No.0084
Nền Giáo Dục Phật Giáo Tại Việt Nam Ngày Nay Dưới Cái Nhìn Của Một Tăng Sĩ Phật Giáo
Ðại đức Thích Nhựt Chấn
"thư gởi Sư Ông Nhất Hạnh" Tài liệu: Phòng Thông Tin Phật Giáo
Sự nghiệp hoằng pháp tự độ và độ sanh là con đường thiết yếu của đạo Phật mà giáo dục phải là nền tảng. Giáo dục ở đây không chỉ là sự dạy và học ở học đường mà nó phải được thiết lập bằng một hệ thống có khoa học từ mọi phương diện sinh hoạt cộng đồng, luôn tôn trọng tối đa những tinh hoa văn hóa được đúc kết xuyên suốt chiều dài lịch sử và tính tương quan hiện tại. Ðứng trên quan điểm đó mà nhìn nhận thì hệ thống giáo dục Phật giáo Việt Nam đang bị tha hóa và khủng hoảng trầm trọng mà hệ quả của nó có thể kéo dài nhiều thế hệ mai sau. Hiện tại, chúng con chưa có đủ những sự kiện cụ thể để nói rõ thực trạng một cách thuyết phục lắm, nhưng chỉ cần xét sơ được nhiều phương diện thì ai ai cũng có thể nhìn thấy điều đó.
1. Về hệ thống giáo dục học đường :
1.1 - Hệ thống Sơ cấp Phật học :Ðây là hệ thống căn bản nhất để hình thành dòng tư duy vững chắc để tiếp nhận những tri thức trừu tượng hơn. Nhưng hiện tại, trong toàn quốc không có một hệ thống cụ thể nào cả. Chương trình giáo dục lớp sơ cấp trong toàn quốc có cũng được, không có cũng không sao. Ở một vài nơi có chúng Sa-di, Sa-di-ni đông thì được tổ chức vào ba tháng hạ ở những Tổ đình lớn và chỉ mang tính gia giáo nhiều hơn là giáo dục sư phạm. Ngay cả tỉnh Bình Ðịnh có truyền thống Phật giáo vững mạnh, nhưng cũng không có một Trường Sơ cấp Phật học nào cả. Còn trình độ Phật học của giáo thọ thì rất yếu kém, ngày đi dạy tối về tập vẽ ngoằn ngoèo vài chữ Hán là chuyện thường thôi ; trong khi đó có những thầy đủ năng lực thì lại không được mời dạy vì "lý tưởng không trong sạch". Chỉ cần nhìn vào điểm này cũng thấy giáo dục Phật giáo đã mất gốc rồi. Vì hệ thống giáo dục Sơ cấp Phật học mà không được chú trọng đúng mức thì những kiến thức cơ bản sẽ không có là điều tất nhiên.
1.2 - Hệ thống Trung cấp Phật học :Trong cả nước có gần 30 trường, tổ chức thi tuyển 4 năm một lần ; nhưng cũng không có một trường nào được tổ chức đúng nghĩa theo qui trình giáo dục sư phạm có khoa học.Ở cấp Trung học thì mỗi trường có một giáo trình riêng, có một cách dạy riêng. Như trường trung cấp ở Ðà Nẵng thì kinh Thập Thiện đến nãm thứ 4 mới dạy và mỗi tuần chỉ ba buổi học mà còn phải nghỉ thường xuyên vì giáo thọ bận đi cúng hoặc bận kỵ tổ. Trường Trung cấp Phật học ở Bình Ðịnh hiện tại thì mỗi học kỳ đều có một môn học mà nội dung và người giảng dạy cũng do Ban tôn giáo Chính phủ chỉ định. Các trường khác ở Huế, Sài gòn, Tòng Lâm (Bà Rịa Vũng Tàu), ở Nha Trang, ở Cần Thơ cũng chịu sự tha hóa tương tự như thế.Từ đó dẫn đến hệ quả nghiệm trọng khi học lên lớp cao hơn.
1.3 - Hệ thống Học viện Phật giáo :Vì ở các lớp dưới đã mất tính thống nhất cho nên khi vào Học viện Phật giáo mà Tăng Ni cả nước tập trung về ba nơi Sài gòn, Huế, Hà Nội cũng được tổ chức tuyển sinh 4 năm một lần thì trình độ sàng và tuổi tác rất chênh lệch. Ðầu vào cả ba trường rất khó khăn, nhưng đầu ra thì rất dễ dãi.Chương trình đào tạo lại đưa vào trường những môn học không cần thiết. Ví dụ ở học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh phải học các môn như : Triết học Mác, Kinh tế chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Ðảng. Chúng con thấy một trường Phật học tại sao lại học các môn như thế, học để làm gì trong khi Tam tạng kinh điển Phật giáo một người xuất gia đọc cả đời vẫn chưa hết. Có vị Phật tử nói rằng : Quý thầy học rất siêu, chỉ riêng ngoại ngữ thôi con thấy mà choáng luôn. Học cả Anh văn Phật học, Anh văn đàm thoại, tiếng Hoa, tiếng Pali, tiếng Hán Cổ. Nghe họ nói thế mà thấy đau lòng, vì con biết học như thế là tự hại mình. Vì học xong sẽ chẳng làm được gì, rồi chỉ cần vài năm sau là không còn chữ nào trong đầu nữa. Ngay cả một trường Ðại hoc ngoại ngữ của thế gian, trong bốn năm đào tạo cũng chỉ hoàn thành có hai môn (một ngoại ngữ chuyên ngành và một ngoại ngữ phụ), còn mình học như thế thì làm sao gọi là đào tạo thành nhân tài nữa ? Ðó là chưa nói đến các bộ kinh giảng dạy một cách sơ sài, thậm chí giảng giải sai với nguyên nghĩa của kinh điển.Còn trình độ Tiến sĩ Phật học thì ở Việt Nam hiện tại chưa có hệ cao học Phật giáo nhưng có khoảng 200 vị Tiến sĩ Phật học, được đào tạo chủ yếu tại Ấn Ðộ. Ở đây, con không có ý bình phẩm gì về quý thầy Tiến sĩ, mà con chỉ đề cập từ thành quả qua thực tế số lượng nhân sự tri thức như thế, nhưng chưa làm gì được trong việc chỉnh đốn những bất cập của Phật giáo Việt Nam hiện tại ; rồi từ đó đi tìm chỗ hỏng của vấn đề. Vấn đề ở đây là phải chăng do sự đào tạo không đạt tiêu chuẩn, hay do quý thầy không chịu cống hiến, hay do quý thầy không được tự do cống hiến xứng đáng với sở học ? Tất cả những vấn đề ấy còn là ẩn số. Vậy thì điểm then chốt của sự rời rạc trong việc tổ chức nhân sự giáo dục học đường và tính bất cập trong hệ thống giáo trình là ở đâu ?
2. Hệ thống giáo dục xã hội :
Từ thực tại cho thấy, hệ thống giáo dục quần chúng Phật tử chỉ mang tính tự phát, hoàn toàn phụ thuộc vào uy tín cũng như khả nãng có thể làm được của vị trú trì ở trú xứ đó.
2.1 - Hệ thống giáo dục cư sĩ :Ðã nhiều năm, quần chúng Phật tử chịu tác động tuyên truyền từ nhiều thế lực bằng quan niệm đạo Phật là đạo của ông già bà cả, đạo của thế giới sau khi chết ; mặc dầu họ có đức tin mãnh liệt vào Phật giáo và đức tin ấy luôn chảy mãi trong trái tim của họ.Một hình thức tu tập truyền thống cho giới cư sĩ Phật tử là các khóa tu Bát quan trai giới, nhưng nội dung chỉ mang hình thức lễ bái nhiều hơn là tập sống một ngày một đêm theo hạnh xuất gia. Còn trong các sinh hoạt đi chùa tụng kinh, niệm Phật, bái sám, cũng chỉ là hình thức, chứ Phật giáo chưa có sự giáo dục cụ thể để đưa giáo lý căn bản, chuẩn xác vào sự hiểu biết cho đại đa số quần chúng Phật tử. Có nhiều thầy còn bóp méo giáo lý, dạy sai lời Phật có chủ ý rõ ràng. Có thầy đã dạy Phật tử rằng : "Việc gì Phật dạy đúng mà Ðảng không cho làm thì không được làm, còn việc gì dù là sai mà Ðảng cho phép thì cứ làm". Thiết nghĩ Bụt dạy : Tin ta, kính ta mà không hiểu ta là phỉ báng ta. Ở đây, giáo dục như vậy có phải là đưa quần chúng vào tệ nạn mê tín và tự mình phỉ báng Phật hay không ? Nguyên nhân những bất cập ấy xuất phát từ đâu ?
2.2 - Hệ thống giáo dục thanh niên Phật tử :Lực lượng thanh niên Phật tử là lực lượng hộ pháp đắc lực để giáo pháp Như Lai ứng dụng sâu sát trong lòng quần chúng. Tính quan trọng trong việc đào tạo lực lượng này để cống hiến cho việc xây dựng đất nước có lẽ Sư Ông đã thấy hơn 40 năm rồi. Bằng chứng là Sư Ông đã tổ chức Trường Thanh Niên Phụng Sự ngày xưa. Nhưng hiện nay thì hệ thống này sinh hoạt một cách rời rạt, không nơi nào giống nơi nào, thậm chí có nhiều nơi không còn hoạt động nữa. Ngay cả phương pháp thực tập sống tương tức, an lạc trong chánh niệm của Sư Ông giảng dạy cho mấy ngàn thầy và cư sĩ trong hơn 10 năm qua đến học tại Ðạo tràng Làng Mai cũng thế. Trừ Thượng tọa Thích Thái Hòa ở chùa Từ Hiếu (Huế) đã thực hiện được phần nào, còn ngoài ra quý thầy chỉ thực tập được trong phạm vi cá nhân là giỏi lắm rồi, nếu không nói đó chỉ là "một cuộc thay đổi không khí ở Làng Mai" ; chứ hoàn toàn không làm thay đổi được gì cho màu sắc đen tối của Phật giáo Việt Nam hiện tại.Trên đây là một thực trạng không cần bằng chứng để minh chứng mà lớp tu sĩ và Phật tử trẻ chúng con, ai ai cũng nhìn thấy và ưu tư lo lắng rằng 20 năm tới viễn tượng Phật giáo Việt Nam sẽ ra sao ?Từ hệ quả giáo dục như thế, cho nên chuyến về nước lần này không biết Sư Ông có cơ hội để lắng nghe và nhìn vào bản chất của sự đón rước long trọng như Sư Ông đã từng nói qua đài báo hay không, chứ riêng con nhận thấy đó là hình thức đáng buồn. Trong số người tiếp đón đó có thể chia làm bốn thành phần :- Ðón rước theo lệnh, theo sự vận động của nhà nước thì rất đông đảo.- Thành phần hiếu kỳ thì chạy theo phong trào thị hiếu, xem đó như là một dịp để mở mang tầm mắt.- Thành phần đã từng biết Sư Ông và thành phần do lâu nay đọc, nghe một số băng dĩa "nhập lậu" của Sư Ông thì họ đón chào bằng tấm lòng học hỏi.- Thành phần quan trọng nhất, thuần tuý đúng theo tinh thần Phật giáo thì bị sự cấm đoán, hăm dọa không cho tham dự.
Nền Giáo Dục Phật Giáo Tại Việt Nam Ngày Nay Dưới Cái Nhìn Của Một Tăng Sĩ Phật Giáo
Ðại đức Thích Nhựt Chấn
"thư gởi Sư Ông Nhất Hạnh" Tài liệu: Phòng Thông Tin Phật Giáo
Sự nghiệp hoằng pháp tự độ và độ sanh là con đường thiết yếu của đạo Phật mà giáo dục phải là nền tảng. Giáo dục ở đây không chỉ là sự dạy và học ở học đường mà nó phải được thiết lập bằng một hệ thống có khoa học từ mọi phương diện sinh hoạt cộng đồng, luôn tôn trọng tối đa những tinh hoa văn hóa được đúc kết xuyên suốt chiều dài lịch sử và tính tương quan hiện tại. Ðứng trên quan điểm đó mà nhìn nhận thì hệ thống giáo dục Phật giáo Việt Nam đang bị tha hóa và khủng hoảng trầm trọng mà hệ quả của nó có thể kéo dài nhiều thế hệ mai sau. Hiện tại, chúng con chưa có đủ những sự kiện cụ thể để nói rõ thực trạng một cách thuyết phục lắm, nhưng chỉ cần xét sơ được nhiều phương diện thì ai ai cũng có thể nhìn thấy điều đó.
1. Về hệ thống giáo dục học đường :
1.1 - Hệ thống Sơ cấp Phật học :Ðây là hệ thống căn bản nhất để hình thành dòng tư duy vững chắc để tiếp nhận những tri thức trừu tượng hơn. Nhưng hiện tại, trong toàn quốc không có một hệ thống cụ thể nào cả. Chương trình giáo dục lớp sơ cấp trong toàn quốc có cũng được, không có cũng không sao. Ở một vài nơi có chúng Sa-di, Sa-di-ni đông thì được tổ chức vào ba tháng hạ ở những Tổ đình lớn và chỉ mang tính gia giáo nhiều hơn là giáo dục sư phạm. Ngay cả tỉnh Bình Ðịnh có truyền thống Phật giáo vững mạnh, nhưng cũng không có một Trường Sơ cấp Phật học nào cả. Còn trình độ Phật học của giáo thọ thì rất yếu kém, ngày đi dạy tối về tập vẽ ngoằn ngoèo vài chữ Hán là chuyện thường thôi ; trong khi đó có những thầy đủ năng lực thì lại không được mời dạy vì "lý tưởng không trong sạch". Chỉ cần nhìn vào điểm này cũng thấy giáo dục Phật giáo đã mất gốc rồi. Vì hệ thống giáo dục Sơ cấp Phật học mà không được chú trọng đúng mức thì những kiến thức cơ bản sẽ không có là điều tất nhiên.
1.2 - Hệ thống Trung cấp Phật học :Trong cả nước có gần 30 trường, tổ chức thi tuyển 4 năm một lần ; nhưng cũng không có một trường nào được tổ chức đúng nghĩa theo qui trình giáo dục sư phạm có khoa học.Ở cấp Trung học thì mỗi trường có một giáo trình riêng, có một cách dạy riêng. Như trường trung cấp ở Ðà Nẵng thì kinh Thập Thiện đến nãm thứ 4 mới dạy và mỗi tuần chỉ ba buổi học mà còn phải nghỉ thường xuyên vì giáo thọ bận đi cúng hoặc bận kỵ tổ. Trường Trung cấp Phật học ở Bình Ðịnh hiện tại thì mỗi học kỳ đều có một môn học mà nội dung và người giảng dạy cũng do Ban tôn giáo Chính phủ chỉ định. Các trường khác ở Huế, Sài gòn, Tòng Lâm (Bà Rịa Vũng Tàu), ở Nha Trang, ở Cần Thơ cũng chịu sự tha hóa tương tự như thế.Từ đó dẫn đến hệ quả nghiệm trọng khi học lên lớp cao hơn.
1.3 - Hệ thống Học viện Phật giáo :Vì ở các lớp dưới đã mất tính thống nhất cho nên khi vào Học viện Phật giáo mà Tăng Ni cả nước tập trung về ba nơi Sài gòn, Huế, Hà Nội cũng được tổ chức tuyển sinh 4 năm một lần thì trình độ sàng và tuổi tác rất chênh lệch. Ðầu vào cả ba trường rất khó khăn, nhưng đầu ra thì rất dễ dãi.Chương trình đào tạo lại đưa vào trường những môn học không cần thiết. Ví dụ ở học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh phải học các môn như : Triết học Mác, Kinh tế chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Ðảng. Chúng con thấy một trường Phật học tại sao lại học các môn như thế, học để làm gì trong khi Tam tạng kinh điển Phật giáo một người xuất gia đọc cả đời vẫn chưa hết. Có vị Phật tử nói rằng : Quý thầy học rất siêu, chỉ riêng ngoại ngữ thôi con thấy mà choáng luôn. Học cả Anh văn Phật học, Anh văn đàm thoại, tiếng Hoa, tiếng Pali, tiếng Hán Cổ. Nghe họ nói thế mà thấy đau lòng, vì con biết học như thế là tự hại mình. Vì học xong sẽ chẳng làm được gì, rồi chỉ cần vài năm sau là không còn chữ nào trong đầu nữa. Ngay cả một trường Ðại hoc ngoại ngữ của thế gian, trong bốn năm đào tạo cũng chỉ hoàn thành có hai môn (một ngoại ngữ chuyên ngành và một ngoại ngữ phụ), còn mình học như thế thì làm sao gọi là đào tạo thành nhân tài nữa ? Ðó là chưa nói đến các bộ kinh giảng dạy một cách sơ sài, thậm chí giảng giải sai với nguyên nghĩa của kinh điển.Còn trình độ Tiến sĩ Phật học thì ở Việt Nam hiện tại chưa có hệ cao học Phật giáo nhưng có khoảng 200 vị Tiến sĩ Phật học, được đào tạo chủ yếu tại Ấn Ðộ. Ở đây, con không có ý bình phẩm gì về quý thầy Tiến sĩ, mà con chỉ đề cập từ thành quả qua thực tế số lượng nhân sự tri thức như thế, nhưng chưa làm gì được trong việc chỉnh đốn những bất cập của Phật giáo Việt Nam hiện tại ; rồi từ đó đi tìm chỗ hỏng của vấn đề. Vấn đề ở đây là phải chăng do sự đào tạo không đạt tiêu chuẩn, hay do quý thầy không chịu cống hiến, hay do quý thầy không được tự do cống hiến xứng đáng với sở học ? Tất cả những vấn đề ấy còn là ẩn số. Vậy thì điểm then chốt của sự rời rạc trong việc tổ chức nhân sự giáo dục học đường và tính bất cập trong hệ thống giáo trình là ở đâu ?
2. Hệ thống giáo dục xã hội :
Từ thực tại cho thấy, hệ thống giáo dục quần chúng Phật tử chỉ mang tính tự phát, hoàn toàn phụ thuộc vào uy tín cũng như khả nãng có thể làm được của vị trú trì ở trú xứ đó.
2.1 - Hệ thống giáo dục cư sĩ :Ðã nhiều năm, quần chúng Phật tử chịu tác động tuyên truyền từ nhiều thế lực bằng quan niệm đạo Phật là đạo của ông già bà cả, đạo của thế giới sau khi chết ; mặc dầu họ có đức tin mãnh liệt vào Phật giáo và đức tin ấy luôn chảy mãi trong trái tim của họ.Một hình thức tu tập truyền thống cho giới cư sĩ Phật tử là các khóa tu Bát quan trai giới, nhưng nội dung chỉ mang hình thức lễ bái nhiều hơn là tập sống một ngày một đêm theo hạnh xuất gia. Còn trong các sinh hoạt đi chùa tụng kinh, niệm Phật, bái sám, cũng chỉ là hình thức, chứ Phật giáo chưa có sự giáo dục cụ thể để đưa giáo lý căn bản, chuẩn xác vào sự hiểu biết cho đại đa số quần chúng Phật tử. Có nhiều thầy còn bóp méo giáo lý, dạy sai lời Phật có chủ ý rõ ràng. Có thầy đã dạy Phật tử rằng : "Việc gì Phật dạy đúng mà Ðảng không cho làm thì không được làm, còn việc gì dù là sai mà Ðảng cho phép thì cứ làm". Thiết nghĩ Bụt dạy : Tin ta, kính ta mà không hiểu ta là phỉ báng ta. Ở đây, giáo dục như vậy có phải là đưa quần chúng vào tệ nạn mê tín và tự mình phỉ báng Phật hay không ? Nguyên nhân những bất cập ấy xuất phát từ đâu ?
2.2 - Hệ thống giáo dục thanh niên Phật tử :Lực lượng thanh niên Phật tử là lực lượng hộ pháp đắc lực để giáo pháp Như Lai ứng dụng sâu sát trong lòng quần chúng. Tính quan trọng trong việc đào tạo lực lượng này để cống hiến cho việc xây dựng đất nước có lẽ Sư Ông đã thấy hơn 40 năm rồi. Bằng chứng là Sư Ông đã tổ chức Trường Thanh Niên Phụng Sự ngày xưa. Nhưng hiện nay thì hệ thống này sinh hoạt một cách rời rạt, không nơi nào giống nơi nào, thậm chí có nhiều nơi không còn hoạt động nữa. Ngay cả phương pháp thực tập sống tương tức, an lạc trong chánh niệm của Sư Ông giảng dạy cho mấy ngàn thầy và cư sĩ trong hơn 10 năm qua đến học tại Ðạo tràng Làng Mai cũng thế. Trừ Thượng tọa Thích Thái Hòa ở chùa Từ Hiếu (Huế) đã thực hiện được phần nào, còn ngoài ra quý thầy chỉ thực tập được trong phạm vi cá nhân là giỏi lắm rồi, nếu không nói đó chỉ là "một cuộc thay đổi không khí ở Làng Mai" ; chứ hoàn toàn không làm thay đổi được gì cho màu sắc đen tối của Phật giáo Việt Nam hiện tại.Trên đây là một thực trạng không cần bằng chứng để minh chứng mà lớp tu sĩ và Phật tử trẻ chúng con, ai ai cũng nhìn thấy và ưu tư lo lắng rằng 20 năm tới viễn tượng Phật giáo Việt Nam sẽ ra sao ?Từ hệ quả giáo dục như thế, cho nên chuyến về nước lần này không biết Sư Ông có cơ hội để lắng nghe và nhìn vào bản chất của sự đón rước long trọng như Sư Ông đã từng nói qua đài báo hay không, chứ riêng con nhận thấy đó là hình thức đáng buồn. Trong số người tiếp đón đó có thể chia làm bốn thành phần :- Ðón rước theo lệnh, theo sự vận động của nhà nước thì rất đông đảo.- Thành phần hiếu kỳ thì chạy theo phong trào thị hiếu, xem đó như là một dịp để mở mang tầm mắt.- Thành phần đã từng biết Sư Ông và thành phần do lâu nay đọc, nghe một số băng dĩa "nhập lậu" của Sư Ông thì họ đón chào bằng tấm lòng học hỏi.- Thành phần quan trọng nhất, thuần tuý đúng theo tinh thần Phật giáo thì bị sự cấm đoán, hăm dọa không cho tham dự.
0 Comments:
Đăng nhận xét
<< Home