No. 0902 (Hạt Cát dịch)
Triển lãm tranh thủy mặc Trung Quốc với cái nhìn Phật Pháp của một họa gia Tiệp Khắc.
Trung Quốc, Apr 27, 2006- Một người Tiệp Khắc phải làm gì với tranh thủy mặc truyền thống Trung Quốc và Phật pháp? Họa gia Jiri Straka sẽ trả lời câu hỏi này bằng tiếng Quan Thoại một cách lưu loát.
Straka, 39 tuổi, từ Phòng Triển Lãm Quốc Gia Tiệp Khắc ở thủ đô Prague, đang thực hiện một phiên triển lãm tranh thủy mặc của một tác giả tại Viện Cao Ðẳng Nghệ Thuật Thẩm Quyến, Trung Quốc hôm nay 27 tháng 04, 2006 cho đến ngày 8 tháng 05, 2006.
Phiên triển lãm trưng bày hơn 40 họa phầm Straka đã thực hiện trong hơn hai tháng lưu trú tại học viện.
“Ða số cảm hứng về vẽ tranh thủy mặc của tôi đến từ kinh nghiệm của một Phật tử. Tôi xem việc vẽ tranh như một phương pháp đặc biệt thực hành Phật pháp”.
Thủa ban đầu, Straka bị lôi cuốn bởi tranh thủy mặc Trung Hoa từ lúc 13 tuổi, khi anh khám phá một số sách vở về nghệ thuật hội họa Trung Hoa hiện đại trong thư tịch của cha mẹ anh. Sau khi tốt nghiệp trung học, Straka ghi danh học Hán Ngữ tại Ðại Học Charles ở Prague.
Anh nói “May mắn cho tôi, vào lúc đó, tôi nghe theo lời khuyên của nhà Hán học Oldric Kral rằng tôi phải học thêm nhiều về ngôn ngữ,văn hóa, lịch sử và văn học Trung Quốc trước khi tôi có thể học vẽ tranh thủy mặc”. Sau sáu năm học tập, anh trở nên thành thạo với ngôn ngữ này.
Từ năm 1995 đến 1996, anh nghiên cứu tranh thủy mặc cổ truyền Trung Quốc tại Học Viện Nghệ Thuật Cao Ðẳng Trung Ương tại Bắc Kinh. Tại học viện, anh quen biết một nữ sinh viên đến từ Khu Tự Trị Quảng Tây. Họ kết hôn tại Prague vào năm 1997. Năm 1999, trên một chuyến về thăm quê vợ ở Quảng Tây, Straka đên viếng một ngôi chùa và ở lại đó một tuần lễ và trở thành một Phật tử. Anh nói “Ðối với tôi, Phật pháp quan trọng hơn hội họa bởi vì tôi tin tưởng Phật pháp như là một triết lý của đời sống có thể giải quyết nhiều vấn đề và xoa dịu nhiều nỗi đau thương trong cuộc đời tôi”.
Anh nói thêm “Thật an lạc biết bao khi ở trong một khu rừng trong vài giờ mà không suy nghĩ đến bất cứ việc gì khác.” Khi tôi vẽ, tôi chỉ chọn những đề tài, đối tượng thiên nhiên như hoa lá, bèo mây như một biểu tượng để diễn tả nội tâm của tôi”.
Anh nói những tác phẩm đắc ý của anh trong phiên triển lãm tại Shenzhen là loạt tranh mang chủ đề “Tâm”. Những bức tranh được gợi hứng từ hàng trăm quả tim lợn được bày bán ở chợ ở Quảng Tây mà anh có dịp trông thấy hồi tháng 11 năm rồi, 2005.
“ Cái khung cảnh hàng trăm quả tim đẫm máu nằm chồng chất lên nhau thật là kinh khủng, tôi không ngăn được việc thu nhiếp ảnh khung cảnh đó bằng máy ảnh kỷ thuật số của tôi. Tôi nhận thấy mỗi quả tim có một hình dáng khác nhau và mỗi quả đều xinh đẹp như một đóa hoa”. Mượn ý nghĩa về tâm trong Phật Giáo, Straka nói miêu tả trong họa phẩm của anh không phải là khung cảnh kinh khủng mà là cảm xúc của riêng anh với hình ảnh mỗi quả tim giống như một đóa hoa.
Bốn năm trước, Straka trở nên ưa thích ăn vận theo trang phục cổ truyền Trung Quốc. Anh nói “Tôi chỉ vận khi có dịp tại nhà, nhưng sau đó khi thấy nhiều họa gia ở Hong Kong và Ðài Loan ăn vận như thế ở bất cứ nơi đâu và trong mọi hoàn cảnh, tôi bắt đầu làm giống như vậy.
Năm ngoái, Straka đã bán được 10 bức tranh thủy mặc của anh cho các nhà sưu tầm tư nhân tại Âu Châu, và năm nay anh đã bán được ba bức. Những điều này đã khiến anh tự tin hơn với cương vị một họa gia chuyên môn trong lãnh vực tranh thủy mặc. Anh dự định đưa vợ và cậu con trai 5 tuổi từ Prague đến Băc Kinh trong mùa hè này để sống thường trú tại đây.
[SZ] Ink painting by Czech buddhist painter (till May 8)
Latest Updated by 2006-04-27 10:03:28
WHAT does a Czech have to do with traditional Chinese ink painting and Buddhism? Artist Jiri Straka can answer the question in fluent Mandarin.
Straka, 39, from the Czech National Gallery in Prague, is staging a one-man ink painting exhibition at the Shenzhen Fine Art Institute today through May 8.
The show features more than 40 works Straka has done while staying at the institute over the past two months.
"Much of my inspiration in ink painting comes from my experiences as a Buddhist. I regard painting as a special way of practicing Buddhism," said Straka.
Straka was first fascinated by Chinese ink painting at age 13, when he discovered some picture books on modern Chinese painting in his parents' study. After graduating from high school, Straka entered Charles University in Prague to study Chinese.
"Fortunately, at that time, I followed the famed Sinologist Oldrich Kral's advice that I must learn more about the Chinese language, culture, history and literature before I was able to study Chinese painting," he recalled. After six years' study, Straka mastered the language.
From 1995 through 1996, he studied traditional Chinese ink painting at the Central Academy of Fine Art in Beijing. At the academy, Straka got to know a girl classmate from Guangxi Zhuang Autonomous Region. They were married in Prague in 1997. In 1999, on a trip to his wife's hometown in Guangxi, Straka stayed in a Buddhist temple for one week and became a Buddhist. "For me, Buddhism is more important than painting because I believe Buddhism as a kind of life philosophy can solve many problems and relieve many pains in my life," Straka said.
Straka particularly loves meditating in forests in South China and seeing some of the unusual plants and flowers there.
"It is such a pleasure staying in a forest for two or three hours without thinking about anything," he said. "When I paint, I only use natural things such as flowers, plants, leaves and duckweed as symbols to express my innermost feelings."
Straka said his favorite works in the Shenzhen exhibit are the "Heart" series. The paintings were inspired by hundreds of pig hearts he saw in a meat market in Guangxi last November.
"The scene of hundreds of bloody pig hearts piled together was very horrible, but I still managed to take a lot of pictures with my digital camera," Straka said.
"I noticed that each heart is different from another and every one is beautiful, just like a flower," he said. Borrowing the Buddhist term "heart painting," Straka said what he meant to depict in his paintings was not the horrible scene but his own feeling of each heart as a beautiful flower.
About four years ago, Straka became fond of wearing traditional Chinese clothes. "At the beginning, I only wore them occasionally at home. But when I saw many artists in Hong Kong and Taiwan wearing these at all times and in all places, I started to do the same thing," Straka said.
Last year, Straka sold 10 of his ink paintings to European private collectors and he's sold three so far this year. All this has enhanced his confidence as a professional painter in his chosen medium of Chinese ink painting.
He plans to move with his wife and five-year-old son from Prague to Beijing this summer and live there permanently.
http://www.newsgd.com/culture/art/200604270024.htm
Trung Quốc, Apr 27, 2006- Một người Tiệp Khắc phải làm gì với tranh thủy mặc truyền thống Trung Quốc và Phật pháp? Họa gia Jiri Straka sẽ trả lời câu hỏi này bằng tiếng Quan Thoại một cách lưu loát.
Straka, 39 tuổi, từ Phòng Triển Lãm Quốc Gia Tiệp Khắc ở thủ đô Prague, đang thực hiện một phiên triển lãm tranh thủy mặc của một tác giả tại Viện Cao Ðẳng Nghệ Thuật Thẩm Quyến, Trung Quốc hôm nay 27 tháng 04, 2006 cho đến ngày 8 tháng 05, 2006.
Phiên triển lãm trưng bày hơn 40 họa phầm Straka đã thực hiện trong hơn hai tháng lưu trú tại học viện.
“Ða số cảm hứng về vẽ tranh thủy mặc của tôi đến từ kinh nghiệm của một Phật tử. Tôi xem việc vẽ tranh như một phương pháp đặc biệt thực hành Phật pháp”.
Thủa ban đầu, Straka bị lôi cuốn bởi tranh thủy mặc Trung Hoa từ lúc 13 tuổi, khi anh khám phá một số sách vở về nghệ thuật hội họa Trung Hoa hiện đại trong thư tịch của cha mẹ anh. Sau khi tốt nghiệp trung học, Straka ghi danh học Hán Ngữ tại Ðại Học Charles ở Prague.
Anh nói “May mắn cho tôi, vào lúc đó, tôi nghe theo lời khuyên của nhà Hán học Oldric Kral rằng tôi phải học thêm nhiều về ngôn ngữ,văn hóa, lịch sử và văn học Trung Quốc trước khi tôi có thể học vẽ tranh thủy mặc”. Sau sáu năm học tập, anh trở nên thành thạo với ngôn ngữ này.
Từ năm 1995 đến 1996, anh nghiên cứu tranh thủy mặc cổ truyền Trung Quốc tại Học Viện Nghệ Thuật Cao Ðẳng Trung Ương tại Bắc Kinh. Tại học viện, anh quen biết một nữ sinh viên đến từ Khu Tự Trị Quảng Tây. Họ kết hôn tại Prague vào năm 1997. Năm 1999, trên một chuyến về thăm quê vợ ở Quảng Tây, Straka đên viếng một ngôi chùa và ở lại đó một tuần lễ và trở thành một Phật tử. Anh nói “Ðối với tôi, Phật pháp quan trọng hơn hội họa bởi vì tôi tin tưởng Phật pháp như là một triết lý của đời sống có thể giải quyết nhiều vấn đề và xoa dịu nhiều nỗi đau thương trong cuộc đời tôi”.
Anh nói thêm “Thật an lạc biết bao khi ở trong một khu rừng trong vài giờ mà không suy nghĩ đến bất cứ việc gì khác.” Khi tôi vẽ, tôi chỉ chọn những đề tài, đối tượng thiên nhiên như hoa lá, bèo mây như một biểu tượng để diễn tả nội tâm của tôi”.
Anh nói những tác phẩm đắc ý của anh trong phiên triển lãm tại Shenzhen là loạt tranh mang chủ đề “Tâm”. Những bức tranh được gợi hứng từ hàng trăm quả tim lợn được bày bán ở chợ ở Quảng Tây mà anh có dịp trông thấy hồi tháng 11 năm rồi, 2005.
“ Cái khung cảnh hàng trăm quả tim đẫm máu nằm chồng chất lên nhau thật là kinh khủng, tôi không ngăn được việc thu nhiếp ảnh khung cảnh đó bằng máy ảnh kỷ thuật số của tôi. Tôi nhận thấy mỗi quả tim có một hình dáng khác nhau và mỗi quả đều xinh đẹp như một đóa hoa”. Mượn ý nghĩa về tâm trong Phật Giáo, Straka nói miêu tả trong họa phẩm của anh không phải là khung cảnh kinh khủng mà là cảm xúc của riêng anh với hình ảnh mỗi quả tim giống như một đóa hoa.
Bốn năm trước, Straka trở nên ưa thích ăn vận theo trang phục cổ truyền Trung Quốc. Anh nói “Tôi chỉ vận khi có dịp tại nhà, nhưng sau đó khi thấy nhiều họa gia ở Hong Kong và Ðài Loan ăn vận như thế ở bất cứ nơi đâu và trong mọi hoàn cảnh, tôi bắt đầu làm giống như vậy.
Năm ngoái, Straka đã bán được 10 bức tranh thủy mặc của anh cho các nhà sưu tầm tư nhân tại Âu Châu, và năm nay anh đã bán được ba bức. Những điều này đã khiến anh tự tin hơn với cương vị một họa gia chuyên môn trong lãnh vực tranh thủy mặc. Anh dự định đưa vợ và cậu con trai 5 tuổi từ Prague đến Băc Kinh trong mùa hè này để sống thường trú tại đây.
[SZ] Ink painting by Czech buddhist painter (till May 8)
Latest Updated by 2006-04-27 10:03:28
WHAT does a Czech have to do with traditional Chinese ink painting and Buddhism? Artist Jiri Straka can answer the question in fluent Mandarin.
Straka, 39, from the Czech National Gallery in Prague, is staging a one-man ink painting exhibition at the Shenzhen Fine Art Institute today through May 8.
The show features more than 40 works Straka has done while staying at the institute over the past two months.
"Much of my inspiration in ink painting comes from my experiences as a Buddhist. I regard painting as a special way of practicing Buddhism," said Straka.
Straka was first fascinated by Chinese ink painting at age 13, when he discovered some picture books on modern Chinese painting in his parents' study. After graduating from high school, Straka entered Charles University in Prague to study Chinese.
"Fortunately, at that time, I followed the famed Sinologist Oldrich Kral's advice that I must learn more about the Chinese language, culture, history and literature before I was able to study Chinese painting," he recalled. After six years' study, Straka mastered the language.
From 1995 through 1996, he studied traditional Chinese ink painting at the Central Academy of Fine Art in Beijing. At the academy, Straka got to know a girl classmate from Guangxi Zhuang Autonomous Region. They were married in Prague in 1997. In 1999, on a trip to his wife's hometown in Guangxi, Straka stayed in a Buddhist temple for one week and became a Buddhist. "For me, Buddhism is more important than painting because I believe Buddhism as a kind of life philosophy can solve many problems and relieve many pains in my life," Straka said.
Straka particularly loves meditating in forests in South China and seeing some of the unusual plants and flowers there.
"It is such a pleasure staying in a forest for two or three hours without thinking about anything," he said. "When I paint, I only use natural things such as flowers, plants, leaves and duckweed as symbols to express my innermost feelings."
Straka said his favorite works in the Shenzhen exhibit are the "Heart" series. The paintings were inspired by hundreds of pig hearts he saw in a meat market in Guangxi last November.
"The scene of hundreds of bloody pig hearts piled together was very horrible, but I still managed to take a lot of pictures with my digital camera," Straka said.
"I noticed that each heart is different from another and every one is beautiful, just like a flower," he said. Borrowing the Buddhist term "heart painting," Straka said what he meant to depict in his paintings was not the horrible scene but his own feeling of each heart as a beautiful flower.
About four years ago, Straka became fond of wearing traditional Chinese clothes. "At the beginning, I only wore them occasionally at home. But when I saw many artists in Hong Kong and Taiwan wearing these at all times and in all places, I started to do the same thing," Straka said.
Last year, Straka sold 10 of his ink paintings to European private collectors and he's sold three so far this year. All this has enhanced his confidence as a professional painter in his chosen medium of Chinese ink painting.
He plans to move with his wife and five-year-old son from Prague to Beijing this summer and live there permanently.
http://www.newsgd.com/culture/art/200604270024.htm
0 Comments:
Đăng nhận xét
<< Home