<body><script type="text/javascript"> function setAttributeOnload(object, attribute, val) { if(window.addEventListener) { window.addEventListener('load', function(){ object[attribute] = val; }, false); } else { window.attachEvent('onload', function(){ object[attribute] = val; }); } } </script> <div id="navbar-iframe-container"></div> <script type="text/javascript" src="https://apis.google.com/js/platform.js"></script> <script type="text/javascript"> gapi.load("gapi.iframes:gapi.iframes.style.bubble", function() { if (gapi.iframes && gapi.iframes.getContext) { gapi.iframes.getContext().openChild({ url: 'https://www.blogger.com/navbar.g?targetBlogID\x3d10127388\x26blogName\x3dTin+T%E1%BB%A9c+Ph%E1%BA%ADt+Gi%C3%A1o\x26publishMode\x3dPUBLISH_MODE_BLOGSPOT\x26navbarType\x3dBLUE\x26layoutType\x3dCLASSIC\x26searchRoot\x3dhttps://roomdieuphap.blogspot.com/search\x26blogLocale\x3dvi_VN\x26v\x3d2\x26homepageUrl\x3dhttp://roomdieuphap.blogspot.com/\x26vt\x3d-3702944493927259419', where: document.getElementById("navbar-iframe-container"), id: "navbar-iframe", messageHandlersFilter: gapi.iframes.CROSS_ORIGIN_IFRAMES_FILTER, messageHandlers: { 'blogger-ping': function() {} } }); } }); </script><!-- --><div id="flagi" style="visibility:hidden; position:absolute;" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><div id="flagtop"></div><div id="top-filler"></div><div id="flagi-body">Notify Blogger about objectionable content.<br /><a href="http://help.blogger.com/bin/answer.py?answer=1200"> What does this mean? </a> </div></div><div id="b-navbar"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-logo" title="Go to Blogger.com"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/logobar.gif" alt="Blogger" width="80" height="24" /></a><div id="b-sms" class="b-mobile"><a href="sms:?body=Hi%2C%20check%20out%20Thong%20Bao%20at%20trangthongbao.blogspot.com">Send As SMS</a></div><form id="b-search" name="b-search" action="http://search.blogger.com/"><div id="b-more"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-getorpost"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_getblog.gif" alt="Get your own blog" width="112" height="15" /></a><a id="flagButton" style="display:none;" href="javascript:toggleFlag();" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif" name="flag" alt="Flag Blog" width="55" height="15" /></a><a href="http://www.blogger.com/redirect/next_blog.pyra?navBar=true" id="b-next"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_nextblog.gif" alt="Next blog" width="72" height="15" /></a></div><div id="b-this"><input type="text" id="b-query" name="as_q" /><input type="hidden" name="ie" value="UTF-8" /><input type="hidden" name="ui" value="blg" /><input type="hidden" name="bl_url" value="trangthongbao.blogspot.com" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_this.gif" alt="Search This Blog" id="b-searchbtn" title="Search this blog with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value='trangthongbao.blogspot.com'" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_all.gif" alt="Search All Blogs" value="Search" id="b-searchallbtn" title="Search all blogs with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value=''" /><a href="javascript:BlogThis();" id="b-blogthis">BlogThis!</a></div></form></div><script type="text/javascript"><!-- var ID = 10977212;var HATE_INTERSTITIAL_COOKIE_NAME = 'dismissedInterstitial';var FLAG_COOKIE_NAME = 'flaggedBlog';var FLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/flag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var UNFLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/unflag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var FLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif';var UNFLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/unflag.gif';var ncHasFlagged = false;var servletTarget = new Image(); function BlogThis() {Q='';x=document;y=window;if(x.selection) {Q=x.selection.createRange().text;} else if (y.getSelection) { Q=y.getSelection();} else if (x.getSelection) { Q=x.getSelection();}popw = y.open('http://www.blogger.com/blog_this.pyra?t=' + escape(Q) + '&u=' + escape(location.href) + '&n=' + escape(document.title),'bloggerForm','scrollbars=no,width=475,height=300,top=175,left=75,status=yes,resizable=yes');void(0);} function blogspotInit() {initFlag();} function hasFlagged() {return getCookie(FLAG_COOKIE_NAME) || ncHasFlagged;} function toggleFlag() {var date = new Date();var id = 10977212;if (hasFlagged()) {removeCookie(FLAG_COOKIE_NAME);servletTarget.src = UNFLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = false;} else { setBlogspotCookie(FLAG_COOKIE_NAME, 'true');servletTarget.src = FLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = true;}} function initFlag() {document.getElementById('flagButton').style.display = 'inline';if (hasFlagged()) {document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;} else {document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;}} function showDrop() {if (!hasFlagged()) {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'visible';}} function hideDrop() {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'hidden';} function setBlogspotCookie(name, val) {var expire = new Date((new Date()).getTime() + 5 * 24 * 60 * 60 * 1000);var path = '/';setCookie(name, val, null, expire, path, null);} function removeCookie(name){var expire = new Date((new Date()).getTime() - 1000); setCookie(name,'',null,expire,'/',null);} --></script><script type="text/javascript"> blogspotInit();</script><div id="space-for-ie"></div>

 

Thứ Năm, tháng 5 12, 2005

Bản tin ngày 12 tháng 05 năm 2005 (Minh Hạnh nghe và ghi chép)
TT Giác Đẳng tường thuật tin tức Phật Sự

TT Giác Đẳng: Từ chùa Pháp Vân, thành phố Pomona, California Hoa Ky` xin gửi đến qúi Ngài và qúi vị bản tin Phật sự trong ngày. Trong một bản tin mới nhất được gửi đi từ Thái Lan hôm qua thi` người ta nói rằng hai trường đại học là Chulalongkorn và Mahindon đang có những hướng nhắm tới một đề án rất quan trọng là làm thế nào để phối hợp với các đại học Phật Giáo thế giới để thực hiện một thư viện Phật học bằng điện toán. Có nghĩa là cho đến hôm nay thi` con số Tăng sinh xử dụng sách vở cho các chương giáo khoa phần lớn là sách truyền thông từ xưa đến giờ, nhưng ở trong tương lai người ta hy vọng rằng có thể thiết lập các thư viện điện tử ở khắp các ngôi chùa tại thành thị và thôn quê, nhưng với khả năng nhân lực và tài lực thi` cả hai viện đại học này có dư sức để làm công tri`nh này trong vo`ng hai năm. Như vậy sẽ có một số thay đổi quan trọng đối với nền Phật học của Thái Lan, một số các vị có trách nhiệm về giáo dục đã cho thấy rằng hi`nh ảnh của Chư Tăng cầm quyển kinh học thi` có vẻ thích hợp hơn là một vị Tăng ngồi trước máy computer hay đi đâu cũng sách theo một laptop. Một vài sự tranh luận như vậy cũng là vấn đề tương đối hạn chế ở trong nỗ lực điện toán hoá nền Phật học của Thái Lan. Dù sao đi nữa thi` ông Shushanwang một giáo sư của đại học Chulalongkorn cho biết rằng sự việc điện toán hóa Phật học là một điều đương nhiên không ai có thể ngăn được, hoặc sớm hoặc muộn mà thôi.

Cuối tuần này, chúng tôi xin nhắc lại một lần nữa là tại miền nam tiểu bang California Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất hải ngoại tại Hoa Ky` văn pho`ng ÌI Viện Hoá Đạo cùng các chùa, tự viện, các tổ chức Phật Giáo, cùng tổ chức một đại lễ Phật Đản chung vào ngày Chủ Nhật 15 tây, chương tri`nh bắt đầu từ 12 giờ trưa cho đến 10 giờ tối. Năm nay đặc biệt không gọi là đại lễ Phật Đản mà gọi là lễ hội Phật Đản, ngoài chương tri`nh chính lễ ra thi` co`n có hoa đăng, có lễ chiêm bái xá lợi, có phần văn nghệ đón mừng Phật Đản. Và thêm vào có một chương tri`nh dài trên 3 tiếng cho những mục thi đua của tuổi trẻ như thi đua về hội hoạ, về nhiếp ảnh, thể thao v. v...

Đại lễ Phật Đản năm nay do HT Thích Chơn Trí trụ tri` chùa Pháp Vân ở Pomona làm trưởng ban tổ chức, ngôi chùa mà chúng tôi đang có mặt tại đây. Chúng tôi xin mời tất cả qúi vị đến tham dự, buổi lễ được tổ chức tại Garden Grove Park, nằm trên đường Westminster, giữa đường Magnolia và Brookhurst một địa điểm rất quen thuộc, hàng năm qúi vị tại California được biết rằng tổng hội sinh viên tổ chức hội chợ tại đây, do vậy đây là một nơi hoàn toàn quen thuộc. Chúng ta có được sự tiên đoán thời tiết cuối tuần này thời tiết sẽ rất đẹp.

Trong tuần tới này chúng ta sẽ dành trọn một tuần ở trong rơom Diệu Pháp để cho đề án trong tháng. Đề án trong tháng có nghĩa là mỗi một tháng chúng ta có một tuần lễ đặc biệt trụ chung quanh một sinh hoạt mang tánh cách chuyên đề. Và đề án trong tháng này tức là tháng 5, 2005 sẽ nói về Đức Phật. Trong đề án này chúng ta sẽ có dịp đi qua những chi tiết từng phần một, ngày thứ Hai bắt đầu cho tuần lễ đặc biệt này, chúng ta sẽ nói về Đức Phật là ai, và quan niệm rất căn bản về Đức Phật và sau đó là quả vị toàn giác tức là quả vị tối thượng ở trong các Phật quả. Chúng ta cũng có dịp để nhi`n hi`nh ảnh của Đức Phật qua sự so sánh chung của gio`ng lịch sử nhân loại. Đức Phật đã có một ấn tượng đặc biệt thế nào so với những vị giáo chủ của các tôn giáo khác.

Vào ngày thứ ba chúng ta bước qua phần thứ hai là Đức Phật của lịch sử, trong Đức Phật lịch sử này sẽ đề cập đến ba phần. Trước nhất là về thân thế, là người Phật tử thi` tất cả chúng ta đều phải biết rõ Đức Phật sanh ra ở đâu, gia tộc của Ngài là gi`, có cho chúng ta biết một số bối cảnh về vua Tịnh Phạn, hoàng hậu Maya v.v...Rồi chúng ta sẽ qua những niên đại quan trọng liên quan đến cuộc đời của Đức Phật, chúng ta sẽ không chỉ nghe những việc mơ hồ như là Đức Phật ra đời cách đây 25 thế kỷ tại Ấn Độ, mà chúng ta phải đặt biệt đi vào rất chi tiết và những chi tiết này cho chúng ta một khám phá rất ly' thú mà xưa nay rất ít khi chúng ta để y' đến điểm này. Phần thứ ba của chương hai là cuộc đời của Đức Phật ghi trong Tam Tạng Pali, có một số qúi Phật tử sẽ tự đặt câu hỏi rằng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, cuộc đời của Ngài và những gì liên quan đến cuộc đời của Ngài được mô tả trong kinh điển Pali có cái gi` khác biệt với hi`nh ảnh của Đức Phật mà qúi vị thường nghe thường đọc, thường được suy tư trong nền Phật học Việt Nam chúng ta sẽ có dịp để đi vào điểm này.

Trong ngày thứ tư chúng ta sẽ bước sang phần ba, ở đây có một cái nhi`n mang tánh cách từ góc cạnh cá nhân là chúng ta sẽ nói lên niềm tin chánh kiến của Đức Phật. Chúng ta nên nghĩ, tôn kính và quan niệm như thế nào về Đức Phật để phù hợp với chánh kiến, chúng ta sẽ nói về thiền định bằng cách niệm Phật, chúng ta thiền định như thế nào, chúng ta niệm Phật như thế nào. Phần thứ ba của đề mục này sẽ là về những nghi thức lễ Phật, nghi thức được cử hành đánh dấu ngày Đức Phật ra đời, những nghi thức đó đặc biệt mà qúi vị Phật tử có thể nghe từ phong tục của các quốc gia cũng như những nghi thức mà qúi vị Phật tử có thể tổ chức lễ Phật Đản ở trong tư gia của mi`nh.

Ngày thứ năm chúng ta sẽ có một chương tri`nh tỷ giảo để so sánh giữa Đức Phật trong truyền thống Phật Giáo Nguyên Thủy và các truyền thống Phật Giáo khác. Tất cả chúng ta đều biết rằng có những sai biệt về lịch sử về quan niệm thờ phượng Đức Phật và những dữ kiện liên quan đến Đức Phật và giữa tông phái này với tông phái khác, đây là một tỷ giảo để giúp cho Phật tử Việt Nam hiểu biết. Thí dụ như tại sao qúi vị nghe Đức Phật Ngài hoằng pháp 49 năm, có vị nghe Đức Phật hoằng pháp 45 năm. Có khi chúng ta nghe rằng Đức Phật là người ở cõi hướng đông, hướng tây, hướng nam, hướng bắc, có khi nghe nói Đức Phật Ngài viên tịch không co`n nữa v.v... thi` chúng ta sẽ đi sâu vào điểm này trong phần thứ tư của đề án trong tháng.

Phần thứ 5 sẽ được thực hiện vào ngày thứ Sáu là chúng ta sẽ được dịp để bàn về những điểm gọi là về cuộc đời của Đức Phật. Bài học này sẽ rất thú vị bởi vi` TT Trí Siêu là người ti`nh nguyện để soạn bài này. Chúng ta nói về hội chúng của Đức Phật, trong hội chúng đó qúi Phật tử sẽ thấy được rằng Đức Phật là một đấng pháp vương và những đệ tử của Ngài giống như những vị công thần trong một triều đi`nh những vị thượng thủ thinh văn tả hữu, những vị cận sự nam, cận sự nữ, những vị đại thí chủ v.v... đó là một truyền thống của Chư Phật. Chúng ta sẽ nghe về hội chúng của Đức Phật, rồi những thông lệ của Chư Phật có một số điểm chung mà tất cả Chư Phật đều có, điểm chung đó là thông lệ của Chư Phật sẽ tiết lộ cho chúng ta một số y' nghĩa ẩn tàng tại sao có những điều về Đức Phật mà chúng ta thật sự không hiểu. Ví dụ như Đức Phật ra đời, Đức Phật chuyển Pháp Luân, Đức Phật Niết Bàn v.v...đều có lời mời thỉnh vi` đây là một thông lệ cho chúng ta thấy được hi`nh ảnh của Đức Phật không thể chỉ dựa trên suy diễn mà phải dựa trên một số ghi nhận mà đặc biệt quan trọng.

Cũng trong phần thứ năm này chúng ta sẽ có dịp đi qua các đại trượng phu tướng, tức là tướng cách cao qúi của Đức Phật. Người Phật tử thường nghe nói Đức Phật có 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp, nói là nói như vậy, nhưng nói 32 tướng tốt, chúng ta có biết việc gi`. Người Việt Nam của chúng ta có thói quen là mỗi khi nói đến chuyện gi` như là "chín chữ cù lao" chẳng hạn, với "chín chữ cù lao" nói như vậy, khi biết như vậy nhưng không ai rõ chữ đó là gi`. Kể cả khi chúng ta nói về Đức Phật có 32 đại trượng phu tướng thi` chúng ta chỉ nghe một cách loáng thoáng ít có dịp đi sâu vào. Và cách xưng gọi Đức Phật xưa và nay chúng ta sẽ có dịp đặt lại câu hỏi rằng người ngoại đạo đã gọi Đức Phật như thế nào, những đệ tử Phật thời Đức Phật gọi Đức Phật như thế nào, chúng ta ngày hôm nay gọi Đức Phật như thế nào. Rồi chúng ta sẽ qua một số các thánh tính, những di tích mà Đức Phật co`n để lại cho chúng ta được biết ngày hôm nay về phần này thi` qúi vị sẽ cảm thấy ngạc nhiên không ít.

Trong phần thứ sáu, những nghệ thuật liên quan đến Đức Phật. Những nghệ thuật này chúng ta nói về điêu khắc, về hội hoạ, về thi ca, những pho tượng Phật vĩ đại ở trên thế giới, những tranh vẽ quan trọng về cuộc đời của Đức Phật và như thi phẩm nổi tiếng về cuộc đời của Đức Phật mà những người Phật tử sẽ có dịp điểm qua. Đó là phần thứ sáu của chương tri`nh.

Riêng về phần thứ bảy tức là vào Chủ Nhật tuần tới, trong chương tri`nh cuối cùng này chúng tôi sẽ có một buổi thống kê về nhân mùa Phật Đản lần thứ 30 người Việt Nam ở hải ngoại tổ chức lễ Phật Đản. Cộng đồng tỵ nạn Việt Nam đã rời quê hương Việt Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, sau đó tiếp theo là lễ Phật Đản đầu tiên mà nhiều người tổ chức trong các trại tỵ nạn cũng như các trại chuyển tiếp, chúng ta sẽ được nghe một số cảm tưởng của những người Phật tử đã trải qua như thế nào, có dịp nhi`n qua sự phát triển của Phật giáo ở hải ngoại, những ngôi chùa, con số lượng Tăng sĩ đang hành đạo ở hải ngoại, và dĩ nhiên là chúng ta sẽ có một nhận định chung 30 mùa Phật Đản qua rồi thi` Phật giáo ở hải ngoại có những thành tựu gi`, có những trở ngại gi`, có những điểm gi` đáng để cho chúng ta hoan hỷ, và điểm gi` đáng để cho chúng ta âu lo cho tương lai của Phật giáo ở quê người.

Thưa qúi vị, như vậy là đề án trong tháng cũng là một chương tri`nh tập trú chung quanh đề tài của Đức Phật và với đề án này chúng tôi tin tưởng rằng tất cả những người Phật tử xuất gia hay tại gia sẽ có trọn một tuần lễ để cảm nghiệm và chia sẻ lẫn nhau những gi` liên quan đến Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni, bậc Thầy vĩ đại của chúng ta, người cha lành và có thể nói rằng hi`nh ảnh của Ngài đối với tất cả người Phật tử, cho dù rằng chúng ta hiểu Ngài hoặc ít, hoặc nhiều. Chúng tôi tin tưởng rằng những đề án mang tánh cách chuyên đề như vậy ở trong mỗi tháng sẽ dần dà giúp được một số những vị Phật tử ít quen thuộc với những đề tài này ti`m thấy những ưu tiên, ti`m thấy những điểm đáng để quan tâm, chứ không thể lơ là.

Thưa qúi vị, 7 đề án này sẽ được gom lại để in thành kỷ yếu của từng tháng, chúng tôi mong rằng tất cả qúi vị Phật tử sẽ tham gia.

Qúi vị có thể vào xem dàn bài của đề án này tại:

http://ducphat.blogspot.com/

Hiện tại thi` , phần 4, phần 5, phần 6 tức là ba phần cuối đã có người làm, co`n phần 1, phần 3 và 7 chưa có người phụ trách. Mỗi một phần như vậy được phân làm ba hoặc bốn tiểu đoạn, và mỗi một tiểu đoạn như vậy, qúi vị có thể lãnh phụ trách một phần. Mỗi một phần viết không quá một trang giấy, tại vi` phần đó sẽ được đọc lên cho đại chúng nghe. Qúi vị có thể đọc, có thể dịch, có thể viết, có thể sưu tập, nhưng nếu là dịch hoặc sưu tập thi` xin được ghi rõ tác giả là ai, xuất xứ ở nơi nào và xin ghi rõ tên dịch giả. Bởi vi` khi chúng ta post lên đây, ví dụ như chúng ta có một đoạn nói về đạo quả Phật, chúng ta trích trong quyển Đức Phật và Phật Pháp của Phạm Kim Khánh dịch thi` cũng ghi cho rõ.

Sở dĩ mà chúng tôi muốn làm đề án trong tháng này là vi` mong rằng mỗi tháng như vậy qúi Phật tử sẽ có dịp để đào sâu vào Phật học với nhiều chuyên đề có tánh cách tập trung, nhờ sự tập trung này giúp cho chúng ta có một hi`nh ảnh tương đối đầy đủ rộng rãi về một đề tài cần thiết, và đề án của mỗi tháng như vậy sẽ được gom lại in thành một tạp trí chuyên đề, đó là cái ky` vọng của chúng tôi. Cũng mong rằng Chư Tăng và Phật tử làm thế nào để chúng ta có được một mùa Khánh Đản đánh dấu sự ra đời của Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni, với tất cả không những chỉ có lo`ng thành kính của chúng ta mà là niềm tin trí tuệ dấn thân tận tụy, chúng tôi tin rằng những gi` thành tựu đem lại sẽ là những lợi lạc lớn cho bản thân của mỗi người và cho những người Phật tử khác. Mong rằng chúng ta sẽ có một mùa Khánh Đản tro`n đầy y' nghĩa cao qúi lợi lạc.

Sau đây là ghi chú thêm về những phần trong đề án đã có người nhận làm.

Phần 2 cô Liễu Pháp.

Phần 4 Minh Hạnh

Phần 5 TT Trí Siêu

Phần 6 Hạt Cát và Diệu Quang













No. 0325 ( Hạt Cát dịch)

Buddhist artefacts dug out by J&K Archaeology Department

Express India, May 10, 2005

Srinagar, Jammu and Kashmir (India) ── AFTER the discoveries in Pulwama last year and Anantnag district this February, the Jammu and Kashmir Archaeology Department has dug up yet another Buddhist treasure trove in the state, a senior official said today.

The findings, consisting of remnants of a Buddhist Stupa and images came to light during ongoing construction work at Baliyar near Marhama, 40 kms from here yesterday, Deputy Director Archives, Archaeology and Museums M S Zahid told here.
Besides artefacts and pottery objects, the most impressive discovery was the richly crowned and polished statue of a Buddhist deity which is yet to be properly identified.

The deity is shown seated on a lotus-shaped pedestal with the right leg placed on the base of the pedestal and the left curved to the right, the official said.

As its hands are missing, the attributes which a Buddhist usually holds are not visible, he said.
He said the excavation work led by engineer Ahsan-ul-Haqat the site was still on and he hoped to uncover a complete Buddhist Stupa when it is completed.

The department had discovered a Lethpora Buddhist site dated back to four ad in Pulwama district and at Qasbiyar in nearby Anantnag district last year.

A big copper coin hoard, weighing 21 kgs, was dug out by the experts of the department in February this year during excavation at Watnar in Anantnag district.

source: http://www.expressindia.com/kashmir/full_story.php?content_id=46508&type=ei

No. 0324 ( Tinh Tấn dịch)

Những tượng Phật bị hủy hoại

Bài viết của Ông Rasheeda Bhagat
Bamiyan, ngày 7 thang 5 nam 2005

Một trong những hành động ghê gớm nhất trong suốt chế độ Taliban là sự phá hủy ba Kim Thân Phật trong thung lũng Bamiyan ngay ở trung tâm vùng Hindu Kush. Viếng thăm vách đá Bamiyan khổng lồ nơi mà các Kim Thân Phật này một thời đã tọa lạc và nơi những vòm cung trống vắng làm chứng cớ cho những bức tượng Phật đứng, người ta đau buồn với một cảm giác nặng nề của sự mất mát.

Cô Uma Narayanan, người thành lập Làng Cứu Trợ SOS tại Tambaram, Chennai, và là một thành viên trong nhóm của chúng tôi, nói cho chúng tôi biết rằng cô đau bao tử vì cảnh tượng rất chán nản và vì bức tranh đổ nát. Nhưng những gì mà ngày nay là hoang vu và điêu tàn, với hiếm khi một vài du khách đến viếng thăm di tích lịch sử này, đã một thời là di tích của những Kim Thân Phật vĩ đại – tượng lớn cao 55 mét và tượng nhỏ cao 35 mét – y cà sa rực rỡ trong màu đỏ và xanh dương, tay và mặt mạ vàng, và trang hoàng lấp lánh, và bao quanh với những bức tranh nhiều màu sắc. Nhưng hành động dã man của Taliban đã để lại chỉ là hình bóng của một thời đã qua, và một vài đường nét trên tường ở bên trong.

Kim Thân Phật nhỏ là Kim Thân Phật đầu tiên được chạm trổ trên vách đá ở Bamiyan vào thế kỷ thứ ba hay tư. Cô Nancy Hatch Dupree nói:” Hình tượng được khắc ở phía ngoài của vách đá sa thạch và được bao phủ bởi sự pha trộn của bùn và rơm lúa mì… y cà sa của Kim Thân Phật nhỏ màu xanh; dấu vết sơn vàng trên cổ của Kim thân đã chỉ rằng một phần gương mặt và tay ngày nay bị mất đã có cùng màu sắc”. Kim Thân Phật lớn cũng được khắc trên vách đá, “nhưng ở đây thuật khắc xếp nếp, thay vì tạo đường gờ trên tượng, đã được tạo thành bởi đắp y trên tượng và rồi bao phủ với hổn hợp của bùn và rơm,” cô nói.

Ngày xưa, Kim Thân Phật được mạ vàng, và sớm hơn nữa “sự trang hoàng lộng lẫy sáng chói làm hoa mắt”. Toàn bộ hốc tường nơi đặt tượng được sơn các ngày tháng từ cuối thế kỷ thứ năm đến đầu thế kỷ thứ bảy. Giữa hai Kim thân Phật lớn và nhỏ, một hốc tường khác được tìm thấy, là tượng của một người đàn bà cũng bị phá hủy bởi Taliban. Chung quanh các hốc tường này là một cung mê phức tạp của những hang động và lùm cây; trong vài hang động nhỏ, Chư Tăng trú ngụ và một vài hang động lớn hơn được dùng làm chánh điện.

Ngày nay, tất cả còn lại là một cuộc tranh luận hờ hững về các Kim Thân Phật nên được tái tạo lại hay không. Cũng vậy, có nhiều tường trình rằng một Kim Thân Phật vĩ đại…dài vài trăm mét, bị chôn nằm vùi dưới mặt đất tại một nơi nào đó ở Bamiyan và một đội khai quật người Pháp và người A phú hãn đang nổ lực để khám phá ra. Ông Sher Khan, chủ khách sạn của chúng tôi nhanh chóng thêm vào:”Quả thật, gương mặt của Kim Thân Phật đã được khám phá ra trong một cuộc khai quật và bị chôn vùi lại một lần nữa. Nhưng dĩ nhiên, không có gì xác thực cho câu chuyện huyền thọai này.

(tinhtan dich)

The missing Buddhas

Rasheeda Bhagat

Bamiyan , May 7, 2005

ONE of the most heinous acts committed during the Taliban regime was the destruction of the three Buddha statues in the Bamiyan valley right in the heart of the Hindu Kush region. Visiting the massive Bamiyan cliff where these Buddhas once stood and where the empty arches bear testimony to their occupants, one is overcome with a heavy sense of loss.

Uma Narayanan, founder of the SOS Villages in Tambaram, Chennai, and a member of our group, speaks for all of us when she admits to a "churning" in her stomach at the very sight of the depressing and desolate picture. But what is today stark and desolate, with hardly a few tourists visiting this historic site, was once home to massive Buddha statues — the bigger 55 metres tall and the smaller 35 metres — resplendent in red and blue attire, gilded face and hands, and glittering ornaments, and surrounded by colourful paintings. But the Taliban's barbaric act has left only an outline of what once was, and a few murals inside. Added to this, decades of war and destruction and Bamiyan town itself is today a ghost of what it once was.

In 1970, in A Historic Guide to Afghanistan, Nancy Hatch Dupree described Bamiyan thus: "Bamiyan is a little town located at the very heart of the Hindu Kush, in a beautiful valley containing one of man's most remarkable achievements — the colossal Buddhas of Bamiyan. The exquisite beauty of this serene valley tightly embraced by towering mountains bathed in pastel colours, literally captivates all who visit it." Following patronage from the Indian emperor Kanishka in the second century, Buddhism flourished with large monasteries and missionaries carrying its message beyond the Indian sub-continent. Eventually, Buddhism came to the Bamiyan Valley where its devotees created "the most spectacular images of the Buddha attracted pilgrims for centuries," says the author.

The smaller Buddha statue was the first to be sculpted in Bamiyan's cliffs in the third or fourth century (the actual period is a hot topic of debate). "The figure was carved out of the face of the sandstone cliff and then covered with a mixture of mud and wheat straw ... the robe of the small Buddha was blue; traces of the yellow paint on the neck indicate that the now missing (part of the) face and hands were similarly coloured." The large Buddha was also carved from the face of the cliff "but here the drapery, instead of being moulded on the figure, was formed by draping ropes over the figure which were then covered with mud and straw mixture," she says.

Once upon a time, the Buddha was gilded with gold, and much earlier "its precious ornaments dazzled the eyes with their brightness." The entire niche was covered with paintings dating from the late fifth to the early seventh century. Between the larger and the smaller Buddha is found another niche, which had the figure of a woman, was also destroyed by the Taliban. Around these niches were a complicated maze of caves and groves; in some of the smaller ones the monks lived and a couple of larger ones were used as assembly halls.

Today, all that is left is a lukewarm debate on whether the Buddhas should be recreated or not. Also there are reports that a massive statue of the Buddha... a couple of 100 metres in length, lies buried under the earth somewhere in Bamiyan and a French and Afghan excavation team is working on uncovering it. Sher Khan, our hotel owner is quick to add: "Actually its face was uncovered during an excavation and covered back again." But, of course, there was no confirmation of this fantastic tale.

But returning to the present condition of Bamiyan, now that it is considered safe to travel to the northern parts of Afghanistan, many Japanese tourists are visiting the town, particularly as the famous Band Amir lakes are located 75 km away. But the roads are in bad condition, there are barely a couple of hotels where people can stay; and every morning people gather in a central place to look for jobs with either the UN agencies or several other NGOs, including the Agha Khan Development Network that is active in several projects in Afghanistan. But the shops in the main bazaar are well stacked... and ready for brisk business. A member of our group Maya Jayapal, a teacher and travel writer from Bangalore, was surprised to find a cadmium lithium battery for her Nikon F 601 from a little photo shop in the town!

Despite the tough life here, Jonathan Patrick, an Englishman who is working for a British aid agency and has been in Bamiyan for 18 months, simply loves it. He has been working in Afghanistan for four years and we saw him at a carpet shop picking up a piece for $90 (Rs 3,800). "I give a lot of business to this man," he says cheerfully, pointing to a beautiful silk carpet with a price tag of $1,500 (Rs 64,500). "I would buy it if I had the money; you know it would cost $10,000 (Rs 4 lakh) in London."

http://www.thehindubusinessline.com/2005/05/08/stories/2005050800311600.htm