<body><script type="text/javascript"> function setAttributeOnload(object, attribute, val) { if(window.addEventListener) { window.addEventListener('load', function(){ object[attribute] = val; }, false); } else { window.attachEvent('onload', function(){ object[attribute] = val; }); } } </script> <div id="navbar-iframe-container"></div> <script type="text/javascript" src="https://apis.google.com/js/platform.js"></script> <script type="text/javascript"> gapi.load("gapi.iframes:gapi.iframes.style.bubble", function() { if (gapi.iframes && gapi.iframes.getContext) { gapi.iframes.getContext().openChild({ url: 'https://www.blogger.com/navbar.g?targetBlogID\x3d10127388\x26blogName\x3dTin+T%E1%BB%A9c+Ph%E1%BA%ADt+Gi%C3%A1o\x26publishMode\x3dPUBLISH_MODE_BLOGSPOT\x26navbarType\x3dBLUE\x26layoutType\x3dCLASSIC\x26searchRoot\x3dhttps://roomdieuphap.blogspot.com/search\x26blogLocale\x3dvi_VN\x26v\x3d2\x26homepageUrl\x3dhttp://roomdieuphap.blogspot.com/\x26vt\x3d-3702944493927259419', where: document.getElementById("navbar-iframe-container"), id: "navbar-iframe" }); } }); </script><!-- --><div id="flagi" style="visibility:hidden; position:absolute;" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><div id="flagtop"></div><div id="top-filler"></div><div id="flagi-body">Notify Blogger about objectionable content.<br /><a href="http://help.blogger.com/bin/answer.py?answer=1200"> What does this mean? </a> </div></div><div id="b-navbar"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-logo" title="Go to Blogger.com"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/logobar.gif" alt="Blogger" width="80" height="24" /></a><div id="b-sms" class="b-mobile"><a href="sms:?body=Hi%2C%20check%20out%20Thong%20Bao%20at%20trangthongbao.blogspot.com">Send As SMS</a></div><form id="b-search" name="b-search" action="http://search.blogger.com/"><div id="b-more"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-getorpost"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_getblog.gif" alt="Get your own blog" width="112" height="15" /></a><a id="flagButton" style="display:none;" href="javascript:toggleFlag();" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif" name="flag" alt="Flag Blog" width="55" height="15" /></a><a href="http://www.blogger.com/redirect/next_blog.pyra?navBar=true" id="b-next"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_nextblog.gif" alt="Next blog" width="72" height="15" /></a></div><div id="b-this"><input type="text" id="b-query" name="as_q" /><input type="hidden" name="ie" value="UTF-8" /><input type="hidden" name="ui" value="blg" /><input type="hidden" name="bl_url" value="trangthongbao.blogspot.com" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_this.gif" alt="Search This Blog" id="b-searchbtn" title="Search this blog with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value='trangthongbao.blogspot.com'" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_all.gif" alt="Search All Blogs" value="Search" id="b-searchallbtn" title="Search all blogs with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value=''" /><a href="javascript:BlogThis();" id="b-blogthis">BlogThis!</a></div></form></div><script type="text/javascript"><!-- var ID = 10977212;var HATE_INTERSTITIAL_COOKIE_NAME = 'dismissedInterstitial';var FLAG_COOKIE_NAME = 'flaggedBlog';var FLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/flag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var UNFLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/unflag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var FLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif';var UNFLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/unflag.gif';var ncHasFlagged = false;var servletTarget = new Image(); function BlogThis() {Q='';x=document;y=window;if(x.selection) {Q=x.selection.createRange().text;} else if (y.getSelection) { Q=y.getSelection();} else if (x.getSelection) { Q=x.getSelection();}popw = y.open('http://www.blogger.com/blog_this.pyra?t=' + escape(Q) + '&u=' + escape(location.href) + '&n=' + escape(document.title),'bloggerForm','scrollbars=no,width=475,height=300,top=175,left=75,status=yes,resizable=yes');void(0);} function blogspotInit() {initFlag();} function hasFlagged() {return getCookie(FLAG_COOKIE_NAME) || ncHasFlagged;} function toggleFlag() {var date = new Date();var id = 10977212;if (hasFlagged()) {removeCookie(FLAG_COOKIE_NAME);servletTarget.src = UNFLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = false;} else { setBlogspotCookie(FLAG_COOKIE_NAME, 'true');servletTarget.src = FLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = true;}} function initFlag() {document.getElementById('flagButton').style.display = 'inline';if (hasFlagged()) {document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;} else {document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;}} function showDrop() {if (!hasFlagged()) {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'visible';}} function hideDrop() {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'hidden';} function setBlogspotCookie(name, val) {var expire = new Date((new Date()).getTime() + 5 * 24 * 60 * 60 * 1000);var path = '/';setCookie(name, val, null, expire, path, null);} function removeCookie(name){var expire = new Date((new Date()).getTime() - 1000); setCookie(name,'',null,expire,'/',null);} --></script><script type="text/javascript"> blogspotInit();</script><div id="space-for-ie"></div>

 

Thứ Hai, tháng 12 05, 2005

No. 0659 (Hạt Cát dịch)

Ðến Nam Dương xuất gia tập thể.

December 05, 2005

Bản tin đăng tải trên trang Web jakarta Post ngày 05 tháng 12, 2005

BOGOR, Nam Dương: Hàng trăm Phật tử đã tụ tập tại đây để chứng kiến buổi lễ xuất gia của 150 vị tân tỳ kheo từ Nam Dương, Trung Quốc và Tân Gia Ba tại Tu Viện Vajrabodhi hôm chủ nhật, sự kiện như thế được tổ chức lần đầu tiên tại Nam Dương - Indonesia kể từ 500 năm qua, tờ Antara tường trình như trên.

Lim NT, 56 tuổi đến từ Sabang, Aceh nói "Ðây là lần đầu tiên một tập tục như thế này được hoàn thành tại Nam Dương, và nó là một thời điểm lịch sử của Phật tử, có thể gieo chủng tử thiện pháp bằng cách cúng dường đến chư tăng"

Các nghi lễ diễn ra, kể cả cúng dường thực phẩm và tứ vật dụng, theo phương cách của Ðức Phật trong cuộc đời của Ngài.

Nhà tổ chức, Sư Brada Pala nói "Trong đời sống thường nhật, Ðức Phật bộ hành từ làng này đến làng nọ khất thực từ cư dân như là một cách truyền bá giáo pháp, giảng dạy dân chúng tạo thiện nghiệp".

Thủ tục này là nghi thức cuối cùng trong các nghi lễ, kéo dài ba tuần trước khi chính thức đi vào nếp sống tu sĩ. 150 vị tỳ kheo mới này sẽ thăm viếng vài ngôi chùa quanh vùng Jakarta trước khi trở lại xứ sở của họ.
-----
Phần đọc thêm trích Tự Ðiển Bách Khoa Mở Wikipedia

Phật giáo tại Nam Dương (Indonesia)

Người ta cho rằng Phật giáo du nhập đến Nam Dương (Indonesia) khoảng thế kỉ thứ 3 sau Công nguyên. Cao tăng Pháp Hiển, vị tăng Trung Quốc đầu tiên đến Ấn Ðộ, cũng là người đến Nam Dương năm 418. Cuối thế kỉ thứ 5 thì Phật giáo bắt đầu phát triển tại Nam Dương, đến thế kỉ thứ 7 thì Sumatra và Java trở thành hai trung tâm Phật giáo quan trọng. Tại đây, giáo lý Bắc Truyền được truyền bá rộng rãi, có một số tư tưởng Nam Truyền, có lẽ của Thuyết nhất thiết hữu bộ, được thừa nhận. Dưới thời vua Shai-len-dra, Phật giáo phát triển rực rỡ, đó là thời kì xây dựng tháp tại Borobudur, là Phật tích lớn nhất còn lưu tới ngày nay. Khoảng cuối thế kỉ thứ 8, Mật tông bắt đầu thịnh hành. Ðại thừa và Mật tông tồn tại mãi đến thế kỉ thứ 15, trong suốt thời gian này, Phật giáo Nam Dương liên hệ nhiều với Ấn Ðộ và với viện Na-lan-đà (sa. nālandā). Với sự xâm nhập của Hồi giáo, Phật giáo bắt đầu tàn lụi tại Nam Dương, kể từ thế kỉ thứ 15. Ngày nay chỉ còn một số nhỏ tín đồ, nhất là trong giới Hoa kiều.


New Bogor monk to be anointed

BOGOR, Nam Dương: Hundreds of Buddhists will gather here to witness the appointment of 150 new bhiksu (monks) from Indonesia, China, and Singapore at the Vihara Vajrabodhi on Sunday, the first such event to be held in Indonesia for 500 years, Antara reported.

"This is the first time a procession like this has been done in Indonesia, and it is a historical moment for Buddhists, to be able to sow the seeds of goodness by giving alms to the monks," said Lim Njozk Tjoz, 56, from Sabang, Aceh.

The rituals include giving Buddhist monks alms and everyday utensils, following the way of the Buddha during his lifetime.

"During his lifetime, the Buddha walked from village to village and received food from residents as a way to spread goodwill and teach about good karma," the organizer, Bhiksu Bhadra Pala, said.

The procession is the last in a series of rituals, spread over three weeks, before the final appointment into monkhood. The 150 new monks will visit several Buddhist temples around Jakarta before returning to their own countries. --
http://www.thejakartapost.com/detailcity.asp?fileid=20051205.G07&irec=9
No. 0658 ( Hạt Cát dịch)
Nghĩa trang đầu tiên của Phật tử Việt Nam tại Oregon, Hoa Kỳ
Giấc mơ có một nơi an nghỉ cuối cùng của tín chúng trở thành sự thật.
Monday, December 05, 2005
Bài phóng sự của ANGIE CHUANG, đăng tải trên trang Web Oregonlive.com ngày 05 tháng 12, 2005.

Porland- Oregon. Chư Tăng Ni trong mũ len chống lạnh cố gắng giữ gìn các ánh nến cháy sáng trong gió. Nhưng buổi sáng giá lạnh sắp kết băng đã biến những thời kinh tụng tiếng Việt ngưng tụ thành những hơi khói, Nghĩa Trang Chimes Memorial Garden tại Portland đã đi vào lịch sử hôm Chủ Nhật.

William Vương, một nhà tổ chức nói với đám đông khoảng 50 thành viên cộng đồng Á Châu đang tụ tập tại nghĩa trang đầu tiên của Phật tử Việt Nam tại Oregon “Trước kia, nghĩa trang này chỉ là một giấc mơ, một ý tưởng xa vời, bây giờ, cám ơn sự làm việc cật lực của nhiều người, chúng ta đã biến giấc mơ thành sự thật”.

Cho đến nay, cộng đồng Phật Tử Ðông Nam Á vùng Portland phải chấp nhận phương thức hỏa thiêu và đem bình tro cốt vào chùa hoặc hầm mộ hoặc gửi về quê quán đối với cái chết của thân nhân quá cố, một số người muốn được mai táng nhưng đã không có một nghĩa trang nào cho Phật tử Ðông Nam Á tại tiểu bang Oregon.

Một vài cộng đồng và lãnh đạo tôn giáo đã làm việc với tang nghi quán Chimes để thiết lập 348 mộ phần bên sườn đồi cạnh con đường Stevens. Khu vực này sẽ được ưu tiên dành cho Phật tử Việt Nam, Cam Bốt và Lào. Một tượng Phật cẩm thạch màu trắng nhập cảng từ Việt Nam được tôn trí trong khuôn viên nghĩa trang.

Các phần đất được làm dấu bằng những lá cờ nhỏ, cắm cờ xanh là những phần đất sẵn sàng, cờ đỏ là những phần đã được đặt cọc. Cho tới ngày Chủ Nhật, đã có 55 phần đất được đặt cọc.

Chủ tịch Cộng đồng Việt Nam tại Orange Nguyễn Bác Ái nói “Ðiều này cho thấy rõ nhu cầu về một khu nghĩa trang giống như khu này, giáo dân Ki Tô Giáo Việt Nam cũng có một khu nghĩa trang ở Công Viên Lincoln Memorial ở Portland nhưng nó có ý nghĩa hơn cho Phật tử cũng có một khu như vậy”, anh nói thêm “Chuyện này xảy ra cũng nhờ một ngườiViệt nam đang làm việc trong nghiệp vụ mai táng và tang nghi”

Ðó là ông Nguyễn Anh, một chuyên viên tư vấn gia đình và là cố vấn của hệ thống mai táng quốc tế Dignity Memorial mà hai khu nghĩa trang kể trên và một số nghĩa trang cùng tang nghi quán khác trong vùng trực thuộc.

Anh Nguyễn nói rằng khu vực mới này là một phần trong kế hoạch cung cấp hàng ngàn phần mộ có tính cách văn hóa cho vùng Porland với cộng đồng người Mỹ gốc Á đang gia tăng. Với ước đoán của thống kê dân số mới nhất, ba quận hạt thuộc khu vực thị tứ có hơn 90,000 cư dân Mỹ gốc Á.

Lincoln Memorial Park đang xây dựng Vườn Á Châu với phong cách theo truyền thống của nhiều quốc gia Á Châu khác nhau và cung cấp khoản 3,000 phần mộ.

Trong buổi lễ hôm Chủ Nhật, chư Tăng Ni đã tụng niệm cử hành nghi thức an vị tượng Phật cũng như cúng bái đất đai. Quốc kỳ Mỹ và quốc kỳ Việt Nam cũng được kéo lên nơi đây, tượng trưng cho ý nghĩa song tịch của những ai sẽ được an táng nơi đây.

Thầy Thích Minh An, vị tu sĩ lãnh đạo tâm linh tại chùa Minh Quang Porland, người đã hướng dẫn buổi lễ nói rằng “Phật tử chúng tôi thích được ở gần cộng đồng và gia đình của mình”.

Chi Jones, một thành viên của hiệp hội Văn Hóa Xã Hội và Khoa Học Việt Nam nói “Bởi vì văn hóa Á Châu coi trọng việc viếng thăm và chăm nom mộ phần của gia đình, rất nhiều di dân và người tị nạn muốn được mai táng ở Oregon, họ muốn được gần gũi con cháu của họ”.

Oregon's first Vietnamese Buddhist cemetery a reality
A dream of followers to have a place to rest in peace comes alive
Monday, December 05, 2005
ANGIE CHUANG
The Buddhist monks and nuns wore woolen knit caps and struggled to keep the altar candles lit in the wind. But as the near-freezing morning turned their Vietnamese chants into puffs of condensation, the Chimes Memorial Garden in Portland made history Sunday.

"Before, this burial ground was just a dream, a great idea," William Vuong, an organizer, told about 50 Southeast Asian community members gathered at the dedication of the first-ever Vietnamese Buddhist cemetery in Oregon. "Now, thanks to the hard work of many, we have made a dream come true."

Until now, the Portland-area's Southeast Asian Buddhist community cremated their dead and kept urns in temples or vaults, or sent them back to their birthplaces. But some prefer burial, and there were no Southeast Asian Buddhist cemeteries in the state.

Several community and religious leaders worked with the Chimes Memorial Garden and Sunnyside Little Chapel of the Chimes, a funeral home, to establish the 348-space burial ground on a hillside off Southeast Stevens Road. It will be used primarily by Buddhists from Vietnam, Cambodia and Laos. A white marble Buddha statue imported from Vietnam keeps watch over the gravesites.

The sites are marked with tiny flags -- green ones for those that are available and red for those that are reserved. By Sunday, 55 sites had been reserved.

That shows the clear need for a burial ground like this one, said Bac-Ai Nguyen, president of the Oregon Vietnamese Community Association. Vietnamese Catholics have a dedicated burial site at Lincoln Memorial Park in Portland, he said, but it means a great deal for Buddhists to have one as well.

"It takes a Vietnamese guy working in the funeral business for this to happen," he said.

That's Anh Nguyen, a family counselor and adviser for Dignity Memorial, the international network that includes Chimes Memorial Garden, Lincoln Memorial Park and dozens of others other cemeteries and funeral homes in the area.

Anh Nguyen said the new site is part of a plan to provide thousands of culturally appropriate burial sites for the Portland area's growing Asian American community. By most recent census estimates, the three-county metro area has more than 90,000 Asian American residents.

Lincoln Memorial Park currently is constructing an "Asian Garden" that will incorporate traditions from a variety of Asian countries and provide 3,000 burial sites.

At Sunday's ceremony, the nuns and monks made offerings and prayed, sanctifying the Buddha statue and the burial ground. The U.S. flag and the South Vietnamese flag flanked them, symbolizing the dual homelands of those who will be buried there.

"We Buddhist believers like to be near our community and families. They keep us safe as we pass on," said Thich Minh An, a monk and spiritual leader at Portland's Minh Quang Temple who led the ceremony.

Because Asian cultures place high importance on visiting and tending family members' graves, many immigrants and refugees want to be buried in Oregon, said Chi Jones, a board member of the Vietnamese Science and Culture Society of Oregon. "They want their kids to be close."

Standing in the wings at the gathering were a half-dozen members of the grounds crew who helped build the cemetery and will maintain it. Wearing rain gear and curious expressions, some of the veteran workers acknowledged they had never seen anything like the Buddhist ritual.

"It gives you a good feeling for people to walk away with smiles on their faces," said John LaGood, the construction foreman who oversaw building of the Buddhist cemetery.

"A lot of people think we just mow lawns, but it's a lot more than that," LaGood said. "You think about the different traditions of the people who will be buried there and who will be visiting."

http://www.oregonlive.com/metro/oregonian/index.ssf?/base/news
/113375670382340.xml&coll=7

No. 0657

CHÙA PHẬT XƯA VÀ NAY

KTS NGUYỄN HỮU THÁI

Giáo lý của đạo Phật cũng như đặc điểm nổi bật nền kiến trúc Phật giáo, là tính giản dị, đại chúng và bình đẳng, từ bi. Có nghiên cứu so sánh công trình kiến trúc nhiều tôn giáo khác nhau, tôi cho rằng các yếu tố nêu trên giống như sợi chỉ xuyên suốt nối kết các công trình như chùa tháp, Tăng viện trên hai nghìn năm qua. Những ngôi chùa Phật luôn là trung tâm tôn giáo lẫn trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng, từng góp phần tích cực làm phong phú thêm nền văn hóa địa phương nơi đạo Phật đặt chân truyền bá đến.

Từ những Stupa, Chaitya, Vihara

Phát sinh vào thế kỷ thứ VI trước Tây lịch, ở miền Bắc Ấn Độ, đạo Phật xuất hiện như phản ánh lòng bất bình của quần chúng đối với chế độ đẳng cấp hà khắc và quyền uy độc đoán của giới thống trị Tăng lữ Bà la môn.

Tiếc rằng ngày nay, những công trình kiến trúc Phật giáo huy hoàng của triều đại Asoka (271-231 trước Tây lịch) nay không còn, nhưng những gì còn lại của những thế kỷ sau cũng đủ để mô tả sinh hoạt đạo Phật thời kỳ đầu đó.

Bên cạnh các đền đài Bà la môn đồ sộ, mang nặng tính phô diễn nhưng khép kín, xuất hiện các công trình tôn giáo khiêm tốn, dung dị nhưng mở rộng ra cho quần chúng nhân dân, không phân biệt đẳng cấp, nguồn gốc.

Vết tích còn lại sớm nhất là các ngôi tháp tròn Stupa ở vùng Sanchi vào thế kỷ thứ II trước Tây lịch, mang dạng bán cầu đồ sộ chứa di cốt hoặc thánh tích. Chúng vừa là biểu tượng vũ trụ, có 4 cổng day ra bốn hướng gió, trên chóp 3 tầng dạng tán lọng. Còn lại nhiều nhất là các điện thờ Chaitya (nay thường bị đạo Bà la môn chiếm dụng), những không gian giản đơn, không thấy có trang trí gì khác ngoài hình tượng Đức Phật.

Nhưng thể hiện rõ ràng nhất các nét kiến trúc Phật giáo ban sơ là các Phật học viện ở vùng Ajanta (thế kỷ thứ I sau TL) và rất nhiều Tăng viện Vihara ở vùng Elephanta vào thế kỷ VII sau TL. Đó là những đền hang, đục vào đá theo truyền thống kiến trúc cổ Ấn Độ, gồm các không gian rộng rãi nhưng không trang trí gì khác ngoài các phù điêu, tượng đắp nổi, chỉ duy nhất mang hình tượng Đức Phật.

Tương truyền trong thời kỳ đầu của PG, ngay cả hình tượng Đức Phật cũng không được sử dụng trang trí các chùa hang, Tăng viện. Về sau, do yêu cầu đại chúng dân gian, hình tượng Đức Phật mới xuất hiện, nhưng đơn giản và không kèm theo các trang trí rườm rà nào khác, giống như các đền đài Bà la môn, hoặc Hồi giáo về sau này.

Các khu chùa Phật ban đầu trở thành các không gian mở, đón nhận hàng nghìn tín đồ hành hương đến nghe giảng kinh, học tập kinh nghiệm tu đạo chứ không phải là nơi đến để lễ bái, cầu phúc lộc. Từ thời đạo Phật thịnh hành dưới triều đại Asoka, chùa Phật đã xuất hiện như các trung tâm sinh hoạt tôn giáo - văn hóa cộng đồng rất sinh động, mang đậm nét đại chúng, hướng về tu dưỡng, tu tập theo đạo pháp hơn là lễ bái.

Đến các chùa tháp, Wat và các chùa Phật hiện đại

Nếu vào thế kỷ VII và VIII, đạo Phật đã suy ở Ấn Độ, thì đạo này lại phát triển nhanh ở Đông Á và Đông Nam Á, phía Bắc đến tận vùng Mãn Châu, Nhật Bản, Sri Lanka, Indonesia.

Nếu đạo Phật truyền sang Tây Tạng mang sắc thái Lạt ma với các công trình Tăng viện quy mô lớn vùng núi Hymalaya cao vút, thì những chùa tháp Trung Quốc đã làm thay đổi cả bộ mặt sinh hoạt tôn giáo, vốn mang tính đa thần dân gian bản địa vùng Đông Á mênh mông. Các công trình PG ở Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam là những phức hợp kiến trúc tôn giáo quy mô lớn, đặt ở những vị trí cảnh quan đẹp nhất. Ngôi bảo tháp tròn Stupa nay vút lên cao với nhiều tầng bậc. Trung tâm chùa là Phật điện. Truyền thống bố cục mở, đại chúng vẫn duy trì với sân rộng, hành lang lớn đặt bên trái, bên phải (Đông lang, Tây lang) đón khách thập phương.

Chùa Phật xuất hiện rất khác với đền miếu Khổng giáo, Lão giáo với tháp cao, gác chuông và cả nơi ở, tu tập của Tăng Ni, lẫn nhà khách. Stupa Ấn Độ nay biến thành bảo tháp (pagoda) làm đài kỷ niệm hoặc tàng trữ xá lợi và các di vật lễ bái. Thường thì tháp tích Phật đặt ở phía trước, có nhiều tầng, chóp tán lọng hoặc búp sen, bầu rượu, xung quanh có đường chạy đàn (vừa tụng niệm vừa kinh hành) vòng quanh tháp. Tháp mộ đặt tự do ở phía sau, gìn giữ tro cốt tu sĩ, ít tầng hơn, chừa cửa tò vò nhỏ đặt bàn thờ.

Điện thờ là trung tâm chùa, thường gồm 3 phần : tiền đường là nơi vân tập thiện nam tín nữ, tòa thiêu hương (bái đường) nơi tiến hành lễ và tòa thượng điện (chánh điện) là nơi đặt tượng Phật. Thời Lý - Trần ở nước ta, chỉ đặt tượng Phật A Di Đà, sau đặt ba vị Tam thế (quá khứ, hiện tại và vị lai). Thời Lê, Nguyễn từ thế kỷ XV trở đi còn có cả Ngọc Hoàng, Thổ công, Thổ địa.

Nhưng cơ bản chùa Phật vẫn là công trình gắn bó hài hòa với cảnh quan sông nước, núi đồi bao quanh, bố cục cân xứng và mở, chỉ có tháp là mang tính chế ngự, nhấn mạnh toàn khu thờ tự theo phương vị đứng, có thể nhìn thấy từ xa.

Tôi đã đi qua những nước Đông Nam Á theo đạo Phật, vẫn nhìn thấy các chùa Phật Wat Thái Lan, Lào, Campuchia với tháp nhọn, điện thờ giản dị, mở ra cho đại chúng. Nhân dân gắn liền suốt đời với đạo Phật, từ tuổi trẻ vào chùa tu tập, học văn hóa, lớn lên là cư sĩ, chết đi để tro bình ở chùa.

Chùa Phật như vậy là vẫn tiếp nối truyền thống duy trì được xuyên suốt từ buổi sơ khai ở vương quốc Capilavastu miền biên giới Nepal, Bắc Ấn Độ, cho đến nay tại toàn bộ châu Á. Ở phương Tây, chùa Phật nay đang trở thành các trung tâm sinh hoạt cộng đồng di dân gốc châu Á, mang tính tôn giáo và xã hội - văn hóa cộng đồng khá sống động.

Ở Nhật Bản, đang xuất hiện nhiều công trình kiến trúc Phật giáo khá hiện đại của các tông phái, nhưng cơ bản nhà chùa vẫn là nơi tu tập, tu dưỡng hướng nội, dung dị, rất khác với công trình tôn giáo khác, vẫn mang nặng tính hướng ngoại, phô diễn thanh thế.

Xu hướng sinh sống đô thị hóa ngày nay không còn dễ dàng xây dựng các khu chùa Phật rộng lớn quá khứ, nhưng ngôi chùa trong phố vẫn duy trì một truyền thống đại chúng, mở rộng cửa đón mọi người, không phân biệt. Đó phải chăng là bản sắc riêng của chùa Phật, xưa cũng như nay.

Source: Tuần Báo Giác Ngộ, số Xuân Tân Tỵ 2001

http://www.quangduc.com/xuan/49chuaphat.html
No. 0656 (ÐÐ Thích Nguyên Tạng dịch thuật)

Phật Giáo tại Ba-Tư

(Trích từ Trang Nhà Quảng Ðức)
Ba Tư (Persia) là tên cũ của Iran ngày nay (chính thức đổi thành Iran vào năm 1935), một quốc gia nằm ở Tây Nam Châu Á thuộc vùng Trung Cận Đông, phía bắc giáp giới với Liên Xô (cũ), đông giáp ranh với Pakistan và Afghanistan, nam giáp với Vịnh Ba Tư và Tây giáp với Thổ Nhĩ Kỳ và Irag. Thủ đô Teheran. Diện tích: 1.648.000 km2. Dân số: 68,017,860 người (thống kê năm 2005). Hiện tại Hồi giáo là quốc giáo tại Ba Tư, nhưng Phật Giáo (PG) vẫn được xem là một tôn giáo có mặt ở Ba Tư vào đầu thế kỷ thứ 2 trước Tây Lịch. Đây là một điều rất lý thú cho những nhà sử học và khảo cổ học PG có dịp để phăng tìm lại con đường truyền bá Chánh Pháp của các bậc tiền bối năm xưa tại xứ sở này.

Trong thế kỷ qua, các nhà nghiên cứu Ba Tư cho biết rằng có một số chuyện tiền thân Đức Phật (Jataka stories) từng được biết đến ở Ba Tư dưới nhan đề là Pancatantra, được chuyển dịch sang tiếng Ba Tư vào thế kỷ thứ 6 theo chiếu chỉ của vua Khusru, và được dịch sang tiếng Á Rập và tiếng Xy-ri vào thế kỷ thứ 8, dưới tựa đề là Kalilag va Damnag. Bản dịch tiếng Ba Tư này về sau lại được chuyển ngữ sang tiếng Hy Lạp, La Mã và Do Thái. Đến thế kỷ thứ 8, quyển sách Cuộc đời của Đức Phật (The Life of Lord Buddha) được ông John dịch sang tiếng Hy Lạp, tác phẩm rất được phổ biến ở các nước Trung Đông thời bấy giờ. Theo ông Rashid al-Dìn, một nhà sử học sống vào thế kỷ thứ XIII, ghi nhận rằng có ít nhất mười một bộ Kinh Phật được chuyển ngữ và lưu hành rộng khắp trên đất nước Ba Tư vào thời đó, trong số này có Kinh Vô Lượng Thọ (Sukhavati- Vyuha sutra) và Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương (Karanda-vyuha) được ghi nhận còn hiện hữu cho tới ngày nay. Gần đây, người ta còn tìm thấy thêm một số Kinh như Tương Ưng Bộ Kinh (Samyutta Nikaya), Tăng Chi Bộ Kinh (Anguttara Nikaya) và Thọ Ký Di Lặc Kinh ( MaitreyaVyakarana).

Mặc dù nền văn hóa của Ba Tư và Á Rập được xem là có ảnh hưởng qua một số mẫu chuyện tiền thân của Đức Phật, nhưng cho đến nay vẫn chưa tìm thấy một bản dịch tiếng Ba Tư, Á Rập hay ngôn ngữ Trung Đông nào khác. Sự ảnh hưởng của PG trên nền văn học Ba Tư mà hiện tại chúng ta thấy qua những tác phẩm của những nhà sử học, địa lý học và đặc biệt là nhân chủng học chỉ là những từ ngữ PG như al Budd (Đức Phật), al Budasf (Bồ tát), v.v... Trong văn chương của Ba Tư, đặc biệt ở phía Đông Ba Tư, thường miêu tả những hình ảnh và biến cố của PG từ những ngôi chùa ở vùng Merv và Balkh. Về kiến thức nghi lễ của PG có liên hệ với một bảo tháp ở Balkh được thuật lại bởi nhà sử học Ba Tư Ibn al-Faqih vào thế kỷ thứ 10 và sử gia người Sy-ri, ông Yaqut, vào thế kỷ 13. Về mặt hiểu biết PG của người Ba Tư còn rất thô thiển và hạn chế, vì nó phải lệ thuộc vào sự thịnh suy của PG tại các nước Trung Á và Afghanistan, mặt khác, sự tàn lụi của PG tại Ấn Độ theo sau cuộc tấn công khốc liệt của đội quân Hồi giáo, cũng ảnh hưởng đến sự phát triển PG của các quốc gia lân cận.

Phật giáo tại Ba Tư được ghi nhận là phát triển và phổ biến trong hai thời kỳ, thứ nhất là đầu thế kỷ thứ 3 kéo dài đến thế kỷ thứ 7 khi gặp sự tấn công của phong trào Hồi Giáo; thứ hai, PG lại một lần nữa được phục hưng bởi sự chinh phục Ba Tư của người Mông Cổ vào đầu thế kỷ thứ 13.

Về con đường truyền bá PG vào Ba Tư có thể là gắn liền với hai hướng như sau: Thứ nhất, con đường truyền giáo được khởi xướng vào triều đại của vua A-Dục. Sử liệu ghi nhận rằng nhiều tăng sĩ đã được phái đến truyền pháp tại thành phố Bactria và Gandhara thuộc Afghanistan, nhờ vậy mà PG đã phát triển tại xứ sở này và cuối cùng tràn qua Khurasan, (một thành phố nằm về phía Đông Bắc của nước Ba Tư ngày nay). Thứ hai, PG được truyền vào Ba Tư qua ngã đường tơ lụa (silk route), con đường này nối liền Đông Tây, xuất phát từ vùng Đông và Tây Ấn, do các nhà buôn người Ấn khai phá để nối kết với các quốc gia có mối liên hệ về thương mại. Các nhánh mà con đường tơ lụa đi qua là Batria và Gandhara để đi tới vùng Địa Trung Hải và các nhà buôn PG đã có cơ hội để gieo rắc hạt giống Bồ Đề vào các nơi này. Sử liệu cũng ghi nhận rằng vào đầu thế kỷ thứ 2 trước TL, các nhà buôn Ấn thường dừng chân tại vịnh Ba Tư và Á Rập, điều này giải thích tại sao các địa danh trong vùng này mang dấu vết của ngôn ngữ Ấn, như but hay hind (Ấn Độ) và bahàr, chữ Sanskrit là vihàra (tu viện PG).

Mặc dù đạo Thờ Lửa ( Zoroastrianism) là một đạo có ưu thế tại Ba Tư, nhưng PG vẫn được truyền nhập và phổ biến, điều này được chứng minh bởi tiền đồng PG của Peroz, con trai của vua Ardahir I (226-41 sau TL), một người theo đạo Phật và đạo Thờ Lửa. Tuy nhiên, vào thế kỷ thứ ba cũng có một vài chứng cứ về việc PG gặp phải sự kháng cự của nhà cầm quyền. Ông Kartir, một vị tu sĩ uy tín của đạo Thờ Lửa, ghi lại trên bia đá rằng PG và một số tôn giáo khác tại vương quốc Sassanian đã bị đàn áp. Al-Bìrùnì, một sử gia Ba Tư ở vào thế kỷ 11 cũng khẳng định rằng PG đã bị áp lực trong thời kỳ này trước lúc Đạo Hồi (một tôn giáo lớn do nhà tiên tri Muhammad (570-632) sáng lập tại nước Á Rập vào thế kỷ thứ 7 trước TL) truyền đến Ba Tư.

Bằng chứng cụ thể về sự tồn tại của PG tại Ba Tư ngày nay rất mỏng manh, hầu như không còn gì cả. Các hang đá nhân tạo rất công phu ở Chehelkhaneh và Haidari gần vịnh Ba Tư được xem như là những tu viện PG, được tạo dựng theo kiến trúc của Ấn Độ và Trung Á. Rủi thay, không có một bằng chứng rõ ràng nào còn tồn tại để xác minh sử liệu này. Truyền thuyết của Ba Tư kể rằng, trong hai thế kỷ thứ 8 và 9, tại Ba Tư có một hoàng tộc theo PG rất hùng mạnh mang tên là Barmakid ở thủ phủ Balkh. Nhiều tác giả người Á Rập cũng thừa nhận điều này như là một đề tài truyền khẩu. Hoàng tộc này đã xây dựng và trông nom nhiều Tu viện PG Nawbahàr nằm rải rác ở đông bắc Ba Tư. Không may thay, Hoàng tộc này đã bị sụp đổ theo sau cuộc thương thuyết bất thành với triều đình Abbasid đặt tại Baghdad. Sau đó, dường như hệ thống tu viện Nawbahàr đã bị tịch thu trước thời điểm Hồi giáo xâm lăng đến vùng này, vì khi người Hồi giáo đến thì hình bóng của PG không còn thấy ở đó nữa. Tiếp theo đó, những ngôi Tu viện PG Nawbahàr được chuyển sang làm thánh đường của Hồi giáo.

Thời kỳ PG được xem là phát triển tại Ba Tư là vào đầu thế kỷ thứ 13 khi Thành Cát Tư Hãn (Genghis Khan, 1162-1227) xâm lăng đất nước này vào năm 1218. Vị vua Mông Cổ này và các quần thần của ông đều là Phật tử, nên các vị là những nhà bảo hộ cho PG tại Ba Tư cho đến khi vua Ghazan Khàn đổi theo Đạo Hồi vào năm 1295 . Trong thời gian còn ủng hộ PG, các vua Mông Cổ đã có những dự án xây dựng chùa chiền một cách rất quy mô tại vương quốc Maragheh, (nằm phía đông bắc Ba Tư) và nhiều nơi khác, nhưng kế hoạch này đã bị bãi bỏ theo lệnh của vua Ghazan, tiếp đó những ngôi chùa đã bị phá hủy hoặc chuyển qua làm Thánh đường Hồi giáo. Rất có thể những bằng chứng trong thời kỳ này có hai hang động nhân tạo ở Chehelkhaneh và Haidari, cả hai nơi đều ở gần cố đô Mông Cổ Maragheh. Cả hai hang động rất nổi tiếng này đã được các họa sĩ vẽ lại bằng tranh màu nước để trang trí trong những thánh đường Hồi giáo. Những nỗ lực sau này của vua Mông Cổ Uldjaitu (1305-16) bỏ Đạo Hồi và trở về với Đạo Phật để phục hưng lại PG ở Ba Tư, nhưng tiếc thay, PG đã biến mất tại xứ sở này vào hậu bán thế kỷ thứ 14.

Ngày nay, hình ảnh của Phật giáo tại Ba Tư, còn chăng chỉ là những lá cờ được trang hoàng trên những ngôi tháp ở tại thành phố Caucasus, mà người ta tin rằng nó có thể là những ảnh hưởng còn sót lại của người Mông Cổ trên xứ sở Trung Đông này./.

Tổng hợp tài liệu từ:

-- A CONCISE HISTORY OF BUDDHISM, England 1997

-- CULTURES OF THE WORLD IRAN, New York 1993

-- ENCYCLOPAEDIA BRITANNICA, Chicago1984)

http://www.quangduc.com/quocte/01pgkhaptg-batu.html