search All Blogs" value="Search" id="b-searchallbtn" title="Search all blogs with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value=''" /><a href="javascript:BlogThis();" id="b-blogthis">BlogThis!</a></div></form></div><script type="text/javascript"><!-- var ID = 10977212;var HATE_INTERSTITIAL_COOKIE_NAME = 'dismissedInterstitial';var FLAG_COOKIE_NAME = 'flaggedBlog';var FLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/flag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var UNFLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/unflag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var FLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif';var UNFLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/unflag.gif';var ncHasFlagged = false;var servletTarget = new Image(); function BlogThis() {Q='';x=document;y=window;if(x.selection) {Q=x.selection.createRange().text;} else if (y.getSelection) { Q=y.getSelection();} else if (x.getSelection) { Q=x.getSelection();}popw = y.open('http://www.blogger.com/blog_this.pyra?t=' + escape(Q) + '&u=' + escape(location.href) + '&n=' + escape(document.title),'bloggerForm','scrollbars=no,width=475,height=300,top=175,left=75,status=yes,resizable=yes');void(0);} function blogspotInit() {initFlag();} function hasFlagged() {return getCookie(FLAG_COOKIE_NAME) || ncHasFlagged;} function toggleFlag() {var date = new Date();var id = 10977212;if (hasFlagged()) {removeCookie(FLAG_COOKIE_NAME);servletTarget.src = UNFLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = false;} else { setBlogspotCookie(FLAG_COOKIE_NAME, 'true');servletTarget.src = FLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = true;}} function initFlag() {document.getElementById('flagButton').style.display = 'inline';if (hasFlagged()) {document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;} else {document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;}} function showDrop() {if (!hasFlagged()) {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'visible';}} function hideDrop() {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'hidden';} function setBlogspotCookie(name, val) {var expire = new Date((new Date()).getTime() + 5 * 24 * 60 * 60 * 1000);var path = '/';setCookie(name, val, null, expire, path, null);} function removeCookie(name){var expire = new Date((new Date()).getTime() - 1000); setCookie(name,'',null,expire,'/',null);} --></script><script type="text/javascript"> blogspotInit();</script><div id="space-for-ie"></div>

 

Thứ Bảy, tháng 10 15, 2005

No. 0568 (Hạt Cát tóm tắt và lược dịch)

Tu Viện lâm sở Quần Ðảo,Tích Lan - The Island Hermitage, Sri Lanka
Tu Viện Quần Ðảo là một tu viện Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada theo truyền thống lâm tăng. Tu viện được thành lập năm 1911 do Ngài Nyanatiloka, tu sĩ Phật Giáo Theravada người Ðức đầu tiên. Từ đó, nó trở thành một chốn yên tĩnh để hành thiền, học tập và là nơi hội họp của Phật tử và những người có hứng thú với Phật pháp. Ðể duy trì không khí tôn nghiêm tĩnh lặng của tu viện, du khách muốn viếng thăm cần phải viết thư xin phép trước và sẽ nhận được thiệp mời viếng thăm quần đảo. Nếu trú xứ cho phép (chư Tăng được ưu tiên), du khách có thể ở lại trên đảo (chỉ dành cho nam giới) nghiên cứu Phật Pháp và thực hành thiền định. Ứng viên xin thọ giới sẽ tiếp nhận hướng dẫn đặc biệt.

Tu viện lâm sở Quần Ðảo tọa lạc tại khu vực Hồ Ratgama, một hồ nước mặn khoảng hai km từ bờ bể gần Dodanduwa, cách Colombo, thành phố chính của Tích Lan, 105 km về phía nam và cách Galle, thủ đô của Tích Lan 12 km.

Trên thực tế quần thể Tu viện bao gồm hai hòn đảo : Polgasduwa – Coconut Island- Ðảo Dừa và Metiduwa - Ðảo Ðất Sét. Ðảo Polgasduwa là nơi tu viện gốc tọa lạc, khi tu viện phát triển, đảo Metiduwa trở nên một phần của tu viện.

Quần thể tu viện có khoảng chín kutis - cốc, kể cả một cái đang xây dựng, một sở kiết giới tăng sự Sima, một tinh xá và một thiền đường nằm rải rác trên đảo Polgasduwa. Cũng có một khu mộ địa nhỏ với bốn bia đá tưởng niệm gần nơi cốc của Ngài Nyanatiloka trên đảo Polgasduwa. Trên đảo Metiduwa thì có năm cái cốc, một bến neo tàu và một biệt thự cũ thời thuộc địa dùng làm tinh xá và nhà ăn, nhà trai soạn và thư viện. Các cốc được cất theo hình thức đơn giản nhưng đầy đủ, có lưới bảo vệ chống muỗi, và nơi riêng tư phù hợp. Một số có nhà vệ sinh đi kèm và lối đi thiền hành, đa số là không có điện. Cũng có một số giếng nước và nhà vệ sinh rải rác theo lối mòn quanh hòn đảo.

Hòn đảo thứ ba trong khu vực hồ Ratgama, Parappuduwa (Pebble Island- Ðảo Sỏi), hòn đảo mà Ngài Nyanalitoka đã thuê hồi Ðệ Nhị Thế Chiến, thời ấy không có người ở, được dùng làm nơi hỏa táng chư Tăng viên tịch tại Tu Viện Quần Ðảo, gần đây trở thành Ðảo Tu Nữ dành cho tín nữ thọ mười giới và nghiên cứu thực hành giáo pháp. Tuy nhiên, Ðảo Tu Nữ không có liên hệ chính thức với Tu Viện Quần Ðảo, Hội Ðồng của Ðảo Parappuduwa và Trung Tâm Thiền Tập chỉ là khởi hứng theo phương thức của Tu Viện Quần Ðảo, và sau khi xây dựng cơ sở đã mở cửa Ðảo Tu Nữ hồi tháng 9 năm 1984. Do đó, Tu Viện Quần Ðảo tiếp tục tạo ảnh hưởng và tạo hứng khởi đến những tổ chức khác trong việc nghiên cứu và thể nghiệm giáo lý Ðức Phật trong sự gần gũi chan hòa với thiên nhiên như dự kiến của Ngài Nyayatiloka năm 1911.

Hòn đảo này được một Phật tử thân hữu của Ngài Nyanatiloka, một hầu tước Thụy Sĩ, Ngài R.A. Bergier hiến tặng cho Ngài. Nơi đây, hoàn toàn tĩnh mịch và xa cách thế giới náo động bên ngòai, Ngài Nyanatiloka và các đồ đệ, trước chiến tranh đã sống trong những thảo xá một gian, khoảng 12 căn, được dựng lên đó đây trong rừng rậm thâm u, theo đuổi việc học tập và thiền định.

Khi chiến tranh bùng nổ năm 1914, tất cả những người Ðức sống trên đảo đều bị bắt làm tù binh và sau đó bị chuyển sang Úc Châu vào năm 1915. Năm 1926, sau 12 năm bị trục xuất khỏi Ceylon, Ngài Nyanatiloka được phép trở lại Tích Lan. Tuy nhiên trong suốt những năm dài không người chăm sóc, các gian thảo xá đã sụp đổ và tàn tích bị che phủ bởi rừng rậm dày đặc. Hiện thời, tại Tu Viện có 4 căn nhà và một số lớn thảo xá đang được xây dựng. Bên cạnh đó là hòn đảo lân cận với dãy nhà trệt lớn, một lần nữa chư Tăng Âu Châu và Á Châu cũng như những thiện nam được tìm thấy trên những hòn đảo này, và nó cũng được dự trù hãy còn nhiều người Âu Châu khác sẽ đến trong tương lai gần đây.

Tu Viện Quần Ðảo là trung tâm Phật Giáo Theravada đầu tiên được thành lập bởi người Tây Phương và dành cho người Tây Phương nghiên cứu và thực hành Phật pháp. Nhiều cư dân lỗi lạc tại đó, chư Tăng và thiện nam, đã tiến bộ từ nghiên cứu Phật giáo và dịch thuật Pali đến thực sự thực hành thiền định, từ chỉ đơn thuần nghe và biết về Phật pháp đến thực sự sống và trải nghiệm Giáo Pháp. Do đó, Tu Viện lâm sở Quần Ðảo hình thành một nhịp kết nối chủ yếu với Phật Giáo Nguyên Thủy ở Tây Phương.

Hạt Cát tóm tắt và lược dịch theo trang Web: http://www.metta.lk/temples/ih/Encycl1.htm

The Island Hermitage.

POLGASDUWA ISLAND HERMITAGE is a Theravada Buddhist monastery in the Forest Monk tradition. It was founded in 1911 by Venerable Nyânatiloka, the first Theravada Buddhist monk of German origin. Since then, it has been a place of quiet meditation, study and meeting for Buddhists and people interested in Buddhism. To maintain this atmosphere, it is necessary to write in advance and receive a written invitation in order to visit the island. If space allows (since monks have priority), it is possible to stay on the Island (for males only) to study Buddhism or practice meditation. Candidates for ordination will receive special consideration.


The Island Hermitage is located in Ratgama Lake, a salt-water lagoon about two kilometers from the coast near Dodanduwa, Sri Lanka. It is 105 kilometers south of Sir Lanka's principal city, Colombo, and about 12 kilometers north of the provincial capital, Galle. The hermitage actually consists of two islands: Polgasduwa and Metiduwa (or Meddeduwa). They are low, wooded islands with a shady park like atmosphere, no more than a few hundred meters across in any direction and now connected by a short causeway of earth, mangroves and bricks. Polgasduwa (Coconut Island) was the original site. As the hermitage grew, Metiduwa (Clay Island) or Meddeduwa (Middle Island) also became part of the hermitage.
Nine kutis or huts, including one under construction, a siimaa, an unused vihaara, and a meditation hall are spread over Polgasduwa. There is also the small burial ground with four memorial stones near Ven. Nyanatiloka's kuti on Polgasduwa. Five kutis, a boat house and a former colonial mansion now serving as the vihaara, daanasaalaa (refectory), kitchen and library are situated on Metiduwa.

The kutis are simple but adequate, well screened to protect against mosquitoes, and fairly well spaced for privacy. Some have attached toilets and walkwaays, but most have no electricity. There are several wells and toilets also scattered on the paths around the islands.
Recently, Ratgama Lake's third island, Parappuduwa (Pebble Island), which had been leased to Ven. Nyanaloka during World War II but used only as a no-man's-land and cremation ground for Island Hermitage monks, became "Nun's Island" for women following the ten precepts and to study and practice the Dhamma. Although the Nun's Island has no official connection with the Island Hermitage, the Committee of the Parappuduwa Nun's Island and Meditation Centre gained its inspiration from the Island Hermitage and, after constructing buildings, opened the Nun's Island on September 9, 1984. Thus, the Island Hermitage continues to influence and inspire others to study and live the Buddha's teachings in close harmony with nature as envisioned by its founders in 1911.*

The island had been dedicated to the Ven. Nyanatiloka by his Buddhist friend, a Swiss Knight, Monsieur R.A. Bergier. Here , in complete solitude and far away from the turmoil of the world, the Ven. Nyanatiloka and his pupil monks before the war lived in little single-roomed cottages - about 12 in number - which had been erected here and there in the midst of the jungle, and were engaged in study and meditation.
However, when war broke out in 1914 all the Germans on the island were made prisoners and later on in 1915 transferred to Australia. It was only in 1926, after about 12 years of banishment from Ceylon, that the Ven. Nyanatiloka again was allowed to return to Ceylon. However, during these long years the houses had crumbled down and the ruins were covered with impenetrable jungle. At present there are found again 4 little houses and a good number of cottages are under construction; besides the neighbouring island with a large bungalow on it has been leased, and again European and Asiatic monks and lay brothers are to be found in these islands and many more Europeans are expected in the near future.
The Island Hermitage was the first centre of Theravaada Buddhist study and practice set up by and for Westerners. Its many prominent residents, monks and laymen, have progressed from Buddhist studies and Pali translations to actual meditation practice, from merely hearing and knowing about Buddhism to actually living and experiencing the Dhamma. Thus the Island Hermitage forms an essential link with Theravaada Buddhism in the West.
http://www.metta.lk/temples/ih/Encycl1.htm

No. 0567 (Hạt Cát dịch)
Ngài Gnanawimala, vị sư người Ðức nổi tiếng vừa viên tịch.
Bản tin đăng tải trên tờ ColomboPage News Desk, Sri Lanka ngày 13 tháng 10, 2005.
Colombo: ÐÐ Polgasduwe Gnanawimala Maha Thera, vị sư người Ðức cuối cùng từng thọ giới với Ngài Nyanatiloka Maha Thera tại Tu Viện lâm sở Quần Ðảo ( Island Hermitage), Dodanduwa, Tích Lan vừa viên tịch với số tuổi hơn 80. Tang lễ hỏa táng của Ngài được tổ chức tại khuôn viên học đường Malalankara Kanishta Vidyalaya thuộc vùng Katudampe.

Ngài Gnanawimala thế danh là Friedrich Moller. Ông Moller gặp Ngài Asoka Weeraratna, Hony. Thư Ký Hiệp Hội Hoằng Pháp Ðức Quốc trong chuyến du hành cuối cùng tới Ðức vào đầu năm 1953 để thăm dò điều kiện cho việc gửi sang Ðức Quốc một phái đòan Phật Giáo Tích Lan. Một kết quả đầy ý nghĩa đối với Ngài Asoka Weeraratna trong chuyến viếng thăm nước Ðức là sự thu nạp Friedrich Moller, một giáo sư ở Ðại Học Racknow, Hambur để đào tạo, huấn luyện trong sứ mệnh hoằng pháp. Ông Moller đến Tích Lan vào tháng 6 năm 1953.

Hiệp hội Hoằng Pháp Ðức Quốc đài thọ phí tổn cho chuyến đi của giáo sư Moller. Ông trở thành một Ưu Bà Tắc và được đưa đến Tu Viện Quần Ðảo ở Dodanduwa. Ngài Nyanatiloka đã huấn luyện cho ông. Giáo Sư Moller là người Ðức đầu tiên được huấn luyện của hiệp hội hoằng pháp. Hiệp hội dự định cho ông Moller làm một thành viên của phái đoàn Phật Giáo đầu tiên tại Ðức Quốc được dự trù rời Tích Lan năm 1956 ( năm kỷ niệm Khánh Ðản lần thứ 2500). Tuy nhiên, ông chọn lựa ở lại Tích Lan để hoàn tất khóa huấn luyện và sau đó ông thọ giới Tỳ kheo với pháp danh Gnanawimala.

Ða số thời gian của Sư là sống ở Tu Viện Quần Ðảo do Ngài Nyanatiloka thành lập trong những năm đầu của thế kỷ trước, để tạo cơ hội cho người ngoại quốc, những ai đã ở trên con đường đến với Phật Pháp hoặc mong muốn sống đời sống trong giáo pháp, và sau khi hoàn tất chương trình huấn luyện tại Tu Viện sẽ trở về quốc gia của họ để hoằng dương giáo pháp. Ngài Gnanawimala là pháp lữ thân tình của Ngài Nanavira và Ngài Nanamoli, hai tu sĩ Anh Quốc, những người đến Tích Lan vào đầu thập niên 50 với tính cách những tín đồ tha thiết tầm cầu giáo pháp.

Death of reputed German Monk-Ven. Polgasduwe Gnanawimala Maha Thera
Thursday, October 13, 2005, 13:29 GMT, ColomboPage News Desk, Sri Lanka.

Oct 13, Colombo: Ven. Polgasduwe Gnanawimala Maha Thera, the last of the German monks ordained by Ven. Nyanatiloka Maha Thera at the Island Hermitage (Polgasduwe Tapasa–arama), Dodanduwa has passed away. His cremation took place at school grounds of Malalankara Kanishta Vidyalaya, Katudampe. He was in his mid -eighties at the time of his death.

Ven. Gnanawimala was known as Friedrich Moller in his lay life. He met Asoka Weeraratna, Hony. Secretary of the German Dharmaduta Society during the latter's trip to Germany in early 1953 exploring the suitability of conditions in Germany for the dispatch of a Buddhist mission from Sri Lanka. One significant outcome of Asoka Weeraratna’s visit to Germany in 1953 was the recruitment of Friedrich Moller, a teacher of Rackow College, Hamburg to be trained in Dharmaduta work. Moller arrived in Sri Lanka on 5th June 1953.

The German Dharmaduta Society paid for the passage of Moller. He became an Upasaka and was placed at the Island Hermitage, Dodanduwa. Ven. Nyanatiloka Maha Thera instructed him. Moller was the first German trainee of the Society. It was intended to make Moller a member of the first Buddhist Mission to Germany that was planned to leave Sri Lanka in 1956 (the year of the Buddha Jayanti). However he preferred to remain in Sri Lanka upon completing his period of training and receiving ordination under the name of Bhikkhu Gnanawimala.

He spent much of his time at the Island Hermitage, Polgasduwa which was established by Ven. Nyanatiloka in the early part of the last century to provide the opportunity for those foreigners who either are already on the way to Buddhism, or who wish to live the religious life, and after accomplishing their training at Polgasduwa to return to their native countries in order to work for the Dhamma.

Ven. Gnanawimala was a close friend of Ven. Nanavira and Ven. Nanamoli, the two British monks who arrived in Sri Lanka in the early 1950's as earnest laymen seeking knowledge of the Dhamma.

http://feeds.bignewsnetwork.com/redir.php?jid=8b13893f33a46627&cat=f97ff7b11934dbb6
No. 0569 ( Sư Uyên Minh dịch)

TRƯỞNG LÃO NYANATILOKA

Ngài sinh ngày 19 tháng 02 năm1878 tại Wiesbaden (Ðức Quốc), thế danh Anton Walter Florus Gueth. Ngay lúc còn trẻ, tình cờ đọc được vài cuốn sách nhắc tới đạo Phật, ngài đã có lòng kính mộ. Thời đó phần lớn người Tây phương hãy còn xa lạ với tư tưởng Ðông Phương, trong đó có Phật giáo. Mấy cuốn sách đọc được chỉ đủ gợi ý cho ngài đôi điều về đạo Phật như một nền tư tưởng " cũng bác ái như đạo Cơ Ðốc, nhưng ngoài tình thương còn có vài thứ khác lạ lùng hơn, đặc biệt là cách đề cập về cái Tôi và Của Tôi ". Ý hướng học Phật bắt đầu nhen nhóm trong lòng nên ngay khi có cơ hội, ngài đã lên đường sang Ấn Ðộ để du lịch và tìm hiểu đạo Phật. Từ Ấn Ðộ, ngài lại theo tàu biển đi Tích Lan rồi Miến Ðiện. Cuộc hạnh ngộ với một nhà sư người Anh tên Allan Bennett tại Miến Ðiện đã khiến ngài phát tâm xuất gia.

Lúc đó là năm 1903. Sau khi thọ giới Sa Di được một năm, sang năm 1904 ngài thọ giới Tỳ Kheo với hòa thượng U Kumara Sayadaw, được thầy cho pháp danh là Nyanatiloka và trở thành vị sư người Ðức đầu tiên trên thế giới, cũng như sư Allan Bennett là vị sư người Anh đầu tiên.

Năm 1905 ngài Nyanatiloka trở sang Tích Lan nghiên cứu Phật học tại một ngôi chùa vùng duyên hải miền Nam Tích Lan, gần Matara. Mấy năm sau ngài lại lên đường chu du các nước, thăm lại Miến Ðiện rồi đi sang Âu Châu (Ðức, Thụy Sĩ, Ý Ðại Lợi ) và Nam Phi để hoằng pháp. Trong thời gian dừng bước ở Thụy Sĩ , ngài có tế độ cho một người Ðức tên Bartel Bauer thọ giới Sa Di với pháp danh là Kondanno. Sau đó hai thầy trò quay về Tích Lan. Trong một lần đi xe lửa ngang qua làng biển Dodanduwa, sư Kondanno đã nhìn thấy một cụm cây xanh nằm giữa vùng biển cạn ( gọi theo dân địa phương là Ratgama Lake) có cảnh trí tuyệt đẹp nhưng lại hoang vu. Sư trở về thưa lại với ngài Nyanatiloka. Ngay khi vừa nhìn thấy hòn đảo, ngài đã ưng ý ngay.

Ngày 09 tháng 07 năm 1911 thầy trò ngài Nyanatiloka đã đến đây cất lên năm ngôi thất nhỏ bằng gỗ đơn sơ và đó chính là trung tâm Island Hermitage nổi tiếng thế giới sau này. Các nhà sư Tây Phương sau đó cũng đến Island Hermitage là ngài Vappo (một vị dày công với trung tâm, mất năm 1960 ), ngài Mahanama, ngài Assaji, ngài Bhaddiya. Ðàn tín hộ trì chư tăng của Island Hermitage lúc đầu là Phật tử quanh vùng Dodanduwa, đáng kể nhất trong số đó là ông William Mendis Wijesekera. Chính ông tổ chức một nhóm cư sĩ mỗi sáng đi ghe ra đảo đem thức ăn đặt bát cho chư tăng và giúp đở các thứ cần thiết.

Theo thời gian, chư tăng da trắng từ khắp nơi tìm về trung tâm Island Hermitage đông đảo hơn và vào tám ngày Bát Quan Trai mỗi tháng có đến hàng trăm Phật tử ra đảo thọ giới, nghe Pháp. Chỉ trong một năm , 1912-1913, Island Hermitage có thêm một trai đường ( Danasala) và đón chân nhiều khách Tây Phương sau này đều là danh nhân thế giới như Alexandra David- Neel, Paul Dahlke,…..

Island Hermitage là một khu sinh thái độc lập, cách làng biển Dodanduwa khoảng 2 cây số, gồm hai cù lao nhỏ kề nhau Polgasduwa và Metiduwa (Ðảo Ðất Sét), còn gọi là Meddidowa ( Ðảo Giữa). Khí hậu ngoài này đặc biệt mát mẻ quanh năm và tư mùa đều có cây xanh. Polgaduwa có nhiều đước, mắm (những giống cây nước mặn) và hiện nay có một con đường bộ dẫn vào đất liền. Nhờ vào số tài chánh giúp đỡ của ông Bergier, một đệ tử người Thụy Sĩ của ngài Nyanatiloka, năm 1911 Island Hermitage đã chính thức được mua lại và trở thành trụ sở Phật giáo đầu tiên của người Tây Phương.

Khi Ðệ Nhất Thế Chiến bùng nổ vào năm 1914, vì một vài nghi vấn chính trị, tăng chúng của trung tâm được lệnh sơ tán vào đất liền rồi sau đó được gửi sang Úc Châu. Từ Úc Châu, ngài Nyanatiloka đã lưu lạc nhiều nơi, Âu Châu rồi Hoa Kỳ và cả Trung Quốc. Năm 1916 ngài ghé Trùng Khánh và bị nhốt tù tại Hán Khẩu đến năm 1919 thì được hội Hồng Thập Tự Quốc Tế can thiệp mới được thả ra. Vì không thể trở lại Tích Lan, ngài Nyanatiloka lại tiếp tục trôi nổi sang Sikkim rồi Nhật Bản và trở thành giáo sư trường đại học Komazawa University. Mãi đến năm 1926 ngài Nyanatiloka mới có thể trở về Island Hermitage và xây dựng lại từ đầu vì nơi đây lúc này đã đổ nát. Từ đó ngài trở thành phương trượng đầu tiên của Island Hermitage cho đến khi qua đời vào ngày 28 tháng 05 năm 1957.

Có thể nói thuở sinh thời của ngài Nyanatiloka là giai đoạn rực rỡ nhất của trung tâm Island Hermitage trong sự nghiệp giới thiệu Phật giáo sang thế giới Tây Phương. Chính nơi đây đã đón chân nhiều vị khách quí của Phật giáo thế giới như bác sĩ Paul Dahlke, nữ Lạt Ma Alexandra David-Neel, Lạt Ma Anagarika Govinda và cũng là nơi xuất thân của nhiều bậc danh tăng kiệt xuất như ngài Mahinda (em ruột học giả Tây Tạng Kaji Sandup ), ngài Somathera, ngài Nyanasatta ( người Tiệp Khắc ), ngài Anagarika Govinda (người Ðức), ngài Nyanaponika ( vị đệ tử người Ðức ưu tú nhất của ngài Nyanatiloka và hai thầy trò ngài đã được mời sang tham dự cuộc Kiết Tập Tam Tạng kỳ VI tại Miến Ðiện như là những học giả Pali và Phật học).

Ngài Nyanatiloka đã dành trọn một đời tại Island Hermitage để phiên dịch kinh điển Pali sang tiếng Ðức. (Ngoài số lượng tương đương với hoà thượng Thích Minh Châu, ngài còn phiên dịch một phần lớn Tiểu Bộ Kinh, Thanh Tịnh Ðạo, Milindapanha và nhiều công trình biên khảo về A Tỳ Ðàm cùng ngôn ngữ Pali).

No. 0571 (Khánh Văn dịch)
Khoa học khám phá tác động của thiền quán lên não bộ.

Các nhà khoa học đang sử dụng kỹ thuật hiện đại để tìm hiểu một cách chính xác cái gì đang xảy ra trong não bộ của các vị sư Phật giáo cũng như của những người hành thiền một cách tích cực và đều đặn. Các chuyên gia thần kinh đã phát hiện rằng việc hành thiền đều đặn thật sự làm thay đổi cấu trúc của não bộ và những thay đổi này giải thích vì sao việc hành thiền có thể cải thiện sức khỏe và tâm thái.

Năm 1998, bác sĩ James Austin viết cuốn sách “Tìm hiểu Thiền và Tâm thức”. Nhiều người nghiên cứu thiền quán cho biết chính cuốn sách đó đã khiến cho họ quan tâm đến lãnh vực này. Austin quan sát tâm thức bằng phương pháp kết hợp kinh nghiệm cá nhân trong thiền quán với lối giải thích bằng khoa học. Khi ông diễn tả thiền quán có thể thay đổi cấu trúc của não bộ, ông nói theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Trước Austin cũng đã có những người khác dạy thiền cho những người không có kinh nghiệm tu tập mà chỉ muốn có được những cải thiện trong sức khỏe và tinh thần. Năm 1975, Sharon Salzberg và Jack Kornfield đồng sáng lập Insight Meditation Society ở Hoa Kỳ, và hiện nay họ vẫn còn thực tập và dạy thiền.

Salzberg viết nhiều tác phẩm, trong đó có “Ðức tin và Tâm từ” (Faith and Loving-kindness), “Nghệ thuật sống hạnh phúc” (The Revolutionary Art of Happiness). Kornfield là Tiến sĩ Tâm lý học trị liệu, và đã từng xuất gia tu học ở Thái Lan, Miến Ðiện và Ấn Ðộ.

Tác dụng của thiền quán:

Trong nhiều thập niên, các nhà nghiên cứu ở trường Ðại học Havard và trường Ðại học Wisconsin đã tìm đủ dữ liệu để chứng minh rằng thiền quán có thể nâng cao những đức tính mà xã hội đòi hỏi ở con người như trực giác bén nhạy, sự tập trung cao độ và sự quân bình, không căng thẳng.

Những khám phá gần đây cho thấy rằng khi người ta hành thiền thì hệ sinh hóa của não bộ được thay đổi. Với những thiết bị kỹ thuật tinh vi hiện đại các nhà khoa học có thể quan sat những biến đổi trong não bộ của những người hành thiền trên mức độ rất tinh vi, và phát hiện ra những khám phá hấp dẫn về tính dễ uốn nắn của não bộ và khả năng của thiền quán trong việc thay đổi cấu trúc của não bộ.

Những khám phá này được thực hiện trong phòng thí nghiệm của Richard Davidson, giáo sư Tâm lý học và Phân tâm học ở trường Ðại học Wisconsin ở Madison. Thắc mắc vì sao người ta phản ứng rất khác nhau trước những hoàn cảnh căng thẳng giống nhau, ông đã bỏ ra 20 năm thực nghiệm để tìm hiểu vấn đề này.

Davidson gắn các điện cực vào đầu các vị sư đang hành thiền khi họ ngồi trên sàn nhà phòng thí nghiệm, theo dõi những hình ảnh kích thích khác nhau, trong đó có cả những hình ảnh khủng khiếp của chiến tranh đượïc chiếu trên màn ảnh. Davidson và các cộng sự của ông theo dõi các nhà sư khi họ ngồi thiền trong một tư thế thoải mái trong những cái ống khá to, có hình dạng như cái quan tài của cái máy MRI.

Những nhà nghiên cứu thấy bộ não của những người này rất khác với những bộ não mà họ đã quan sát truóc đây. Vỏ não phía trước trán của các vị sư, bộ phận thường kết hợp với những cảm xúc tích cực, hoạt động mạnh hơn rất nhiều so với bộ não của những người không hành thiền.

Nói cách khác, việc hành thiền của các nhà sư làm thay đổi sinh lý thần kinh của họ và giúp họ có khả năng phản ứng một cách bình thản trước những tình huống căng thẳng.
Thiền quán không làm cho hành giả chậm chạp hay vô cảm mà chỉ giúp họ vượt lên những phản ứng có tính cảm xúc, để họ có thể ứng xử một cách thích hợp.

Davidson nhận xét: “Gần đây người ta rất quan tâm đến việc tập thể dục thể thao cho thân thể mạnh khỏe, và họ luyện tập mỗi tuần vài lần. Nhưng chúng ta lại không hề quan tâm đến tâm thức của mình. Khoa thần kinh học hiện đại cho thấy trí óc của chúng ta cũng dễ uốn nắn như là thân thể vậy. Thiền quán có thể giúp rèn luyện tâm trí tương tự như cách thể thao giúp cho thân thể khỏe mạnh”

Việc nghiên cứu của Davidson không chỉ dừng lại với các nhà sư. Ðể tìm hiểu xem thiền quán có thể có tác dụng lâu dài và lợi ích cho các công sở, ông đã thực hiện một công trình thực nghiệm với các nhân viên của Công Ty Madison Biotech. Bốn mươi tám nhân viên được hướng dẫn hành thiền quán mỗi tuần một lần, mỗi lần ba giờ đồng hồ, trong suốt 8 tuần liên tục.

Kết quả đăng trong tạp chí Y Học Bệnh Tâm Lý (Psychosomatic Medicine) cho thấy phần vỏ não phía trước trán của những nhân viên này cũng lớn rộng ra, y như trường hợp của các nhà sư (tuy không nhiều bằng). Ông Davidson cho biết những nhân viên được chọn lựa để làm thực nghiệm là những người Mỹ trung lưu đang bị khá căng thẳng trong việc cố gắng đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của công ăn việc làm bề bộn và cuộc sống gia đình bận rộn. Và kết quả cho thấy chỉ sau một thời gian ngắn thực tập thiền quán, họ đã có những kết quả rất khả quan, không những trong cách họ cảm nhận cuộc sống mà còn thay đổi trực tiếp lên não bộ và thân thể của họ nữa.

Các bệnh nhân ung thư cũng tìm thấy những thay đổi đáng kể khi họ hành thiền. Munroe, một vận động viên thể thao cấp thế giới và là bệnh nhân ung thư cho biết thiền quán có tác dụng rất lớn, đến nỗi cô ta không cần dùng thuốc giảm đau. Cô ta xem thiền quán như là một phương pháp để làm co cuộc sống tốt đẹp hơn, bằng cách tập chú vào những gì quan trọng, và không quan tâm đến những tham muốn vô nghĩa thoáng qua. Đối với cô, một người đã học cách kiểm soát cuộc đời mình qua việc chế ngự cơn đau thì thiền quán đã trở thành một phần tự nhiên trong đời sống hàng ngày, và cô luôn khuyến khích mọi người nên hành thiền.

Science explores meditation's effect on the brain
by Lionel Wijesiri, Daily News (Sri Lanka), October 12, 2005
Scientists are now taking advantage of new technologies to see exactly what goes on inside the brains of Buddhist monks and other individuals when they meditate intensively and regularly. The neuroscientists have discovered that regular meditation actually alters the way the brain is wired, and that these changes could be at the heart of claims that meditation can improve health and well-being.

In 1998, Dr. James Austin, a neurologist, wrote the book 'Toward an Understanding of Meditation and Consciousness'. Several mindfulness researchers cite his book as a reason they became interested in the field. In it, Austin examines consciousness by intertwining his personal experiences with meditation with explanations backed up by hard science. When he describes how meditation can "sculpt" the brain, he means it literally and figuratively.

Before Austin, others had aimed to teach meditation to individuals without experience but who hoped to reap mental and physical health benefits. In 1975, Sharon Salzberg and Jack Kornfield co-founded the Insight Meditation Society in USA., where they continue to practice and teach meditation.

Salzberg has written several books, including 'Faith and Loving-kindness,' 'The Revolutionary Art of Happiness'. Kornfield holds a Ph.D. in clinical psychology and trained as a Buddhist monk in Thailand, Burma and India.

Effects of meditation

For decades, researchers at the Harvard University and the University of Wisconsin have sought to document how meditation enhances the qualities societies need in their human capital: sharpened intuition, steely concentration, and plummeting stress levels.

What's different today is groundbreaking research showing that when people meditate, they alter the biochemistry of their brains. The evolution of powerful mind-monitoring technologies has also enabled scientists to scan the minds of meditators on a microscopic scale, revealing fascinating insights about the plasticity of the mind and meditation's ability to sculpt it.

Some of those insights have emerged in the lab of Richard Davidson, a professor of psychology and psychiatry at the University of Wisconsin at Madison. Throughout his career, Davidson has pondered why people react so differently to the same stressful situations, and for the past 20 years he has been conducting experiments to find out.

Davidson has been placing electrodes on meditating Buddhist monks as they sit on his lab floor watching different visual stimuli - including disturbing images of war - flash on a screen. Davidson and his team then observe the monks as they meditate while ensconced in the clanking, coffin-like tubes of MRI machines.

What the researchers see are brains unlike any they have observed elsewhere. The monks' left prefrontal cortices - the area associated with positive emotion - are far more active than in non-meditators' brains.

In other words, he says, the monks' meditation practice, which changes their neural physiology, enables them to respond with equanimity to sources of stress.

Meditation doesn't make meditators sluggish or apathetic ; it simply allows them to detach from their emotional reactions so they can respond appropriately.

"In our country, people are very involved in the physical-fitness craze, working out several times a week," says Davidson. "But we don't pay that kind of attention to our minds. Modern neuroscience is showing that our minds are as plastic as our bodies. Meditation can help you train your mind in the same way exercise can train your body."

Davidson's research didn't stop with the monks. To find out whether meditation could have lasting, beneficial effects in the workplace, he performed a study at Madison Biotech Company employees. Four dozen employees met once a week for eight weeks to practice mindfulness meditation for three hours.

The result, published last year in the journal Psychosomatic Medicine, showed that the employees' left pre-fontal cortices were enlarged, just like those of the monks (but not that much). "We took typical, middle-class Americans trying to cope with the demands of an active work life and active family life who reported being relatively stressed out," says Davidson.

"And what we found out is that after a short time meditation had profound effects not just on how they felt but on their brains and bodies."

Cancer patients

In a series of experiments conducted at Canada's Princess Margaret Hospital, cancer pain patients have found out that profound changes are possible with meditation. Take the case of Melissa Munroe, a first-class professional athletic in Canada.

After being diagnosed with cancer about six year ago, Melissa Munroe suffered excruciating pain as tumours pressed against her nerves and organs. Making things worse was the trauma of her diagnosis. It was shocking, because Munroe had led such a healthy lifestyle.

Munroe said, "I've never drank alcohol in my whole life, never smoked cigarettes in my whole life, and never done drugs in my whole life. It was a shock to me when I was diagnosed with cancer."

At Toronto's Princess Margaret Hospital where she underwent chemotherapy, Munroe took a meditation program with psychiatrist Dr. Tatiana Melnyk. Munroe soon learned that pain is not just a physical sensation, but can be made worse through anxiety.

Daily meditation helped her isolate her pain and manage it, despite her initial reservations. "I was the biggest sceptic. I wasn't sold on it because I'd never tried it. But what I didn't realize is that if people have ever found themselves taking a walk in the countryside, in the forest, or on a nice pleasant autumn day . and find themselves in a bit of a contemplative state, that's a form of meditation."

The meditation was so effective that Munroe was able to avoid any pain medication. She also decided to take a seminar with Dr. Jon Kabat-Zinn, who pioneered the use of medical meditation at the University of Massachusetts. "I really enjoyed it. I can relate to anybody who's logical, rationale, and who uses common sense. Jon Kabat-Zinn literally just describes how we just kind of get in the way of ourselves and complicate our lives when our lives maybe aren't that complicated."

While Munroe initially tried meditation to manage her chronic pain on the advice of a colleague, she soon learned that the program was having a profound impact on her general sense of well-being. She is now highly enthusiastic about meditation, and speaks eloquently about the process as only a daily practitioner could.

"It's not about ignoring your thoughts," Munroe says, "It's like when you're walking down a street on the sidewalk in the city and there's people walking in the opposite direction. You see them in the distance, they come closer and then they pass you by. Well, it's the same thing with thoughts as you meditate. It's not about avoiding the thought, because the very effort that you put into avoiding the thought steers you away from a meditative state."

Munroe sees meditation as a way to raise a person's quality of life by learning to focus on what's important, and ignore fleeting and meaningless desires. For patients like Munroe, who has learned to regain control of her life by gaining control of her pain, meditation is now a natural part of her daily existence. She encourages everyone to try it.

source: http://www.dailynews.lk/2005/10/12/fea07.htm
No. 0570 (Nhị Ðộ Mai dịch)

Thánh tích lịch sử Phật Giáo Ấn Độ được đem ra ánh sáng.
Bản tin đăng tải trên trang Web By Channel NewsAsia's India Correspondent Vaibhav Varma ngày 16 tháng 10, 2005.
New Delhi: Các nhà khảo cổ miền Tây Ấn Độ đã khám phá bi văn và cổ vật Phật Giáo mà họ nói rằng những vật chứa đựng nhiều giải đáp về lịch sử có liên quan đến cuộc đời cuả Đức Phật.

Phế tích được khai quật thuộc tu viện Phật Giáo xây dựng hồi thế kỷ thứ nhất sau Tây Lịch đã được phát hiện tại Orissa tỉnh bang Jajpur, Ấn Độ

Đó là một trong 4 địa điểm khai quật trong vùng.
Bi văn trên đá ở nơi đây đem thêm ánh sáng rõ ràng trong việc cải đạo của Hoàng Đế Ashoka trở thành Phật tử. Một nhà hành hương Trung Quốc , Ngài Huyền Trang đi viếng thăm triều đình của Hoàng Đế Ashoka và nỗ lực mang giáo pháp của Đức Phật truyền bá đến một phần phiá Nam va` Đông Nam Châu Á.

10 ngôi tháp Phật Giáo được xây dựng bởi Ashoka trong vòng bán kính 10 kilometre chung quanh kinh đô của ông cũng được khám phá.

Lần đầu tiên, những hình tượng voi với bi văn cũng đã được tìm ra, xác nhận rằng giống vật này có đời sống gần gũi với Đức Phật.

Nhà khảo cổ nói rằng đây là niềm hân hoan trong việc nghiên cứu Phật Giáo trên toàn thế giới.
Di tích Phật Giáo và những bi văn đã cho biết rằng Ần Độ sớm liên kết với toàn bộ các nước Châu Á

Nhưng đó là một khía cạnh vẫn còn lại như là một khu vực quan trọng của sự nghiên cứu
Nhà nghiên cưú lịch sử, ông Karunasadar Behera nói: “ Khai quật thuộc viện nghiên cứu hàng hải Orissan đầy ý nghĩa bởi vì xuyên qua Phật giáo mà chúng ta duy trì mối quan hệ với các nước Sri Lanka, với Đông Nam Châu Á, Java, Indonesia; và tất cả điều đó là bằng chứng vững mạnh thêm.

Cuộc chiến Kalinga và sự cải đạo của Hoàng đế Ashoka về con đường hoà bình Phật Giáo dường như được chứa đựng trong những tàn tích đó.

Những khu vực này đã được khảo cổ hoạt động khai quật trong 8 tháng vừa qua, và dự trù nhiều phát hiện mới sẽ mang ra ánh sáng thời kỳ sơ khởi Phật Giáo ở Ấn Độ và sự truyền lan ra thế giới bên ngoài.

Ancient relics shed light on history of Buddhism in India

By Channel NewsAsia's India Correspondent Vaibhav Varma

Time is GMT + 8 hours
Posted: 16 October 2005 1100 hrs

Image Hosted by ImageShack.usNEW DELHI : Archaeologists in Eastern India have unearthed ancient Buddhist inscriptions and artifacts which they say may contain the answers to many historical puzzles relating to Buddha's life.

The excavated remains of a 1st century AD Buddhist monastery were uncovered in India's Orissa state of Jajpur.

It is one of four excavation sites in the area.

The rock inscriptions here throw greater light on the conversion of Emperor Ashoka to Buddhism, the visits of Chinese pilgrim Hieun Tsang to his court, and efforts to take Buddha's teachings to parts of South and Southeast Asia.

Revealed, too, are 10 Buddhist stupas built by Ashoka in a 10 kilometre radius around his capital.

Also, for the first time, elephant statues with inscriptions were found, confirming the animal's close association with the Lord Buddha.

Archaeologists say this is a breakthrough in Buddhist research all over the world.

Buddhist relics and inscriptions have pointed to India's early links with the rest of Asia.

But it is an aspect that remains as a major area of research.

Said Professor Karunasadar Behera, a historian, "The Orissan Institute of Maritime Studies conducting excavation is significant because it was through Buddhism that we maintained our contact with Sri Lanka, with Southeast Asia, particularly Java, Indonesia; and of that we also have corroborative evidence."

The Kalinga war and the conversion of Emperor Ashoka to the peaceful ways of Buddhism are likely to have been held amid those ruins.

These sites have been worked on for the last eight months, and it is expected more new findings will come to light on early Buddhism in India and its moving out into the region. - CNA /ct

http://www.channelnewsasia.com/stories/southasia/view/173707/1/.html