No. 0891 (Thông Thanh Khánh )
PHÚ QUÍ, HÒN ĐẢO CỦA NHỮNG DI SẢN PHẬT GiÁO
---o0o---
Nằm ở vùng biển đông mênh mông sóng nước – đảo phú quí như con cá thu khổng lồ đang trồi lên mặt nước chở trên mình một bức tranh thiên nhiên với vốn di sản cổ xưa quí giá. Hòn đảo được hình thành là dấu tích của hoả diệm sơn đã tắt qua nhiều lớp phun thạch của miệng hoả sơn – chuỳ taọ thành núi cao nhô lên khỏi mặt biển với sự bồi tụ của lượng cát biển hàng năm tạo thành một loại đất màu nâu , vàng hay xám đen khiến ta liên tưởng đến nét rêu phong cổ xưa của những ngôi tháp cổ sừng sửng giữa trời xanh biếc. Từ xưa hòn đảo này đã có nhều tên gọi khác nhau đối vói cộng đồng người Chăm đây là khu Kulau Koh Klong còn đối với cư dân Qủang Nam – Đà Nẵng thường gọi là Thuận Tịnh, cù lao Khoai Xứ hay cù lao Thu, tên gọi Phú Quí chỉ xuất hiện vào thời Thiệu Trị thứ 4 (1844) vì nơi đây có tầm quan trọng lớn đối với việc quan hệ buôn bán và khả năng quân sự.
Nền văn hoá hình thành khá sớm được đánh dấu bằng những di chỉ cổ xưa mà nhân dân nơi đây tìm thấy như rìu, chum vò lớn, đồ trang sức bằng đá với kỷ thuật chế tác khá tinh sảo. Căn cứ những di chỉ trên ta có thể đoán được chủ nhân của nền văn hoá phú quý thuộc văn hoá Sa Huỳnh tồn tại cách ngàynay từ 3000 – 4000 năm. Nói thế để thấy con người đã khám phá ra hòn đảo này từ rất sớm, có thể nói tộc người Chăm từ Qủang Nam – Đà Nẵng trở lại thường gọi là thị tộc Dừa hay từ Phú Yên trở vào ( thị tộc này có tên gọi là Cau), có phải vì là nơi giao lưu hành hoá – văn hoá từ khu vực Đông Nam Á hay không mà dư âm Phật giáo còn ảnh hưởng khá sâu sắc ở hòn đảo này. Từ tính cách đến tín ngưỡng, từ việc tế lễ đến sinh hoạt cộng đồng, đều mang âm hưởng tư tưởng Phật với bản sắc của ngư dân vùng biển. Tuy khiêm tốn về diện tích nhưng đảo Phú Qúi đã có trên 6 ngôi chùa được xây dựng có nhiều ngôi chùa lâu năm như Thạch Lâm, Linh Quang….
Tiêu biểu cho 6 ngôi chùa trên Phú Qúi, đó là cùa Linh Quang Tự: xét về thời gian chùa được xây dựng năm 1747 đời vua lê cảnh hưng thứ 8 do các nhà sư theo các thương buôn từ đất liền ra tạo lập. Ban đầu chỉ là mái tranh vách dứa nhưng do sự đóang góp nảo trì của nhiều phật tử, ngôi chùa ngày một xây dựn trang hoàng và tôn nghiêm hơn. Theo cách đánh giá của nhiều nhà sử học, đây là chùa cổ nhất của tỉnh Bình Thuận, ngoài những nét cấu trúc hài hoà, chùa còn lưu giữ nhiều di vật cổ có giá trị nghệ thuật dân gian rất lớn. Nhiều pho tượng cổ với thể loại và chất liệu khá phong phú như đá, đất nung, gỗ, cùng nhiều nét chạm khắc sắc sảo, tào hoa những nghệ nhân đất đảo đã để lại cho đời sau vốn giá trị nghệ thuật lớn lao. Các pho tượng được thờ ở chùa Linh Quang phần lớn có niên đại vào thế kỷ XVII, XVIII, XIX, đặc biệt những bức tượng được xem cóa niên đại sớm hơn như tượng Quan Thế Aâm Bồ Tát, Phật Nhiên Đăng… Xét về đặc điểm nhân chủng, tượng phật được lưu giữ tại chùa Linh Quang hầu như mang âm hưởng của tính cách tượng phật tìm thấy ở đại hữu, đồng dương thuộc nguồn gốc phật giáo Đại Thừa Chămpa. Với khuôn mặt bầu tròn, môi dày mũi tẹt, đôi lông mày gần giao nhau ùng với sự phóng khoáng mô típ tạc trong thế đứng hay ngồi đưa tay về thiên hướng cảm thụ ngệ thuật hơn là để dùng trong việc tôn thờ đã cho ta thấy ảnh hưởng trong tâm thức tạc tượng Chămpa thật sự đang hiện diện trong vùng đảo xa khơi. Điều này là một trong những gợi hướng mở cho chúng ta hiểu thêm về đời sống tín ngưỡng – tôn giáo của người dân đất đảo và sự giao thoa tuyệt vời của hai nguồn văn hoá Chămpa – Đại Việt mà ngôi chùa Linh Quang là một biểu tượng cần được tìm hiểu. Một điều làm cho chúng ta chú ý hơn là sự xuất hiện của tượng Phật Nhiên Đăng được tôn thờ ở đây như là biểu hiện rõ hơn về cuộc sống ngư dân biển. Ngược lại đối với ngư dân khu vực ven biển miền Trung thường thấy rất ít khi xuất hiện quan nịêm thờ hay tạc tượng Đức Phật Nhiên Đăng có lẽ đây là nét biểu hiện rõ nhất về phật giáo Chămpa còn lại. Đến phú quuý, đến tâm thanh nhìn lên trên đồi cao Linh Quang Tự đứng sừng sững oai nghiêm với cổng Tam Quan, với tầm vóc ngguy nga cho ta thấy sự sùng tín đạo phật của người dân hun đúc tự bao đời. Hiểu được tầm vóc quan trọng đó nên vừa qua bộ văn hoá – thông tin đã công nhận chùa Linh Quang là di sản văn hoá quốc gia và trước đó nhiều thế kỷ vào thời Nguyễn các vua Nguyễn đã phong tặng gồm 10 sắc phong cho ngôi chùa này. Cuốn Thiền phả, loại văn tự cổ của chùa cũng đã ghi chép khá tỉ mỉ về sự hình thành của chùa cũng như sự truyền bá và thịnh hành phật giáo trên đảo.
Có được như ngày hôm nay Phú Quý đã trải qua những biến suy rồi hưng thịnh, nhiều thế hệ với những công sức to lớn đã góp nên một Phú Quý như hiện nay, bản sắc văn hoá được bảo tồn, đời sống kinh tế ngày càng thêm ổn định. Tuổi trẻ Phú Quý với tinh thần Phật sự đang được củng cố và bồi đắp là nìêm tin chắc chắn là sự bảo trì vốn van hoá đặc sắc của quê hương mình góp chung vào nền văn hoá đa màu của dân tộc Việt Nam.
PHÚ QUÍ, HÒN ĐẢO CỦA NHỮNG DI SẢN PHẬT GiÁO
---o0o---
Nằm ở vùng biển đông mênh mông sóng nước – đảo phú quí như con cá thu khổng lồ đang trồi lên mặt nước chở trên mình một bức tranh thiên nhiên với vốn di sản cổ xưa quí giá. Hòn đảo được hình thành là dấu tích của hoả diệm sơn đã tắt qua nhiều lớp phun thạch của miệng hoả sơn – chuỳ taọ thành núi cao nhô lên khỏi mặt biển với sự bồi tụ của lượng cát biển hàng năm tạo thành một loại đất màu nâu , vàng hay xám đen khiến ta liên tưởng đến nét rêu phong cổ xưa của những ngôi tháp cổ sừng sửng giữa trời xanh biếc. Từ xưa hòn đảo này đã có nhều tên gọi khác nhau đối vói cộng đồng người Chăm đây là khu Kulau Koh Klong còn đối với cư dân Qủang Nam – Đà Nẵng thường gọi là Thuận Tịnh, cù lao Khoai Xứ hay cù lao Thu, tên gọi Phú Quí chỉ xuất hiện vào thời Thiệu Trị thứ 4 (1844) vì nơi đây có tầm quan trọng lớn đối với việc quan hệ buôn bán và khả năng quân sự.
Nền văn hoá hình thành khá sớm được đánh dấu bằng những di chỉ cổ xưa mà nhân dân nơi đây tìm thấy như rìu, chum vò lớn, đồ trang sức bằng đá với kỷ thuật chế tác khá tinh sảo. Căn cứ những di chỉ trên ta có thể đoán được chủ nhân của nền văn hoá phú quý thuộc văn hoá Sa Huỳnh tồn tại cách ngàynay từ 3000 – 4000 năm. Nói thế để thấy con người đã khám phá ra hòn đảo này từ rất sớm, có thể nói tộc người Chăm từ Qủang Nam – Đà Nẵng trở lại thường gọi là thị tộc Dừa hay từ Phú Yên trở vào ( thị tộc này có tên gọi là Cau), có phải vì là nơi giao lưu hành hoá – văn hoá từ khu vực Đông Nam Á hay không mà dư âm Phật giáo còn ảnh hưởng khá sâu sắc ở hòn đảo này. Từ tính cách đến tín ngưỡng, từ việc tế lễ đến sinh hoạt cộng đồng, đều mang âm hưởng tư tưởng Phật với bản sắc của ngư dân vùng biển. Tuy khiêm tốn về diện tích nhưng đảo Phú Qúi đã có trên 6 ngôi chùa được xây dựng có nhiều ngôi chùa lâu năm như Thạch Lâm, Linh Quang….
Tiêu biểu cho 6 ngôi chùa trên Phú Qúi, đó là cùa Linh Quang Tự: xét về thời gian chùa được xây dựng năm 1747 đời vua lê cảnh hưng thứ 8 do các nhà sư theo các thương buôn từ đất liền ra tạo lập. Ban đầu chỉ là mái tranh vách dứa nhưng do sự đóang góp nảo trì của nhiều phật tử, ngôi chùa ngày một xây dựn trang hoàng và tôn nghiêm hơn. Theo cách đánh giá của nhiều nhà sử học, đây là chùa cổ nhất của tỉnh Bình Thuận, ngoài những nét cấu trúc hài hoà, chùa còn lưu giữ nhiều di vật cổ có giá trị nghệ thuật dân gian rất lớn. Nhiều pho tượng cổ với thể loại và chất liệu khá phong phú như đá, đất nung, gỗ, cùng nhiều nét chạm khắc sắc sảo, tào hoa những nghệ nhân đất đảo đã để lại cho đời sau vốn giá trị nghệ thuật lớn lao. Các pho tượng được thờ ở chùa Linh Quang phần lớn có niên đại vào thế kỷ XVII, XVIII, XIX, đặc biệt những bức tượng được xem cóa niên đại sớm hơn như tượng Quan Thế Aâm Bồ Tát, Phật Nhiên Đăng… Xét về đặc điểm nhân chủng, tượng phật được lưu giữ tại chùa Linh Quang hầu như mang âm hưởng của tính cách tượng phật tìm thấy ở đại hữu, đồng dương thuộc nguồn gốc phật giáo Đại Thừa Chămpa. Với khuôn mặt bầu tròn, môi dày mũi tẹt, đôi lông mày gần giao nhau ùng với sự phóng khoáng mô típ tạc trong thế đứng hay ngồi đưa tay về thiên hướng cảm thụ ngệ thuật hơn là để dùng trong việc tôn thờ đã cho ta thấy ảnh hưởng trong tâm thức tạc tượng Chămpa thật sự đang hiện diện trong vùng đảo xa khơi. Điều này là một trong những gợi hướng mở cho chúng ta hiểu thêm về đời sống tín ngưỡng – tôn giáo của người dân đất đảo và sự giao thoa tuyệt vời của hai nguồn văn hoá Chămpa – Đại Việt mà ngôi chùa Linh Quang là một biểu tượng cần được tìm hiểu. Một điều làm cho chúng ta chú ý hơn là sự xuất hiện của tượng Phật Nhiên Đăng được tôn thờ ở đây như là biểu hiện rõ hơn về cuộc sống ngư dân biển. Ngược lại đối với ngư dân khu vực ven biển miền Trung thường thấy rất ít khi xuất hiện quan nịêm thờ hay tạc tượng Đức Phật Nhiên Đăng có lẽ đây là nét biểu hiện rõ nhất về phật giáo Chămpa còn lại. Đến phú quuý, đến tâm thanh nhìn lên trên đồi cao Linh Quang Tự đứng sừng sững oai nghiêm với cổng Tam Quan, với tầm vóc ngguy nga cho ta thấy sự sùng tín đạo phật của người dân hun đúc tự bao đời. Hiểu được tầm vóc quan trọng đó nên vừa qua bộ văn hoá – thông tin đã công nhận chùa Linh Quang là di sản văn hoá quốc gia và trước đó nhiều thế kỷ vào thời Nguyễn các vua Nguyễn đã phong tặng gồm 10 sắc phong cho ngôi chùa này. Cuốn Thiền phả, loại văn tự cổ của chùa cũng đã ghi chép khá tỉ mỉ về sự hình thành của chùa cũng như sự truyền bá và thịnh hành phật giáo trên đảo.
Có được như ngày hôm nay Phú Quý đã trải qua những biến suy rồi hưng thịnh, nhiều thế hệ với những công sức to lớn đã góp nên một Phú Quý như hiện nay, bản sắc văn hoá được bảo tồn, đời sống kinh tế ngày càng thêm ổn định. Tuổi trẻ Phú Quý với tinh thần Phật sự đang được củng cố và bồi đắp là nìêm tin chắc chắn là sự bảo trì vốn van hoá đặc sắc của quê hương mình góp chung vào nền văn hoá đa màu của dân tộc Việt Nam.