<body><script type="text/javascript"> function setAttributeOnload(object, attribute, val) { if(window.addEventListener) { window.addEventListener('load', function(){ object[attribute] = val; }, false); } else { window.attachEvent('onload', function(){ object[attribute] = val; }); } } </script> <div id="navbar-iframe-container"></div> <script type="text/javascript" src="https://apis.google.com/js/platform.js"></script> <script type="text/javascript"> gapi.load("gapi.iframes:gapi.iframes.style.bubble", function() { if (gapi.iframes && gapi.iframes.getContext) { gapi.iframes.getContext().openChild({ url: 'https://www.blogger.com/navbar.g?targetBlogID\x3d10127388\x26blogName\x3dTin+T%E1%BB%A9c+Ph%E1%BA%ADt+Gi%C3%A1o\x26publishMode\x3dPUBLISH_MODE_BLOGSPOT\x26navbarType\x3dBLUE\x26layoutType\x3dCLASSIC\x26searchRoot\x3dhttps://roomdieuphap.blogspot.com/search\x26blogLocale\x3dvi_VN\x26v\x3d2\x26homepageUrl\x3dhttp://roomdieuphap.blogspot.com/\x26vt\x3d-3702944493927259419', where: document.getElementById("navbar-iframe-container"), id: "navbar-iframe" }); } }); </script><!-- --><div id="flagi" style="visibility:hidden; position:absolute;" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><div id="flagtop"></div><div id="top-filler"></div><div id="flagi-body">Notify Blogger about objectionable content.<br /><a href="http://help.blogger.com/bin/answer.py?answer=1200"> What does this mean? </a> </div></div><div id="b-navbar"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-logo" title="Go to Blogger.com"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/logobar.gif" alt="Blogger" width="80" height="24" /></a><div id="b-sms" class="b-mobile"><a href="sms:?body=Hi%2C%20check%20out%20Thong%20Bao%20at%20trangthongbao.blogspot.com">Send As SMS</a></div><form id="b-search" name="b-search" action="http://search.blogger.com/"><div id="b-more"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-getorpost"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_getblog.gif" alt="Get your own blog" width="112" height="15" /></a><a id="flagButton" style="display:none;" href="javascript:toggleFlag();" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif" name="flag" alt="Flag Blog" width="55" height="15" /></a><a href="http://www.blogger.com/redirect/next_blog.pyra?navBar=true" id="b-next"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_nextblog.gif" alt="Next blog" width="72" height="15" /></a></div><div id="b-this"><input type="text" id="b-query" name="as_q" /><input type="hidden" name="ie" value="UTF-8" /><input type="hidden" name="ui" value="blg" /><input type="hidden" name="bl_url" value="trangthongbao.blogspot.com" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_this.gif" alt="Search This Blog" id="b-searchbtn" title="Search this blog with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value='trangthongbao.blogspot.com'" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_all.gif" alt="Search All Blogs" value="Search" id="b-searchallbtn" title="Search all blogs with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value=''" /><a href="javascript:BlogThis();" id="b-blogthis">BlogThis!</a></div></form></div><script type="text/javascript"><!-- var ID = 10977212;var HATE_INTERSTITIAL_COOKIE_NAME = 'dismissedInterstitial';var FLAG_COOKIE_NAME = 'flaggedBlog';var FLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/flag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var UNFLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/unflag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var FLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif';var UNFLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/unflag.gif';var ncHasFlagged = false;var servletTarget = new Image(); function BlogThis() {Q='';x=document;y=window;if(x.selection) {Q=x.selection.createRange().text;} else if (y.getSelection) { Q=y.getSelection();} else if (x.getSelection) { Q=x.getSelection();}popw = y.open('http://www.blogger.com/blog_this.pyra?t=' + escape(Q) + '&u=' + escape(location.href) + '&n=' + escape(document.title),'bloggerForm','scrollbars=no,width=475,height=300,top=175,left=75,status=yes,resizable=yes');void(0);} function blogspotInit() {initFlag();} function hasFlagged() {return getCookie(FLAG_COOKIE_NAME) || ncHasFlagged;} function toggleFlag() {var date = new Date();var id = 10977212;if (hasFlagged()) {removeCookie(FLAG_COOKIE_NAME);servletTarget.src = UNFLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = false;} else { setBlogspotCookie(FLAG_COOKIE_NAME, 'true');servletTarget.src = FLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = true;}} function initFlag() {document.getElementById('flagButton').style.display = 'inline';if (hasFlagged()) {document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;} else {document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;}} function showDrop() {if (!hasFlagged()) {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'visible';}} function hideDrop() {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'hidden';} function setBlogspotCookie(name, val) {var expire = new Date((new Date()).getTime() + 5 * 24 * 60 * 60 * 1000);var path = '/';setCookie(name, val, null, expire, path, null);} function removeCookie(name){var expire = new Date((new Date()).getTime() - 1000); setCookie(name,'',null,expire,'/',null);} --></script><script type="text/javascript"> blogspotInit();</script><div id="space-for-ie"></div>

 

Thứ Sáu, tháng 1 28, 2005

No. 0030
HÒA THƯỢNG HỘ TÔNG VANSARAKKHITA MAHATHERA

Hòa thượng Hộ Tông (1893-1981), Maha Thera Vansarakkhita, có thế danh là Lê Văn Giảng, sinhngày 15 tháng 10 năm 1893, tại làng Tân An, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc.
Lúc thiếu thời, ngài theo gia đình sang lập nghiệp tại Phnom Penh (Nam Vang), thủ đô của Cam Bốt. Năm 16 tuổi ngài được tuyển vào học trường trung học Collège Sisowath. Sau khi đậu bằng trung học (diplome), ngài làm việc cho sở bưu điện và sở giáo dục.
Năm 34 tuổi, ngài được bổ nhiệm về tỉnh Soay Rieng, gần biên giới Việt Nam. Ngài phát tâm hướng về nghiên cứu con đường tu hành, con đường giải thoát. Ngài thử nhiều phương pháp, trong đó có những pháp môn ép xác như ăn cơm lạt với nước, ăn cơm với giấm, ăn toàn rau cải và trái cây, tuyệt dục, tu niệm chú, tu niệm Phật v.v. mà không thấy có kết quả tốt.
Do nhân duyên đưa đẩy, ngài đến gặp vị Phó Tăng Thống Cam Bốt tại chùa Unalom. Vị nầy cũng là giám đốc trường Cao đẳng Pali tại Phnom Penh. Sau khi nghe vị sư giảng về Bát-Chánh Đạo, Ngài đọc say mê và từ đó quyết tâm hành trì theo truyền thống Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada. Trong thời gian kế tiếp, ngài tiếp tục lui tới chùa Unalom, học tập kinh điển Pali. Ngài được một vị thiền sư tại đó truyền dạy pháp quán niệm hơi thở "anapanasati", và chẳng bao lâu, ngài đạt nhiều kết quả rất tốt trong việc nhập định.
Năm 1934, ngài về làm việc tại tỉnh Prey Veng. Nơi đây, ngài giúp thành lập Trung tâm Thiền định tại chùa Ruong Damrey và giảng dạy Phật Pháp và pháp môn hành thiền. Với ước vọng khuyến khích người Việt hành trì và xuất gia trong truyền thống Theravada, ngài bỏ công dịch quyển Luật Xuất Gia trong 2 năm, và sau đó soạn thêm quyển Kinh Nhựt Hành cho người tại gia cư sĩ, bằng tiếng Việt.
Năm 1936, ngài trở lại Phnom Penh, cùng với một nhóm bạn đạo cư sĩ người Việt tu bổ lại một chùa Bắc Tông cũ, tên là chùa Sùng Phước, để làm nơi truyền giảng đạo Phật Nguyên Thủy cho người Việt trên đất Cam Bốt. Năm 1940, sau khi được sự đồng ý của hiền thê, ngài quyết định xuất gia. Ngài xuất gia ngày 15 tháng 10 năm 1940, vị thầy truyền giới là vị Phó Tăng Thống Cam Bốt, và lấy pháp danh là Hộ-Tông (Vansarakkhita).
Từ năm 1939 ngôi chùa đầu Phật Giáo Nguyên Thủy đầu tiên được Ngài khởi công xây dựng tại Go` Dưa Thủ Ðức, tên là chùa Bửu Quang, kế đến Ngài xây chùa Ky` Viên năm 1950, liên tiếp sau đó Ngài đã đóng góp xây dựng hững ngôi chùa Nguyên Thủy khác như Bửu Long (Thủ Đức), Tam Bố (Lâm Đồng), Phi Nôm (Định Quán), Bồ Đề (Vũng Tàu), Tam Bảo (Đà Nẵng), Giác Quang (Chợ Lớn), Pháp Quang (Gia Định), Tăng Quang (Huế), Thiền Lâm (Huế), Nguyên Thủy (Vàm Ông Tố), Long Khánh (Bà Rịa), v.v.
Trong suốt bốn mươi mốt hạ của tỳ kheo, ngài không bao giờ rời kinh sách. Mỗi nơi ngài đến ngụ đều có một tủ kinh. Ngài sống một đời giản dị, ba y một bát như một vị tỳ kheo mẫu mực của truyền thống Nguyên Thủy. Hằng đêm, ngài thức giấc lúc 3 giờ sáng, tụng niệm và tham thiền. Sau đó bắt đầu viết và phiên dịch kinh sách, không lúc nào chểnh mảng. Các tác phẩm của ngài gồm:
Luật Xuất Gia, quyển 1 và 2, Nhựt Hành của người tại gia tu Phật , Cư sĩ thực hành, Vi Diệu Pháp vấn đáp, Nền tảng Phật Giáo, Sơ thiền tâm, Thanh Tịnh kinh, Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, Thập Độ Ba-la-mật, Thiền Định, Pháp trích yếu, Phật ngôn, Triết lý về Nghiệp, Phật Giáo chánh lời Phật thuyết v.v.
Ngày 25 tháng 8 năm 1981 (26 tháng 7, Tân Dậu) trước những giờ phút cuối cùng, ngài vẫn minh mẫn giảng dạy các vị tỳ kheo đệ tử về pháp hành thiền quán niệm hơi thở. Sau đó, ngài bảo vị đệ tử thân cận đọc kinh rải tâm Từ và ngài từ từ nhắm mắt. Trong một khoảnh khắc, ngài mở hé mắt nhìn lên trời rồi nhắm lại, an lành viên tịch. Lúc đó là 16 giờ 45 phút. Ngài hưởng thọ 89 tuổi đời, 41 tuổi đạo.
No. 0029

Ledi Sayadaw



Posted by Hello

Ngài Ledi Sayadaw sinh năm 1846 tại làng Saing-pyin, Xã Dipeyin, quận Shwebo (thường gọi là quận Monywa) cuả miền Bắc Miến Diện. Khi đuợc 8 tuổi , Ngài bắt đầu thọ gíao với vị Thầy đầu tiên , Ngài U Nanda-dhaja Sayadaw. Ngài Ledi Sayadaw được thọ giới Sadi duới sự huớng dẫn của cùng Ngài Sayadaw như lúc thọ giới vào năm 15 tuổi. Ngài đã được đặt pháp danh là Nana-dhaja (chuổi kiến thức). Nền Phật học của Ngài bao gồm Văn phạm Pali va các Kinh điển khác trong kinh điển Pali nhất là Abhidhammatthasangaha, lời chú thích đuợc dùng để huớng dẫn cho tạng Abhidhamma của kinh điển Pali. Trong thời gian Ngài còn là Sadi, vào giữa thế kỷ thứ 19, truớc khi ánh sáng của nền văn minh soi sáng, suốt ngày Ngài học thuộc các kinh điển và cùng với các vị Tỷ Kheo và Sadi khác đọc thuộc lòng vào buổi tốị Với phuơng cách học này, Ngài thông suốt tạng Abhidhamma.Khi đuợc 18 tuổi, Sa di Nana-dhaja cởi y và trở về đời sốn g thế tục và sống như là một thiện tín. Ngài đã không thoả mãn việc học của Ngài vì cảm thấy rằng quá hạn hẹp khi chỉ học Tam Tạng kinh điển. Khoảng saú tháng sau, người thầy đầu tiên và một vị thầy uyên thâm khác, Ngài Myinhtin Sayadaw, đã gởi thư và cố găng' thuyết phục Ngài trở về đời sống tu viện; nhưng Ngài từ chối. Ngài Myinthtin Sayadaw đề nghị rằng it' nhất Ngài cũng phải tiếp tục việc học của Ngàị Vị Sadi Nana-dhaja thông minh trẻ tuổi này, dưới sự daỵ dỗ cuả Ngài Gandhama Sayadaw, đã uyên thâm bộ Vệ Đà trong tám tháng và tiếp tục học Tam Tạng Pali. Khi ngài đến tuổi 20, vào ngày 20 tháng 4 năm 1866, ngài được xuất gia tỳ kheo vơi vi thầy cũ là Ngài U Nandadhaja Sayadaw, vị Thầy tế độ của Ngài.Năm 1867, trước lễ nhập hạ, tỳ kheo Nana-dhaja rời thầy tế độ và quận Monywa nơi Ngài sinh trưởng, để tiếp tục việc học ở Mandalaỵ Trong thời gian đó, dưới triều Vua Min Don Min trị vì từ năm 1853 đến năm 1878, Mandalay là kinh đô của Miến Điện và cũng là trung tâm văn hóa lớn nhất trong nuớc. Ngài được học đưới sự hướng dẫn của các vị sayadaw nổi tiếng cũng như các học giả cư sĩ khác. Ngài thuờng ở tu viện Maha Jotikarama và học với Ngài Kyaung Sayadaw, một vị Thầy nổi danh ở Miến Điện, người đã dịch Thanh Tịnh Đạo (the Visuđhimagga) từ Pali ra tiếng Miến Điện.Trong thời gian này, Ngài San-Kyaung Sayadaw đưa ra một bài thi gồm 20 câu hỏi cho 2000 thí sinh. Ngài Nana-dhaja là thí sinh duy nhất đã có thể trả lời hoàn tòan đúng tất cả các câu hỏị Những câu trả lơi của Ngài dược xuất bản vào năm 1880, dưới tựa đề Paramidipani (Chú Giải về các pháp Ba la mật) là quyển sách đầu tiên trong số rất nhiều cuốn sách được viết bằng Pali và tiếng Miến của Ngài Ledi Sayadaw .Trong thời gian ngài học ở Mandalay, Đức Vua Min Don Min bảo trợ kết tập Tam Tạng Pali lần thứ Năm và kêu gọi tất cả các tỳ khưu ở tất cả mọi nơi học thuộc lòng và hoàn chỉnh Tam Tạng Pali. Cuộc kết tập được tổ chức tại Mandaly năm 1871 và chánh văn của Tam Tạng Pali đã được khắc trên 729 miếng cẩm thạch và còn dựng cho đến ngày naỵ Mỗi miếng cẩm thạch này đuợc dựng trong một tháp nhỏ và tất cả 729 tháp nhỏ này đuợc dựng quanh ngôi chùa bằng vàng Kuthodaw duới chân ngọn đồi Mandalaỵ Trong cuộc kết tập này, Ngài Tỳ kheo Nana-dhaja soạn thảo và phiên dịch tạng Abhidhamma. Sau tám năm xuất gia, tỳ khưu Nana-dhaja chính thức là vị Thầy dạy Pali taị Tu viện Maha-Jotikarama nơi mà Ngài đã đuợc tu học.Quân đội Anh quốc chinh phục phần trên nước Miến Diện vào năm 1885 và trục xuất Đức Vua ThiBaw là vị vua cuối cùng của Miến Điện. Năm kế tiếp là 1886, Tỳ kheo Nana-dhaja hành thiền trong khu rừng Ledi, phía bắc Monywa. Sau đó, một số tỳ kheo đi vào rừng và yêu cầu Ngài dạy Thiền cho họ Một Thiền viện được xây dựng tại đây tên làThiền Viên Ledi-tawya. Từ Thiền viện này Ngài đã được nổi tiếng với pháp danh là Ledi Sayadaw. Theo truyền tụng thì một trong những lý do chánh để Monywa đuợc phát triển thành một thành phố lớn như ngày nay là nhờ rất nhiều nguời đuợc lôi cuốn đến Thiền viện của Ngài Ledi Sayadaw.Trong khi Ngài dạy cho các đệ tử ham học tại Ledi tawya, Ngài tiếp tục sống ẩn dật hành thiền trong một cốc nhỏ bên kia sông.Trong khoảng hơn 10 năm ngụ tại Thiền viện Ledi Forest, những tác phẩm khảo cưú của Ngài đã được xuất bản. Quyển sách đầu tiên là Paramattha-dipani (Chú Giải về pháp Chơn Đế), đuợc xuất bản năm 1897. Quyển sách thứ hai được xuất bản trong thời kỳ này là quyển sách văn phạm Pali Nirutta-dipanị Qua những quyển sách này, Ngài được nổi danh là một một trong những vị tỳ kheo bậc nhất tại Miến Diện. Mặc dù chủ yếu sống tại tu viện Ledi, Ngài cũng đã đi khắp Miến Điện, dạy hành thiền và thuyết pháp. Thật sự ngài là một hiện tượng rất hiếm hoi, xuất sắc cả về pháp học lẫn pháp hành. Sau đó, Ngài cũng viết rất nhiều quyển sách về Phật Pháp bằng tiếng Miến. Ngài nói rằng Ngài muốn viết theo một phuơng cách mà ngay cả người nông dân ít kiến thức cũng có thể hiểu được. Truớc Ngài, Giáo Pháp đã không đuợc viết để cho thiện tín đuợc thông hiểu dễ dàng. Ngay cả khi giảng dạy, chư tăng thuờng đọc một đoạn kinh Pali dài và dịch từng chũ một khiến cho nguời thuờng khó có thể hiểu đuợc. Ắt hẳn đây là sức mạnh của sự hiểu biết thực tế và kết quả của Tâm Từ của Ngài Ledi Sayadaw đã tràn đầy trong sự mong ước của Ngài vào việc truyền bá Giáo pháp cho tất cả các tầng lớp trong xã hộị Quyển sách Paramattha-sankhepa, một quyển sách với 2000 bài thơ tiếng Miến dịch từ Abhidhammatthasangaha, đã đuợc viết cho giới trẻ và vẫn còn rất thông dụng đến ngày hôm nay. Trong chuyến đi du hành khắp nước, Ngài Ledi Sayadaw không tán thành sự tiêu thụ thịt bò. Ngài viết một quyển sách gọi là Gomamsa-matika kêu gọi mọi người đừng giết bò để làm thực phẩm và khuyến khích ăn chay.Trong thời gian này, Ngài U Po Thet là nguời đã học Thiền Vipassana từ Ngài và đã viếng thăm Ngài lần đầu tiên sau sự khởi đầu của thế kỷ. Ngài U Po Thet về sau đã trở thành một trong những vị Cư sĩ thiền sư nổi tiếng của Miến điện và là thầy dạy của Ngài Sayagyi U Ba Khin. Ngài Sayagyi U Ba Khin là thầy dạy của Ngài Goenkaji.Đến năm 1911, danh tiếng của Ngài Ledi Sayadaw về cả Pháp học và Pháp hành đã được lan rộng đến một mức độ mà Chính phủ Anh quốc của Ấn độ, và cũng là Chính phủ của Miến điện, đã trao cho Ngài danh hiệu Aggamaha-Pandita (Vị học giả cao quý và vĩ đại nhất). Ngài cũng đã được phong thuởng bằng Tiến Sĩ Văn Chuơng (Doctorate of Literature) của đại học Rangoon. Trong suốt những năm 1913 đến năm 1917 Ngài đã có liên lạc với Bà Rhys-Davis của Hội Pali Text ở Luân đôn, và bản dịch của những bài thảo luận của Ngài về những điểm trong Abhidhamma đã đuợc xuất bản trong tờ tạp chí của Hội Pali Text.Trong những năm cuối cùng của đời Ngài, thị lực của Ngài bắt đầu kém dần vì những năm Ngài đã phải đọc, học và viết trong điều kiện thiếu ánh sáng. Đến tuổi 73, Ngài bị mù nhưng Ngài vẫn tận tụy dành những năm còn lại trong đời để chuyên về hành thiền và dạy thiền. Ngài viên tịch năm 1923 thọ 77 tuổi tại Pyinmana, giữa Mandalay va Rangoon, một trong những tu viện sáng lập trong Pháp danh của Ngài như là kết quả của những chuyến du hành và truyền bá giáo lý khắp nước Miên Điện.Ngài Ledi Sayadaw có lẽ là hình ảnh của một nhân vật nổi danh nhất của Phật giáo trong thời của Ngàị Tất cả những nguời đã và đang buớc vào con đuờng của Giáo pháp trong những năm gần đây đều mang một món nợ vĩ đại về lòng biết ơn với vị học giả Thánh Tăng nàỵ Ngài Ledi Sayadaw đã góp phần vào việc làm sống lại truyền thống thực hành Thiền Minh Sát (Vipassana) và làm cho Thiền Minh Sát dễ tiếp cận hơn cho nguời xuất gia cũng như cho hàng tại gia cư sĩ. Ngoài ra, sự vắn tắt, rõ ràng và uyên thâm thông thái trong các tác phẩm của Ngài đã làm sáng tỏ thêm phuơng diện thực nghiệm của Giáo pháp.
(Tinh Tấn dịch)

www.vri.dhamma.org

The Venerable Ledi Sayadaw was born in 1846 in Saing-pyin village, Dipeyin township, in the Shwebo district (currently Monywa district) of northern Burma.At the age of eight he began to study with his first teacher, U Nanda-dhaja Sayadaw, and he ordained as a samanera (novice) under the same Sayadaw at the age of fifteen. He was given the name Nana-dhaja (the banner of knowledge). His monastic education included Pali grammar and various texts from the Pali canon with a specialty in Abhidhammattha-sangaha, a commentary which serves as a guide to the Abhidhamma section of the canon.During his days as a samanera, in the middle part of the nineteenth century, before modern lighting, he would routinely study the written texts during the day and join the bhikkhus and other samaneras in recitation from memory after dark. Working in this way he mastered the Abhidhamma texts.When he was 18, Samanera Nana-dhaja briefly left the robes and returned to his life as a layman. He had become dissatisfied with his education, feeling it was too narrrowly restricted to the Tipitaka.3 After about six months his first teacher and another influential teacher, Myinhtin Sayadaw, sent for him and tried to persuade him to return to the monastic life; but he refused.Myinhtin Sayadaw suggested that he should at least continue with his education. The young The brilliant Samanera Nana-dhaja, under the care of Gandhama Sayadaw, mastered the Vedas in eight months and continued his study of the Tipitaka. At the age of 20, on April 20, 1866, he took the higher ordination to become a bhikkhu under his old teacher U Nanda-dhaja Sayadaw, who became his preceptor (one who gives the precepts).In 1867, just prior to the monsoon retreat, Bhikkhu Nana-dhaja left his preceptor and the Monywa district where he had grown up, in order to continue his studies in Mandalay.At that time, during the reign of King Min Don Min who ruled from 1853-1878, Mandalay was the royal capital of Burma and the most important center of learning in the country. He studied under several of the leading Sayadaws and learned lay scholars as well. He resided primarily in the Maha-Jotikarama Monastery and studied with Ven. San-Kyaung Sayadaw, a teacher who is famous in Burma for translating the Visuddhimagga Path of Purification into Burmese.During this time, the Ven. San-Kyaung Sayadaw gave an examination of 20 questions for 2000 students. Bhikkhu Nana-dhaja was the only one who was able to answer all the questions satisfactorily. These answers were later published in 1880, under the title Parami-dipani (Manual of Perfections), the first of many books written in Pali and Burmese by the Ven. Ledi Sayadaw.During the time of his studies in Mandalay King Min Don Min sponsored the Fifth Council, calling bhikkhus from far and wide to recite and purify the Tipitika. The council was held in Mandalay in 1871 and the authenticated texts were carved into 729 marble slabs that stand today, each slab housed under a small pagoda surrounding the golden Kuthodaw Pagoda at the foot of Mandalay Hill. At this council, Bhikkhu Nana-dhaja helped in the editing and translating of the Abhidhamma tests.After eight years as a bhikkhu, having passed all his examinations, the Ven. Nana-dhaja was qualified as a teacher of introductory Pali at the Maha-Jotikarama Monastery where he had been studying.The British conquered upper Burma in 1885 and sent the last king, Thibaw, who ruled from 1878-1885, into exile. The next year, 1886, Ven.Nana-dhaja went into retreat in Ledi Forest, just to the north of Monywa. After a while, many bhikkhus started coming to him there, requesting that he teach them. A monastery was built to house them and named Ledi-tawya Monastery. From this monastery he took the name by which he is best known: Ledi Sayadaw. It is said that one of the main reasons Monywa grew to be a large town, as it is today, was that so many people were attracted to Ledi Sayadaw's monastery. While he taught many aspiring students at Ledi-tawya, he continued his practice of retiring to his small cottage vihara across the river for his own meditation.When he had been in the Ledi Forest Monastery for over ten years, his main scholastic works began to be published. The first was Paramattha-dipani (Manual of Ultimate Truth) mentioned above, published in 1897. His second book of this period was Nirutta-dipani, a book on Pali grammer. Because of these books he gained a reputation as one of the most learned bhikkhus in Burma.Though Ledi Sayadaw was based at the Ledi-tawya monastery, at times he traveled throughout Burma, teaching both meditation and scripture. He is, indeed, a rare example of a bhikkhu who was able to excel in pariyatti (the theory of Dhamma) as well as patipatti (the practice of Dhamma).Later, he also wrote many books on Dhamma in Burmese. He said he wanted to write in such a way that even a simple farmer could understand. Before his time, it was unusual to write on Dhamma subjects so that lay people would have access to them. Even while teaching orally, the bhikkhus would commonly recite long passages in Pali and then translate them literally, which was very hard for ordinary people to understand. It must have been the strength of Ledi Sayadaws practical understanding and the resultant metta (loving-kindness) that overflowed in his desire to spread Dhamma to all levels of society. His Paramattha-sankhepa, a book of 2,000 Burmese verses which translates the Abhidhammattha-sangaha, was written for young people and is still very popular today. His followers started many associations which promoted the learning of Abhidhamma by using this book.In his travels around Burma, Ledi Sayadaw also discouraged the consumption of cow meat. He wrote a book called Go-mamsa-matika which urged people not to kill cows for food and encouraged a vegetarian diet.It was during this period, just after the turn of the century, that the Ven. Ledi Sayadaw was first visited by U Po Thet who learned Vipassana from him and subsequently became one of the most well-known lay meditation teachers in Burma, and the teacher of Sayagyi U Ba Khin, Goenkaji's teacher.By 1911 his reputation both as a scholar and meditation master had grown to such an extent that the British government of India, which also ruled Burma, conferred on him the title of Aggamaha-pandita (foremost great scholar). He was also awarded a Doctorate of Literature from the University of Rangoon. During the years 1913-1917 he had a correspondence with Mrs. Rhys-Davids of the Pali Text Society in London, and translations of several of his discussions on points of Abhidhamma were published in the Journal of the Pali Text Society.In the last years of his life the Ven. Ledi Sayadaw's eyesight began to fail him because of the years he had spent reading, studying and writing, often with poor illumination. At the age of 73 he became blind and devoted the remaining years of his life exclusively to meditating and teaching meditation. He died in 1923 at the age of 77 at Pyinmana, between Mandalay and Rangoon, in one of the many monasteries that had been founded in his name as a result of his travels and teaching all over Burma.The Venerable Ledi Sayadaw was perhaps the most outstanding Buddhist figure of his age. All who have come in contact with the path of Dhamma in recent years owe a great debt of gratitude to to this scholarly, saintly monk who was instrumental in reviving the traditional practice of Vipassana, making it more available for renunciates and lay people alike. In addition to this most important aspect of his teaching, his concise, clear and extensive scholarly work served to clarify the experiential aspect of Dhamma.
N0. 0028

SỰ PHỤC HƯNG PHẬT GIÁO Ở ẤN ĐỘ

(Đại Đức Prayudh Payutto)

The Revival of Buddhism in India
Posted by Hello
Vào năm 1200 sau Công nguyên, Phật giáo hoàn toàn biến mất khỏi Ấn độ và người dân Ấn hầu như quên hẳn Phật giáo. Mãi cho đến giữa thế kỷ thứ 18 người ta mới có ý thức rõ rệt về sự tồn tại và một thời hoàn kim của Phật giáo. Sự kiện này được xem như là khởi đầu cho giai đoạn hiện đại của Phật giáo ở Ấn độ.Bắt đầu là việc một nhân viên người Anh phát hiện ra một mảnh vỡ từ bia ký trên cột trụ đá của vua A Dục ở Delhi. Sau đó người ta phát hiện thêm nhiều mảnh khác, và việc nghiên cứu các bia ký của vua A Dục cùng với sự quan tâm đến các truyền thống Phật giáo phát triển dần. Năm 1819, động Ajanta, một hang động có các công trình điêu khắc Phật giáo vĩ đại, được 2 người lính Anh tình cờ phát hiện. Tháp Sanchi được phát hiện năm 1851 và được khai quật bởi nhà khảo cổ học người Anh nổi tiếng là Alexander Cunningham. Sau đó có hàng loạt các phát hiện khác, nên việc khai quật và phục hồi các di tích Phật giáo được thực hiện rất mạnh mẽ. Lịch sử huy hoàng của Phật giáo được bộc lộ, tầm cỡ của Phật giáo được phát hiện đã khiến cho người dân Ấn độ cũng như thế giới bắt đầu chú ý đến.Công việc của các nhà thám hiểm và khảo cổ học được tiếp nối bằng hoạt động văn học của các học giả phương tây từ năm 1826. Việc phiên dịch và phiên âm Tam tạng Pali cùng với các bộ luận, chú giải, sử Phật giáo, sách văn phạm, các khảo luận về Phật giáo và ngôn ngữ Pali, các bộ từ điển Pali được soạn thảo bởi các học giả của các nước Anh, Pháp, Đức, Hà lan, Mỹ, v.v… Việc thành lập Hội Pali Text Society ở Luân đôn bởi Giáo sư Rhys Davids năm 1881 là một bước tiến rất lớn trong việc nghiên cứ Pali. Văn học Phật giáo Sanskrit cũng như các nền văn học Hán Tạng và Tây Tạng cũng phát triển mạnh. Ở Anh, các tác phẩm nghiên cứu Phật giáo được thực hiện đều đặn và không gián đoạn cho đến tận ngày nay và đã đóng góp rất lớn cho ngành nghiên cứu Phật học. Pháp và Đức cũng có những cống hiến đáng kể. Tuy nhiên Hoa kỳ, tuy đi sau, nhưng lại là nước dẫn đầu trong việc nghiên cứu và xuất bản các tác phẩm Phật giáo, đặc biệt là những năm gần đây.Sự nỗ lực của các học giả phương tây đã làm thức tỉnh các học giả Ấn Độ. Hội Văn Học Phật giáo được thành lập năm 1892 ở Calcutta. Dần dần Santiniketan, Patna, và Nalanda ở phía đông Ấn và Bombay, Puna, và bảoda ở Tây Ấn cũng trở thành các trung tâm nghiên cứu Phật giáo. Cùng các hoạt động văn học, việc phục hưng Phật giáo ở Ấn độ trở thành một phong trào có tổ chức với sự thành lập của Hội Phật giáo Maha Bodhi Society năm 1891.Người sáng lập Hội Maha Bodhi Society là Dharmapala, một Phật tử trẻ người Tích Lan. Năm 1885, Edwin Arnold, tác giả của cuốn Ánh sáng Á Châu (The Light of Asia) đến thăm Bồ Đề Đạo Tràng, lúc đó đang ở trong tay của người Hindu và bị bỏ phế một cách thê thảm. Ông viết một loạt bài báo đăng trong tờ London Telegraph để nói về sự kiện này. Xúc động với những bài báo của Edwin Arnold, Dharmapala đến thăm Bồ Đề Đạo Tràng và sửng sốt trước cảnh điêu tàn ở đây. Ông phát nguyện sẽ dành trọn cả đời mình cho việc lấy lại các Phật tích cho Phật giáo và cho việc phục hưng giáo pháp cao thượng trên quê hương của Đức Phật.Dharmapala trở về Tích Lan năm 1891 và thành lập Hội Maha Bodhi Society ở Colombo. Cùng năm đó, một phái đoàn truyền giáo được cử sang Ấn độ và một hội nghị Phật giáo thế giới được tổ chức ở đây. Năm sau, một tờ báo được khai trương và trụ sở của Hội đặt ở Calcutta. Các chi nhánh của Hội được thành lập ở nhiều nơi, và năm 1920, một ngôi chùa Phật giáo được thành lập ở Calcutta. Đến đây thì phong trào phục hưng Phật giáo đã phát triển mạnh và được duy trì đều đặn. Dharmapala xuất gia năm 1931 và qua đòi sau đó hai năm. Các đồng sự và đệ tử của ông thay ông thực hiện những sứ mạng mà ông chưa kịp hoàn thành.Ấn độ giành được độc lập ngày 15 tháng 8 năm 1947. Khi chọn quốc huy cho đất nước Ấn độ vừa mới tự do, Hội Đồng lập pháp Ấn độ đã quay về với di sản Phật giáo. Hình ảnh bánh xe pháp được đặt ngay giữa trung tâm của lá cờ để nhắc nhở cả dân tộc về giáo lý của Đức Phật cũng như cuộc chinh phục bằng công bằng và lẽ phải của vua A Dục. Biểu tượng đầu sư tử của vua A Dục, biểu tượng cho sự truyền bá giáo pháp một cách mạnh mẽ, can đảm đi khắp bốn phương, được chọn làm quốc huy của Ấn độ. Chủ tịch hội đồng soạn thảo Hiến pháp, Tiến sĩ Ambedkar, là người đứng đầu đẳng cấp thấp kém nhất của Ấn độ, đẳng cấp Thủ đà la, đã hướng dẫn họ quy y Phật giáo và biến sự phục hưng Phật giáo thành một phong trào của đại chúng.Hai sự kiện khác làm gia tăng sự quan tâm của quần chúng Ấn độ đối với Phật giáo là lễ cung nghinh xá lợi của hai vị đại đệ tử của Đức Phật năm 1949, và lễ kỷ niệm 2500 năm ngày Đức Phật nhập Niết bàn năm 1956. Xá lợi của ngài Mục Kiền Liên và ngài Xá Lợi Phất đã được chính phủ Anh trả về Ấn độ để thờ ở tháp Sanchi, chính nơi mà ngày xưa người ta tìm thấy, theo lời yêu cầu của Hội Maha Bodhi Society. Lễ cung nghinh xá lợi hai ngài đại đệ tử được tổ chức cùng vơi lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập hội Maha Bodhi Society và Hội nghị Phật giáo thế giới với sự tham dự của thủ tướng Ấn độ và Miến Điện cùng với các nhà lãnh đạo Phật giáo thế giới. Lễ Phật Đản Phật lịch 2500 bắt đầu vào tháng 5 năm 1956 và kéo dài suốt cả một năm, cho đến tháng 5 năm 1957. Chính phủ Ấn độ cho xuất bản toàn bộ Tam Tạng Pali bằng mẫu tự Devanagari, và cuốn “2500 năm Phật giáo” là một tập sách đánh dấu cho sự cung kính của tầng lớp trí thức Ấn độ đối với Phật giáo.Ngày 14 tháng 10 cùng năm đó, Tiến sĩ Ambedkar dẫn đầu nửa triệu người trong buổi lễ chính thức quy y Phật giáo. Theo sau sự kiện này, rất nhiều người bỏ Ấn độ giáo để theo Đạo Phật, đặc biệt là những người thuộc đẳng cấp thấp mong cầu có bình đẳng xã hội. Đến năm 1965 đã có 4 triệu Phật tử ở Ấn độ so với con số 50 000 năm 1891. Số lượng chư tăng, chùa chiền và các tổ chức Phật giáo cũng gia tăng đáng kể. Năm 1908, môn học Pali đã được đưa vào trường Đại học Calcutta, và các trường đại học khác ở Ấn độ cũng làm tương tự. Viện Nghiên cứu Pali ở Nalanda được thành lập năm 1951, và trường Đại học Ma Kiệt Đà được thành lập năm 1962 cho thấy việc nghiên cứu Pali và Phật pháp đã rất được chú trọng ở Ấn độ.Năm 1950, rất nhiều chư tăng và Phật tử Tây Tạng đến tỵ nạn ở Ấn độ. Cộng đồng Phật giáo Tây Tạng cũng là một đóng góp đáng kể cho tương lai của Phật giáo ở đây.Chỉ cách đây một thế kỷ, Phật giáo không hề được nhắc đến trên xứ Phật, vì hầu như mọi vết tích của Phật giáo đã bị xoá sạch. Thế nhưng ngày nay, hạt giống của cây bồ đề giác ngộ, được ấp ủ từ lâu trong lòng đất, đã được tưới tẩm với bàn tay của những người con Phật từ khắp nơi trên thế giới, đã nảy mầm và bắt đầu lớn mạnh.
(Liễu Pháp dịch)

The Revival of Buddhism in India

Bhikkhu Prayudh Payutto
I. A General View of the Buddhist Situation

The light of Buddhism was extinguished in India around B.E. 1700/ c. 1200 C.E. In Malaya and Indonesia Buddhism ran the same course of decay. At first, around 1857/1314, it degenerated into a Hinduized form. Before the end of the fourteenth century (1900 B.E.), together with Hinduism, it was replaced by Islam imported from India. In Southeast Asia, as Theravada, and in North Asia, as Mahayana, Buddhism continued to glow. Then came again the age of decay. In China and Korea from B.E. 1900,onwards, the revival of Confucianism in accord with the state Policy of nationalism brought Buddhism under suppression. The revival of Shintoism in Japan also led to the suppression of Buddhism in 2411/1868. In Southeast Asia the decay came with the advent of colonialism from the West. In Ceylon, the task of suppressing Buddhism, begun by the Portuguese in 2050/1507, was carried on by the Dutch around 2200/1657 and then by the British since 2340/1797. In Indochina, it persisted until Burma was made a British colony in 2367/1814, and Vietnam, Cambodia and Laos were brought under French rule in 2426, 2406 and 2436 (1883, 1863 and 1893 C.E.) respectively. In Thailand alone, the religious life of the people remained unaffected and Buddhism continued to flourish with the support of the ruler and the public throughout the colonial period without any interruption. After some time the contact with the West, its colonialism and its civilization, brought about remarkable changes in the faces of the Asian nations. In countries under foreign occupation where Buddhism was suppressed and persecuted, people turned against Western civilization and a strong urge was aroused in them to protect and maintain their national heritages. This led to the revival of Buddhism and the adjustment of Buddhist institutions and the monkhood to function efficiently in the changing situations. However, in Thailand where people did not experience colonial treatment, this reaction did not take place. On the contrary, the people turned their attention towards the exciting and tempting materialism of Western civilization. While they pursued this new kind of material quest, they became more and more indifferent and cold towards their religious traditions. Buddhist institutions enjoying luxurious support fell into a kind of indulgence and did not adjust themselves to the changing conditions. Material support and cooperation continues to grow, while the intellectual and spiritual gap widens. II. Western Scholars and the Buddhist Revival After four or five centuries of stagnation, the period of revival began nearly at the same time in Japan, around 2411/1 868, and in Ceylon, around 2414/1871. In Japan, the suppression and persecution during the Meiji era acted as a stimulus, while in Ceylon the revival was aroused partly by the colonial suppression and partly by the awareness of Buddhist traditions in its homeland. In India Buddhism was completely forgotten by the Indian people and it was not until the middle of the eighteenth century that there was an awareness of her existence and prosperity in the past. This awareness may be regarded as the beginning of the modern period of Buddhism. It happened that in 2293/1750 a broken piece of an Asokan pillar inscription was discovered by a British official in Delhi. Then followed many other discoveries, the study of Asokan inscriptions and the interest in Buddhist traditions which increased through the years. In 2362/1819. The Ajanta cave was accidentally discovered by two British soldiers. The great stupa at Sanchi was discovered and in 2394/1851 was opened by Sir Alexander Cunningham. There were large numbers of subsequent discoveries. An active work of excavation and restoration of Buddhist archaeological sites was carried on. The glorious history of Buddhism was revealed, its greatness discovered and brought back to the interest both of India and of the world. The work of explorers and archaeologists was followed by literary activities of Western scholars from 2369/1826 onwards. Translations and transliterations of the Pali canonical literature, treatises, commentaries, chronicles and grammar, essays and treatises on Pali and Buddhism, and Pali dictionaries were made by scholars of different nationalities: English, French, German, Danish, Dutch, American, and others.[1] The founding of the Pall Text Society in London by Prof. T.W. Rhys Davids in 2424/1881 was a great step forward in Pali studies. The Society has published to date nearly the whole of the Pali Canon and all the important works of the Pali non-canonical literature together with their translations (a larger number than scriptural publications in Thailand). Special mention should be made of lexicography. The well-known Dictionary of the Pali Language by R.C. Childers published in London in 2418/1875 is regarded as the first advance in this field. When this work was found inadequate, the Pali Text Society published the "Pali-English Dictionary" edited by T.W. Rhys Davids and William Stede (2464-68/1921-25), which is still the main reference for all students of Pali. This was followed by 'A Critical Pali Dictionary' by Dines Anderson and Helmer Smith, the first part of which was published in Copenhagen in 2470/1927. However, only two volumes of it in twenty-one parts (a - uparima, in 1085 pages) have been published so far. In London, Pali scholars have also been preparing for the Pali Text Society "Pali Tipi.taka"m Concordance" about 1340 pages (a - pura) of which have been published since 1952. Great advances have also been made in the study of Sanskrit Buddhist literature both in the original and in later versions, especially in Tibetan and Chinese. In England, Buddhist publications and researches have followed to the present an unbroken line and contributed greatly to the steady progress of Buddhist studies. France and Germany have also made considerable contributions. It is, however, the United States that is stepping forward to take the lead in Buddhist publications and research works. Rapid progress was made during recent years. The labours of Western scholars brought about an awakening among the scholars of India. The Buddhist Text Society was founded in Calcutta in 2435/1892 and the pioneer work in the field of Buddhist studies was done in Bengal. In the course of time Santiniketan, Patna and Nalanda in eastern India and Bombay, Poona and Baroda in western India became active centres of Buddhist studies.[2] Alongside literary activities, Buddhist revival in India began as an organized movement with the founding of the Maha Bodhi Society in 2434/1891. III. Ceylonese and Indian Contributions The founder of the Maha Bodhi Society was Anaagaarika Dbarmapaala, a young Buddhist of Ceylon. Dharmapaala was born in 2407/18642 in a wealthy and influential Buddhist family in Colombo. His personal name was Don David Hewavitharne. He was educated in a Christian missionary school. As he could not love his wine-drinking and pleasure-loving missionary teachers, he developed an attachment towards Buddhist monks who were meek and abstemious. Under the influence of Colonel Olcott and Madame Blavatsky he took an interest in Theosophy and then adopted a life of religious dedication as an Andgdrika. In 2428/1885, Sir Edwin Arnold, the author of The Light of Asia (a long poem about the Buddha, which made many converts and stimulated scholarly study of Buddhism), visited Bodh Gaya (or, in Pali, Buddha Gayaa) which was in the hands of the Mahants, Hindu Shaivites, and was shamefully neglected. He pointed out this fact in a series of articles in the London Telegraph. Inspired by Sir Edwin Arnold's articles, Dharmapaala visited Bodh Gaya and was so shocked at what he saw that he made a vow to dedicate his life both to the task of restoring the Holy Place to Buddhist hands as a worthy place of pilgrimage, and to the revival of the Noble Dharma in the land of its birth. Dharmapaala returned to Ceylon in May 2434/1891 and founded the Maha Bodhi Society in Colombo. In the same year, a mission was sent to Bodh Gaya and, then, an international conference of Buddhists was held there. In the following year a journal was launched and headquarters of the new society were set up in Calcutta. Dharmapaala visited the United States two times during the 1890's, the first time to attend the Parliament of Religions in Chicago, when he visited Hawaii, Japan, China, Thailand and Malaya on his way back, and the second time to preach Buddhism when he stayed there for one year and made several American converts. Substantial financial help came from wealthy Americans, especially Mrs. Mary E. Foster whom he met in Honolulu and who became his most active supporter. Further branches of the Society were set up and in 2463/1920 a Buddhist Vihara was opened at Culcutta. The revival movement was then well founded and continued steadily. Dharmapaala entered the monkhood in 2474/1931 and passed away two years later, leaving his unfinished mission to be carried on by his colleagues and followers. , India achieved independence on August 15, 2490/1947. When questions arose as to what should be adopted as national symbols of free India, the Constituent Assembly ultimately turned towards the Buddhist heritage. Thus, the Dharma-cakra or the Wheel of the Law came to be represented at the centre of the national flag to remind the nation of the noble doctrine of the Buddha and of the Dharma-vinaya or Conquest by Righteousness of Asoka, while the Lion Capital of Asoka, representing the fearless proclamation of the Dharma to the four quarters of the world, has been adopted as the official seal of the Republic. The Chairman of the Committee which drafted the Constitution was Dr. B.R. Ambedkar, the leader of the untouchables who became converted to Buddhism and made the Buddhist revival a mass movement. Two other important events increased the interest in Buddhism among the Indian masses, the home-coming of the sacred relics of the two Chief Disciples of the Buddha in 2492/1949 and the Buddha-Jayanti or 2500th anniversary of the Buddha's Parinirvaana, in 1956. The relics were returned to India by the British Government to be enshrined at San chi, their original resting place, on the request of the Maha Bodhi Society. The enshrinement of the relics was celebrated together with the Maha Bodhi Society's Golden Jubilee and an international Buddhist conference attended by the Prime Ministers of India and Burma and world Buddhist leaders. The Indian Buddha-Jayanti celebrations commenced in May 1956 and lasted for one full year, till May 1957. The programme of the Government of India includes the publication of a Tripitaka in Devanaagarii script and '2500 Years of Buddhism,' a special volume which is an indication of the respect given to Buddhism by the Indian educated class. On October 14 of the year of celebration, Dr. B.R. Ambedkar led half a million followers in a formal declaration of adherence to Buddhism. This event was followed by a fast increase in the Buddhist population in India, particularly through a number of similar conversions among the untouchables seeking social equality. By 2508/1965 there were about 4,000,000 Buddhists in India in contrast to 50,000 in 2434/1891. Numbers of 13 Bhikkhus, Viharas, and Buddhist societies and organizations have also considerably increased. The study of Pali was introduced into Calcutta University as far back as the year 2451/1908. This example has been followed by many other Indian Universities. The establishment of the Naalanda Pali Institute (Nava Naalandaa Mahaavihaara) in 2494/1951 and the founding of the Magadh University in 2505/1962 are also evidences of an important place modern India has given to Pali and Buddhist studies. In the 1950s, when the Red Chinese overran Tibet, her people, both monks and laymen, fled to north India and found refuge in her hill country. There, a Buddhist community is taking shape and Tibetan Buddhism may make a significant contribution to the future of Indian Buddhism. A Thai monastery called Wat Thai Buddha-Gaya, which was constructed by the Thai Government on the invitation of the Government of India to celebrate the Buddha-Jayanti, was completed in 2509/1966. It is well known as one of the finest vihaaras ever constructed in modern India. The Burmese, Japanese, Chinese and Tibetan Buddhists also have monasteries at Buddha Gaya. Just a century ago Buddhism was unheard of in the land of its birth, as nearly every trace of the religion had been effaced from the Indian soil. Today, the seed of the Bodhi tree, deeply planted under the soil, being fed by fertilizer from abroad, has sprouted and has signs of a glorious growth. In some border areas of India such as some parts of Assam and in Bangladesh (East Bengal), Buddhism has never entirely disappeared. There the monastic life still survives and a small Buddhist population has persisted. Notable in this way is Chittagong, which has been closely connected with Burma both historically and geographically; there the monkhood consists of hundreds of monks and novices.[3] Through some revival movement, Buddhism in these areas has begun to grow again and may do a good service to the development of modern Buddhism on the Indian Subcontinent.
No. 0027

Chùa Ðế Thích

Posted by HelloAngkor Wat Posted by Hello

Angkor Wat (Chùa Ðế Thích) là một ngôi chùa rất lớn tại Angkor, nước Cambodia, và là công trình vĩ đại của vua Suryavarman xây dựng trong 37 năm, từ năm 1113 đến năm 1150. Ðây là một công trình kiến trúc lừng danh tiêu biểu cho nền kiến trúc của người Khờ Me . Danh từ Wat trong tiếng Khờ Me có nghĩa là ngôi Chùạ. Danh từ Angkor và Wat ghép liền nhau có nghĩa thành Phố Chùạ. Vẻ đẹp của Angkor Wat, cùng khuôn viên quá rộng lớn bao la của nó được xem là một trong bảy kỳ quan trên thế giớị
Angkor Wat
Angkor Wat rộng 1 dậm Anh (tức khoảng 2.6 Km vuông) và được xây bằng hình tháp, phỏng theo trong thần thoại nhà của những thượng đế của đạo Ấn Ðộ giáọ. Angkor Wat được xây lên để tỏ lòng tôn kính vị thần Vishnu trong Ấn Giáọ. Sau cùng ngôi chùa này cũng là nơi an táng ông vua Campuchia người đã có công xây Angkor Wat.

Ngôi chùa Angkor Wat có tới 5 ngọn tháp đã tạo thành đường nét lừng danh sừng sửng in hình trên nền trờị. Bốn ngọn tháp nhỏ nằm ở vị trí bốn góc của ngôi tháp, tháp chánh lớn ở trung tâm. Khi xưa bên trong tháp thờ thần Vishnu Ấn Giáo, nhưng bây giờ pho tượng Vishnu bằng vàng này đã được dời đi, và thay vào đó những pho tượng Phật.

Xoay quanh năm ngọn tháp là một hồ nước rộng lớn, cùng với ba bảo tàng viện nghệ thuật. Bên trong từng bảo tàng viện có rất nhiều bức tượng, rất nhiều bức tranh điêu khắc công phu ngay trên tường nói về những vị thần, những truyền thuyết trong nền văn minh của Ấn Ðộ giáọ

Vào thế kỹ thứ 12, Chùa Angkor Wat được dựng lên để thờ đấng Brahma, đấng thượng đế Phạm Thiên toàn năng của Ấn Ðộ Giáọ. Nhưng sau đó người ta cải đổi lại thờ đức Phật Thích Ca

Một đặt điểm hiếm có, và nổi bật đã làm công trình xây cất Angkor Wat nổi tiếng là trong công trình này đa số đều dùng những tảng đá lớn được đẻo gọt rất chính xác, chất chồng khít lên nhau mà không phải dùng tới xi măng để kết hợp lạị

Trong bài phỏng dịch ngắn này chỉ mong gợi ý đến quí bạn về đường nét tổng quát về ngôi chùa Angkor Wat. Quí bạn có thể đọc thêm, và xem thêm những hình chụp của ngôi chùa này trong thư viện, trong bách khoa tự điển, trong internet. Có thế mới thấy được phần nào vẽ đẹp, vẽ tráng lệ của một công trình vĩ đại nàỵ Cũng là biểu hiện một nền văn minh độc đáo của dân tộc Khờ Me cổ xưa.

Trí Đạt dịch

Angkor Wat

From Wikipedia

Angkor Wat is a temple complex in Angkor, Cambodia and is the work of Suryavarman II (1113-1150 AD). It is the best preserved example of Khmer architecture, lying less than a mile to the south of the royal city. The word Angkor is a vernacular form of the word nokor which comes from the Sanskrit word nagara. Wat is the Khmer word for temple. The words Angkor and Wat together mean City Temple. Its beauty and vastness are such that many consider it to be one of the seven wonders of the world. Angkor Wat complex, Cambodia A moat and three galleries encircle the five central shrines. On the west side of the park a paved causeway, leading over the moat and under a magnificent portico, extends for a distance of a quarter of a mile to the chief entrance of the main building. The first gallery has square pillars on the outer side and a closed wall on the inner side. The ceiling between the pillars is decorated with lotus rosettes; the closed wall is decorated with dancing figures.The outside of the inner wall is decorated with pillared windows, apsaras (heavenly nymphs), and dancing male figures on prancing animals. Apsaras are found on the walls of all galleries. From the first gallery a long avenue leads to the second gallery. This is reached via a raised platform with lions on both sides of a staircase. The inner walls of the second gallery contain continuous narrative relief. The western wall shows scenes from the Mahabharata epos. The third gallery encloses the five shrines which are built on a raised terrace and are interconnected by galleries. The roofings of the galleries are decorated with the motif of the body of a snake ending in the heads of lions or garudas. Sculptured lintels and frontons decorate the entrances to the galleries and the entrances to the shrines. The temple was originally devoted to the worship of Brahma, but afterwards to that of Buddha; its construction is assigned by Aymonier to the first half of the 12th century. It consists of three stages, connected by numerous exterior staircases and decreasing in dimensions as they rise, culminating in the sanctuary, a great central tower pyramidal in form. Towers also surmount the angles of the terraces of the two upper stages. Three galleries with vaulting supported on columns lead from the three western portals to the second stage. They are connected by a transverse gallery, thus forming four square basins. Khmer decoration, profuse but harmonious, consists chiefly in the representation of gods, men and animals, which are displayed on every flat surface. Combats and legendary episodes are often depicted; floral decoration is reserved chiefly for borders, mouldings and capitals. Sandstone of various colours was the chief material employed by the Khmers; limonite was also used. The stone was cut into huge blocks which are fitted together with great accuracy without the use of cement. The central structure of Angkor Wat (represented by the model shown opposite) measures about 150 by 200 metres. It is approached from the west by a cruciform terrace (shown at the bottom of the photograph). The terrace leads across a grassed esplanade to a rectangular cloister that encloses the entire central temple. On the wall of the cloister is an 800-metre long gallery of bas reliefs, some carved with scenes from Hindu epics, others depicting the history of Angkor. Immediately inside the cloister, in the exact centre of the photograph, is the Gallery of a Thousand Buddhas. To the far left and right of this, in the inner grassed area (the first level), are two scripture libraries. The Gallery leads to a doorway through another rectangular wall into the second level. This is a narrow paved area, again containing two scripture libraries. It would originally have been flooded, to represent the ocean around Mount Meru, and is crossed by a short causeway raised on pillars and leading to the third level. The third level is reached by twelve very steep stairways, representing the difficulty of ascending to the kingdom of the gods. At the top of the steps is a square, paved platform divided into four square courtyards by two raised corridors that intersect at right-angles. A further raised corridor runs around the edge of the platform, enclosing the entire level. At each corner of the outer corridor is a tower, and in the middle is the large central tower. These five towers form the famous skyline of Angor Wat. The square base of the central tower has a small shrine in each side, behind which is a central sanctuary. This was originally dedicated to the Hindu god Vishnu, but the gold statue of Vishnu has been removed and the shrines now contain statues of the Buddha.
No. 0025
Mina xuất gia gieo duyên trong kỳ nghỉ

Posted by Hello

(Ký giả Kelsey Blodget, báo The Dartmouth Staff)
Đầu tháng này Michael Mina '06 xuất gia gieo duyên. Thay vì về nhà sau kỳ nghỉ phép và dạy tiếng Anh ở thành phố biển Chilaw của Tích lan Michael Mina '06 quyết định trì hoãn việc lấy bằng hoá học ở Đại học Darmouth để xuất gia gieo duyên.Gần đây Mina học Phật pháp và hành thiền ở trường thiền Rockhill trên một ngọn núi cao. Anh ngủ trên giường gỗ cứng để giảm thiểu những nhu cầu vật chất, nhịn đói 20 giờ một ngày và tiếp tục dạy tiếng Anh cho dân làng. Để giữ sức khoẻ, anh tập tạ, vì như anh nói, mặc y thì không thể chạy được.Ngay từ khi còn nhỏ, Mina đã có cách suy nghĩ rất khác với bạn bè và những người thân trong gia đình vốn theo đạo Do Thái. Mina nói: “Tôi luôn luôn có những ý nghĩ mơ hồ về sự tương quan tương sinh của vũ trụ.” Mẹ anh, bà Margery Chessare nói rằng anh là một đứa trẻ nhiệt thành và hay suy tư. “Một hôm nó đang viết nhật ký và bảo tôi rằng một con bướm đang đập cánh ở sân sau nhà ta có thể có ảnh hưởng đến một cái gì đó ở Trung quốc. Nó rất bực mình nếu thấy ai giết một con ruồi hay con muỗi. Gần đây nó bảo tôi rằng nó cảm thấy nó là Phật tử ngay từ hôm nó ra đời.”Kể từ khi quyết định xuất gia, Mina đã nhận hàng loạt thư điện tử của người thân xa gần. Ngay cả mẹ anh thoạt tiên cũng phản ứng rất mạnh mẽ.Mina nói, “Tôi nghĩ rằng phản ứng ban đầu của mẹ tôi như vậy là vì bà nghĩ rằng xuất gia làm một vị sư Phật giáo cũng như là trở thành linh mục Thiên chúa giáo. Nhưng tôi nghĩ xuất gia thực chất không phải là một nghi lễ thuần tôn giáo, vì đạo Phật không phải là một tôn giáo mà là một triết lý và là một lối sống. Tôi rất vui sướng với quyết định xuất gia. Tôi nghĩ rằng đó là một lối sống rất cao thượng.”Mina còn nói thêm rằng bây giờ thì gia đình và bạn bè anh đều đã ưng thuận và tự hào với sự chọn lựa của anh.Mina rời Chilaw tháng 12, chỉ vài tuần trước khi thiên tai sóng thần xảy ra. Gần đây anh đang vận động gây quỹ để giúp đỡ nạn nhân sóng thần, dự định sẽ quyên được 5.000 đô la. Sau khi gửi thư cho bạn bè và yêu cầu họ tiếp tục chuyển thư kêu gọi của anh đến những người khác, đến nay anh đã quyên góp được gần 10.000 đô la. Mina dự định sẽ trích 1.500 đô la để giúp một số gia đình vào đầu tháng 2, và sẽ ở lại đó vài ngày để giúp họ xây lại nhà mới.“Tôi hy vọng sẽ dùng số tiền này để giúp cho nững người đã mất nhà, tài sản, tiền bạc, nghề nghiệp và cả người thân, những người đang khổ đau cùng cực”, theo lời anh Mina.Mina dự định trở về Darmouth vào mùa thu để học xong, mặc dù anh cảm thấy không cần phải học ở trường Y để trở thành bác sĩ nữa. Anh muốn trở lại Tích Lan để tiếp tục tu học sau khi tốt nghiệp đại học, để một ngày anh có thể dạy thiền và Phật pháp ở Mỹ.Mina nói, “Tôi muốn giúp mọi người ổn định cuộc sống và đem lại sự bình an trong đời sống vốn rất bận rộn của người Mỹ.”Lễ xuất gia vào ngày 8 tháng giêng đã cho thấy sự dấn thân của Mina vào đời sống thanh cao của Phật giáo, mà anh tin là sẽ giúp anh có được sự bình yên, tĩnh lặng và sáng suốt trong mọi hành động.Trước ngày xuất gia, các vị tỷ kheo giúp Mina mặc đồ truyền thống của một vị vua theo phong tục của người Tích Lan. Anh đi diễu cùng với hàng trăm dân làng, đến một ngôi chùa mới xây và ở đó anh lễ Phật để tỏ lòng biết ơn đối với ngài. Ngày hôm sau anh mặc đồ trắng, được tẩy tịnh và cạo tóc. Anh thọ 10 giới sa di, và được đặt tên là Sư Mahinda, theo tên của ngài Mahinda, người đã đưa Phật giáo đến Tích Lan cách đây 2.300 năm.

Mina '06 ordained Buddhist monk during his off-term

By Kelsey Blodget, The Dartmouth Staff

Michael Mina '06 receives his robes during his ordination earlier this month.Instead of returning home following an off-term teaching English in the coastal Sri Lankan town of Chilaw, Michael Mina '06 decided to put his biochemistry degree at Dartmouth on hold -- and be ordained as a Buddhist monk.Mina currently spends his days in meditation and Buddhist study at the Rockhill Hermitage Mediation Retreat, secluded high up in the mountains of Sri Lanka. He sleeps on a hard bed to discourage material desire, fasts for 20 hours a day and continues to teach English to the villagers. To stay fit, he exercises each morning with a "bear bar" -- a bar with cement cans on the end -- since "I can't exactly run in my robes," Mina said.Ever since he was young, Mina recalls, he has thought in a different manner than most of his peers and his Jewish family members."There were always these seemingly obscure ideas floating through my thoughts about the interrelatedness of the universe," Mina said.His mother, Margery Chessare, described him as having been a thoughtful, intense child."One night he was writing in a journal, and he told me, 'I'm proving that a butterfly flapping its wings in our backyard can affect something in China,'" she said. "He'd also get upset whenever we killed a fly or a mosquito. He told me recently that he's felt like a Buddhist since the day he was born."Since his decision to become a monk, Mina has received a flurry of concerned e-mails from both immediate and distant family members. Even his mother reacted very strongly at first."I think her initial reaction was due to her thinking a Buddhist monk is like becoming a priest in the Christian religion," Mina said. "But being a monk is not a religious lifestyle per se, as Buddhism is not a religion but rather a philosophy and a way of life. I'm very happy with my decision to become a monk. I feel that it is a very noble way to live."Mina said his friends and family are now at ease with, and proud of, his choice.Mina had originally left Chilaw in December, evading the onslaught of the Southeast Asian tsunami by mere weeks. Recently, he launched a campaign to help bring aid to tsunami victims, setting a goal to raise $5,000. After e-mailing friends at home and asking them to forward his message, Mina has succeeded in raising nearly $10,000.According to Dean Stuart Lord of the Tucker Foundation, who originally gave Mina the grant to volunteer in Sri Lanka, the checks are still coming. Mina plans to give about $1,500 to a few families in early February and remain for a few days to help them begin building new homes."I am hoping to give it to families who have lost not only their entire home, but also all of their possessions, money, jobs and probably family members -- those who are currently in the most despair," Mina said.Mina does plan to return to Dartmouth in the fall to complete his degree, although he no longer feels the need to go to medical school and become a doctor. He wants to return to Sri Lanka to continue his Buddhist studies following graduation, so that he can one day teach Buddhism and meditation in the United States."I want to help people settle down and bring peace to their busy American lives," Mina said.His ordination ceremony on Jan. 8 exemplified Mina's dedication to that slower-paced life, which he feels will bring him greater peace, calm and insight into his actions in the world.The day before his ordination, the monks helped Mina dress in the traditional Sri Lankan king's outfit. He walked in a Perahera, a small parade celebration, with several hundred villagers, up to a newly constructed Buddhist shrine where he gave the first ìpujaî, or offering of gratitude, to the Buddha, he said."The next morning began with me dressed all in white and then I was given a purification bath and my head was shaved," Mina said.The real ceremony began when he asked the high monk to ordain him, and was given his robes in return. After vowing to live by the 10 precepts -- which include abstaining from stealing, sex and false speech -- Mina became know as the Venerated Mahinda Thera, named for the monk who brought Buddhism to Sri Lanka 2,300 years ago.
No. 0024
NGUỒN GỐC MẠN ĐÀ LA TRONG PHẬT GIÁO MẬT TÔNG ẤN ĐỘ


kalachakra-sand-mandala Posted by Hello

Trong khi các từ nguyên theo khoa chú giải văn bản cổ của các thuật ngữ của Phật giáo mật tông thường được nghiên cứu kỹ càng thì những câu kinh có tính mô tả phần lớn lại bị lơ là, đặc biệt là những thuật ngữ tìm thấy trong nền văn hoá Ấn độ nói chung. Từ mạn đà la thường chỉ cho các vật hữu hình, và nghĩa của nó phụ thuộc vào tôn giáo sử dụng, như trong trường hợp của Ấn độ giáo và Phật giáo. Từ này có nguồn gốc từ Ấn Độ giáo, nhưng cũng được sử dụng trong kinh điển Phật giáo. Trong tiếng Sanskrit, từ mạn đà la chỉ cho các đồ hoa., biểu đồ hay hình hình học biểu thị cho vũ trụ một cách siêu hình hay biểu tượng, một hình ảnh thu nhỏ của vũ trụ tu8` quan điểm của con người.
Mạn đà la có thể mô tả bằng hình ảnh một quang cảnh của xứ Phật, hay trí tuệ giác ngộ của Ịức Phật. Mạn đà la thường được dùng như một phương tiện giúp cho việc hành thiền của các tu sĩ Ấn Ịô. giáo cũng như Phật giáo. Trong phái Nhật Liên Tông của Nhật, Mạn đà la là một cuộn giấy ghi thư pháp chữ Hán, thể hiện đời sống giác ngộ của Ịa.i Sư Nhật Liên, người sáng lập nên tông phái này, và là vật được các đệ tử của phái này thờ kính.
Mạn đà la bằng cát của Tây Tạng được làm một cách rất công phu bởi các vị sư Tây Tạng trên nền chùa. Các hình ảnh khác nhau trên đồ hình biểu tượng cho các đối tượng cần được tôn thờ và quán tưởng theo vũ trụ quan của Phật giáo Tây Tạng. Để biểu tượng cho định luật vô thường, những mô hình phức tạp vốn là một công trình làm rất là tỉ mĩ . Các vị sư Tây Tạng đã kết hợp rất công phu mỗi lần chỉ một vài hạt cát để tạo hình Mạn Đà Lạ
Vài tuần lễ sau khi hoàn tất, toàn bộ công trình vất vã tạo thành Mạn Đà La được rãi xuống dòng sông như một lời cầu nguyện bình an, nhiều phước lành. Đây cũng là nói lên sự vô thường luôn biến đổi, một trọng tâm của giáo pháp nhà Phật.

Do Sư Cô Liễu Pháp dịch



Arcane Cosmopolis: Mandala Origins in the Indian Buddhist Tantras

Center for Buddhist Studies Colloquium with Ron Davidson, Fairfield University

While hermeneutical etymologies of Buddhist tantric terms have sometimes been considered in the case of Indian esoteric Buddhism, other descriptive statements have been largely ignored, especially in the case of those terms shared with Indian culture in general. The term mandala may be applied to various tangible objects, depending upon the particular religious practice that uses the term, especially as seen in Hinduism and Buddhism. The term has Hindu origins but is also used in the Buddhist context. At its root it is the generic Sanskrit term for any plan, chart, or geometric pattern which represents the cosmos metaphysically or symbolically, a microcosm of the universe from the standpoint of man. A mandala may also graphically depict a landscape of the Buddha land or the enlightened vision of a Buddha. Mandalas are commonly used by Hindu and Buddhist monks as an aid to meditation. In Nichiren Shoshu Buddhism, the mandala is a scroll of Chinese calligraphy that embodies the enlightened life condition of Nichiren Daishonin, the founder of that Buddhist practice, and is the highest object of worship to which his followers chant the words "Nam Myoho Renge Kyo." The photograph above is a good example of a Tibetan sand mandala. This pattern is painstakingly created on the temple floor by several monks a few grains of sand at a time. The various aspects of the design represent symbolically the objects of worship and contemplation of the Tibetan Buddhist cosmology. To symbolize impermanence (a central teaching of Buddhism), after many weeks or months of creating the intricate pattern, the entire work is usually placed in a body of running water to spread the blessings of the Mandala. A mandala can be used during meditation as an object for focusing the eyes on, especially the center of the mandala. This accounts for the symmetrical geometric shapes which mandalas tend to have, tending to draw the attention of the eyes towards their center. This paper will discuss the origins of Buddhist tantric mandalas in the real politik of early medieval India, when feudal states emerged from rural and tribal areas. The mandalas' founding mythologies and the ideology of their pronouncements will be related topics, especially as they pertain to questions of secrecy and revelation.
No. 0023
At festival, Buddhists explore budding bond with film
Điện Ảnh Holiwood Dựng Những Film Có Liên Quan Đến đạo Phật



Posted by Hello
Từ từ nguoi ta thấy điện ảnh Holiwood bắt đầu dựng những film có liên quan đến đạo Phật.Cách đây nhiều năm Holiwood đã trình chiếu phim "The Little Buđha", [Môt. Vị Phật nhỏ]...sau đó là "Seven Year In Tibet" [7 năm tại tây tạng] nói về đức Dalai Lama thứ 14 và tình bạn của Ngài với HARRIER một nhà leo núi toan chinh phục dãy Himã lạp sơn. Kế tiếp là phim "Kundun" cuộc đời của đức Dalai Lama lúc còn thơ ấu, cho tới lúc Ngài phải lưu vong rời Tây Tạng cách nay hơn nửa thế kỹ.Về phía tài tử điện ảnh, người ta thấy Richard Gere là một Phật tử thuần thành đã nhiều năm đến với đạo Phật. , . Đạo diễn Oliver Stone đã giáo dục con gái của ông ta theo truyền thống của đạo Phật. Nếu có ai còn nghi ngờ việc điện ảnh Holiwood đang quan tâm nhiều đến đạo Phật thì hãy xem kỹ vai Lisa Simpson trong phim hoạt hoạ nổi tiếng "The Simpsons" thì sẽ rõ. Trong phim này vai Lisa Simpson là một Phật tử.The International Buđhist Film Festival (Lễ hội phim ảnh Phật giáo quốc tế ) đã nói về sư. tương quan giữa phim ảnh và đạo Phật: "Điện ảnh Hoa Kỳ đã khám phá ra cái hay đẹp của đạo Phật, nhưng đồng thời sự hâm mộ đạo Phật đã làm cho những phim đạo Phật hình thành."Michael Wenger, chủ tịch trung tâm dạy thiền San Francisco Zen Center đã nói : "trong đạo Phật có một câu nói : "Bên trong mỗ ra, bên ngoài mỗ vào", đó là cái cách giải thích tại sao những phim liên quan đến Phật giáo đang đươ.c chú ý dựng tại Holiwood."Bên trong mỗ ra, bên ngoài mỗ vào" thật ra là một công án thiền nói về một con chim mẹ đang dùng mỏ mổ bên ngoài cái võ trư'ng, và đồng thời con chim con nằm trong võ trư'ng cũng đang cố mổ để phá vỡ võ trư'ng tư` bên trong.Chim mẹ và chim con sắp nỡ, cả hai đều cố gắng phá vỡ võ trư'ng. Hình ảnh sống động này đang nói lên phuong pháp giữa thầy và trò trong đạo cả hai đang tinh tấn vươ.t qua những trở ngại để đạt tơ'i trí tuê ...
Tri Dat dịch


At festival, Buddhists explore budding bond with film

Tricia Cambron, Special to The Chronicle
Friday, January 28, 2005

J.Lo is intrigued by it. Richard Gere is a longtime devotee. According to the tabloids, director Oliver Stone raised his daughter in its traditions. And if anyone had any doubt that Buddhism is big in Hollywood, even the cartoon character Lisa Simpson ("The Simpsons") is now depicted as a Buddhist.The International Buddhist Film Festival, coming to the Bay Area today through Feb. 13, is a natural extension, says San Francisco Zen Center's Michael Wenger, of the symbiotic relationship evolving between film and the way of the Buddha."I think there are two things that are happening. One, the American media and film are discovering Buddhism, but also of interest is that Buddhists are discovering film."There is a saying in Buddhism, 'pecking in and pecking out,' and in a certain way this is happening in film," says Wenger. Pecking in and pecking out is a koan about a mother bird pecking from the outside of an egg and a baby bird pecking from the inside. Each is pecking away, trying to get rid of the eggshell, an image that reflects how a teacher and a student each work in their own way on the barriers to wisdom."We have a visiting Tibetan teacher who is now doing full-length films, and there are other western Buddhists who are now using film. Many of us who have studied film find it is a very good way to talk -- it is a good expression of Buddhism because it is a series of flashing stills, which in some ways is what life is like. Suzuki-roshi once said the most important thing about film is the empty screen because it can accommodate anything."Wenger, who recently completed co-writing and editing a book on Buddhism and film to be published this fall by Wisdom Press, has lived at the San Francisco Zen Center since 1972. He will introduce a special program of rarely seen films about the late Shunryu Suzuki-roshi, the founder of the San Francisco Zen Center, on three Sunday evenings: at the Castro Theater in San Francisco on Sunday, at Wheeler Auditorium in Berkeley on Feb. 6, and at the Smith Rafael Film Center in San Rafael on Feb. 13. Suzuki-roshi, a Japanese Zen priest belonging to the Soto lineage, was in his 50s when he came to San Francisco in 1959. Under his tutelage, the Zen Center grew into City Center, Green Gulch Farm and Tassajara Zen Mountain Center. Suzuki-roshi died in 1971.The films include a KQED documentary filmed at Tassajara, a five-minute video made by a UCSF student, and a film of a Suzuki-roshi lecture.Wenger put together a screening of films about Buddhism at the Castro a few years back, but the International Buddhist Film Festival, based in Berkeley, is the first official film festival devoted to the spiritual practice to come to the Bay Area. But the film festival is not the organization's first. Over the last four years, IBFF has presented festival events in cooperation with the Los Angeles County Museum of Art, the Smithsonian Institution in Washington, the Asia Society in New York, and the Buddhist Broadcasting Foundation in Amsterdam. IBFF also functions as a resource for distributing, programming and collecting films about the Buddhist experience.Throughout the 17-day festival, the curious and converted can choose from more than 50 films, including documentaries, animated works and independent films from 15 countries, including several premieres with directors attending.Among film highlights are a Fresh Look presentation of Jim Jarmusch's "Dead Man" (starring Johnny Depp, with a soundtrack by Neil Young); the San Francisco premiere of a little-known Giuseppe Tornatore ("Cinema Paradiso") classic, "A Pure Formality" (starring Roman Polanski and Gerard Depardieu); the U.S. premiere of "Beyond the Mountain," by Korean director Chung Ji-young; the San Francisco premiere of "Hi! Dharma," by Korean director Kwan Park; and the U.S. premiere of a Thai feature, "Angulimala," by Suthed Tunnirat.The festival also will screen the San Francisco premiere of the documentary "What Remains of Us," shot inside Tibet over eight years (1996- 2004), using small, sometimes hidden, digital cameras and without the sanction, or even knowledge, of the Chinese authorities.Works by Bay Area filmmakers, including Ellen Bruno, Isaac Solotaroff and Sapana Sakya, will be presented.One hot ticket is sure to be "The Compassion Concert," with Mickey Hart, Hamza El Din, former Kronos Quartet cellist Joan Jeanrenaud ("and friends") Feb. 11 at Zellerbach Hall in Berkeley. Concert proceeds will benefit the Buddhist Film Society, with 10 percent of proceeds going to the tsunami relief effort.Promising to be as intriguing as the film programming is a two-day conference on "Speaking for the Buddha? Buddhism and the Media." Organized by the Center for Buddhist Studies and the Institute of East Asian Studies, it will be offered at UC Berkeley's Barrows Hall, Feb. 8-9. The first day will be devoted to print media, the second to film, with panel discussions of Buddhist themes in movies, Hollywood's role in American Buddhism, and the use of Buddhist concepts and images in American advertising. A 30-minute screening of TV commercials and print ads from the U.S. media will be followed by a roundtable discussion. The conference is free and open to the public."Reflecting Buddha: Images By Contemporary Photographers," an exhibition and sale benefiting IBFF, opened earlier this month at the San Francisco Art Commission gallery. The exhibition, which closes Saturday, explores diverse Buddhist themes, ideas and imagery. Thirty-one artists contributed to the exhibition, including Richard Gere, Lena Herzog, Kenro Izu, Michael Kenna, Wayne Levin and Steve McCurry.