No. 1053 (DD Nguyên Tạng)
THOMAS WILLIAM RHYS DAVIDS (1843-1922)
VÀ HIỆP HỘI THÁNH ĐIỂN PÀLI Ở ANH QUỐC
Cũng như nhiều học giả Phật Giáo châu Âu khác, ông Rhys Davids bắt đầu sự nghiệp của mình là một viên chức của Hoàng gia Anh làm việc tại các chính quyền thuộc địa ở trong vùng Nam Á. Tuy nhiên, khi khám phá ra kho tàng trí tuệ Phật Giáo đang ẩn tàng phía sau những bộ kinh Pàli đồ sộ ở Tích Lan, ông đã quyết định chấm dứt con đường danh vọng của mình mà đi thẳng vào lĩnh vực học thuật và nghiên cứu ngôn ngữ Pàli. Ông đã đậu được bốn bằng tiến sĩ (gồm triết học, sử học, ngôn ngữ học và văn chương) và đã cống hiến trọn đời mình cho công trình nghiên cứu, phiên dịch và ấn hành Tam tạng thánh điển Pàli (Pàli Tipitaka). Năm 1881, ông cùng vợ (bà Caroline Augusta Davids) đã thành lập Hiệp hội Thánh Điển Pàli (Pàli Text Society - PTS) tại Luân Đôn. Đây có thể xem là một tổ chức Phật Giáo đầu tiên tại Anh quốc với sự tham gia của nhiều học giả nổi tiếng Âu châu và Á châu, để nghiên cứu, biên soạn, chuyển ngữ và in ấn kinh điển Phật Giáo bằng tiếng Pàli và Anh ngữ.
Ngoài việc tham gia công tác phiên dịch, biên tập ..., ông Davids còn biên soạn những sách Phật Giáo có giá trị như "Từ điển Pàli - Anh" gồm 500 trang, in lần thứ nhất vào năm 1921 và được tái bản vào các năm 1925, 1992 và 1995 ; "Những câu hỏi của vua Milinda" (xuất bản năm 1890) ; "Phật giáo, lịch sử và văn học" (Xb năm 1896) ; "Những pháp thoại của Đức Phật" (Xb năm 1899) ; "Phật giáo Ấn Độ" (Xb năm 1903)...
Dù bận rộn điều hành công việc của Hội, phiên dịch, biên soạn kinh sách, nhưng tiến sĩ Davids vẫn giữ thời giờ nhất định để đi diễn thuyết khắp nơi ở nước Anh và ở nước ngoài, trong đó Tích Lan và Hoa Kỳ là nơi ông thường xuyên lui tới. Từ năm 1881 đến 1894, ông đến Hoa Kỳ nhiều lần để diễn thuyết bài giảng đầu tiên của ông là "Nguồn gốc và sự phát triển của Phật Giáo Ấn Độ", các đề tài khác là về giáo lý PG theo hệ Nikàya, sự hòa hợp giữa PG và Ky-tô giáo, lịch sử tôn giáo thế giới... Trong mỗi dịp xuất hiện trước công chúng Hoa Kỳ, ông không quên giới thiệu về tổ chức PTS. Ông làm việc không biết mỏi mệt cho đến cuối đời, ông tạ thế vào năm 1922. Lúc ấy, Hiệp hội đã in được 70 quyển kinh sách các loại (cả bản gốc Pàli và bản dịch tiếng Anh).
http://www.quangduc.com/quocte/01pgkhaptg3-davids.html
THOMAS WILLIAM RHYS DAVIDS (1843-1922)
VÀ HIỆP HỘI THÁNH ĐIỂN PÀLI Ở ANH QUỐC
Cũng như nhiều học giả Phật Giáo châu Âu khác, ông Rhys Davids bắt đầu sự nghiệp của mình là một viên chức của Hoàng gia Anh làm việc tại các chính quyền thuộc địa ở trong vùng Nam Á. Tuy nhiên, khi khám phá ra kho tàng trí tuệ Phật Giáo đang ẩn tàng phía sau những bộ kinh Pàli đồ sộ ở Tích Lan, ông đã quyết định chấm dứt con đường danh vọng của mình mà đi thẳng vào lĩnh vực học thuật và nghiên cứu ngôn ngữ Pàli. Ông đã đậu được bốn bằng tiến sĩ (gồm triết học, sử học, ngôn ngữ học và văn chương) và đã cống hiến trọn đời mình cho công trình nghiên cứu, phiên dịch và ấn hành Tam tạng thánh điển Pàli (Pàli Tipitaka). Năm 1881, ông cùng vợ (bà Caroline Augusta Davids) đã thành lập Hiệp hội Thánh Điển Pàli (Pàli Text Society - PTS) tại Luân Đôn. Đây có thể xem là một tổ chức Phật Giáo đầu tiên tại Anh quốc với sự tham gia của nhiều học giả nổi tiếng Âu châu và Á châu, để nghiên cứu, biên soạn, chuyển ngữ và in ấn kinh điển Phật Giáo bằng tiếng Pàli và Anh ngữ.
Ngoài việc tham gia công tác phiên dịch, biên tập ..., ông Davids còn biên soạn những sách Phật Giáo có giá trị như "Từ điển Pàli - Anh" gồm 500 trang, in lần thứ nhất vào năm 1921 và được tái bản vào các năm 1925, 1992 và 1995 ; "Những câu hỏi của vua Milinda" (xuất bản năm 1890) ; "Phật giáo, lịch sử và văn học" (Xb năm 1896) ; "Những pháp thoại của Đức Phật" (Xb năm 1899) ; "Phật giáo Ấn Độ" (Xb năm 1903)...
Dù bận rộn điều hành công việc của Hội, phiên dịch, biên soạn kinh sách, nhưng tiến sĩ Davids vẫn giữ thời giờ nhất định để đi diễn thuyết khắp nơi ở nước Anh và ở nước ngoài, trong đó Tích Lan và Hoa Kỳ là nơi ông thường xuyên lui tới. Từ năm 1881 đến 1894, ông đến Hoa Kỳ nhiều lần để diễn thuyết bài giảng đầu tiên của ông là "Nguồn gốc và sự phát triển của Phật Giáo Ấn Độ", các đề tài khác là về giáo lý PG theo hệ Nikàya, sự hòa hợp giữa PG và Ky-tô giáo, lịch sử tôn giáo thế giới... Trong mỗi dịp xuất hiện trước công chúng Hoa Kỳ, ông không quên giới thiệu về tổ chức PTS. Ông làm việc không biết mỏi mệt cho đến cuối đời, ông tạ thế vào năm 1922. Lúc ấy, Hiệp hội đã in được 70 quyển kinh sách các loại (cả bản gốc Pàli và bản dịch tiếng Anh).
http://www.quangduc.com/quocte/01pgkhaptg3-davids.html
0 Comments:
Đăng nhận xét
<< Home