<body><script type="text/javascript"> function setAttributeOnload(object, attribute, val) { if(window.addEventListener) { window.addEventListener('load', function(){ object[attribute] = val; }, false); } else { window.attachEvent('onload', function(){ object[attribute] = val; }); } } </script> <div id="navbar-iframe-container"></div> <script type="text/javascript" src="https://apis.google.com/js/platform.js"></script> <script type="text/javascript"> gapi.load("gapi.iframes:gapi.iframes.style.bubble", function() { if (gapi.iframes && gapi.iframes.getContext) { gapi.iframes.getContext().openChild({ url: 'https://www.blogger.com/navbar.g?targetBlogID\x3d10127388\x26blogName\x3dTin+T%E1%BB%A9c+Ph%E1%BA%ADt+Gi%C3%A1o\x26publishMode\x3dPUBLISH_MODE_BLOGSPOT\x26navbarType\x3dBLUE\x26layoutType\x3dCLASSIC\x26searchRoot\x3dhttps://roomdieuphap.blogspot.com/search\x26blogLocale\x3dvi_VN\x26v\x3d2\x26homepageUrl\x3dhttp://roomdieuphap.blogspot.com/\x26vt\x3d-3702944493927259419', where: document.getElementById("navbar-iframe-container"), id: "navbar-iframe" }); } }); </script><!-- --><div id="flagi" style="visibility:hidden; position:absolute;" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><div id="flagtop"></div><div id="top-filler"></div><div id="flagi-body">Notify Blogger about objectionable content.<br /><a href="http://help.blogger.com/bin/answer.py?answer=1200"> What does this mean? </a> </div></div><div id="b-navbar"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-logo" title="Go to Blogger.com"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/logobar.gif" alt="Blogger" width="80" height="24" /></a><div id="b-sms" class="b-mobile"><a href="sms:?body=Hi%2C%20check%20out%20Thong%20Bao%20at%20trangthongbao.blogspot.com">Send As SMS</a></div><form id="b-search" name="b-search" action="http://search.blogger.com/"><div id="b-more"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-getorpost"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_getblog.gif" alt="Get your own blog" width="112" height="15" /></a><a id="flagButton" style="display:none;" href="javascript:toggleFlag();" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif" name="flag" alt="Flag Blog" width="55" height="15" /></a><a href="http://www.blogger.com/redirect/next_blog.pyra?navBar=true" id="b-next"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_nextblog.gif" alt="Next blog" width="72" height="15" /></a></div><div id="b-this"><input type="text" id="b-query" name="as_q" /><input type="hidden" name="ie" value="UTF-8" /><input type="hidden" name="ui" value="blg" /><input type="hidden" name="bl_url" value="trangthongbao.blogspot.com" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_this.gif" alt="Search This Blog" id="b-searchbtn" title="Search this blog with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value='trangthongbao.blogspot.com'" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_all.gif" alt="Search All Blogs" value="Search" id="b-searchallbtn" title="Search all blogs with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value=''" /><a href="javascript:BlogThis();" id="b-blogthis">BlogThis!</a></div></form></div><script type="text/javascript"><!-- var ID = 10977212;var HATE_INTERSTITIAL_COOKIE_NAME = 'dismissedInterstitial';var FLAG_COOKIE_NAME = 'flaggedBlog';var FLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/flag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var UNFLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/unflag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var FLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif';var UNFLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/unflag.gif';var ncHasFlagged = false;var servletTarget = new Image(); function BlogThis() {Q='';x=document;y=window;if(x.selection) {Q=x.selection.createRange().text;} else if (y.getSelection) { Q=y.getSelection();} else if (x.getSelection) { Q=x.getSelection();}popw = y.open('http://www.blogger.com/blog_this.pyra?t=' + escape(Q) + '&u=' + escape(location.href) + '&n=' + escape(document.title),'bloggerForm','scrollbars=no,width=475,height=300,top=175,left=75,status=yes,resizable=yes');void(0);} function blogspotInit() {initFlag();} function hasFlagged() {return getCookie(FLAG_COOKIE_NAME) || ncHasFlagged;} function toggleFlag() {var date = new Date();var id = 10977212;if (hasFlagged()) {removeCookie(FLAG_COOKIE_NAME);servletTarget.src = UNFLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = false;} else { setBlogspotCookie(FLAG_COOKIE_NAME, 'true');servletTarget.src = FLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = true;}} function initFlag() {document.getElementById('flagButton').style.display = 'inline';if (hasFlagged()) {document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;} else {document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;}} function showDrop() {if (!hasFlagged()) {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'visible';}} function hideDrop() {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'hidden';} function setBlogspotCookie(name, val) {var expire = new Date((new Date()).getTime() + 5 * 24 * 60 * 60 * 1000);var path = '/';setCookie(name, val, null, expire, path, null);} function removeCookie(name){var expire = new Date((new Date()).getTime() - 1000); setCookie(name,'',null,expire,'/',null);} --></script><script type="text/javascript"> blogspotInit();</script><div id="space-for-ie"></div>

 

Thứ Ba, tháng 2 21, 2006

No. 0778 (DD Uyên MInh dịch thuật)

THIỀN SƯ ACHAHN MUN (BHURIDATTA)

Mặc dầu thuở sinh tiền ngài đã sống lặng lẽ như một nhà sư vô danh trong rừng núi, nhưng có lẽ không là quá đáng khi nói rằng ngài chính là sư phụ của các thế hệ thiền sư Thái Lan trong thế kỷ này, một cách trực tiếp hay gián tiếp. Ngài Ajahn Mun sinh năm 1870 ở làng Kham Bong, tỉnh Ubon Rajathani (Thái Lan) và thọ Ðại giới năm 1892. Phật giáo Thái Lan vào thời kỳ đó đại khái gồm trong hai đại phái. Phái thứ nhất tạm gọi là Cổ Sơn Môn (Porana-Customary) với hầu hết tăng chúng chấp nhận những chuyện làm thuốc, hoạ phù, bói toán, cúng kiếng để kiếm sống, và đôi khi cũng là phương tiện hoằng pháp.

Dù vẫn tự nhận tu học theo Tam Tạng Pali, nhưng chư tăng phái này thường đặt nặng về huyền thuật (Vijjagama), cái gì cũng được giải thích theo khuynh hướng thần bí, kể cả Niết Bàn. Bằng vào phương thức thầy trò kế tục nhau truyền thừa qua bao đời kiếp nên dù nội dung hành hoạt của Cổ Sơn Môn hầu hết chỉ là những cổ tục nhưng phái này đã tồn tại suốt mấy thế kỷ như một nền quốc đạo. Bên cạnh phần lớn những vị sống theo các chùa làng, chư tăng phái này cũng có nhiều vị thích sống lang thang trong núi rừng và đây chính là hạt giống khai sinh ra truyền thống ẩn lâm về sau này của Phật giáo Thái Lan. Phái Phật giáo thứ hai ở Thái Lan lúc đó là phái Dhammayutta vốn được hoàng tử Mongkut thành lập từ đầu thế kỷ 19 (1820).

Trước khi lên ngôi vua, hoàng tử này đã đi tu suốt
hai mươi bảy năm trời và vì bất mãn trước nội tình Phật giáo Thái Lan lúc đó nên ông đã tái thọ Ðại giới với chư tăng người Môn ở biên giới Miến –Thái rồi đi theo học Luật Tạng và trì hạnh Ðầu Ðà với một vị thầy cũng người Môn. Về sau, vì không muốn hoàng tử Mongkut tới lui với người Môn vốn bị xem là dân tộc thiểu số, nên anh ruột của ông là vua Rama III đã thỉnh ông về Bangkok rồi cất cho một ngôi chùa riêng. Buổi đầu hoàng tử Mongkut chỉ được một ít tăng chúng và cư sĩ đồng tình về cách nhìn đối với chư tăng cựu phái, nhưng do uy tín hoàng gia, dần dần ông có được chổ đứng riêng tư và phái Dhammayutta được khai sinh từ đó.

Lý tưởng hành đạo của Dhammayutta đại khái là y cứ Tam Tạng Pali và theo chủ trương của hoàng tử Mongkut mọi người chỉ nên trông mong giải thoát vào thời kỳ đức Phật Di Lạc.Trong thực tế, phải nhận rằng chư tăng phái Dhammayutta phần lớn thuộc giới quyền quý nên nạn kỳ thị cũng khá rõ nét. Lúc ngài Ajahn Mun đi tu thì phái Cổ Sơn Môn đang lúc suy tàn nên ngài đã xuất gia theo phái Dhammayutta, và hoà thượng bổn sư của ngài vốn là một học trò của hoàng tử Mongkut ngày trước.

Sau khi xuất gia, tự cảm thấy không thích hợp với lối tu học kinh viện của Dhammayutta, ngài xin về sống với hoà thượng Ajahn Sao Kantasilo (1861-1941) ở một ngôi chùa nhỏ ngoài ngoại ô. Ngài Ajahn Sao có một đường lối tu tập khá khắt khe, chuộng nếp sống cơ cực ngoài thiên nhiên và xem trọng công phu thiền định hơn là khả năng kiến thức uyên bác.

Ngài Ajahn Mun đã hấp thụ trọn vẹn tư tưởng hành đạo của thầy. Sau vài năm sống gần ngài Ajahn Sao như với một người thầy khai tâm trong phép tu Ðầu Ðà, ngài Ajahn Mun lại một mình lang thang suốt hai mươi năm trời qua khắp các khu rừng già dọc theo biên giới Miến Ðiện, Thái Lan, Lào và từng đặt chân lên biên giới Việt –Lào, một nơi vào thời đó vẫn còn vài bộ lạc ăn thịt người.

Ðây là một giai đoạn được xem là ly kỳ nhất trong đời hành cước của ngài Ajahn Mun mà hậu tấn khi viết lại đã gắn vào đó nhiều sự tình gay cấn nhuốm màu huyền thoại như cho ngài có những khả năng hàng long phục hổ, trừ tà tróc yêu. Nhưng chẵng sao hết, bên trong màn sương giai thoại mờ ảo đó, đạo hạnh và lý tưởng của ngài Ajahn Mun vẫn là một hiện thực chói ngời. Sau khi tham cứu qua nhiều thầy bạn gặp qua trên đường, ngài Ajahn Mun quyết định tìm về miền núi non ở trung bộ Thái Lan và ẩn tu trong một hang đá.

Chỗ sở đắc của ngài Ajahn Mun lúc này chỉ gói gọn trong vài điều mà nội dung hầu như đi ngược lại lý tưởng của phần lớn tăng chúng Thái Lan đương thời là con đường giải thoát không nằm ngoài một nội tâm thuần thục, Chánh Pháp cần được chứng nghiệm tự thân hơn là sự thọ trì từ chương và Luật Tạng chính là phương tiện tốt nhất cho công phu nội tĩnh.

Ngay sau lúc ngài Ajahn Mun quyết định tọa ẩn sơn lâm thì Phật giáo Thái Lan bước sang một giai đoạn mới. Vì muốn đối phó và ngăn chận làn sóng Cơ Ðốc giáo đang theo chân người Anh tràn vào xứ Thái, triều đình đã phát động phong trào hiện đại hoá Phật giáo với quy mô toàn quốc. Một số tăng chúng đã tham chính và vì lúc đó chỉ có chư tăng phái Dhammayutta mới có khả năng tân học nên phái này coi như trở thành quốc giáo. Năm 1928, một vị giáo phẩm của Dhammayutta vì muốn dẹp bỏ nếp sống lang thang rừng núi của các vị Ðầu Ðà miền Ðông Bắc Thái Lan nên đã trực tiếp đề nghị ngài Ajahn Mun cùng các học trò về sống ở chùa và chịu sự điều hành của chính phủ. Ngài Ajahn Mun không phản đối nhưng lặng lẽ dắt học trò về miền bắc để tiếp tục trì hạnh Ðầu Ðà không tự viện.

Giữa thập niên 1930 ngài Ajahn Mun được thỉnh về trụ trì một ngôi chùa lớn ở Chieng Mai, nhưng ngài chỉ qua đêm trong chùa và mỗi sáng lại bỏ đi đâu đó trong rừng. Trong những năm ngài sắp mất, giáo hội có những chiếu cố đối với các vị Ðầu Ðà. Ngài Ajahn Mun có trở về Ðông Bắc Thái Lan trong ít lâu, và tiếp tục giữ hạnh Ðầu Ðà cho đến lúc qua đời vào năm 1949 tại chùa Suddhavasa, tỉnh Sakon Pathon. Các thiền sư thời danh của Thái Lan sau này như ngài Ajahn Chah, ngài Ajahn Mahaboowa, Ajahn Lee, Ajahn Khamdee, Ajahn Sim, Ajahn Fuang, Ajahn Suwat,…đều là học trò đích truyền hoặc thứ truyền của ngài Ajahn Mun. Trong Who’s Who of Religion năm 1990 cũng dành cho ngài một chổ đứng trang trọng.

Một điều hết sức thú vị là đông đảo tuổi trẻ trí thức Tây Phương hôm nay đã tỏ ra rất thích thú với nếp sống Ðầu Ðà theo truyền thống ẩn lâm của Phật giáo Thái Lan mà ngài Ajahn Mun đã xác lập từ nửa thế kỷ trước. Có lẽ họ cũng biết đó là cách tốt nhất để hiểu thêm một góc cạnh khác của Phật giáo mà các đại học và thư viện Tây Phương không sao đáp ứng thỏa đáng. Một lần nào đó hãy về thăm núi rừng Chieng Mai, núi rừng Ðông Bắc Thái Lan để sáng sáng ta được nhìn thấy từng nhóm tăng sĩ Tây Phương sau buổi hoá duyên dưới làng lại toả đi các nẻo đường rừng như một cuộc về nguồn của tâm linh nhân loại.

www.luylau,com