No.0803 (tinhtan dich)
Ý tưởng mới
“Chủng ngừa tâm linh cho bệnh nhân”
của một bác sĩ
Được viết bởi Chatrarat Kaewmorakot
The Nation, ngày 7 tháng 3, 2006.
Bangkok, ThaiLand – Ứng dụng sự thích thú trong Giáo Pháp để điều trị các bệnh nhân của bà, cuối cùng đã làm cho Bà Bác sĩ Amara Malila, 67 tuổi, trở nên một trong số 18 phụ nữ cống hiến cho Phật Giáo từ các nước khác nhau. Tên của 18 phụ nữ này được đưa vào danh sách các Phụ nữ Phật Giáo Nổi Tiếng của Liên Hiệp Quốc vào năm 2006.
Trong số các phụ nữ này, có bảy người Thái, gồm một tỳ kheo ni, một Sadi ni và hai Tu nữ. Ngày hôm qua, Bác sĩ Amara đã phát biểu tóm tắt về cảm giác của bà: “Tôi cảm thấy rất hài lòng”.
Bác sĩ Amara là một cựu giảng viên tại Phân Khoa Khoa Học của Đại học đường Mahidol, tốt nghiệp đại học Y Khoa Siriraj, và nhận bằng Tiến Sĩ về khoa giải phẩu từ Đại Học Y Khoa của tiểu bang Pennsylvania tại Mỹ. Sau khi hoàn tất chương trình đại hoc, Bác sĩ Amara bắt đầu nghiên cứu Phật Pháp.
Bác sĩ nói: “Là một bác sĩ, tôi phải nhìn bệnh nhân và cái chết lập đi lập lại. Cho nên, tôi đã nghĩ một phương cách tốt đẹp nếu tôi mang sự thông hiểu Giáo Pháp của tôi để chữa lành tinh thần bệnh nhân thay vì chỉ đặt nặng tầm quan trọng việc điều trị thể xác của họ mà thôi. Tôi đã tìm thấy rằng có một loại chủng ngừa – đó là ‘sự chủng ngừng tâm linh.’”
Vị thầy tinh thông Giáo Pháp này cũng đã viết hơn 50 quyển sách, với hơn 100, 000 tập được xuất bản và trao miễn phí đến quần chúng. Trong nhiều năm, Bác sĩ Amara đã giảng Giáo Pháp tại Bệnh viện Siriraj, Bệnh viện Ramathibodi, Bệnh viện Chulalongkorn, Đại học Dhammasathaan và Đại học Chulalong-korn.
Bà Bác sĩ tuyên bố rằng phụ nữ có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền bá Giáo Pháp cho xã hội. Là những người mẹ hay thầy giáo, phụ nữ có thể truyền bá dễ dàng những giới luật tôn giáo đến các trẻ em.
Một phụ nữ Phật Giáo nổi tiếng khác của Liên Hiệp Quốc, Ni Sư Rachada Amatayakul đã nói: “Tôi không bao giờ nghĩ đến hay mong cầu bất cứ vinh dự nào. Tuy nhiên, tôi có thể nói rằng tôi lấy làm hãnh diện được nhận danh dự đó”. Sự quan tâm về Giáo Pháp của Ni Sư Rachada đã bắt đầu từ thưở thiếu thời. Sau khi lãnh bằng Thạc Sĩ về quản lý, cô trở thành một Ni Sư tại Tu viện Phraputtabat Takpa ở tỉnh miền Bắc Lamphun vào năm 1983. Nhiều năm Ni Sư dạy Giáo Pháp tại các trường công lập, dạy cho các bà nội trợ và ngay cả các cô gái giang hồ ở miền Bắc và miền Đông Bắc của Vương Quốc.
Năm 2000, Ni Sư xuất bản Tam Tạng Phật Giáo bằng ngôn ngữ Thái và Nepal như là món quà đến quốc vương của xứ Nepal. Tu nữ Rachada là một thành viên của Phái đoàn Tu viện Phật giáo chính thức đến Vương quốc Himalayan.
Năm người phụ nữ Thai khác được sự công nhận của Liên Hiệp Quốc. Trong số phụ nữ này là Bác sĩ Suteera Thomson Vichitranond, Hội Trưởng của Hội Liên Hiệp cho Sự Thăng Tiến Địa Vị Phụ Nữ, và một tỳ kheo ni là Ni Sư Dhamananda, phụ nữ đầu tiên xuất gia Tỳ Khưu Ni tại Thái Lan mặc dù bị Giáo Hội Tăng Già phủ nhận .
Ý tưởng mới
“Chủng ngừa tâm linh cho bệnh nhân”
của một bác sĩ
Được viết bởi Chatrarat Kaewmorakot
The Nation, ngày 7 tháng 3, 2006.
Bangkok, ThaiLand – Ứng dụng sự thích thú trong Giáo Pháp để điều trị các bệnh nhân của bà, cuối cùng đã làm cho Bà Bác sĩ Amara Malila, 67 tuổi, trở nên một trong số 18 phụ nữ cống hiến cho Phật Giáo từ các nước khác nhau. Tên của 18 phụ nữ này được đưa vào danh sách các Phụ nữ Phật Giáo Nổi Tiếng của Liên Hiệp Quốc vào năm 2006.
Trong số các phụ nữ này, có bảy người Thái, gồm một tỳ kheo ni, một Sadi ni và hai Tu nữ. Ngày hôm qua, Bác sĩ Amara đã phát biểu tóm tắt về cảm giác của bà: “Tôi cảm thấy rất hài lòng”.
Bác sĩ Amara là một cựu giảng viên tại Phân Khoa Khoa Học của Đại học đường Mahidol, tốt nghiệp đại học Y Khoa Siriraj, và nhận bằng Tiến Sĩ về khoa giải phẩu từ Đại Học Y Khoa của tiểu bang Pennsylvania tại Mỹ. Sau khi hoàn tất chương trình đại hoc, Bác sĩ Amara bắt đầu nghiên cứu Phật Pháp.
Bác sĩ nói: “Là một bác sĩ, tôi phải nhìn bệnh nhân và cái chết lập đi lập lại. Cho nên, tôi đã nghĩ một phương cách tốt đẹp nếu tôi mang sự thông hiểu Giáo Pháp của tôi để chữa lành tinh thần bệnh nhân thay vì chỉ đặt nặng tầm quan trọng việc điều trị thể xác của họ mà thôi. Tôi đã tìm thấy rằng có một loại chủng ngừa – đó là ‘sự chủng ngừng tâm linh.’”
Vị thầy tinh thông Giáo Pháp này cũng đã viết hơn 50 quyển sách, với hơn 100, 000 tập được xuất bản và trao miễn phí đến quần chúng. Trong nhiều năm, Bác sĩ Amara đã giảng Giáo Pháp tại Bệnh viện Siriraj, Bệnh viện Ramathibodi, Bệnh viện Chulalongkorn, Đại học Dhammasathaan và Đại học Chulalong-korn.
Bà Bác sĩ tuyên bố rằng phụ nữ có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền bá Giáo Pháp cho xã hội. Là những người mẹ hay thầy giáo, phụ nữ có thể truyền bá dễ dàng những giới luật tôn giáo đến các trẻ em.
Một phụ nữ Phật Giáo nổi tiếng khác của Liên Hiệp Quốc, Ni Sư Rachada Amatayakul đã nói: “Tôi không bao giờ nghĩ đến hay mong cầu bất cứ vinh dự nào. Tuy nhiên, tôi có thể nói rằng tôi lấy làm hãnh diện được nhận danh dự đó”. Sự quan tâm về Giáo Pháp của Ni Sư Rachada đã bắt đầu từ thưở thiếu thời. Sau khi lãnh bằng Thạc Sĩ về quản lý, cô trở thành một Ni Sư tại Tu viện Phraputtabat Takpa ở tỉnh miền Bắc Lamphun vào năm 1983. Nhiều năm Ni Sư dạy Giáo Pháp tại các trường công lập, dạy cho các bà nội trợ và ngay cả các cô gái giang hồ ở miền Bắc và miền Đông Bắc của Vương Quốc.
Năm 2000, Ni Sư xuất bản Tam Tạng Phật Giáo bằng ngôn ngữ Thái và Nepal như là món quà đến quốc vương của xứ Nepal. Tu nữ Rachada là một thành viên của Phái đoàn Tu viện Phật giáo chính thức đến Vương quốc Himalayan.
Năm người phụ nữ Thai khác được sự công nhận của Liên Hiệp Quốc. Trong số phụ nữ này là Bác sĩ Suteera Thomson Vichitranond, Hội Trưởng của Hội Liên Hiệp cho Sự Thăng Tiến Địa Vị Phụ Nữ, và một tỳ kheo ni là Ni Sư Dhamananda, phụ nữ đầu tiên xuất gia Tỳ Khưu Ni tại Thái Lan mặc dù bị Giáo Hội Tăng Già phủ nhận .