<body><script type="text/javascript"> function setAttributeOnload(object, attribute, val) { if(window.addEventListener) { window.addEventListener('load', function(){ object[attribute] = val; }, false); } else { window.attachEvent('onload', function(){ object[attribute] = val; }); } } </script> <div id="navbar-iframe-container"></div> <script type="text/javascript" src="https://apis.google.com/js/platform.js"></script> <script type="text/javascript"> gapi.load("gapi.iframes:gapi.iframes.style.bubble", function() { if (gapi.iframes && gapi.iframes.getContext) { gapi.iframes.getContext().openChild({ url: 'https://www.blogger.com/navbar.g?targetBlogID\x3d10127388\x26blogName\x3dTin+T%E1%BB%A9c+Ph%E1%BA%ADt+Gi%C3%A1o\x26publishMode\x3dPUBLISH_MODE_BLOGSPOT\x26navbarType\x3dBLUE\x26layoutType\x3dCLASSIC\x26searchRoot\x3dhttps://roomdieuphap.blogspot.com/search\x26blogLocale\x3dvi_VN\x26v\x3d2\x26homepageUrl\x3dhttp://roomdieuphap.blogspot.com/\x26vt\x3d-3702944493927259419', where: document.getElementById("navbar-iframe-container"), id: "navbar-iframe", messageHandlersFilter: gapi.iframes.CROSS_ORIGIN_IFRAMES_FILTER, messageHandlers: { 'blogger-ping': function() {} } }); } }); </script><!-- --><div id="flagi" style="visibility:hidden; position:absolute;" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><div id="flagtop"></div><div id="top-filler"></div><div id="flagi-body">Notify Blogger about objectionable content.<br /><a href="http://help.blogger.com/bin/answer.py?answer=1200"> What does this mean? </a> </div></div><div id="b-navbar"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-logo" title="Go to Blogger.com"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/logobar.gif" alt="Blogger" width="80" height="24" /></a><div id="b-sms" class="b-mobile"><a href="sms:?body=Hi%2C%20check%20out%20Thong%20Bao%20at%20trangthongbao.blogspot.com">Send As SMS</a></div><form id="b-search" name="b-search" action="http://search.blogger.com/"><div id="b-more"><a href="http://www.blogger.com/" id="b-getorpost"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_getblog.gif" alt="Get your own blog" width="112" height="15" /></a><a id="flagButton" style="display:none;" href="javascript:toggleFlag();" onmouseover="showDrop()" onmouseout="hideDrop()"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif" name="flag" alt="Flag Blog" width="55" height="15" /></a><a href="http://www.blogger.com/redirect/next_blog.pyra?navBar=true" id="b-next"><img src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_nextblog.gif" alt="Next blog" width="72" height="15" /></a></div><div id="b-this"><input type="text" id="b-query" name="as_q" /><input type="hidden" name="ie" value="UTF-8" /><input type="hidden" name="ui" value="blg" /><input type="hidden" name="bl_url" value="trangthongbao.blogspot.com" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_this.gif" alt="Search This Blog" id="b-searchbtn" title="Search this blog with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value='trangthongbao.blogspot.com'" /><input type="image" src="http://www.blogger.com/img/navbar/1/btn_search_all.gif" alt="Search All Blogs" value="Search" id="b-searchallbtn" title="Search all blogs with Google Blog Search" onclick="document.forms['b-search'].bl_url.value=''" /><a href="javascript:BlogThis();" id="b-blogthis">BlogThis!</a></div></form></div><script type="text/javascript"><!-- var ID = 10977212;var HATE_INTERSTITIAL_COOKIE_NAME = 'dismissedInterstitial';var FLAG_COOKIE_NAME = 'flaggedBlog';var FLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/flag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var UNFLAG_BLOG_URL = 'http://www.blogger.com/unflag-blog.g?nav=1&toFlag=' + ID;var FLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/flag.gif';var UNFLAG_IMAGE_URL = 'http://www.blogger.com/img/navbar/1/unflag.gif';var ncHasFlagged = false;var servletTarget = new Image(); function BlogThis() {Q='';x=document;y=window;if(x.selection) {Q=x.selection.createRange().text;} else if (y.getSelection) { Q=y.getSelection();} else if (x.getSelection) { Q=x.getSelection();}popw = y.open('http://www.blogger.com/blog_this.pyra?t=' + escape(Q) + '&u=' + escape(location.href) + '&n=' + escape(document.title),'bloggerForm','scrollbars=no,width=475,height=300,top=175,left=75,status=yes,resizable=yes');void(0);} function blogspotInit() {initFlag();} function hasFlagged() {return getCookie(FLAG_COOKIE_NAME) || ncHasFlagged;} function toggleFlag() {var date = new Date();var id = 10977212;if (hasFlagged()) {removeCookie(FLAG_COOKIE_NAME);servletTarget.src = UNFLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = false;} else { setBlogspotCookie(FLAG_COOKIE_NAME, 'true');servletTarget.src = FLAG_BLOG_URL + '&d=' + date.getTime();document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;ncHasFlagged = true;}} function initFlag() {document.getElementById('flagButton').style.display = 'inline';if (hasFlagged()) {document.images['flag'].src = UNFLAG_IMAGE_URL;} else {document.images['flag'].src = FLAG_IMAGE_URL;}} function showDrop() {if (!hasFlagged()) {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'visible';}} function hideDrop() {document.getElementById('flagi').style.visibility = 'hidden';} function setBlogspotCookie(name, val) {var expire = new Date((new Date()).getTime() + 5 * 24 * 60 * 60 * 1000);var path = '/';setCookie(name, val, null, expire, path, null);} function removeCookie(name){var expire = new Date((new Date()).getTime() - 1000); setCookie(name,'',null,expire,'/',null);} --></script><script type="text/javascript"> blogspotInit();</script><div id="space-for-ie"></div>

 

Thứ Tư, tháng 7 12, 2006

No. 1075 NEW (Happy Blind sưu tầm )

Phật giáo Uganda
(Nguồn: Tạp chí Văn Hoá Phật Giáo)

Uganda là 1 trong 4 nước có tổ chức Phật giáo vừa mới gia nhập Thượng đỉnh Phật giáo (Buddhist Summit vốn đã có 26 quốc gia có tổ chức Phật giáo là thành viên). Phật giáo Uganda còn đang ở thời kỳ đầu của việc thành lập nhưng chúng ta có thể lạc quan vì ánh đạo vàng Phật giáo đang có sức lan tỏa đến Uganda cũng như đến lục địa đen vốn phải chịu nhiều bất hạnh.

Trung tâm Phật giáo Uganda

Trung tâm Phật giáo Uganda là trung tâm Phật giáo đầu tiên ở Uganda do Thượng tọa Buddharakkhita sáng lập vào ngày 10-4-2005 với sự ủng hộ nhiệt tình của nhóm Phật tử tiên phong, đứng đầu là Felista Nampiima và Joyce Nakatte. Lúc ấy, họ tạm thuê khuôn viên ở đường Bombo cách trung tâm thành phố Kampala 5 dặm. Trung tâm mở cửa cho tất cả những ai mong muốn xây dựng hòa bình, hoà hợp và hạnh phúc.
Mục đích của Trung tâm Phật Giáo Uganda như sau:
- Truyền bá Phật pháp ở Uganda và tại các nước khác ở Châu Phi
- Xây dựng một ngôi chùa Phật giáo để Tăng Ni và Phật tử có thể sống ở đó và thực hành Phật pháp tại Uganda.
- Cung cấp các trú xứ thiền quán và chương trình nghiên cứu Phật học cho quần chúng.
- Cung cấp chỗ cho một số ít cư sĩ muốn tham gia vào các hoạt động của trung tâm
- Tổ chức các hoạt động xã hội và văn hóa

Thượng tọa Buddharakkhita

Thượng tọa Buddharakkhita là 1 tu sĩ Phật giáo Nguyên thủy, sinh năm 1966 tại Uganda, mang quốc tịch của nước này. Năm 1990, Sư sang Ấn Ðộ. Tại đây, Sư khởi đầu cuộc hành trình tâm linh với nhiều vị thầy tâm linh. Sau đó ngài nhập tu viện dưới sự dẫn dắt của Ðại sư Pannidipa ở trung tâm thiền định Như Lai, San Jose, Mỹ và thọ nhận giáo hàm cao hơn dưới sự giám hộ của giáo thọ Sư là cố Ðại sư U Silananda. Sư thọ đại giới tỳ kheo theo truyền thống Nam Tông. Từ đó, Sư tu tập dưới sự dẫn dắt của Sư Gunaratana. Sư cũng đã tu tập với nhiều bậc thầy lỗi lạc như Ðại sư U Pandita ở Myanmar cũng như ở Hoa Kỳ.

Năm ngoái, Sư xây dựng Trung tâm Phật giáo đầu tiên ở Kampala, Uganda. Sư là chủ tịch và là người sáng lập Trung tâm Phật giáo Uganda. Ngày nay tại Uganda, Sư có nhiều đồng bào Phật tử Uganda. Hơn nữa, có hơn 50 Phật tử châu Á đang cùng làm việc tại đây. Hiện nay, Sư trú tại Kampala, Uganda. Những hoạt động mới đây của Sư bao gồm phụ trách khóa giảng dạy và nhập môn thiền học cho người bản xứ ở trong nước và ở Ðông Phi; hướng dẫn các nhóm nghiên cứu Phật pháp 1 hoặc 2 lần mỗi tuần; viết 1 cuốn sách nhỏ nhan đề "Gieo trồng hạt giống Phật pháp: Phật giáo châu Phi vươn mình"; xây dựng trung tâm Phật giáo Uganda ; thuyết giảng về Bản chất và ý nghĩa của Phật giáo Châu Phi tại viện đại học Marakere, Uganda và nhiều hoạt động khác. Sư cũng dành thời gian trong năm để tu tập và thuyết pháp tại hội Bhavana ở West Virginia, Hoa Kỳ.

Là tu sĩ Phật giáo đầu tiên ở lục địa châu Phi, Sư và các hoạt động của Sư được nổi bật với nhan đề : “Vị Tăng sĩ đầu tiên của Châu Phi” trong New Vision và Sunday Vision, nhật báo và tuần báo nổi tiếng tại Uganda.

Vị Tăng sĩ đầu tiên của Châu Phi

Tại Uganda, Sư thường bị các tài xế taxi không chịu cho lên xe và nhiều người phải sợ và bỏ chạy khi nhìn thấy Sư. Sư không phải là 1 thầy mo ác độc hay 1 người chết đang đi như phần đông người gán cho Sư do vì bộ y nâu sòng, chiếc quạt, chiếc đãy nâu và chiếc bình bát tròn bằng kim loại của Sư . Sư là Vị Tăng sĩ đầu tiên của Châu Phi

Khi tôi trông thấy Sư lần đầu tiên, tôi nghĩ rằng Sư đang tìm kiếm vật gì đó mà Sư đã đánh rơi. “Nơi nào tôi bước được 10 bước trong 1 giờ thì, mắt nhìn xuống dưới cách bàn chân tôi vài mét để được chú tâm thì nơi ấy được gọi là con đường Thiền”. Thượng tọa Buddharakkhita mà trước kia là Steven Kabogozza giải thích như thế.

“Tôi vốn là 1 thợ lặn”, Sư tiếp tục giải thích, “Tôi có thể được trả 1,500 USD (một nghìn năm trăm đôla) mỗi tháng và đấy là 1 công việc tốt. Nhưng tôi đã bỏ hết vì giáo pháp của Ðức Phật, nhằm đạt tới hàng Thánh giả thứ tư trong Phật giáo “A la hán” và sống cuộc đời giản dị, thuần khiết của 1 Tăng sĩ.
Sư kể: “Vào tuổi 39, tôi trở thành vị tu sĩ da đen đầu tiên được tiến sĩ Alex Berzin ở Hoa Kỳ truyền giới. Pháp danh của tôi có nghĩa là “Hộ trì Ðức Phật”.
Vào lúc Sư cải đạo sang đạo Phật năm 1990, Sư không nghĩ rằng mình sẽ được tấn phong giáo phẩm.
Sư nói tiếp: “Nhưng sau khi nghiên cứu Phật giáo và hiểu rằng chúng ta sống nhiều đời và rằng những gì chúng ta làm trong các đời trước có ảnh hưởng đến những gì chúng ta làm trong đời kế tiếp, tôi nhận thấy thông điệp này thật rõ ràng và tôi phải đạt được cấp cao nhất trong niềm tin; tôi phải trở thành một Tăng sĩ”.

Sư cho biết: “Chúng tôi nguyện không ăn sau giờ ngọ cho nên chúng tôi dùng bữa trưa lúc 11 giờ và sau đó chúng tôi chỉ được dùng thức uống. Ðiều này đảm bảo cho chúng tôi thiền định mà không bị trở ngại. Lại cũng vì chúng tôi được cung cấp thức ăn miễn phí cho nên chúng tôi ăn mỗi ngày 1 bữa để không gây gánh nặng cho thí chủ.
Nhận định về Ðại Tạng Kinh Phật giáo, Sư Buddharakkhita nói: “Ðây là 1 cuốn sách đồ sộ, lớn gấp 11 lần bộ Thánh kinh của Thiên chúa giáo, cho nên chỉ được cất giữ trong chùa. Chúng tôi đọc và suy nghĩ các chương kinh. Chúng tôi che miệng bằng 1 cái quạt trong khi tụng đọc kinh và nhắc nhở các tín đồ rằng lời kinh là lời Phật dạy chứ không phải lời các vị Sư. Lời kinh bằng Pàli ngữ, ngôn ngữ của Ðức Phật.
Sinh ra ở Uganda, vốn là một cựu học sinh các trường tiểu học và trung học Rubaga Boy, St. Henri Kitovu và Ndejje, Thượng tọa Buddharakkhita không thể đụng chạm hay một mình ở gần một phụ nữ.

Một ngày của ngài bắt đầu từ 4 giờ sáng. Sau khi thiền định và thanh tịnh tâm, Sư thực hiện thiền hành và đi khất thực. Tuy nhiên, ở Uganda, Sư phải tự mua các thứ cho bữa ăn của mình.
(Theo HT. Weragoda Sarada)