<body><script type="text/javascript"> function setAttributeOnload(object, attribute, val) { if(window.addEventListener) { window.addEventListener('load', function(){ object[attribute] = val; }, false); } else { window.attachEvent('onload', function(){ object[attribute] = val; }); } } </script> <div id="navbar-iframe-container"></div> <script type="text/javascript" src="https://apis.google.com/js/platform.js"></script> <script type="text/javascript"> gapi.load("gapi.iframes:gapi.iframes.style.bubble", function() { if (gapi.iframes && gapi.iframes.getContext) { gapi.iframes.getContext().openChild({ url: 'https://www.blogger.com/navbar.g?targetBlogID\x3d10127388\x26blogName\x3dTin+T%E1%BB%A9c+Ph%E1%BA%ADt+Gi%C3%A1o\x26publishMode\x3dPUBLISH_MODE_BLOGSPOT\x26navbarType\x3dBLUE\x26layoutType\x3dCLASSIC\x26searchRoot\x3dhttps://roomdieuphap.blogspot.com/search\x26blogLocale\x3dvi_VN\x26v\x3d2\x26homepageUrl\x3dhttp://roomdieuphap.blogspot.com/\x26vt\x3d-3702944493927259419', where: document.getElementById("navbar-iframe-container"), id: "navbar-iframe" }); } }); </script><!-- --><div id="flagi" style="visibility:hidden; position:absolute;" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><div id="flagtop"></div><div id="top-filler"></div><div id="flagi-body">Notify Blogger about objectionable content.<br /><a href="http://help.blogger.com/bin/answer.py?answer=1200"> What does this mean? </a> </div></div><div id="b-navbar"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-logo" title="Go to Blogger.com"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/logobar.gif" alt="Blogger" width="80" height="24" /></a><div id="b-sms" class="b-mobile"><a href="sms:?body=Hi%2C%20check%20out%20Thong%20Bao%20at%20trangthongbao.blogspot.com">Send As SMS</a></div><form id="b-search" name="b-search" action="http://search.blogger.com/"><div id="b-more"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-getorpost"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_getblog.gif" alt="Get your own blog" width="112" height="15" /></a><a id="flagButton" style="display:none;" href="javascript:toggleFlag();" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif" name="flag" alt="Flag Blog" width="55" height="15" /></a><a href="http://www.blogger.com/redirect/next_blog.pyra?navBar=true" id="b-next"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_nextblog.gif" alt="Next blog" width="72" height="15" /></a></div><div id="b-this"><input type="text" id="b-query" name="as_q" /><input type="hidden" name="ie" value="UTF-8" /><input type="hidden" name="ui" value="blg" /><input type="hidden" name="bl_url" value="trangthongbao.blogspot.com" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_this.gif" alt="Search This Blog" id="b-searchbtn" title="Search this blog with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value='trangthongbao.blogspot.com'" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_all.gif" alt="Search All Blogs" value="Search" id="b-searchallbtn" title="Search all blogs with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value=''" /><a href="javascript:BlogThis();" id="b-blogthis">BlogThis!</a></div></form></div><script type="text/javascript"><!-- var ID = 10977212;var HATE_INTERSTITIAL_COOKIE_NAME = 'dismissedInterstitial';var FLAG_COOKIE_NAME = 'flaggedBlog';var FLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/flag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var UNFLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/unflag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var FLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif';var UNFLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/unflag.gif';var ncHasFlagged = false;var servletTarget = new Image(); function BlogThis() {Q='';x=document;y=window;if(x.selection) {Q=x.selection.createRange().text;} else if (y.getSelection) { Q=y.getSelection();} else if (x.getSelection) { Q=x.getSelection();}popw = y.open('http://www.blogger.com/blog_this.pyra?t=' + escape(Q) + '&u=' + escape(location.href) + '&n=' + escape(document.title),'bloggerForm','scrollbars=no,width=475,height=300,top=175,left=75,status=yes,resizable=yes');void(0);} function blogspotInit() {initFlag();} function hasFlagged() {return getCookie(FLAG_COOKIE_NAME) || ncHasFlagged;} function toggleFlag() {var date = new Date();var id = 10977212;if (hasFlagged()) {removeCookie(FLAG_COOKIE_NAME);servletTarget.src = UNFLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = false;} else { setBlogspotCookie(FLAG_COOKIE_NAME, 'true');servletTarget.src = FLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = true;}} function initFlag() {document.getElementById('flagButton').style.display = 'inline';if (hasFlagged()) {document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;} else {document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;}} function showDrop() {if (!hasFlagged()) {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'visible';}} function hideDrop() {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'hidden';} function setBlogspotCookie(name, val) {var expire = new Date((new Date()).getTime() + 5 * 24 * 60 * 60 * 1000);var path = '/';setCookie(name, val, null, expire, path, null);} function removeCookie(name){var expire = new Date((new Date()).getTime() - 1000); setCookie(name,'',null,expire,'/',null);} --></script><script type="text/javascript"> blogspotInit();</script><div id="space-for-ie"></div>

 

Thứ Bảy, tháng 10 15, 2005

No. 0569 ( Sư Uyên Minh dịch)

TRƯỞNG LÃO NYANATILOKA

Ngài sinh ngày 19 tháng 02 năm1878 tại Wiesbaden (Ðức Quốc), thế danh Anton Walter Florus Gueth. Ngay lúc còn trẻ, tình cờ đọc được vài cuốn sách nhắc tới đạo Phật, ngài đã có lòng kính mộ. Thời đó phần lớn người Tây phương hãy còn xa lạ với tư tưởng Ðông Phương, trong đó có Phật giáo. Mấy cuốn sách đọc được chỉ đủ gợi ý cho ngài đôi điều về đạo Phật như một nền tư tưởng " cũng bác ái như đạo Cơ Ðốc, nhưng ngoài tình thương còn có vài thứ khác lạ lùng hơn, đặc biệt là cách đề cập về cái Tôi và Của Tôi ". Ý hướng học Phật bắt đầu nhen nhóm trong lòng nên ngay khi có cơ hội, ngài đã lên đường sang Ấn Ðộ để du lịch và tìm hiểu đạo Phật. Từ Ấn Ðộ, ngài lại theo tàu biển đi Tích Lan rồi Miến Ðiện. Cuộc hạnh ngộ với một nhà sư người Anh tên Allan Bennett tại Miến Ðiện đã khiến ngài phát tâm xuất gia.

Lúc đó là năm 1903. Sau khi thọ giới Sa Di được một năm, sang năm 1904 ngài thọ giới Tỳ Kheo với hòa thượng U Kumara Sayadaw, được thầy cho pháp danh là Nyanatiloka và trở thành vị sư người Ðức đầu tiên trên thế giới, cũng như sư Allan Bennett là vị sư người Anh đầu tiên.

Năm 1905 ngài Nyanatiloka trở sang Tích Lan nghiên cứu Phật học tại một ngôi chùa vùng duyên hải miền Nam Tích Lan, gần Matara. Mấy năm sau ngài lại lên đường chu du các nước, thăm lại Miến Ðiện rồi đi sang Âu Châu (Ðức, Thụy Sĩ, Ý Ðại Lợi ) và Nam Phi để hoằng pháp. Trong thời gian dừng bước ở Thụy Sĩ , ngài có tế độ cho một người Ðức tên Bartel Bauer thọ giới Sa Di với pháp danh là Kondanno. Sau đó hai thầy trò quay về Tích Lan. Trong một lần đi xe lửa ngang qua làng biển Dodanduwa, sư Kondanno đã nhìn thấy một cụm cây xanh nằm giữa vùng biển cạn ( gọi theo dân địa phương là Ratgama Lake) có cảnh trí tuyệt đẹp nhưng lại hoang vu. Sư trở về thưa lại với ngài Nyanatiloka. Ngay khi vừa nhìn thấy hòn đảo, ngài đã ưng ý ngay.

Ngày 09 tháng 07 năm 1911 thầy trò ngài Nyanatiloka đã đến đây cất lên năm ngôi thất nhỏ bằng gỗ đơn sơ và đó chính là trung tâm Island Hermitage nổi tiếng thế giới sau này. Các nhà sư Tây Phương sau đó cũng đến Island Hermitage là ngài Vappo (một vị dày công với trung tâm, mất năm 1960 ), ngài Mahanama, ngài Assaji, ngài Bhaddiya. Ðàn tín hộ trì chư tăng của Island Hermitage lúc đầu là Phật tử quanh vùng Dodanduwa, đáng kể nhất trong số đó là ông William Mendis Wijesekera. Chính ông tổ chức một nhóm cư sĩ mỗi sáng đi ghe ra đảo đem thức ăn đặt bát cho chư tăng và giúp đở các thứ cần thiết.

Theo thời gian, chư tăng da trắng từ khắp nơi tìm về trung tâm Island Hermitage đông đảo hơn và vào tám ngày Bát Quan Trai mỗi tháng có đến hàng trăm Phật tử ra đảo thọ giới, nghe Pháp. Chỉ trong một năm , 1912-1913, Island Hermitage có thêm một trai đường ( Danasala) và đón chân nhiều khách Tây Phương sau này đều là danh nhân thế giới như Alexandra David- Neel, Paul Dahlke,…..

Island Hermitage là một khu sinh thái độc lập, cách làng biển Dodanduwa khoảng 2 cây số, gồm hai cù lao nhỏ kề nhau Polgasduwa và Metiduwa (Ðảo Ðất Sét), còn gọi là Meddidowa ( Ðảo Giữa). Khí hậu ngoài này đặc biệt mát mẻ quanh năm và tư mùa đều có cây xanh. Polgaduwa có nhiều đước, mắm (những giống cây nước mặn) và hiện nay có một con đường bộ dẫn vào đất liền. Nhờ vào số tài chánh giúp đỡ của ông Bergier, một đệ tử người Thụy Sĩ của ngài Nyanatiloka, năm 1911 Island Hermitage đã chính thức được mua lại và trở thành trụ sở Phật giáo đầu tiên của người Tây Phương.

Khi Ðệ Nhất Thế Chiến bùng nổ vào năm 1914, vì một vài nghi vấn chính trị, tăng chúng của trung tâm được lệnh sơ tán vào đất liền rồi sau đó được gửi sang Úc Châu. Từ Úc Châu, ngài Nyanatiloka đã lưu lạc nhiều nơi, Âu Châu rồi Hoa Kỳ và cả Trung Quốc. Năm 1916 ngài ghé Trùng Khánh và bị nhốt tù tại Hán Khẩu đến năm 1919 thì được hội Hồng Thập Tự Quốc Tế can thiệp mới được thả ra. Vì không thể trở lại Tích Lan, ngài Nyanatiloka lại tiếp tục trôi nổi sang Sikkim rồi Nhật Bản và trở thành giáo sư trường đại học Komazawa University. Mãi đến năm 1926 ngài Nyanatiloka mới có thể trở về Island Hermitage và xây dựng lại từ đầu vì nơi đây lúc này đã đổ nát. Từ đó ngài trở thành phương trượng đầu tiên của Island Hermitage cho đến khi qua đời vào ngày 28 tháng 05 năm 1957.

Có thể nói thuở sinh thời của ngài Nyanatiloka là giai đoạn rực rỡ nhất của trung tâm Island Hermitage trong sự nghiệp giới thiệu Phật giáo sang thế giới Tây Phương. Chính nơi đây đã đón chân nhiều vị khách quí của Phật giáo thế giới như bác sĩ Paul Dahlke, nữ Lạt Ma Alexandra David-Neel, Lạt Ma Anagarika Govinda và cũng là nơi xuất thân của nhiều bậc danh tăng kiệt xuất như ngài Mahinda (em ruột học giả Tây Tạng Kaji Sandup ), ngài Somathera, ngài Nyanasatta ( người Tiệp Khắc ), ngài Anagarika Govinda (người Ðức), ngài Nyanaponika ( vị đệ tử người Ðức ưu tú nhất của ngài Nyanatiloka và hai thầy trò ngài đã được mời sang tham dự cuộc Kiết Tập Tam Tạng kỳ VI tại Miến Ðiện như là những học giả Pali và Phật học).

Ngài Nyanatiloka đã dành trọn một đời tại Island Hermitage để phiên dịch kinh điển Pali sang tiếng Ðức. (Ngoài số lượng tương đương với hoà thượng Thích Minh Châu, ngài còn phiên dịch một phần lớn Tiểu Bộ Kinh, Thanh Tịnh Ðạo, Milindapanha và nhiều công trình biên khảo về A Tỳ Ðàm cùng ngôn ngữ Pali).