<body><script type="text/javascript"> function setAttributeOnload(object, attribute, val) { if(window.addEventListener) { window.addEventListener('load', function(){ object[attribute] = val; }, false); } else { window.attachEvent('onload', function(){ object[attribute] = val; }); } } </script> <div id="navbar-iframe-container"></div> <script type="text/javascript" src="https://apis.google.com/js/platform.js"></script> <script type="text/javascript"> gapi.load("gapi.iframes:gapi.iframes.style.bubble", function() { if (gapi.iframes && gapi.iframes.getContext) { gapi.iframes.getContext().openChild({ url: 'https://www.blogger.com/navbar.g?targetBlogID\x3d10127388\x26blogName\x3dTin+T%E1%BB%A9c+Ph%E1%BA%ADt+Gi%C3%A1o\x26publishMode\x3dPUBLISH_MODE_BLOGSPOT\x26navbarType\x3dBLUE\x26layoutType\x3dCLASSIC\x26searchRoot\x3dhttps://roomdieuphap.blogspot.com/search\x26blogLocale\x3dvi_VN\x26v\x3d2\x26homepageUrl\x3dhttp://roomdieuphap.blogspot.com/\x26vt\x3d-3702944493927259419', where: document.getElementById("navbar-iframe-container"), id: "navbar-iframe", messageHandlersFilter: gapi.iframes.CROSS_ORIGIN_IFRAMES_FILTER, messageHandlers: { 'blogger-ping': function() {} } }); } }); </script><!-- --><div id="flagi" style="visibility:hidden; position:absolute;" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><div id="flagtop"></div><div id="top-filler"></div><div id="flagi-body">Notify Blogger about objectionable content.<br /><a href="http://help.blogger.com/bin/answer.py?answer=1200"> What does this mean? </a> </div></div><div id="b-navbar"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-logo" title="Go to Blogger.com"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/logobar.gif" alt="Blogger" width="80" height="24" /></a><div id="b-sms" class="b-mobile"><a href="sms:?body=Hi%2C%20check%20out%20Thong%20Bao%20at%20trangthongbao.blogspot.com">Send As SMS</a></div><form id="b-search" name="b-search" action="http://search.blogger.com/"><div id="b-more"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-getorpost"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_getblog.gif" alt="Get your own blog" width="112" height="15" /></a><a id="flagButton" style="display:none;" href="javascript:toggleFlag();" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif" name="flag" alt="Flag Blog" width="55" height="15" /></a><a href="http://www.blogger.com/redirect/next_blog.pyra?navBar=true" id="b-next"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_nextblog.gif" alt="Next blog" width="72" height="15" /></a></div><div id="b-this"><input type="text" id="b-query" name="as_q" /><input type="hidden" name="ie" value="UTF-8" /><input type="hidden" name="ui" value="blg" /><input type="hidden" name="bl_url" value="trangthongbao.blogspot.com" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_this.gif" alt="Search This Blog" id="b-searchbtn" title="Search this blog with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value='trangthongbao.blogspot.com'" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_all.gif" alt="Search All Blogs" value="Search" id="b-searchallbtn" title="Search all blogs with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value=''" /><a href="javascript:BlogThis();" id="b-blogthis">BlogThis!</a></div></form></div><script type="text/javascript"><!-- var ID = 10977212;var HATE_INTERSTITIAL_COOKIE_NAME = 'dismissedInterstitial';var FLAG_COOKIE_NAME = 'flaggedBlog';var FLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/flag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var UNFLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/unflag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var FLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif';var UNFLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/unflag.gif';var ncHasFlagged = false;var servletTarget = new Image(); function BlogThis() {Q='';x=document;y=window;if(x.selection) {Q=x.selection.createRange().text;} else if (y.getSelection) { Q=y.getSelection();} else if (x.getSelection) { Q=x.getSelection();}popw = y.open('http://www.blogger.com/blog_this.pyra?t=' + escape(Q) + '&u=' + escape(location.href) + '&n=' + escape(document.title),'bloggerForm','scrollbars=no,width=475,height=300,top=175,left=75,status=yes,resizable=yes');void(0);} function blogspotInit() {initFlag();} function hasFlagged() {return getCookie(FLAG_COOKIE_NAME) || ncHasFlagged;} function toggleFlag() {var date = new Date();var id = 10977212;if (hasFlagged()) {removeCookie(FLAG_COOKIE_NAME);servletTarget.src = UNFLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = false;} else { setBlogspotCookie(FLAG_COOKIE_NAME, 'true');servletTarget.src = FLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = true;}} function initFlag() {document.getElementById('flagButton').style.display = 'inline';if (hasFlagged()) {document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;} else {document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;}} function showDrop() {if (!hasFlagged()) {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'visible';}} function hideDrop() {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'hidden';} function setBlogspotCookie(name, val) {var expire = new Date((new Date()).getTime() + 5 * 24 * 60 * 60 * 1000);var path = '/';setCookie(name, val, null, expire, path, null);} function removeCookie(name){var expire = new Date((new Date()).getTime() - 1000); setCookie(name,'',null,expire,'/',null);} --></script><script type="text/javascript"> blogspotInit();</script><div id="space-for-ie"></div>

 

Thứ Bảy, tháng 10 15, 2005

No. 0571 (Khánh Văn dịch)
Khoa học khám phá tác động của thiền quán lên não bộ.

Các nhà khoa học đang sử dụng kỹ thuật hiện đại để tìm hiểu một cách chính xác cái gì đang xảy ra trong não bộ của các vị sư Phật giáo cũng như của những người hành thiền một cách tích cực và đều đặn. Các chuyên gia thần kinh đã phát hiện rằng việc hành thiền đều đặn thật sự làm thay đổi cấu trúc của não bộ và những thay đổi này giải thích vì sao việc hành thiền có thể cải thiện sức khỏe và tâm thái.

Năm 1998, bác sĩ James Austin viết cuốn sách “Tìm hiểu Thiền và Tâm thức”. Nhiều người nghiên cứu thiền quán cho biết chính cuốn sách đó đã khiến cho họ quan tâm đến lãnh vực này. Austin quan sát tâm thức bằng phương pháp kết hợp kinh nghiệm cá nhân trong thiền quán với lối giải thích bằng khoa học. Khi ông diễn tả thiền quán có thể thay đổi cấu trúc của não bộ, ông nói theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Trước Austin cũng đã có những người khác dạy thiền cho những người không có kinh nghiệm tu tập mà chỉ muốn có được những cải thiện trong sức khỏe và tinh thần. Năm 1975, Sharon Salzberg và Jack Kornfield đồng sáng lập Insight Meditation Society ở Hoa Kỳ, và hiện nay họ vẫn còn thực tập và dạy thiền.

Salzberg viết nhiều tác phẩm, trong đó có “Ðức tin và Tâm từ” (Faith and Loving-kindness), “Nghệ thuật sống hạnh phúc” (The Revolutionary Art of Happiness). Kornfield là Tiến sĩ Tâm lý học trị liệu, và đã từng xuất gia tu học ở Thái Lan, Miến Ðiện và Ấn Ðộ.

Tác dụng của thiền quán:

Trong nhiều thập niên, các nhà nghiên cứu ở trường Ðại học Havard và trường Ðại học Wisconsin đã tìm đủ dữ liệu để chứng minh rằng thiền quán có thể nâng cao những đức tính mà xã hội đòi hỏi ở con người như trực giác bén nhạy, sự tập trung cao độ và sự quân bình, không căng thẳng.

Những khám phá gần đây cho thấy rằng khi người ta hành thiền thì hệ sinh hóa của não bộ được thay đổi. Với những thiết bị kỹ thuật tinh vi hiện đại các nhà khoa học có thể quan sat những biến đổi trong não bộ của những người hành thiền trên mức độ rất tinh vi, và phát hiện ra những khám phá hấp dẫn về tính dễ uốn nắn của não bộ và khả năng của thiền quán trong việc thay đổi cấu trúc của não bộ.

Những khám phá này được thực hiện trong phòng thí nghiệm của Richard Davidson, giáo sư Tâm lý học và Phân tâm học ở trường Ðại học Wisconsin ở Madison. Thắc mắc vì sao người ta phản ứng rất khác nhau trước những hoàn cảnh căng thẳng giống nhau, ông đã bỏ ra 20 năm thực nghiệm để tìm hiểu vấn đề này.

Davidson gắn các điện cực vào đầu các vị sư đang hành thiền khi họ ngồi trên sàn nhà phòng thí nghiệm, theo dõi những hình ảnh kích thích khác nhau, trong đó có cả những hình ảnh khủng khiếp của chiến tranh đượïc chiếu trên màn ảnh. Davidson và các cộng sự của ông theo dõi các nhà sư khi họ ngồi thiền trong một tư thế thoải mái trong những cái ống khá to, có hình dạng như cái quan tài của cái máy MRI.

Những nhà nghiên cứu thấy bộ não của những người này rất khác với những bộ não mà họ đã quan sát truóc đây. Vỏ não phía trước trán của các vị sư, bộ phận thường kết hợp với những cảm xúc tích cực, hoạt động mạnh hơn rất nhiều so với bộ não của những người không hành thiền.

Nói cách khác, việc hành thiền của các nhà sư làm thay đổi sinh lý thần kinh của họ và giúp họ có khả năng phản ứng một cách bình thản trước những tình huống căng thẳng.
Thiền quán không làm cho hành giả chậm chạp hay vô cảm mà chỉ giúp họ vượt lên những phản ứng có tính cảm xúc, để họ có thể ứng xử một cách thích hợp.

Davidson nhận xét: “Gần đây người ta rất quan tâm đến việc tập thể dục thể thao cho thân thể mạnh khỏe, và họ luyện tập mỗi tuần vài lần. Nhưng chúng ta lại không hề quan tâm đến tâm thức của mình. Khoa thần kinh học hiện đại cho thấy trí óc của chúng ta cũng dễ uốn nắn như là thân thể vậy. Thiền quán có thể giúp rèn luyện tâm trí tương tự như cách thể thao giúp cho thân thể khỏe mạnh”

Việc nghiên cứu của Davidson không chỉ dừng lại với các nhà sư. Ðể tìm hiểu xem thiền quán có thể có tác dụng lâu dài và lợi ích cho các công sở, ông đã thực hiện một công trình thực nghiệm với các nhân viên của Công Ty Madison Biotech. Bốn mươi tám nhân viên được hướng dẫn hành thiền quán mỗi tuần một lần, mỗi lần ba giờ đồng hồ, trong suốt 8 tuần liên tục.

Kết quả đăng trong tạp chí Y Học Bệnh Tâm Lý (Psychosomatic Medicine) cho thấy phần vỏ não phía trước trán của những nhân viên này cũng lớn rộng ra, y như trường hợp của các nhà sư (tuy không nhiều bằng). Ông Davidson cho biết những nhân viên được chọn lựa để làm thực nghiệm là những người Mỹ trung lưu đang bị khá căng thẳng trong việc cố gắng đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của công ăn việc làm bề bộn và cuộc sống gia đình bận rộn. Và kết quả cho thấy chỉ sau một thời gian ngắn thực tập thiền quán, họ đã có những kết quả rất khả quan, không những trong cách họ cảm nhận cuộc sống mà còn thay đổi trực tiếp lên não bộ và thân thể của họ nữa.

Các bệnh nhân ung thư cũng tìm thấy những thay đổi đáng kể khi họ hành thiền. Munroe, một vận động viên thể thao cấp thế giới và là bệnh nhân ung thư cho biết thiền quán có tác dụng rất lớn, đến nỗi cô ta không cần dùng thuốc giảm đau. Cô ta xem thiền quán như là một phương pháp để làm co cuộc sống tốt đẹp hơn, bằng cách tập chú vào những gì quan trọng, và không quan tâm đến những tham muốn vô nghĩa thoáng qua. Đối với cô, một người đã học cách kiểm soát cuộc đời mình qua việc chế ngự cơn đau thì thiền quán đã trở thành một phần tự nhiên trong đời sống hàng ngày, và cô luôn khuyến khích mọi người nên hành thiền.

Science explores meditation's effect on the brain
by Lionel Wijesiri, Daily News (Sri Lanka), October 12, 2005
Scientists are now taking advantage of new technologies to see exactly what goes on inside the brains of Buddhist monks and other individuals when they meditate intensively and regularly. The neuroscientists have discovered that regular meditation actually alters the way the brain is wired, and that these changes could be at the heart of claims that meditation can improve health and well-being.

In 1998, Dr. James Austin, a neurologist, wrote the book 'Toward an Understanding of Meditation and Consciousness'. Several mindfulness researchers cite his book as a reason they became interested in the field. In it, Austin examines consciousness by intertwining his personal experiences with meditation with explanations backed up by hard science. When he describes how meditation can "sculpt" the brain, he means it literally and figuratively.

Before Austin, others had aimed to teach meditation to individuals without experience but who hoped to reap mental and physical health benefits. In 1975, Sharon Salzberg and Jack Kornfield co-founded the Insight Meditation Society in USA., where they continue to practice and teach meditation.

Salzberg has written several books, including 'Faith and Loving-kindness,' 'The Revolutionary Art of Happiness'. Kornfield holds a Ph.D. in clinical psychology and trained as a Buddhist monk in Thailand, Burma and India.

Effects of meditation

For decades, researchers at the Harvard University and the University of Wisconsin have sought to document how meditation enhances the qualities societies need in their human capital: sharpened intuition, steely concentration, and plummeting stress levels.

What's different today is groundbreaking research showing that when people meditate, they alter the biochemistry of their brains. The evolution of powerful mind-monitoring technologies has also enabled scientists to scan the minds of meditators on a microscopic scale, revealing fascinating insights about the plasticity of the mind and meditation's ability to sculpt it.

Some of those insights have emerged in the lab of Richard Davidson, a professor of psychology and psychiatry at the University of Wisconsin at Madison. Throughout his career, Davidson has pondered why people react so differently to the same stressful situations, and for the past 20 years he has been conducting experiments to find out.

Davidson has been placing electrodes on meditating Buddhist monks as they sit on his lab floor watching different visual stimuli - including disturbing images of war - flash on a screen. Davidson and his team then observe the monks as they meditate while ensconced in the clanking, coffin-like tubes of MRI machines.

What the researchers see are brains unlike any they have observed elsewhere. The monks' left prefrontal cortices - the area associated with positive emotion - are far more active than in non-meditators' brains.

In other words, he says, the monks' meditation practice, which changes their neural physiology, enables them to respond with equanimity to sources of stress.

Meditation doesn't make meditators sluggish or apathetic ; it simply allows them to detach from their emotional reactions so they can respond appropriately.

"In our country, people are very involved in the physical-fitness craze, working out several times a week," says Davidson. "But we don't pay that kind of attention to our minds. Modern neuroscience is showing that our minds are as plastic as our bodies. Meditation can help you train your mind in the same way exercise can train your body."

Davidson's research didn't stop with the monks. To find out whether meditation could have lasting, beneficial effects in the workplace, he performed a study at Madison Biotech Company employees. Four dozen employees met once a week for eight weeks to practice mindfulness meditation for three hours.

The result, published last year in the journal Psychosomatic Medicine, showed that the employees' left pre-fontal cortices were enlarged, just like those of the monks (but not that much). "We took typical, middle-class Americans trying to cope with the demands of an active work life and active family life who reported being relatively stressed out," says Davidson.

"And what we found out is that after a short time meditation had profound effects not just on how they felt but on their brains and bodies."

Cancer patients

In a series of experiments conducted at Canada's Princess Margaret Hospital, cancer pain patients have found out that profound changes are possible with meditation. Take the case of Melissa Munroe, a first-class professional athletic in Canada.

After being diagnosed with cancer about six year ago, Melissa Munroe suffered excruciating pain as tumours pressed against her nerves and organs. Making things worse was the trauma of her diagnosis. It was shocking, because Munroe had led such a healthy lifestyle.

Munroe said, "I've never drank alcohol in my whole life, never smoked cigarettes in my whole life, and never done drugs in my whole life. It was a shock to me when I was diagnosed with cancer."

At Toronto's Princess Margaret Hospital where she underwent chemotherapy, Munroe took a meditation program with psychiatrist Dr. Tatiana Melnyk. Munroe soon learned that pain is not just a physical sensation, but can be made worse through anxiety.

Daily meditation helped her isolate her pain and manage it, despite her initial reservations. "I was the biggest sceptic. I wasn't sold on it because I'd never tried it. But what I didn't realize is that if people have ever found themselves taking a walk in the countryside, in the forest, or on a nice pleasant autumn day . and find themselves in a bit of a contemplative state, that's a form of meditation."

The meditation was so effective that Munroe was able to avoid any pain medication. She also decided to take a seminar with Dr. Jon Kabat-Zinn, who pioneered the use of medical meditation at the University of Massachusetts. "I really enjoyed it. I can relate to anybody who's logical, rationale, and who uses common sense. Jon Kabat-Zinn literally just describes how we just kind of get in the way of ourselves and complicate our lives when our lives maybe aren't that complicated."

While Munroe initially tried meditation to manage her chronic pain on the advice of a colleague, she soon learned that the program was having a profound impact on her general sense of well-being. She is now highly enthusiastic about meditation, and speaks eloquently about the process as only a daily practitioner could.

"It's not about ignoring your thoughts," Munroe says, "It's like when you're walking down a street on the sidewalk in the city and there's people walking in the opposite direction. You see them in the distance, they come closer and then they pass you by. Well, it's the same thing with thoughts as you meditate. It's not about avoiding the thought, because the very effort that you put into avoiding the thought steers you away from a meditative state."

Munroe sees meditation as a way to raise a person's quality of life by learning to focus on what's important, and ignore fleeting and meaningless desires. For patients like Munroe, who has learned to regain control of her life by gaining control of her pain, meditation is now a natural part of her daily existence. She encourages everyone to try it.

source: http://www.dailynews.lk/2005/10/12/fea07.htm