<body><script type="text/javascript"> function setAttributeOnload(object, attribute, val) { if(window.addEventListener) { window.addEventListener('load', function(){ object[attribute] = val; }, false); } else { window.attachEvent('onload', function(){ object[attribute] = val; }); } } </script> <div id="navbar-iframe-container"></div> <script type="text/javascript" src="https://apis.google.com/js/platform.js"></script> <script type="text/javascript"> gapi.load("gapi.iframes:gapi.iframes.style.bubble", function() { if (gapi.iframes && gapi.iframes.getContext) { gapi.iframes.getContext().openChild({ url: 'https://draft.blogger.com/navbar.g?targetBlogID\x3d10127388\x26blogName\x3dTin+T%E1%BB%A9c+Ph%E1%BA%ADt+Gi%C3%A1o\x26publishMode\x3dPUBLISH_MODE_BLOGSPOT\x26navbarType\x3dBLUE\x26layoutType\x3dCLASSIC\x26searchRoot\x3dhttps://roomdieuphap.blogspot.com/search\x26blogLocale\x3dvi_VN\x26v\x3d2\x26homepageUrl\x3dhttp://roomdieuphap.blogspot.com/\x26vt\x3d-3702944493927259419', where: document.getElementById("navbar-iframe-container"), id: "navbar-iframe" }); } }); </script><!-- --><div id="flagi" style="visibility:hidden; position:absolute;" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><div id="flagtop"></div><div id="top-filler"></div><div id="flagi-body">Notify Blogger about objectionable content.<br /><a href="http://help.blogger.com/bin/answer.py?answer=1200"> What does this mean? </a> </div></div><div id="b-navbar"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-logo" title="Go to Blogger.com"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/logobar.gif" alt="Blogger" width="80" height="24" /></a><div id="b-sms" class="b-mobile"><a href="sms:?body=Hi%2C%20check%20out%20Thong%20Bao%20at%20trangthongbao.blogspot.com">Send As SMS</a></div><form id="b-search" name="b-search" action="http://search.blogger.com/"><div id="b-more"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-getorpost"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_getblog.gif" alt="Get your own blog" width="112" height="15" /></a><a id="flagButton" style="display:none;" href="javascript:toggleFlag();" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif" name="flag" alt="Flag Blog" width="55" height="15" /></a><a href="http://www.blogger.com/redirect/next_blog.pyra?navBar=true" id="b-next"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_nextblog.gif" alt="Next blog" width="72" height="15" /></a></div><div id="b-this"><input type="text" id="b-query" name="as_q" /><input type="hidden" name="ie" value="UTF-8" /><input type="hidden" name="ui" value="blg" /><input type="hidden" name="bl_url" value="trangthongbao.blogspot.com" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_this.gif" alt="Search This Blog" id="b-searchbtn" title="Search this blog with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value='trangthongbao.blogspot.com'" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_all.gif" alt="Search All Blogs" value="Search" id="b-searchallbtn" title="Search all blogs with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value=''" /><a href="javascript:BlogThis();" id="b-blogthis">BlogThis!</a></div></form></div><script type="text/javascript"><!-- var ID = 10977212;var HATE_INTERSTITIAL_COOKIE_NAME = 'dismissedInterstitial';var FLAG_COOKIE_NAME = 'flaggedBlog';var FLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/flag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var UNFLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/unflag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var FLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif';var UNFLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/unflag.gif';var ncHasFlagged = false;var servletTarget = new Image(); function BlogThis() {Q='';x=document;y=window;if(x.selection) {Q=x.selection.createRange().text;} else if (y.getSelection) { Q=y.getSelection();} else if (x.getSelection) { Q=x.getSelection();}popw = y.open('http://www.blogger.com/blog_this.pyra?t=' + escape(Q) + '&u=' + escape(location.href) + '&n=' + escape(document.title),'bloggerForm','scrollbars=no,width=475,height=300,top=175,left=75,status=yes,resizable=yes');void(0);} function blogspotInit() {initFlag();} function hasFlagged() {return getCookie(FLAG_COOKIE_NAME) || ncHasFlagged;} function toggleFlag() {var date = new Date();var id = 10977212;if (hasFlagged()) {removeCookie(FLAG_COOKIE_NAME);servletTarget.src = UNFLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = false;} else { setBlogspotCookie(FLAG_COOKIE_NAME, 'true');servletTarget.src = FLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = true;}} function initFlag() {document.getElementById('flagButton').style.display = 'inline';if (hasFlagged()) {document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;} else {document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;}} function showDrop() {if (!hasFlagged()) {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'visible';}} function hideDrop() {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'hidden';} function setBlogspotCookie(name, val) {var expire = new Date((new Date()).getTime() + 5 * 24 * 60 * 60 * 1000);var path = '/';setCookie(name, val, null, expire, path, null);} function removeCookie(name){var expire = new Date((new Date()).getTime() - 1000); setCookie(name,'',null,expire,'/',null);} --></script><script type="text/javascript"> blogspotInit();</script><div id="space-for-ie"></div>

 

Thứ Bảy, tháng 11 05, 2005

No. 0600 (DD Uyên Minh dịch)

ÐỨC TĂNG VƯƠNG CAMBODGE CHUON NATH (PREAH JOTINANA SUMEDHADHIPATI)

Không kể ngôi vị lãnh đạo tối cao của Phật giáo Cambodge một thời, ngài là một nhà văn hoá kiệt xuất, một học giả uyên thâm về nhiều ngành học thuật khác nhau. Ðối với dân tộc Cambodge, ngài là người đã làm phục sinh nền văn hoá vốn chỉ còn le lói trên đống tro tàn của một nền văn minh Angkor cơ hồ đã chìm hẳn vào bóng đêm lịch sử. Ðối với Phật giáo Cambodge, ngài đã vun xén và khoát lên đó một vầng hào quang rực rỡ với những công trình Phật học có giá trị quốc tế.

Ngài là một trong bốn vị trưởng lão đã thiết định chương trình Kiết Tập Tam Tạng kỳ VI tại Miến Ðiện ( 1954-1956), bên cạnh ba đức tăng vương Miến Ðiện, Tích Lan và Thái Lan. Ngài sinh ngày 11 tháng Ba năm 1883 tại làng Komrieng, huyện Kong Pisey, tỉnh Kompong Spueh ( Cambodge), con của ông Chuon và bà Yuok. Thế danh của ngài là Chuon Nath, em trai của ngài tên Chuon Nuth. Ngài học tiếng Khmer và Số học từ bé. Ðến năm 14 tuổi (1897) thì thọ giới Sa Di tại chùa Bodhibriks ( còn gọi chùa Poulivang ), huyện Kondal Steung, tỉnh Kondal.

Năm 1899 ngài lên học khóa Phật học tại chùa Unnalom ở Nam Vang (Phnom Penh). Năm 1904 ngài trở về chùa cũ Bodhibriks để thọ Ðại giới với hoà thượng bổn sư là ngài phương trượng Buddhaghosa Ma Keit (Suvannapanno mahathero). Hai thầy Yết Ma
tụng tuyên ngôn cho ngài là thượng tọa Keh Morm (Missanakau) và thượng tọa In Khem (Tikkhapanno ). Ngài được hoà thượng bổn sư đặt cho pháp danh là Jotanano. Sau khi thọ giới Tỳ Kheo, ngài đã trở về chùa Unnalom để tiếp tục theo học.

Do năng khiếu bẩm sinh, từ lúc còn là một học tăng trẻ tuổi, ngài Chuon Nath đã am tường nhiều nhiều ngôn ngữ Châu Á. Ngài có thể truy nguyên gốc tích Pali và Sanskrit không những trong tiếng Khmer, mà còn cả các thứ ngôn ngữ có liên quan như tiếng Tích Lan, tiếng Miến Ðiện, tiếng Mon, tiếng Thái, tiếng Lào ( rất giỏi hai ngôn ngữ này ) và đặc biệt còn có thể sử dụng thành thạo hai thứ tiếng Anh, Pháp ( và một ít tiếng Việt ! ). Phải nhận rằng ngài Chuon Nath là một thiên tài về ngôn ngữ học.

Năm 1922 ngài nhận được tước hiệu Giáo Thọ Sư (sanghasattha) và được người Pháp gửi sang Hà Nội ( Bắc Việt ) học một năm về tiếng Sanskrit và chữ Khmer cổ ( từ các bia ký Angkor) với giáo sư Louis Finnot tại French University. Năm 1923 ngài trở về Cambodge.

Từ lúc còn rất trẻ tuổi, ngài Chuon Nath đã sớm có những ưu tư về tiền đồ Phật giáo và văn hoá dân tộc. Từ năm 1913 ngài đã được quốc vuơng Cambodge thời đó là vua Sisowat mời vào hoàng cung bàn thảo chương trình khai đạo và đào tạo tăng tài cho Phật giáo. Ngài Chuon Nath đã đề đạt lên vua nhiều sáng kiến quan trọng. Năm 1915 ngài được bổ nhiệm làm giảng sư trường cao đẳng Pali, tức tiền thân của đại học Phật giáo Cambodge sau này là Soramarit University ( thành lập vào thập niên 1960).

Năm 1919 ngài được mời làm thành viên chủ chốt của ủy ban biên soạn bộ tự điển Khmer đầu tiên của Cambodge có giá trị hàn lâm. Chính ngài đã chia công trình ra thành nhiều phần để lần lượt hoàn chỉnh từng công đoạn. Bộ tự điển (gồm hai cuốn lớn, trên hai ngàn trang ) sau khi hoàn tất (vào thập niên 1960) đã trở thành gia tài văn hoá cho dân tộc Khmer và cho đến nay vẫn được xem là bộ tự điển tiêu chuẩn của ngôn ngữ Khmer có giá trị quốc tế.

Ngay khi hoà bình vãn hồi trên đất Cambodge sau đại nạn hủy diệt văn hoá của Pol Pot, chính phủ Nhật bản đã cho in lại bộ Ðại Tạng tiếng Khmer và cả bộ tự điển trên đây. Năm 1925 ngài Chuon Nath là thành viên trong ủy ban ấn hành Ðại Tạng Khmer và sang năm sau, 1926, ngài được mời làm chánh chủ khảo các kỳ thi Phật học thường niên của chư tăng toàn quốc trên hai ngôn ngữ Pháp và Khmer.

Năm 1927 bộ tự điển tiếng Khmer hoàn tất được hai phần đầu và ngài cho ấn hành ngay năm này. Từ đó cho đến lúc qua đời, ngài đã đảm nhiệm nhiều trọng trách trong cả hai lĩnh vực Phật học và văn hoá :

- Năm 1927 thành viên sáng lập viện nghiên cứu Phật học hoàng gia Cambodge ( Royal Buddhist Institute )
- 1930 Phó hiệu trưởng trường Cao Ðẳng Pali, thành viên cao cấp của hội đồng phiên dịch Ðại Tạng Kinh Khmer.
- 1932 chủ tịch Ủy Ban Nghiên Cứu Cổ Ngữ Khmer trên các di tích Angkor để bổ sung tiếng Khmer hiện đại.
- 1933 trưởng ban ấn hành của Bộ Giáo Dục.
- 1934 thành viên của Viện Ngôn Ngữ Học hoàng gia.
- 1935 giáo sư tiếng Pali, Sanskrit, Khmer và Lào tại Preah Sisowath University ở Phnom Penh.
- 1942 hiệu trưởng trường Cao Ðẳng Pali Buddhika Vidyalay Preah Soramarit.
- 1944 được bổ nhiệm phương trượng chùa Unnalom.
- 1945 được tấn phong chức vị tăng vương.
- 1947 quyền thứ trưởng Bộ Giáo Dục Cambodge.
- 1948 chủ tịch Hội Ðồng Kiểm Duyệt Văn Hoá Hoàng Gia.
- 1954 trưởng đoàn phái bộ Tăng già Cambodge trong Ðại Hội Kiết Tập kỳ VI tại Miến Ðiện, thành viên tối cao trong Hội Ðồng Tôn Ðức Chứng Minh, một trong bốn vị trưởng lão cố vấn tối cao cho Ðại Hội Kiết Tập.
- 1961 nhận lời mời của Hội Văn Sĩ (Khmer Writers Association) đảm nhận mục Giải Ðáp Ngôn Ngữ trên đài phát thanh vào ngày thứ Sáu mỗi tuần.
- 1968 Trưởng ban ấn hành Sử Học.
- 1969 được mời phác họa quốc kỳ Cambodge. Và ngài cũng đã qua đời vào năm này. Vài tháng sau khi ngài mất, đất nước Cambodge đi vào bóng đêm nội chiến và diệt chủng. Ðược biết có khá nhiều vị trưởng lão thuộc hệ phái Nam Tông (Theravada) Việt Nam đã là đệ tử đích truyền của đức Tăng Vương Chuon Nath, trong đó có cả ngài sơ tổ hệ phái Nam Tông Việt Nam là hòa thượng Hộ Tông.

TOẠI KHANH tổng hợp từ các nguồn Internet